Người Phật tửchân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến, có khi còn gây thêm nhiều tội lỗi. Mọi sự hạnh phúc hay khổ đau gốc từ tội phước mà sinh ra. Chính vì thế người Phật tửchân chính, trước tiêncần phải thấu hiểu rõ ràng về tội phước.
Muốn sự tu tập được kết quả tốt đẹpchúng tacần phải biết về tội và phước. Chúng tatu tập là để diệt trừtội lỗi và tạo dựng phước đức trong hiện tại và mai sau. Tội và phước không phải là cái gì viễn vong, huyễn hóa mà là những kết quả đích thực do chính chúng ta tạo nên. Không có một vị thần linh hay một đấng sáng tạo nào ban phước hay giáng tội cho chúng ta cả. Chính chúng ta tạo ra tội hay phước, rồi tội hay phước đó trở lạiquyết định số phận của chúng ta.
Người Phật tửchân chính phải biết làm phước bố thí, cúng dường để buông xả tâm phiền não tham, sân, si làm hại đời chúng ta. Người cư sĩtại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình người thân, xã hội còn có nhiệm vụhộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tửtại gia rất là quan trọng và thật lớn lao, bởi họ vừa phải lo làm lụng nuôi sống bản thân, gia đình, cha mẹ, anh em, vợ con, phải lo đóng góp cho xã hội, lại còn thêm trách nhiệmhộ trì Tam bảo, giúp đỡ chư Tăng, Ni có điều kiện, thời gianhọc hỏi, tu hành.
Trong cuộc sống hằng ngày, người Phật tửchân chính phải lo cơm, áo, gạo tiền, gánh vácviệc gia đình, đóng góp cho xã hội với bổn phận người công dân lại phải làm hậu cần cho Tam Bảo không phải là chuyện dễ làm mà ai cũng có thể làm được. Muốn làm được điều này, đòi hỏi người Phật tửchân chính phải có Bồ-đề tâmkiên cố, có nguyện lực cao cả để dấn thân đóng góp không biết mệt mỏi, nhàm chán với tinh thầnvô ngã, vị tha bằng trái tim hiểu biết.
Trong thế gian này, người giàu sang phú quý, sự nghiệp vinh hiển, công thành danh toại không phải bổng dưng khi không mà có, mà đó là kết quả việc tu nhân, tích đức của họ đã hành Bồ tát đạovô số kiếp về trước. Trên đời này, không thể có một người nào đủ khả năngban phướcgiáng họa như các truyền thuyết xa xưa đã từng tuyên bố mà kết quả tốt hay xấu là do ta tạo ra.
Chúng ta muốn được giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng được mọi yêu mến và kính nể, thì ngay bây giờ ta phải biết làm phước, bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ tùy theo khả năng của mình. Người Phật tửchân chính phải ý thức được điều này, muốn được giàu sang, sung sướng có nhiều của cải mà hiện thời ta không biết dấn thân đóng góp, giúp đỡ người khác để chuyển hóa nỗi khổ niềm đau thành được an vui, hạnh phúc.
Người Phật tửchân chính phải biết làm phước, bố thí, cúng dường hay giúp đỡ, sẻ chia để đem đến an vui hạnh phúc cho tất cả mọi người là từng bước chúng ta đang hoàn thiện chính mình. Phật dạy người Phật tửchân chính, phải biết xả bớt lòng tham lam, ích kỷ, nhỏ nhoi, và sẵn sàng hy sinhbản thân mình để làm cho người khác được vui bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.
Đạo Phật chủ trương sống hòa mình cùng nhân loại, với quan niệm ai cũng là người thân, người thương, nên mỗi người đều phải có trách nhiệm và bổn phận thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau trên tinh thầnvô ngã, vị tha bằng tình người trong cuộc sống, không thấy ai là kẻ thù.
Đạo Phật thấy rõ cuộc sống của muôn loài là phải nương tựa vào nhau, không một loài nào tách rời sự sống mà có thể tồn tại trong bầu vũ trụbao la này. Đức Phật đã tu tập thành bậc giác ngộhoàn toàn, Ngài thấy rõ mọi sai biệt và bất đồng giữa con người và muôn loài, giống như người đứng trên lầu cao nhìn xuống ngã tư đường thấy người giàu sang, sung sướng, của cảivật chất đầy đủ, người nghèo hèn khốn khổ, đói rách thiếu thốn lang thang; kẻ sang người hèn, kẻ xấu người đẹp, kẻ ngu người trí, kẻ chết yểu người sống thọ, người an vui hạnh phúc, kẻ bất hạnh khổ đau…Do đó làm phước là điều kiệncần thiết để ta có cơ hội dấn thân đóng góp mà vẫn biết cách buông xả để hoàn thiện chính mình. Cho nên,
Người đủ ăn đủ mặc
Là người có phước đức
Vì thế nên ít lo
Nhờ vậy mà dễ tu.
Vậy thế nào là người có phước đức?
Người có phước đức là người có cuộc sống ổn định, phương tiệnvật chất đầy đủ, có nhà cửa, tiền tài, danh vọng, ăn ngon, mặc ấm lại sống trong gia đình trên thuận dưới hòa, biết cung kính, lễ phép với người trên, thương yêu, đùm bọc người dưới, biết hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, biết dạy dỗ con cái điều hay lẽ phải, tránh xa bạn ác, gần gũi bạn lành, sống trong tình thương yêu, giúp đỡ đồng loại.
Nếu bây giờ chúng ta không làm phước, mà muốn được phước trong tương lai thì không thể được, cũng như trước kia mình chưa từng làm phước thì bây giờ làm gì có phước để mà hưởng và giúp đỡ người khác. Chúng ta nên nhớ rằng, làm phước tất được quả vật chấtsung mãn trong hiện tại và mai sau. Biết rõ điều này, người Phật tửchân chính phải cố gắng gieo trồng phước đức, người có tiền thì đóng góp vật chất, người không tiền thì xả thân giúp đỡ người khác khi có nhân duyên. Ngược lại, người sống trong cảnh thiếu thốn khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, trong gia đìnhthường haygây gỗ, chửi mắng làm khổ đau cho nhau là vì kém phước đức.
Phước là những hành động đem lại sự an vui, hạnh phúc cho mình, người ở trong hiện tại và mai sau. Người làm phước cũng gọi là người hiền, người tốt, người có tấm lòng nhân ái. Chính sự làm phước này mà chúng ta được nhiều người quí mến, tôn trọng bằng tình người trong cuộc sống, khi gặp nhauvui vẻ và sẵn sàng san sẻ giúp đỡ nhau khi cần thiết. Nhờ làm phước chúng ta được mọi ngườiquý mến, ưa thích gần gũi. Nhờ sự gần gũi đó, mọi người dễ dàng thông cảm, thương yêu đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống.
Thế nào là phước?
Đã làm người ai cũng ước mơ, mong muốn làm sao mình được an vui, hạnh phúc. Người Phật tửchân chính không mơ ước mong mỏi suông, mà phải thực tế gầy dựng hạnh phúc cho mình và gia đình người thân. Hạnh phúc không thể từ nhiên đến với chúng ta được, mà do ta biết tích công bồi đức, một mặt biết vun trồngphước báo, một mặt biết buông xảphiền não khổ đau. Một ý nghĩchân chính luôn giúp người cứu vật mới phát sinh ra lời nóitốt đẹp, để ta hành động đem lại an vui hạnh phúc cho mình và người.
Trái với tội, phước là những hành động làm cho mình và người được an vui hạnh phúc trong hiện tại và mai sau. Bởi vì, thông thường khi mình làm cho người khác được an vui, hạnh phúc thì họ sẽ quý mến mình, biết ơn mình và muốn đền đáp công ơn của mình. Tuy nhiên, không phải ai được mình giúp đỡ cũng đều trở lại đối xử tốt với mình, mà có thể vô ơnbạc nghĩa với mình, chính vì vậy như người đời thường than: “Làm ơn mắc oán”. Nhưng với việc thiện mình đa gieo thì mình sẽ hưởng được phước quả chứ không bao giờ vô ích cả. Thường thì không phải người đã chịu ơn mình trực tiếp đền đáp lại mà mình sẽ nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ một người khác trong chuỗi nhân quả đan xen chằng chịt theo nguyên lý cái này có thì cái kia có.
Trong cuộc sống với muôn vàn sự khổ đau và hạnh phúc, người biết buông xả lại là người được nhiều nhất. Ngược lại, người cố giữ gìn nắm níu lại là người mất mát đau thương nhiều nhất. Chúng ta đang tạo dựng hạnh phúc cho mình, bằng cách biết chia sẻ, dấn thân đóng góp cho người khác khi cần thiết thì ngay lúc đó mình và người được an vui, hạnh phúc. Chúng ta làm phước không biết bao nhiêu mà cho đủ, chúng ta làm mãi suốt cả cuộc đời cũng chưa xong vì thế gian này người hiểu biếtchân chính thì ít, người sống không có ý thức thì quá nhiều.
Thời Phật còn tại thế, người đệ tử A-na-luật là anh em chú bác ruột với Ngài. Do quyết chí tu hành, nên A-na-luật bị mù cả hai mắt, bù lại, Ngài chứng được Thiên nhãn thông.
Một hôm, đức Phậtthuyết giảng trong một pháp hội lớn, tất cả đại chúng đều say mê chăm chú lắng nghe, riêng Ngài A-na-luật thì ngủ gà, ngủ gật. Thấy thế, đức Phật gọi dậy và phương tiện độ người đệ tử:
- Này A-na-luật, có ai bắt buộc ông đi tu không? Hay vì ông thiếu nợ nhiều quá phải làm thuê, làm mướn vất vả nên trốn vào đây tu?
A-na-luật thưa:
- Bạch Thế Tôn, không phải như thế. Con là một Hoàng Tử đâu cần làm thuê, làm mướn và cũng không thiếu nợ ai. Con đi tu vì cảm kích công hạnh của Thế Tôn không thể nghĩ bàn. Con tu là để cầu giác ngộgiải thoát, nhưng vì tập khí xa xưa của con còn quá nhiều, nên nó che chướng làm con mê mờ trong lúc nghe Thế Tôn chỉ dạy.
Đức Phật bảo:
- Ông tu vì muốn giác ngộ và giải thoátsinh tử cho chính mình và cứu giúp chúng sanh, tại sao lại mê ngủ như vậy?
Nghe những lời cảnh tỉnh của Thế Tôn, Ngài ăn nănhổ thẹn, xin sám hốichừa bỏ tật ngủ gật và phát nguyện lớn: “Nếu đời này không thành đạo thì tôi không nhắm mắt.” Do quyết chí tu hành, ban ngày học hỏi làm việc, ban đêm siêng năng hành trì đến nỗi đôi mắt bị đỏ lên và sưng vù. Các thầy thuốc bảo Ngài chỉ ngủ lại bình thường thì mắt sẽ hết bệnh, nhưng Ngài vẫn cương quyết một lòng tu tập không ngủ nghỉ.
Đức Phật nghe chuyện, thân hành đến thăm và khuyên ông nên ngủ lại bình thường như trước, nhưng ông vẫn không chịu ngủ, cuối cùng đôi mắt của Ngài bị mù hẵn khi chưa chứng đạo. Tuy vậy, Ngài vẫn quyết tâmtinh tấntu hành, chỉ một thời gian ngắn, Ngài chứng đắcThiên nhãn thông với lực dụng không thể nghĩ bàn. Ngài có thể thấy suốt vũ trụbao la như nhìn một trái xoài trong lòng bàn tay không bị chướng ngại của vật cản nào.
Một hôm, chiếc y của mình bị rách, Ngài muốn tự tay khâu lại, nhưng ngặt nỗi không thấy đường xỏ chỉ vào kim, Ngài lên tiếng nói rằng: “Có ai xỏ kim dùm tôi không?” Vừa lúc ấy đức Phật đi ngang nghe được, liền đến xỏ kim giúp người đệ tử mù của mình. Chúng ta thấy, một việc làm lành dù nhỏ nhoi đức Phật cũng không từ nan. Học chuyện xưa để mỗi người chúng ta bắt chước công hạnh của Như LaiThế Tôn.
Việc làm của đức phật khiến chúng ta phải cảm phục, quý kính, bởi Ngài là bậc toàn giác, bậc thầy vĩ đại, mà vẫn không bỏ qua việc làm phước nhỏ.
Qua đó, chúng ta thấy người giác ngộ không từ chối bất cứ việc lành nào cho dù rất nhỏ khi đủ nhân duyên. Như vậy, chứng tỏ rằng sự có mặt của đạo Phật luôn đem đến lợi íchthiết thực cho con người, không gây tổn hại cho ai trên đời này cả dù rất nhỏ.
Chúng ta phải biết làm việc thiện dù lớn hay nhỏ, ta phải cố gắngvun trồng, cóp nhặt để như giọt nước lâu ngày đầy lu. Ngược lại, việc ác dù nhỏ mấy ta cũng phải tránh, không làm. Muốn gieo trồng phước đức, ta phải xa rời nghiệp ác và phát triển nghiệp lành.
Học hạnh xưa của Thế Tôn để ngày nay chúng tacố gắng bắt chước gieo trồng phước đức. Một ngày làm việc thiện thì bao việc ác không thể có mặt. Như vậy gieo trồng phước đức có lợi cho ta rất nhiều, còn tham lambỏn xẻn, ích kỷ, tâm địa nhỏ nhoi thì lúc nào cũng chịu nhiều đau khổthiệt thòi.
Ta làm việc ác nhỏ lâu ngày tạo nên nghiệp ác lớn, ví như lỗ thủng nhỏ rỉ nước vào thuyền, nếu không chặn lại ngay từ đầu, đến một lúc nào đó nó sẽ nhấn chìm cả chiếc thuyền lớn.
Bởi chưng kiếp trước khéo tu
Kiếp này con cháu võng dù xênh xang.
Dân gian có câu: “Có phước làm quan.” Làm quan thì có điều kiện giúp đỡ gia đình người thân, đó là lẽ đương nhiên trong cuộc đời. Theo quan niệm dân gian Việt Nam “một người làm quan cả họ được nhờ” là thế. Để thấy lời Phật dạy không sai, mỗi người chúng ta phải cố gắng gieo trồng phước đức. Do phước nghiệp không đồng nên con người có thân tướng, lời nói, vóc dáng khác nhau, không ai giống ai cả. Người giàu sang, kẻ nghèo khổ, người sống thọ, kẻ chết yểu, người thông minh, kẻ ngu dốt cũng từ đó mà ra.
Trên thế gian này, người được giàu sang, phú quý, hiển vinh, công thành danh toại là nhờ biết tu nhân tích phước từ nhiều đời trước. Trên đời này, không có việc gì ngẫu nhiên, đương nhiên, tự nhiên mà thành. Muốn được như vậy, ta phải biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, chia sẻ tùy theo khả năng của mình.
Công hạnh cao cả không thể nghĩ bàn của Như LaiThế Tôn như nói ở trên thật đáng để loài người và chư thiêntôn kính, xứng đáng là bậc thầy trong ba cõi, bởi vì Ngài không từ bỏ bất cứ một việc thiện nào dù lớn hay nhỏ khi đủ nhân duyên. Làm phước có hai thứ: phước hữu lậu và phước vô lậu.
Phước hữu lậu hay con gọi là phước vật chất
Phước hữu lậu là niềm an vui, hạnh phúc mà người tạo phước hưởng được nhưng chỉ là an vui hạnh phúc tạm thời, không bền vững, vì phước đó chưa đưa người tạo phước thoát ra khỏi vòng sanh tửluân hồi. Sở dĩ như thế là vì khi tạo phước, người làm phước còn có tâm niệmđối đãi, còn có phân biệt ta là người ban ơn, người khác là người thọ ơn, ta là người hướng dẫn, san sẻ còn họ là người được hướng dẫn, được san sẻ,…và còn thấy vật thí cho kẻ khác.
Làm cho mình và người an vui, hạnh phúctương đối trong cuộc sống trên thế gian này. Hiện nay Phật giáochúng ta vẫn còn quan niệmđộ người có duyên, ai cần đến đạo thì đến chùa hoặc tự tìm hiểu, như vậy là thụ động trong việc truyền báđạo pháprộng rãi đến với mọi người. Nói như vậy chúng ta có thể hiểu lầmlời Phật dạy và cách thức hoằng hóa độ sinh trong thời Phật còn tại thế.
Đức Phậtngày xưa mỗi ngày đi khất thực là để tạo thiện duyên trực tiếp cho tất cả mọi người, ai đến cúng dường và thưa hỏi đạo lý, thì Phật tùy theocăn cơtrình độ mà nói pháp độ sinh thích hợp. Ngày nay do chính sách và luật pháp không cho phéptu sĩ đi khất thực để hóa duyên, nhưng giáo hội chùa chiền các nơi vẫn phát triển đội ngũ hoằng pháp, từ thiện bằng nhiều hình thức để độ sinh.
Chúng ta nên nhớ rằng không phải khi có tiền mới làm phước được, còn khi không có tiền thì không làm phước được, quan niệm như vậy là chúng ta tự phủ nhận khả năng làm phước của mình. Người có tiền thì bố thívật chất giúp đỡ người khác, kẻ không tiền thì bố thí bằng tấm lòng, bằng lời nói và bằng hành động thiết thực.
Tạo phước vật chất là chúng ta biết bố thí, cúng dường, cho các bậc Sa mônBà la môn, cúng dường cho người tu hànhchân chính, hiếu dưỡng đối với ông bà cha mẹ. Bố thí giúp đỡ sẻ chia vật chất cho người bất hạnh hoặc nghèo khổthiếu thốn khó khăn. Phật dạy: “Này tất cả thiện nam tín nữtrong đời này có tâm vui vẻhoan hỷ xả tài sảncủa cảivật chất để cúng dường người tu hànhchân chính, sau khi qua đời sẽ được sinh về các cõi trời, nếu người đó được sinh trở lạicõi người, thời người đó có nhiều tài sảncủa cải, vật chất.”
Trong đời sống hàng ngày ta có một thân tướngxinh đẹp, chúng ta nhờ có thân thể khoẻ mạnh, khuôn mặt xinh đẹp, không bị bịnh tật là do nhờ có phước đức, được nhiều người thương mếnkính trọng, sống bình yên hạnh phúc. Thì như vậy phước đức là cần thiết đối với người Phật tửchân chính, bằng cách an trú trong chánh niệmtỉnh giác như có lòng tin đối với Tam bảo, giữ tròn năm giới cấm và phát nguyệntu hành dứt ác làm lành và giữ tâm ý thanh tịnh.
Chúng ta phải sẵn sàng cứu giúp khi thấy người gặp tai nạn, tùy theo khả năng của mình, chúng tahết lòng cứu giúp, đó là việc làm phước của thân. Bởi vì mạng sống đối với con người là tối thượng, cho nên giải cứu người thoát chết, làm cho người mừng rỡ và biết ơnvô kể.
Kế đến, chúng ta sẵn sàng giúp đỡ sẻ chia khi gặp người thiếu thốn khó khăn. Chúng ta đừng quá tham lam bỏn sẻn cứ mãi ôm giữ lấy tài sản, cần phải ban bố cho những người đang thiết tha cần nó. Hạnh phúc không phải đến riêng với chúng ta, mà do sự thù đáp từ hạnh phúc của mọi người mang lại. Những cái vô thường mà cứ giữ, có ngày sẽ khổ đau khi nó không còn ở trong tầm tay mình nữa.
Phước vô lậu
Tu phướcvô lậu là chúng ta nhắm đến giải thoátsống chếthoàn toàn giúp đỡ người mà không thấy mình giúp, không thấy vật bố thí và kẻ được thí. Cứ thế chúng ta dấn thân đóng góp không biết mệt mỏi, nhàm cháncho đến bao giờ viên mãn mới thôi. Chúng ta làm như vậy, chỉ dạy người làm như vậy là tu phướcvô lậu.
Phước vô lậu là loại phước báo khiến cho người tạo phước được tự tại, giải thoát, không còn bị trôi lăn, trong vòngluân hồi sanh tử. Người tạo phước vô lậu cũng làm các việc lành như trên nhưng với tâm niệmkhông chấp thủ, không phân biệt; dù chỉ là việc lành nhỏ họ đều hồi hướngphước đức ấy cho tất cả chúng sinh chứ không phải chỉ riêng cho họ hay quyến thuộc của họ, họ hồi hướng về sự giải thoátgiác ngộ. Chính vì vậy mà phước đó đã trợ duyên cho người làm phước được dễ dàng đạt đếnquả vịgiác ngộ, giải thoát tất cả mọi hệ lụy, triền phược trong cuộc đời.
Khi chúng ta có đầy đủ phước vô lậu thì đời sống tuy chúng ta hơi thiếu thốn một chút, hơi nghèo một chút nhưng chúng ta có được tình cảm gia đình yên ấm, hạnh phúc. Tuy cuộc sống vật chất của chúng ta không được sung túc đủ đầy như nhiều người khác, nhưng bù lạichúng ta có được thân tướng dễ nhìn, khoẻ mạnh không bị bịnh hoạn ốm đau, như vậy chúng ta quá ư là hạnh phúc.
Đức Phật nhờ phát tâm hành Bồ-tát đạo từvô số kiếp, Ngài đã làm được những việc khó làm, nhẫn được những điều khó nhẫn, giúp vô sốchúng sinh được an lạc, giác ngộ, giải thoát, tùy theotâm nguyệnchúng sanh mà bố thí, nhờ vậy Ngài mới thành Phật.
Phước vô lậu hay còn gọi là bố thí Ba-la-mật là đem cho vật chất hay tinh thần hoặc là thân này phải chết để giúp đỡ cho người thoát khổ mà tâm vẫn hoan hỷ, không dính mắc, không hối hận, không tiếc nuối hay mong cầu một điều gì khác.
Muốn vậy, khi thực hành bố thí không phân biệt thân hay thù, mà chỉ tùy duyên, tùy thời cho phù hợp. Muốn đạt đến sự trọn vẹncủa Bố thí Ba- la-mật, chúng ta phải bố thí với lòng thành kính và biết ơnmọi người.
Người Phật tửchân chínhbố thí Ba-la-mật luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cần thiết của chúng sanh, không phân biệt thân hay thù bằng nhiều cách như tài thí (thí các loại tiền bạc, của cảivật chất), nội thí ( cho những gì đang có trong thân thể này) Pháp thí (dùng lời nói chỉ cho chúng sanh hiểu thấu được lý nhân quả, nghiệp báo tin mình là chủ nhân ông của bao điều họa phúc để tránh xa những điều xấu ác, mà hay làm các việc thiện lành tốt đẹp.)
Người Phật tửchân chính sẵn sàng bố thí tất cả, không bao giờ có sự hối tiếc hay phiền muộn dù phải chịu khổ, chịu chết thay cho chúng sanh. Bố thí như thế mới gọi là bố thí Ba-la-mật.
Tại sao chúng ta phải thực hành bố thí Ba-la-mật?
Bởi vì Bồ tát là người đang trên đường tiến tớigiác ngộPhật quả, cho nên mỗi khi làm việc gì có lợi cho chúng sanh, Bồ-tát đều phát nguyện và hồi hướng, nhờ thế tâm từ bi của Bồ-tát càng thêm tăng trưởng và trong hạnh bố thí, chỉ có bố thí Ba-la-mật là phước quả cao hơn tất cả.
Bồ-tát là người phát tâm cầu thành Phật quả để hóa độchúng sanhthoát khỏi khổ đau, sanh tử luân hồi. Vì vậy, trong suốt quá trình dấn thân, tu học, hành đạo, Bồ-tát luôn phát Bồ-đề tâmcho đến lúc thành Phật.
Phát nguyện là để giữ vững ý chí, lập trường của mình khi gặp trở ngại, khó khăn. Phát là phát cái tâm làm các việc thiện lành tốt đẹp, còn nguyện giống như một lời thề nguyền, để ta ghi nhớ mà quyết tâm phấn đấu khi gặp chướng duyên hay trở ngại. Mỗi khi làm được việc lợi ích gì, ta đều hồi hướng hết cho tất cả mọi loài chung hưởng thì phước báu của ta ngày càng được tăng trưởng.
Chính vì vậy, phát nguyện và hồi hướng công đức là việc làm rất quan trọng của người Phật tửchân chính để hướng đến bố thí Ba-la-mật và thành tựuPhật quả.
Tóm lại, phước vô lậu hay còn gọi là bố thí Ba-la-mật là bố thí bình đẵng, không phân biệt thân, sơ giàu, nghèo. không bao giờ hối tiếc hay phiền muộn trong cả ba điều kiện: tài thí, nội thí và pháp thí.
Như thế nào là tội?
Tội là hành động làm cho mình và người đau khổ trong hiện tại và mai sau. Người làm tội cũng gọi là người dữ, người xấu, người ác. Tội, có tội ngoài đời và tội trong đạo. Tội ngoài đời là những kẻ vi phạm luật pháp nhà nước, bị tù đày hành hạ khổ đau.
Ở đời, người ta cho rằng những người vi phạmpháp luật của nhà nước, vi phạmquy tắc, điều lệ của cộng đồng là người gây nên tội và xử phạttùy theo mức độ vi phạm nặng nhẹ. Nói chung, chuẩn tắc để đánh giá một người có tội hay không là dựa vào những hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ bên ngoài của người đó chứ ít xem xét đến tâm ý bên trong của họ. Và người nào gây tội mà bị phát hiện thì có thể bị luật pháptrừng phạt.
Tội trong đạo có hai loại: tội do hứa nguyện gìn giữ mà không giữ được, tội làm đau khổ người và vật. Như trước chúng taphát nguyện giữ năm giới hoặc mười giới để thúc liễm thân tâm dứt ác làm lành. Đối trước Tam Bảochúng ta nguyện trọn đờigiữ giới, nhưng sau này do lơ là việc tu học nên bị tập khíchi phối khiến ta không giữ được trọn vẹn, gọi là tội phạm giới.
Tại sao người Phật tử khi phạm giới gọi là tội? Như trước chúng taphát nguyệngiữ giới không sát sinh sau này mình không giữ được, nên phạm tộisát sinh làm đánh mất lòngtừ bi của mình. Rồi kế đến là giới khônggian thamtrộm cắp ta cũng vi phạm làm người mất của khổ đau. Bất cứ một hành động nào chúng ta làm khổ cho người trong hiện tại và mai sau đều là tội. Do chúng ta làm tổn thươngthiệt hại đến người khác nên gọi là tội. Nhưng tội có tội nhẹ và tội nặng.
Chẳng hạn người Phật tửphát nguyện hứa giữ gìngiới luật của Phật dạy nhưng lại không giữ, như là hứa giữ gìnnăm giới cấm mà lại phạm vào giới trộm cắp và khi trộm cắp như thế thì mình cũng phập phòng lo sợ không an, và người bị mất của thì chắc chắn sẽ buồn khổ lắm. Như thế, khi mình vừa trộm cắp là mình đã lo âu, khổ sở rồi, chứ chưa kể là bị pháp luậttrừng trị và theo nhân quả thì trong tương lai mình sẽ bị người khác lấy cắp hoặc bị hao tổncủa cải một cách đột nhiên, không đáng.
Tội nhẹ
Những điều chúng ta làm đau khổ cho người và vật mà không có sự tác ý, bởi vì ta chỉ vô tình không có ý chủ động nên gọi là tội nhẹ. Chúng taphạm tội không phải do cố ý, họ sẽ bớt thù hận có thể thông cảm và tha thứ cho ta. Như chúng ta đang đi đường, lỡ ai đó cầm hòn đất ném chơi, nhưng vô tình lại trúng vào ta. Nếu chúng ta biết người đó không có ý ném mình, tuy hơi đau một chút nhưng ta không đến nỗi giận người đó. Thế cho nên từ lời nóicho đến hành động làm đau khổ người khác mà không có cố ý là tội nhẹ, chúng ta có thể xin lỗi hoặc sám hối sẽ hết. Như việc làmđau khổ người khác chút ít cũng là tội nhẹ.
Tội nặng
Tội nặng là những điều làm đau khổ người khác do thân miệng ý cố tình gây ra là tội nặng. Bởi vì việc làm ấy là có ý thức bằng sự cố tâm làm, khiến cho người oán giận thù hằn nên tìm cách trả đũa. Như có ai đó cố tình chửi mắng rồi kiếm chuyện đánh chúng ta, tuy nhiên việc đánh ấy bị nhiều người cản trở, nên người đó không đánh được chúng ta, song ta biết kẻ ấy cố tình đánh mình, chúng ta cũng sẽ oán giận người đó sau này tìm cáchtrả thù. Chính vì thế hành động có cố tâm, cố ý là hành vi quan trọng để tạo thành tội nặng.
Như chúng ta đã biết tội phát xuất từ ba nghiệp thân, miệng ý. Nơi ý nghĩ: tham lam, sân hận, si mê và tà kiến. Nơi miệng phát ra lời nói dối để hại người hoặc che dấu lỗi mình, nói lời mắng chửihằn học khó nghe, nói lời mê hoặc để dụ dỗ người, nói lời đòn xóc hai đầu làm cho hai người hiểu lầm nhau hoặc thù ghét nhau. Nơi thân thì có thể giết người, trộm cướp, tà dâm. Chúng ta làm việc gì mà có sự hợp tác chặt chẽ của ba nghiệp thân, miệng, ý này là tội nặng.
Tuy nhiên người đã quy y Tam bảo và người chưa quy y Tam bảo khi lỡ tạo tội thì tội cũng như nhau, căn cứ theoluật pháp mà bị xử lý. Người Phật khi lỡ làm tội thì ý thức rằng mình là đệ tử Phật do tập khíthói quen nhiều đời làm cho mình phạm tội nên cố gắngăn nănsám hối hứa nguyện chừa bỏ thì tội lỗi dần hồi được chuyển hóa và được tiêu trừ. Và điểm đặc biệc là người Phật tửchân chính không bao giờ phạm tội nặng, chỉ phạmtội nhẹ vì đã có ý thứcđúng đắn về tội và phước.
Người Phật tửchân chính cần tránh tội và biết làm phước
Ý thức được sự khổ đau của người khác khi bị mất mát đau thương, chúng tacố gắng tránh đừng gây nên tội lỗi. Vì cuộc đời đã quá nhiều khổ đau do con người gây ra, chúng ta là những người Phật tửchân chính quyết dứt ác làm lành để ngày càng hoàn thiện chính mình.
Dù là một tội nhỏ, nếu chúng ta tránh được, thì cũng phải cố gắng đừng để vi phạm. Người biết sợ tội mà hay làm phước để giúp người cứu vật là người Phật tửchân chính. Chỉ có những ai thiếu hiểu biết mới bất chấp luân thườngđạo lý mới xem thườngtội lỗi, do đó tội ngày càng nặng thêm.
Cho nên tránh tội làm phước là điều mỗi con ngườichúng ta phải ứng dụng. Người Phật tửchân chínhcần phải biết rõ tội phước để thăng tiến trên con đườngtu học. Trong cuộc sống, ai cũng muốn mình được an vui, hạnh phúc chứ không ai muốn mình bị khổ đau, dằn vặt. Cũng lại như thế, nếu chúng ta muốn không bị khổ đau thì đừng gieo mầm đau khổ cho ai, tức là phải tránh xa những điều tội lỗi.
Đức Phật ví người làm tội thì dễ dàng giống như trái banh lăn trên sườn núi xuống, vì nó đã trở thànhthói quen nhiều đời của con người. Việc làm phước giống như trái banh lăn lên núi, nếu sơ ý hoặc lơ là một chút thì trái banh sẽ lăn xuống trở lại. Phật vô số kiếp đã từng làm phước, bố thí không biết mệt mỏinhàm chán từ vật chấtcho đếntinh thần nên khi phước huệ tròn đủ Ngài được thành Phật.
Chúng ta là người Phật tửchân chính cũng phải học theo gương sáng của Ngài là phước huệ song tu. Làm phước mà không thấy mình làm, không thấy vật để cho và người được cho.
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thứcuyên bác.
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sựvạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công laosinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìnoai nghitế hạnh là trang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.