Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Huyền Tráng, Huyền Tảng hay Huyền Trang? Hiện tượng đồng hóa âm thanh (phần 2)

23 Tháng Tám 201616:32(Xem: 8106)
Huyền Tráng, Huyền Tảng hay Huyền Trang? Hiện tượng đồng hóa âm thanh (phần 2)
Huyền Tráng, Huyền Tảng hay Huyền Trang?
Hiện tượng đồng hóa âm thanh (phần 2)

Nguyễn Cung Thông
nguyencungthong@yahoo.com

Huyền Tráng, Huyền Tảng hay Huyền Trang

So sánh cách đọc Hán Việt (HV) với các cách đọc từ vận thư ("chính thống") của Trung Quốc (TQ) cho ta nhiều kết quả thú vị. Có những trường hợp khác biệt đã xẩy ra và có thể do nhiều động lực khác nhau. Chính những khác biệt này là dữ kiện cần thiết để xem lại hệ thống ngữ âm Hán Việt và tiếng Việt để thêm phần chính xác. Bài viết nhỏ này chú trọng đến cách đọc tên nhà sư nổi tiếng của TQ, Huyền1 Trang (khoảng 602–664, viết tắt trong bài này là HT) 玄奘 hay Tam Tạng, có ảnh hưởng không nhỏ cho Phật Giáo TQ, Việt Nam, Nhật và Hàn Quốc. Sư HT đã dịch nhiều bộ kinh và luận Phật giáo từ tiếng Phạn qua tiếng Hán, đưa Phật giáo gần đến nguồn Ấn Độ nguyên thủy hơn so với nhiều kinh dịch sai sót nhưng rất phổ thông vào thời trước (và cho đến ngay cả bây giờ).
Các chữ viết tắt trong bài này là BK (Bắc Kinh), TVGT Thuyết Văn Giải Tự (khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), Tập Vận (TV/1037/1067), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), Tự Vị Bổ (TViB/1666), KH (Khang Hi/1716), HNĐTĐ (Hán Ngữ Đại Tự Điển/1986), Thiết Vận (ThV/601), Vận Kinh (VK/1161), VBL (từ điển Việt Bồ La, Dictionarium Annamiticum-Lusitanum-Latinum, Alexandre de Rhodes/1651), td. (thí dụ), sđd (sách đã dẫn). Chỉ số sau một âm tiết là chỉ thanh điệu, không nên nhầm với số phụ chú ghi theo thứ tự trong bài, dấu  > (hàm ý biến ra/trở thành).
1. Lấn cấn trong cách đọc Huyền Trang qua chữ quốc ngữ
Theo một bài viết2 của Đại Đức TS Thích Giác Hoàng (viết tắt là TGH) thì có vấn đề về cách đọc "Tuy nhiên, gần đây có một vài vị (Thầy Tuệ Sĩ, Sư Giác Nguyên và một số vị nghiên cứu văn học Trung Quốc) phiên âm tên của vị Pháp Sư lâu nay đã quen là Huyền Trang thành Huyền Tráng, làm cho một vài vị hơi bỡ ngỡ không biết đó có phải là đánh máy nhầm không ?".
Vấn đề đọc cho chính xác/dễ hiểu và được công nhận danh từ nước ngoài (như trường hợp HT chẳng hạn) không đơn giản, nhất là khi hai nền văn hóa TQ và VN đã ở bên cạnh bao ngàn năm nay. Có nhiều từ gốc phương Nam đã nằm trong vốn từ Hán từ ngàn năm trước, và ngược lại có những từ gốc Hán đã biến đổi nhiều đến nỗi được dùng như một từ thuần Việt mà ít người nhận ra!
1.1 Đào Duy Anh
Học giả Đào Duy Anh đọc chữ 奘 là tráng ("mạnh mẽ - thịnh vượng" trang 475, Hán Việt Tự Điển), nhưng trong mục huyền, cụ lại đọc là Trang ("Huyền trang tam tạng" trang 398, Hán Việt Tự Điển). Cuốn sách này in vào năm 1931 (theo "Đề Từ" ở phần đầu, ngày viết là 1/3/1931, Huế).
1.2 Thiều Chửu
Học giả Thiều Chửu đọc chữ 奘 là trang, và ghi rõ "1. To lớn  2. Tên người, đời Đường có ngài Huyền-trang pháp-sư" (trang 124, Hán Việt Tự Điển). Cuốn này xuất bản vào năm 1942 (Hà Nội).
1.3 Petit Lexique chinois-annamite-francais (Tây Dương, Hà Nội - 1932)
Tác giả đọc chữ  奘 là tảng "Khỏe và lớn - Fort et grand"
1.4 Gustave Hue
Học giả Gustave Hue đọc chữ 奘 là tảng và ghi rất rõ "1. Grand et fort.  2. Nom propre: Huyền Tảng: celèbre bonze chinois qui visita les Indes" (“2. Tên riêng: Huyền Tảng - nhà sư TQ nổi tiếng đã từng qua Ấn Độ” - trích trang 874, "Dictionnaire vietnamien - chinois - francais"). Cuốn tự điển Việt Hoa Pháp3 này xuất bản vào năm 1937 - Imprimerie Trung Hòa.
Đấy là vào khoảng thập niên 1930, tuy nhiên trước đó hơn 30 năm, vào cuối thế kỷ XIX, ta lại thấy học giả Génibrel đọc chữ 奘 là tảng
Huyền Tráng
                                                                                trang 726 – Génibrel
                              Trích từ "Dictionnaire annamite -francais" - tác giả J. F. M. Génibrel, xuất bản ở Sài Gòn (1898)

Các văn bản cho thấy chữ  奘 đã từng đọc là tráng, tảng và cách dùng Huyền Trang có khả năng rất cao là hiện tượng xẩy ra từ đầu thế kỷ XX cho đến nay thì trở thành phổ thông.
2. Các cách đọc chữ 奘 từ tài liệu tiếng Hán    
Chữ trang  奘  hay  弉 (thanh mẫu tùng/tòng 從 vận mẫu đàng/đường 唐 thượng/khứ thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
徂朗切 tồ lãng thiết (TVGT, QV)
徂浪切 tồ lãng thiết (QV)
才朗切 tài lãng thiết (TV)
在黨切,藏上聲 tại đảng thiết, tàng thượng thanh (CV, TViB)
才浪切,音葬 tài lãng thiết, âm táng (TV, VH, CV)
祖朗祖浪二反 tổ lãng tổ lãng nhị phản (LKTG)
徂朗翻 tồ lãng phiên (BH 佩觿)
昨朗切 tạc lãng thiết (NT, TTTH)
側亮切 trắc lượng thiết (TV)
才朗乀 tài lãng phật (TNTTĐTA 精嚴新集大藏音)
CV ghi cùng vần/khứ thanh 藏 臧 臟 奘 (tàng tang tạng trang) - CV ghi thượng thanh và khứ thanh
昨朗切,藏上聲tạc lãng thiết, tàng thượng thanh (TVi, CTT)
...v.v...
Giọng BK bây giờ là zàng zhuǎng so với giọng Quảng Đông zong1 zong6 và các giọng Mân Nam 客家话:[梅县腔] zong5 [台湾四县腔] zong5 [客英字典] zong5 [宝安腔] zong1 [客语拼音字汇] zong1 [海陆丰腔] zong5 潮州话:zang3(tsàng) zuang1(tsuang), giọng Mân Nam/Đài Loan chong7, tiếng Nhật jou sou zou và tiếng Hàn cang.
Đoàn Ngọc Tài (1735-1815) trong Thuyết Văn Giải Tự Chú ghi nhận
奘與壯音同  trang dữ tráng âm đồng
Bộ đại của chữ trang 奘 có thể viết bên phải (dưới chữ sĩ) và thêm một nét (chữ khuyển - xem Tập Vận - chữ này rất hiếm) với nghĩa tiêu cực "vọng cường khuyển", có cách đọc là 側羊切  trắc dương thiết  (TV) - bình thanh. Đây là vết tích xưa nhất cho thấy khả năng đọc là trang (bình thanh) của tráng trong TV (1037/1067), đây cũng là cách đọc của chữ trang bộ thảo 莊 (trong cách dùng trang nghiêm, trang trọng, khang trang ...).
3. Tại sao lại có các khả năng đọc khác nhau của trang?
Từ bảng liệt kê các cách đọc/phiên thiết bên trên, ta thấy ngay Huyền Tảng và Huyền Tráng là gần với âm nguyên thủy hơn (thượng/khứ thanh). Hai chữ trang bộ đại (trong Huyền Trang) và trang bộ thảo (trong trang trọng) đều dựa vào thanh phù tráng 壯 (mạnh mẽ, trong cường tráng). Một âm cổ phục nguyên (reconstructed sound) của trang bộ đại 奘 là *dzaŋ, giải thích tại sao tiếng Việt dùng phụ âm đầu *tr (phụ âm đầu lưỡi/quặt) so với phụ âm đầu t- (đầu lưỡi/vô thanh/bật).
Tiếng Trung (Quốc) hiện nay vẫn còn vết tích hai loại phụ âm này qua cách đọc BK (theo pinyin) zàng zhuǎng. Nguyên nhân của các cách đọc khác nhau trong tiếng Việt có thể là
3.1 Đọc sai
Đọc chệch tên người nước ngoài trong tiếng Việt hầu như là một kết quả tự nhiên, tuy nhiên cần phải xác định khi nào sự khác biệt là sai hay đúng và dựa trên tiêu chuẩn nào. Ngôn ngữ thay đổi theo thời gian (lịch đại - td. âm thượng cổ và trung cổ) và không gian (đồng đại - td. phương ngữ), thể hiện qua các bảng liệt kê cách đọc của chữ trang (tráng, tảng, táng, tãng ...) và thổ (đỗ, đổ, đồ ...). Khả năng thay đổi đa chiều một cách sống động là một đặc trưng của ngôn ngữ con người, phản ánh qua các bảng liệt kê cách đọc trong bài viết này.
3.2 Ảnh hưởng của phạm trù nghĩa
Tên tiếng Việt thường dựa vào chữ Hán (âm HV) và có vẻ thâm trầm/"bác học" như Hoa, Dũng, Đạt, Hiền ... So với các tên khác như Đen, Bông, Cu … Nên Tráng có thể cho ta liên tưởng đến các ý tích cực như trang (trang trọng) hay trang (trang hoàng), đặc biệt khi là tên của một vị cao tăng nổi tiếng trong lịch sử hình thành Phật giáo ở Á Châu. Tuy nhiên, không thấy văn bản nào ghi trang bộ đại bằng những chữ trang khác dựa vào bộ thảo (trang trọng), bộ y (trang hoàng) ...v.v...
3.3 Ảnh hưởng của thanh phù tráng/trang 壯
Tráng 壯 có thể là tên riêng, như nhà cách mạng Đinh Công Tráng 丁公壯 (1842 - 1887), là thành phần hài thanh trong chữ 奘, theo TVGT

駔大也。从亣从壯,壯亦聲  tảng đại dã, tòng đại tòng tráng, tráng diệc thanh
(tảng 駔 là ngựa khỏe mạnh/tuấn mã, chữ 亣 là chữ đại 大 cổ)
Vấn đề trở nên thú vị hơn khi hai âm gần nhau là tảng/táng và tráng đều có chung nghĩa, như Phương Ngôn từng ghi nhận
秦晋之间,凡人之大谓之奘,或谓之壮 Tần Tấn chi gian, phàm nhân chi đại vị chi trang, hoặc vị chi tráng
Thời VBL (1651), táng chỉ một khối lớn (tảng) như táng chì, táng cột (VBL/trang 723) - so với tảng 磉 là đá kê chân cột - đều hàm ý to lớn. ngoài ra tương quan của sảng/tảng 顙 và trán (tiếng Việt) cũng đáng truy nguyên thêm, nhưng không nằm trong phạm vi bài viết nhỏ này.
3.4 Khả năng kỵ húy
Trong lúc bàn về bài viết này, một anh bạn có nhắc đến khả năng kỵ húy: tuy nhiên, người viết vẫn chưa tìm thấy một tài liệu nào cho thấy cách đọc Huyền Trang là tránh tên của một vị cao tăng hay tên vị hoàng tộc nào. Xác suất kỵ húy của tên người nước ngoài trong tiếng Việt lại càng thấp hơn bình thường.
3.5 Khuynh hướng đồng hóa âm thanh
Một cách giải thích cách đọc Huyền Trang là khuynh hướng đồng hóa âm thanh phổ thông trong ngôn ngữ con người, hay trong trường hợp bài này là đồng hóa thanh điệu (tone assimilation): Tráng/Tảng trở thàng Trang (không dấu, thanh ngang) cùng âm điệu hay vần bằng với Huyền (dấu huyền). Đây không phải là một thí dụ duy nhất trong tiếng Việt, ta thấy có các cách dùng như

Tiếng Việt
Cá *đuôi > cá đuối (cá có đặc điểm là đuôi dài ...)
Nước *miệng > nước miếng4
...v.v...
Hán Việt
Chúng cư > chung cư (trong cách dùng quần chúng, dân chúng, chúng sinh ...)
Xa5 cừ > xà cừ
Kí Hòa > Kì Hòa
Câu kết > cấu kết
Điền kính > điền kinh
Câu đáng > câu đang/đương
Điền kính > điền kinh
Khiếu nại > kêu nài
Huyền Tảng/Tráng > Huyền Trang
...v.v...
4.  Một hệ luận của khuynh hướng đồng hóa thanh điệu
Dựa vào khuynh hướng đồng hóa thanh điệu, ta có cơ sở để giải thích một thuật ngữ trong Phật giáo, đó là cách gọi Tịnh Độ (Tịnh Độ tông).  Tông Tịnh Độ là một trường phái rất phổ thông của Phật giáo ở Á Châu. Tịnh 淨 khứ thanh nên thổ 土 cũng theo khuynh hướng "đồng hóa âm thanh" (đồng hóa thanh điệu trong các trường hợp này) để đọc thành độ (thay vì đỗ, đổ, đồ). Tịnh Độ đã từng đọc là Tịnh Thổ
- Đào Duy Anh (trang 290, sđd)
- Gustave Hue (trang 914, sđd), tác giả ghi thêm “Tịnh độ = Tịnh thổ”
Bây giờ thì ta thường thấy/nghe cách dùng Tịnh Độ hơn. Xem lại cách đọc chữ thổ 土 (thanh mẫu thấu 透 hay định 定, vận mẫu mô 模 thượng thanh, khai khẩu nhất đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
它魯切 tha lỗ thiết (TVGT)
他戶達戶二切 tha hộ đạt hộ nhị thiết (NT, TTTH)
他魯切 tha lỗ thiết (ĐV, QV, CV) - QV/TV ghi thượng thanh (B)
統五切, 吐上聲 thống ngũ thiết, thổ thượng thanh (TV, LT, VH)
他古反 tha cổ phản (NKVT 五經文字, TNTTĐTA 精嚴新集大藏音))
徒古切 đồ cổ thiết (QV, CV, TVi) - TVi ghi âm đỗ 音杜 (C)
動五切,音杜 động ngũ thiết, âm đỗ (TV, LT, VH)
董五切,音覩 đổng ngũ thiết, âm đổ (TV, VH, CV, TVi) (A)
丑下切,音姹 sửu hạ thiết, âm sá (TV, LT)
TNAV ghi cùng vần 魚模 ngư mô (thượng thanh)
CV ghi cùng vần/thượng thanh 覩 睹 堵 楮 睹 土 賭 (đổ chử thổ)(A)
CV ghi cùng vần/thượng thanh 土 吐 稌 (thổ đồ) (B)
CV ghi cùng vần/thượng thanh 杜 土 荰 肚 (đỗ thổ) (C)
同都切,音徒 đồng đô thiết, âm đồ (TViB)
他魯切, 兔上聲 tha lỗ thiết, thố thượng thanh (TVi)
他魯切, 徒上聲 tha lỗ thiết, đồ thượng thanh (CTT)
...v.v...
Giọng BK bây giờ là tǔ so với giọng Quảng Đông tou2 dou6 và các giọng Mân Nam 客家话:[客语拼音字汇] tu3 [陆丰腔] tu3 [梅县腔] tu3 [东莞腔] tu3 [客英字典] tu3 [宝安腔] tu3 [沙头角腔] tu3 [台湾四县腔] tu3 tu2 [海陆丰腔] tu3 tu2 潮州话:tou2(thóu), giọng Mân Nam/Đài Loan thou2, tiếng Nhật do to và tiếng Hàn tho twu.
Các dạng Tịnh Đỗ, Tịnh Đổ, Tịnh Đồ đều không thấy hiện diện so với các dạng Tịnh ThổTịnh Độ - dạng Tịnh Độ là thường gặp hơn cả, nhưng không cho ta liên tưởng ngay đến cõi (chỗ) an lạc như tiếng Phạn sukhavati hay Tịnh Thổ 淨土 (dịch nghĩa gần đúng từ tiếng Phạn).
Tóm lại, một cách giải thích cách đọc Huyền Trang có thể là kết quả của quá trình đồng hóa thanh điệu từ tên riêng gốc Hán. Khuynh hướng ảnh hưởng qua lại của các âm gần nhau không phải chỉ xẩy ra trong tiếng Việt, nhưng trong hầu hết các ngôn ngữ loài người. Dựa vào nguyên tắc này, ta có cơ sở giải thích nhiều cách dùng khác trong tiếng Việt và Hán Việt như xà cừ, nước miếng, Tịnh Độ ...v.v... Khuynh hướng đồng hóa thanh điệu cũng cho ra những thể thơ trong ngôn ngữ, làm cho lời nói nghe êm tai hơn đối với người bản địa.
5. Phụ chú và phê bình thêm
Phần này không hoàn toàn theo cách ghi tài liệu (Bibliography) tham khảo APA hay MLA vì bao gồm các phê bình thêm về đề tài, tài liệutác giả để người đọc có thể tra cứu thêm chi tiếtchính xác. Để cho liên tục, bạn đọc có thể tham khảo thêm bài viết "Tản mạn về tiếng Việt - hiện tượng đồng hoá âm thanh (phần 1)" cùng tác giả (Nguyễn Cung Thông) trên các trang mạng như  http://quangduc.com/a58064/tan-man-ve-tieng-viet-hien-tuong-dong-hoa-am-thanh-  hay  http://newvietart.com/index4.2213.html ...v.v...
1) Âm Huyền trong HT không có vấn đề nhiều so với âm Trang. Chữ huyền 玄 (thanh mẫu hạp 匣 vận mẫu tiên 先 bình thanh, hợp khẩu tứ đẳng) có các cách đọc theo phiên thiết
胡涓切,音懸 hồ quyên thiết, âm huyền (TVGT, QV, TV, NT, LT, VH, TTTH, CV) - QV/TV ghi bình thanh
熒絹切 huỳnh quyên thiết (TV, CV) - TV/CV ghi thêm khứ thanh - TVi cũng ghi thêm khứ thanh (âm huyễn 音眩)
呼沿切,音懸 hô duyên thiết, âm huyền (CTT)    ...v.v...
Giọng BK bây giờ là xuán so với giọng Quảng Đông jyun4 và các giọng Mân Nam 客家话:[海陆丰腔] hien2 [客英字典] hien2 [沙头角腔] hen2 [东莞腔] hen2 [陆丰腔] hian3 [客语拼音字汇] hian2 [台湾四县腔] hien2 [梅县腔] hien2 [宝安腔] hen2 潮州话:hiang5 【潮州】hiêng5 (hîang 旧时:hîen), giọng Mân Nam/Đài Loan hian5, tiếng Nhật gen ken và tiếng Hàn hyen.
2) Thích Giác Hoàng, Phạm Phú Thành (2006) "HUYỀN TRANG, HUYỀN TRÁNG HAY HUYỀN TÃNG?" - có thể xem toàn bài ở trang này http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/huyentrang.htm
3) Gustave Hue (1937) "Dictionnaire annamite-chinois-francais" NXB Khai Trí in lại (Sài Gòn - 1971)
4) Xem qua các ngôn ngữ cùng họ và láng giềng với tiếng Việt: tiếng Mường (Bi) còn dùng đác mẽnh (nước miếng, đác là nác/nước, mẽnh là miệng) so với các ngôn ngữ khác như Nyah Kur (Chao Bon, liên hệ đến Môn) ta thấy cách dùng dáak páang (nước miếng, dáak là nước, páang là miệng); tiếng Khme có tức mót (nước miếng, tức là nước, mót là miệng); tiếng Chăm còn dùng ia pabah (nước miếng, ia là nước pabah là miệng) ...v.v... Các dữ kiện này cho ta cơ sỡ vững chắc để liên hệ miếng và miệng.
nước *miệng > nước miếng (đồng hóa thanh điệu)
Miệng và miếng đều có một dạng chữ Nôm là mãnh 皿 , mãnh là âm Hán Việt (母梗切,音猛 mẫu ngạnh thiết, âm mãnh - Tập Vận) so với âm Hán cổ là *miêng (武永切 vũ vĩnh thiết - Đường Vận).
5) Chữ xa 硨 (thanh mẫu xương 昌 vận mẫu ma 麻 bình thanh, khai khẩu tam đẳng)) có các cách đọc theo phiên thiết
尺遮切 xích già thiết (QV)
昌遮切,音車 xương già thiết, âm xa (TV, CV)  ...v.v...
Giọng BK bây giờ là chē jū so với giọng Quảng Đông ce1 và các giọng Mân Nam 客家话:[客英字典] cha1 [台湾四县腔] ca1 [梅县腔] cha1 [海陆丰腔] cha1 潮州话:cia1, tiếng Nhật sha và tiếng Hàn cha.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13379)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18305)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16126)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14869)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15919)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16144)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16159)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15319)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14913)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15366)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15553)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17201)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25786)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13918)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17394)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17544)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 16995)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14342)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13466)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15624)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36508)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16316)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17014)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15380)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15942)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14016)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16362)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15900)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17857)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16001)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19787)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20917)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13600)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13792)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14681)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14028)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15137)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14864)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13864)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13697)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15377)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28191)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22386)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17246)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17155)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15166)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16220)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14912)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17266)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16830)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant