Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở Lhasa

13 Tháng Giêng 201611:56(Xem: 8199)
Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở Lhasa

THỜI THƠ ẤU CỦA TÔI Ở LHASA

Đức Đạt Lai Lạt Ma
Tuệ Uyển chuyển ngữ

Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở LhasaĐức Đạt Lai Lạt Ma trên bảo tọa ở Potala

 


Tôi Leo Lên Tòa Sư Tử

TRONG MÙA ĐÔNG của năm 1940, người ta đem tôi đến điện Potala, nơi tôi được chính thức đăng quang như một lãnh tụ tâm linh của Tây Tạng. Tôi không có ký ức đặc thù nào về buổi lễ này, ngoại trừ, lần đầu tiên tôi ngồi trên tòa Sư Tử, một chiếc ngai bằng gỗ, rất rộng, được khảm trân bảo và những hình tượng tuyệt hảo, được đặt trong Sishi Phuntsok, "Điện của tất cả những hành vi xứng đáng trong thế giới tâm linh và trần gian," ngôi điện chính bên cánh phải của Potala.

Không lâu sau đó, tôi được hướng dẫn đến chùa Jokhang - Đại Chiêu Tự - ở trung tâm thành phố, và ở đấy tôi được truyền giới của một tu sĩ tập sự; sau đó tiến hành lễ xuống tóc, việc này tôi không nhớ gì nhiều ngoại trừ một khoảnh khắc nào đó khi tôi thấy những tu sĩ với trang  phục lộng lẫy tiến hành những điệu múa nghi lễ, tôi la lên một cách thích thú với người anh của tôi, "Nhìn kia kìa."

Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở Lhasa 1

Tóc tôi được cắt một cách tượng trưng bởi Reting Rinpoche, vị nhiếp chính, người cũng hành động như quyền nguyên thủ quốc gia cho đến khi tôi đến tuổi trưởng thành, lãnh vị trí tăng trưởng giáo thọ của tôi. Lúc khởi đầu, tôi được canh gát để ở quanh ngài, nhưng sau đó tôi bắt đầu rất thích ngài. Ngài là một người đàn ông với một khả năng sáng tạo lớn và một tâm hồn rất cởi mở, người luôn luôn thấy khía cạnh sáng sủa của đời sống. Ngài thích đi dã ngoại và những con ngựa, và điều đó làm cho ngài trở thành một người bạn lớn của cha tôi. Bất hạnh thay, trong những năm làm nhiếp chính ngài đã trở thành một nhân vật gây tranh cải trong một chính phủ tham nhũng mà ở đấy việc mua quan bán tước là chuyện thường nhật.

Vào lễ xuất gia của tôi, có nhiều sự đồn đãi đến hệ quả rằng Reting Rinpoche không thể tiến hành lễ xuống tóc của tôi vì người ta nói rằng ngài đã phá vở thệ nguyện độc thân và không còn là một tu sĩ. Tuy thế, theo phong tục cổ truyền, tôi đã thay đổi tên là Lhamo Thondup để lấy tên của ngài là Jamphel Yeshe. Cùng ghép với vài tên khác nữa, tên đầy đủ của tôi trở thành Jamphel ("Trí tuệ Giác Ngộ") Ngawang ("Hoàng tử Diễn Thuyết") Lobsang ("Thông minh Hoàn Hảo") Yeshe ("Trí tuệ Thấm Nhuần") Tenzin ("Thủ Hộ Giáo Huấn") Gyatso (Đại Dương Trí Tuệ).

Tôi Tìm Thấy Những Cái Răng Của Tôi

Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở Lhasa 2                                                                 Cung Điện Mùa Hè - Norbulingka


KHI TÔI ĐẾN LHASA, gia đình tôi và tôi được ở trong cung điện mùa hè của những Đức Đạt Lai Lạt Ma, Norbulingka, hay Công Viên Trân Bảo, nơi mà các ngôi vườn tràn ngập những bông hoa. Đó là vào  tháng Tám, và trong mùa ấy những cây ăn trái đầy những quả táo, lê, và óc chó, với lòng đầy hân hoan của chúng tôi. Nhưng mẹ tôi nhớ rằng tôi chỉ có một ý tưởng trong đầu: tìm một chiếc hộp nào đó trong những căn phòng của tôi. Tôi tuyên bố rằng những cái răng của tôi được để ở đấy, và tôi cho mở tất cả những tráp được niêm phong của những vị tiền thân của tôi, hết cái này tới cái khác cho đến khi tôi thấy những gì tôi muốn tìm. Thấy một chiếc tráp được gói bằng thổ cẩm, tôi la lên rằng nó chứa những cái răng của tôi. Trong thực tế, chúng tôi thật tìm thấy một hàm răng vốn thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13.

Tôi đã quên những giai thoại này vì tâm tư tôi đang bận rộn với những ký ức hiện tại của tôi, đang gắn bó với thân thể hiện tại của tôi. Những sự kiện trong kiếp trước đã trở thành mờ ảo. Ngoại trừ tôi cố gắng để đem chúng trở lại tâm tư, bằng không thì tôi không thể nhớ chúng.

Những Ký ức ấu Thơ

CHÍNH PHỦ TÂY TẠNG đã xây một ngôi nhà cho mẹ tôi, và chúng tôi sống riêng rẻ, vì tôi sống trong những bức tường vàng của điện Norbulingka. Nhưng tôi đến nhà của mẹ tôi hầu như mỗi ngày. Cha mẹ tôi cũng đến thăm tôi trong nơi cư trú của những Đức Đạt Lai Lạt Ma, và chúng tôi rất gần gũi. Mẹ tôi thăm viếng tôi rất thường, tối thiểu một lần mỗi tháng, cùng với những anh chị em của tôi.

Tôi nhớ lại những trò chơi trẻ con của chúng tôi trong những khu vườn của Norbulingka.

Tôi cũng nhớ một ngôi đền với một con beo và một con cọp nhồi bông. Chúng trông rất thật đối với người em trai tôi, Tenzin Chogyal, mà chỉ cái nhìn của chúng cũng làm chú ta sợ hãi. Bất chấp tôi bảo đảm với chú, nói rằng chúng chỉ là những con thú nhồi bông - nhưng chú ta cũng không dám đến gần chúng.

Trong mùa đông, ở Potala, phong tục là tôi phải dự khóa tu một tháng. Tôi ở trong một phòng không có mặt trời, với những cửa sổ đóng kín, và lạnh lẽo. Đó là một căn phòng cũ (hai hay ba trăm năm), và do bởi đèn dầu cho nên nó giống một nhà bếp - tối, hôi khói, dơ.

Cũng có những con chuột! Trong khi chúng tôi tán hay tụng kinh, tôi có thể thấy chúng đến, vì chúng thích chạy lon ton chung quanh những bánh cúng và uống nước trong những chén bát cúng … tôi không thể nói là những vị bổn tôn có thích loại nước ấy hay không, nhưng tôi có thể thấy rõ ràng rằng những con chuột thích nó! (cười)

Mặc dù những năm tháng ấy, vị thầy của tôi không bao giờ cười. Ngài luôn luôn rất, rất nghiêm khắc. Nhưng cùng thời gian này, những người chăn nuôi, những người giản dị, đang đi ngang qua một cách vui sướng, với đàn bò và những con thú khác của họ. Nghe họ ca hát, đôi khi tôi tự nói với mình: "Ước gì tôi có thể là một trong những người như họ."

Tôi Vui Thích Trong Những Điều Thú Vị Bất Hợp Pháp

TÔI NHỚ BIỂU LỘ nghiêm khắc của thầy tôi, người thường gắt gỏng với tôi. Cho nên ngay khi bài học vừa xong, tôi liền chạy ra nhà mẹ tôi để trốn tránh, quyết định không trở lại nơi ở chính thức của những Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tâm ý tôi nhất định ở lại với bà, tự do khỏi bất cứ bổn phận nào của việc học tập, nhưng rồi thì khi thời gian cho bài học buổi tối đến, tôi phải ngoan ngoản trở lại nơi ở chính thức của tôi … (cười).

Đây là tất cả những câu chuyện của tuổi thơ

Những ký ức của cuộc sống tuổi thơ trở lại với tôi, những chuyện vặt vảnh buồn cười. Thí dụ, trong nhà bếp của Đức Đạt Lai Lạt Ma, một cách truyền thống, không có thịt heo hay trứng hay cá được nấu nướng bao giờ. Nhưng cha tôi rất thích thịt heo. Thỉnh thoảng, khi tôi trở lại nơi của cha mẹ tôi, tôi lại đòi thịt heo … (cười).

Tôi nhớ là tôi ngồi bên cạnh người cha thích thịt heo của tôi, gần giống như một con chó con đang chờ đợi miếng ngon của  nó… Trứng cũng là một thứ thú vị. Đôi khi mẹ tôi làm món trứng đặc biệt cho tôi. Điều đó hơi bất hợp lệ! (Cười).

***

Tuổi thơ của Đức Đạt Lai Lạt Ma giống như thời thơ ấu bình thường và có thể gần như của chính chúng ta. Được nuông chiều bởi sự yêu thương của cha mẹ, ngài có một cuộc sống đầy trò chơi chen lẫn với sự học tập, vi phạm quy tắc, và những thủ đoạn trẻ con để lẫn tránh sự canh chừng cẩn thận của vị thầy nghiêm khắc.

Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở Lhasa 3
                                                        Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một kỳ thi cuối cùng

của bằng Geshe Lharmpa

 

Chúng ta hiểu năng lực của Đức Đạt Lai Lạt Ma với sự tập trung, ký ức của ngài, và bẫm tính của ngài cho việc thực hành thiền quán một cách cần mẫn thông thường, nhưng chính ngài thì rất khiêm tốn về những phẩm chất này. Vào tuổi mười tám, khi sự xâm lược của Trung Cộng đang lù lù hiện ra, ngài nhận danh hiệu Geshe hay "Tiến sĩ Phật học." Danh hiệu này đòi hỏi sự rèn luyện mãnh liệt dưới thẩm quyền nghiêm khắc của những vị giáo thọ, và những vị thầy của ngài đòi hỏi thậm chí hơn thông thường vì họ rèn luyện ngài cho một vận mạng đặc biệt hiếm có. Đôi khi những vị ấy thực hiện những sự trừng phạt, "sau khi ngài đã lễ phủ phục và thỉnh cầu sám hối, với một cây roi cán vàng, nhưng nó cũng đau không thua gì những roi cây bình thường."

Đức Đạt Lai Lạt Ma làm say mê trong việc liên hệ với những giai thoại, chấm phá bằng những cơn cười bùng vở vang động, về những trò chơi khăm vô tội vạ của ngài. Ngài vui vẻ trong việc trình bày ngài như một " bé con tinh quái", cố gắng để chúng ta tin trong sự tinh ranh bẩm sinh của ngài.

Thời Thơ Ấu Của Tôi Ở Lhasa 4                                                                              Heinrich Harrer

Bức hình được Heinrich Harrer cung cấp, Đức Đạt Lai Lạt Ma "giáo sư trong các ngành khoa học thế tục" là đáng ca ngợi hơn và đem lại điều gì khác hơn để soi sáng: "Người ta nói về sự thông minh của cậu bé này như kỳ diệu. Như được nói rằng cậu ta đọc chỉ một quyển sách để biết nó bằng trái tim; và như được biết rằng từ lâu lắm cậu ta đã có một sự quan tâm với tất cả những gì xảy ra trong xứ sở của cậu ấy và thường phê phán hay bình luận những quyết định của Quốc Hội."

Ẩn mình trong trung tâm của dãy Hy Mã Lạp Sơn, cộng đồng Tây Tạng đã duy trì sự tách biệt với tiến trình hiện đại hóa và kỷ thuật hóa và tiếp tục những nghi lễ và sự thực tập tôn giáo vượt thời gian. Đức Đạt Lai Lạt Ma, nhiệt tâm nghiên cứu về thế giới bên ngoài, tìm thấy một người nói chuyện trong Heinrich Harrer. Nhà leo núi và mạo hiểm người Áo đã có một đặc ân duy nhất, giữa 1949 và 1951, trong việc hướng dẫn ngài về lịch sử, địa lý, sinh học, thiên văn học và kỷ thuật máy móc, những lãnh vực của việc học hỏi đã mở ra một khung trời hoàn toàn mới về tri thức cho vị thanh thiếu niên.

Harrer rời Tây Tạng năm 1951, khi đội quân đầu tiên của quân Giải Phóng Trung Cộng xâm lược những tỉnh miền đông của cao nguyên, Amdo và Kham. Khi Harrer qua đời vào ngày 10 tháng Giêng năm 2006, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thương tiếc việc mất đi một người bạn thân và một người bảo vệ cho quyền lợi của dân tộc ngài: "Ông đến từ một thế giới mà tôi không biết, và ông đã đặc biệt dạy tôi rất nhiều về Âu châu. Tôi cảm ơn ông vì đã giới thiệu Tây Tạng và người Tây Tạng đến phương Tây, cảm ơn quyển sách "Bảy Năm ở Tây Tạng" của ông và những bài diễn thuyết trong suốt cuộc đời của ông. Chúng tôi đã mất một người bạn phương Tây chân thành, một người đã biết về Tây Tạng tự do."

Chút Nữa Thì Tôi Giống Như Moshe Dayan

MỘT TRONG NHỮNG THUẬN LỢI  trong đời sống của tôi ở Potala là có nhiều kho chứa, đó là những nơi quyến rũ một cậu bé con nghìn lần  hơn những gian phòng chứa đầy những hiện vật tôn giáo vô giá làm bằng vàng hay bạc; chúng thậm chi hấp dẫn hơn những kudong, hay những lăng mộ, lộng lẫy và đầy ngọc ngà châu báu của những vị tiền nhiệm tôi. Tôi thích kho chứa vũ khí hơn, với những sưu tập về kiếm, súng trường, và áo giáp. Nhưng như vậy thì cũng chẳng là gì so với trân bảo không thể tưởng trong những phòng chứa đựng những đồ vật nào đó thuộc về vị tiền nhiệm của tôi. Trong chúng, tôi thấy một cây súng bắn hơi cũ, với một bộ đầy đủ bia bắn và đạn dược. Tôi cũng khám phá ra một ống nhòm, không đề cập đến những đống sách vở bằng tiếng Anh minh họa về Thế Chiến thứ nhất. Tất cả những thứ ấy hấp dẫn tôi và cung cấp cho tôi nguồn cảm hứng về mô hình những tàu chiến, xe tăng, và máy bay mà tôi phát kiến. Sau này tôi yêu cầu dịch những sách vở ấy ra Tạng ngữ. Tôi cũng thấy hai đôi giày Âu châu. Vì đôi chân tôi quá nhỏ, tôi đã mang chúng khi quấn đầy vải vào bàn chân. Tôi thích thútiếng động ồn ào mà đôi gót giày cứng tạo ra.

Sự tiêu khiển thích thú của tôi là tháo mọi thứ ra từng mãnh và sau đó cố gắng để lắp ráp lại. Tôi đã kết thúc xuất sắc hành động này, nhưng vào lúc đầu, những nổ lực của tôi không luôn luôn thành công hoàn hảo. Tôi khám phá một cách đáng chú ý rằng trong những thứ thuộc về Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13, là một hộp âm nhạc cũ được Nga hoàng tặng. Nó không hoạt động nữa, và tôi định sửa chửa nó. Tôi thấy rằng, giây thiều của  nó bị rời ra và co lại. Khi tôi đẩy nó với cây tục vít của tôi, cơ chế đột nhiên vượt khỏi tầm tay không thể kềm chế, và những miếng kim loại nhỏ bay ra. Tôi không bao giờ quên âm điệu ác hiểm mà những miếng kim loại ấy làm ra khi nó bay khắp mọi hướng trong phòng. Khi nghĩ lại sự kiện, tôi nhận ra rằng tôi đã may mắn. Tôi có thể mất một con mắt, vì khuôn mặt tôi ngay bên cạnh máy móc mà tôi đang vơ vẫn. Tôi đã hết mạo hiểm để tránh lỗi lầm có thể biến tôi thành độc nhãn như tướng Do Thái,Moshe Dayan, sau này trong cuộc đời!

Ẩn Tâm Lộ, Monday, January 11, 2016
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8405)
Nhân Quả báo ứng một mảy may cũng không sót. “Lưới trời lồng lộng, tuy thưa khó thoát”.
(Xem: 12964)
Ở đời vui đạo hãy tuỳ duyên Đói đến thì ăn mệt ngủ liền Trong nhà báu sẵn thôi kiếm tìm Đối cảnh không tâm, chớ hỏi thiền
(Xem: 8919)
Lâu nay chúng ta cứ than là đã bị trầm luân từ vô thủy, hết kiếp này đến kiếp khác lăn lộn mãi trong đường luân hồi, không biết đâu là lối ra.
(Xem: 9381)
Không phải ai cũng có đủ duyên lành để bố thí rộng rãi, cùng khắp nên đa phần đều lập hạnh tùy duyên bố thí.
(Xem: 9467)
Làm việc gì cũng cần có hiệu quả, nhưng không phải vì gấp rút theo đuổi hiệu quả. Thái độ khi đối diện với công việc phải “tranh thủ nhưng không cần vội vàng”.
(Xem: 8618)
Tenzin Palmo là một trong số các phụ nữ Âu Châu đầu tiên được thụ phong ni sư Tây Tạng. Bước vào con đường tu tập với một lòng quyết tâm vô song...
(Xem: 8334)
Trong những thập niên gần đây, chúng ta đã chứng kiến những sự tiến bộ phi thường trong sự thấu hiểu của khoa học về não bộ và thân thể con người,
(Xem: 9531)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969).
(Xem: 10273)
Mọi người đều nên có một tôn giáotôn giáo này biểu lộ tư tưởng của họ. Không có tôn giáo, con người sẽ trở thành mối nguy hiểm cho xã hội.
(Xem: 9112)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại.
(Xem: 9206)
Để giải thoát chúng ta khỏi khổ đau, chúng ta phải thấu hiểu những gì xảy ra trước khi khổ đau.
(Xem: 11288)
Cuộc sống luôn biến động, mọi thứ thoắt ẩn thoắt hiện, có đó rồi không đó. Không ít người đã tự chiêm nghiệm và ...
(Xem: 10021)
Khi chúng ta giận ai, chúng ta thường bám vào khía cạnh nào đó của người đó. Thông thường, chỉ cần một hay hai giây phút cũng đủ buông ra...
(Xem: 17479)
Năm mươi năm qua, Cố HT Thích Thiên Ân, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, và nhiều tăng, ni và cư sĩ Phật Giáo Việt Nam khác đã nỗ lực không ngừng đem Phật Pháp đến với người Mỹ bản xứ...
(Xem: 8120)
Khi chúng ta tiếp cận thế kỷ 21, thì những truyền thống tôn giáo thích đáng hơn bao giờ hết.
(Xem: 8329)
Đạo Phật không phải là tôn giáo như chúng ta thường gọi bây giờ, mà là một con đường sáng để phá tan tối tăm mờ mịt...
(Xem: 8532)
Tôi thường tự giới thiệu mình như một tu sĩ Phật Giáo giản dị vì cá nhântính cách của tôi...
(Xem: 8188)
Tôi Được Triệu Đến Để Trở Thành Đức Đạt Lai Lạt Ma Để Phụng Sự Người Khác.
(Xem: 10065)
Biết ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống thì nhân thân trở thành điểm son cho xã hội, và xã hội sẽ là một cộng đồng để chúng ta muốn sống.
(Xem: 9652)
Khi thực hành chánh niệm là khi ý tưởng bắt hiện ra trong tâm, thì quý vị chỉ cần theo dõi hay buông xả cho chúng tự biến đi.
(Xem: 8481)
Những ngày trong đời tôi bắt đầu vào khoảng ba đến ba giờ rưởi sáng. Khi thức dậy, tôi nghĩ về Đức Phật,
(Xem: 8309)
Ở Dharamsala, trong những người Tây Tạng lưu vong, chúng ta đi gặp người này, một con người trọn vẹn mà chỉ tiếp cận với người ấy có thể thay đổi chúng ta.
(Xem: 8600)
Từ bi có thể bị trộn lẫn với khao khát và dính mắc: tình thương của cha mẹ dành co con cái...
(Xem: 9825)
Mỗi người chúng ta sinh ra trong đời này đều có túc duyên khác nhau. Ai cũng có nghiệp chung, nghiệp riêng, tùy theo khả năng tạo nghiệp của mình.
(Xem: 11193)
Có một anh chàng trai nghèo khổ nhưng lại có một tâm đạo rất lớn.
(Xem: 10201)
Không hiểu con người biết thương-ghét tự bao giờ. Chắc chắn khi còn nằm trong bụng mẹ thì không có thương -ghét.
(Xem: 9373)
Bài viết này được đăng tải trên nhiều trang mạng, và gần đây hơn đã được giới thiệu qua lá thư hàng tháng của Viện Nghiên Cứu Phật Học.
(Xem: 9505)
Cũng nhờ tâm con người vô thường, luôn thay đổi, chúng ta mới tu được, mới chuyển hóa được những ý nghĩ xấu xa.
(Xem: 11787)
Biện tài hay biện tài vô ngại là một trong những phẩm chất cần thiết của vị sứ giả Như Lai.
(Xem: 8596)
Bất kể chúng ta đến từ nơi nào trên thế giới, một cách căn bản tất cả chúng ta là những con người như nhau.
(Xem: 9177)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh
(Xem: 8875)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi...
(Xem: 9280)
Nghiệt ngã thay dòng đời mê muội, bởi thấy biết sai lầm nên mới chuốc họa vào thân, dù biết đó là tai hại, khổ đau, nhưng nhiều người...
(Xem: 10852)
Trong Tâm lý học Phật giáo, có sáu Thức nhận biết: Nhãn thức, Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức, Thân thứcÝ thức.
(Xem: 9965)
Chúng ta sống để được tự dohạnh phúc, nhưng phải có hiểu biếtnhận thức đúng đắn, chứ không phải chấp trước...
(Xem: 8551)
Trên con đường tu học, nếu ta không can đảm bỏ bớt con mắt thứ hai, mà thậm chí còn thêm nhiều con mắt khác...
(Xem: 9926)
Nguyên nhân của khổ đau, luân hồi sinh tử là gì? Là sự chấp ngã bám víu vào sắc thân năm bảy chục ký lô này là ta, là của...
(Xem: 10023)
Nếu con người có khả năng yêu thương bằng trái tim hiểu biết, sẽ dễ dàng tiếp nhận bình an, hạnh phúc thật sự ở cõi lòng, mà không hề có...
(Xem: 8887)
Tâm tham ái dục vọng là một dòng chảy miên man vô tận, bởi các thói quen lâu đời do ta đã huân tập.
(Xem: 13368)
Thái độ sống lạc quan là điều cần thiết để giúp chúng ta sáng suốt nhìn thấy bản chất của cuộc đời là luôn đối lập nhau.
(Xem: 10089)
Đệ tử tại gia hay xuất gia ai ai cũng làm tròn bổn phận của mình, hỗ trợ nhau, làm thiện tri thức của nhau trên con đường thật tu thật ngộ của Phật.
(Xem: 9202)
Ai cũng biết bố thí là san sẻ, cho đi một phần những gì mình có. Bố thí thì được phước.
(Xem: 26836)
Có những lời nói khi thốt ra làm tan nhà nát cửa, nước mất, nhà tan, tổn hại dân chúng; nhưng cũng có những lời nói làm cho gia đình sống an vui, hạnh phúc...
(Xem: 9933)
Hầu như người đời ai cũng có lần giận dữ chỉ là sự thường. Thế nhưng nhà Phật cho giận dữ là một trong những trạng thái tâm lý quan trọng...
(Xem: 12774)
nhân quả của một người hay cộng nghiệp của một quốc gia không phải tự nhiên mà có, mọi việc đều do chúng ta tạo tác mà kết thành quả báo.
(Xem: 10800)
Chúng ta phải học biết cách sống trong hiện tại để có thể cảm nhận, tận hưởng được niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống này.
(Xem: 9903)
‎Cái gì có nương tựa, cái ấy có dao động. Cái gì không nương tựa, cái ấy không dao động. Không có dao động thì có khinh an.
(Xem: 10196)
Đạo Phật không chấp nhận quan điểm cố định, cái gì cũng đổ thừa cho số mệnh để rồi cuối cùng, cuộc sống giống như bèo dạt mây trôi.
(Xem: 11095)
Cho đến nay Tâm vẫn là một khái niệm trừu tượng. Có tâm hay không? Nếu có, tâm nằm ở đâu trong mỗi con người?
(Xem: 9829)
Trong cuộc sống hằng ngày, ta thường bám níu vào giây phút hiện tại bất cứ lúc nào tưởng như giây phút hiện tại là cố định và không bao giờ biến mất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant