Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vòng Cung Phật Giáo tại Á Châu

17 Tháng Mười Hai 201705:12(Xem: 5848)
Vòng Cung Phật Giáo tại Á Châu
Vòng Cung Phật Giáo tại Á Châu

Nhìn vào bản đồ Á Châu chúng ta thấy một hành lang, một bao lơn bao gồm những quốc gia Phật Giáo nhìn ra Thái Bình Dương, đó là: Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Căm Bốt, Lào, Việt Nam, Trung Hoa, Triều Tiên, Đài LoanNhật Bản (không kể Mông Cổ). Hành lang này rất may mắn vì không bị đứt đoạn hay xen kẽ bởi bất cứ một tôn giáo nào khác. Theo tài liệu của Wikipedia:
-Tích Lan, 70% dân số theo Phật Giáo.
-Miến Điện, 88% dân số theo Phật Giáo.
-Thái Lan, 94% dân số theo Phật Giáo.
-Căm Bốt, 97% dân số theo Phật Giáo.
-Lào, 65% dân số theo Phật Giáo.
-Việt Nam 85% dân số theo Phật Giáo, nhưng thống kê của chính quyền nói rằng chỉ có khoảng 13% là tín đồ Phật Giáo. Thống kê này tương phản với hình ảnh sinh hoạt Phật Giáo ở khắp nơi. Những “Khóa tu một ngày”, quy y tập thể, trại sinh hoạt của thanh niên sinh viên Phật tử, Gia Đình Phật Tử, những buổi giảng pháp quy tụ khoảng vài ngàn người, kể cả vùng biên thùy, vùng núi. Những Hội Chảy Chùa Hương, hành hương chiêm bái Đền Trần, Trúc Lâm Yên Tử …quy tụ vài trăm ngàn người có khi lên tới cả triệu cho thấy tâm linh của dân tộc này là Phật Giáo và nhớ ơn Tiên Tổ. Ngoài ra, sinh viên đại học, thương gia, bác sĩ, kỹ sư, giáo chức...đủ mọi ngành nghiên cứu tập Thiền và nghe giảng về đạo đức nghề nghiệp theo lời dạy của Phật trở thành phổ biến
-Trung Hoa, theo thống kê của chính phủ, chỉ có 16% dân số theo Phật Giáo. Thế nhưng trong sách “Thiền Tông Qua Bờ Kia” vừa xuất bản của Nguyên Giác, “Theo Báo Hindustan Times ngày 4 tháng 2/2013, Bản tin kể rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng trao tặng Phó Thủ Tướng Trung Quốc Tập Trọng Huân (cha của Tập Cận Bình) một đồng hồ, và ông cụ Tập đó đã mang nơi cổ tay nhiều năm. Bà Bành Lệ Viên không chỉ là một Phật Tử Phật Giáo Tây Tạng mà còn là một người tu trì thuần thành trong truyền thống này. Theo nhận định của Robert Barnett, học giả về Tây TạngĐại Học Columbia… dưới mắt ông Tập Cận Bình, Phật Giáo đã trở thành một phương tiện an dân, hộ quốc.” tức ngấm ngầm trở thành quốc giáo nhưng không nói ra. 
-Triều Tiên (cả hai miền), theo thống kê năm 2005, 23% dân số theo Phật Giáo, còn 46% không gắn bó với tôn giáo nào. Thế nhưng Phật-Lão-Khổng vẫn là nền tảng của văn hóa Triều Tiên.
-Đài Loan, 35% dân số theo Phật Giáo, 33% theo Lão Giáo. Như vậy truyền thống của Đài Loan vẫn là Phật-Lão-Khổng. 
-Nhật Bản, 35% dân chúng theo Phật GiáoThần Đạo 51% nhưng truyền thống văn hóa của Nhật Bản vẫn là Phật Giáo
            Hành lang Phật Giáo này chính ra đã có thêm cái bao lơn khổng lồ là Ấn Độ và kéo dài xuống tận Nam Dương - đã có thời huy hoàng với Bảo Tháp Borobudur tại Đảo Java – một kỳ quan của thế giới được xây dựng vào Thế Kỷ thứ IX nhưng sau đó suy tànảnh hưởng của Ấn Độ Giáo rồi biến mất do ảnh hưởng của Hồi Giáo. Tại Ấn Độ,sau khi Đức Phật nhập Niết BànPhật Giáo gần như bị hủy diệt,  “Một trong những nguyên nhân chính làm cho Phật Giáo suy tàn và sụp đổ nhanh chóng ở Ấn Độ là sự đàn áp của những nhà cầm quyền Bà La Môn cũng như những người cuồng tín.” (Thư Viện Hoa Sen). Rồi sự xâm lăng và tàn sát của Đế Quốc Hồi Giáo vào Thế Kỷ thứ X làm Phật Giáo “mất tích” luôn. Thế nhưng ngày nay có khác, Phật Giáo đang trở mình và hồi sinhẤn Độ. Các nhà lãnh Ấn Độ nhận thấy rằng Phật Giáo không nguy hiểm cho nền an ninh chính trị của họ. Điều đó có nghĩa là Phật Giáo không đòi phải nắm lấy chính quyền, không đòi ly khai, cát cứ hay bất cứ một thứ quyền lợi, bổng lộc, ưu đãi nào của chính quyền. Cứu cánh của Phật Giáohoàn thiện con người, đem lại hạnh phúc cho con ngườiTừ BiTrí Tuệphương tiện rốt ráo để đạt cứu cánh đó. Chính vì thế mà Thủ Tướng Ấn Độ Modi, đi đâu ông cũng đều xiển dương giá trị hòa bình và nhân bản của Phật Giáohãnh diệnĐức Phật đã ra đời từ đất nước ông. Ngày nay các hàng trí thức Ấn Độthành phần “tiện dân/Thủ Đà La/người Dalit” (Untouchables) quy y tập thể theo Phật Giáo rất đông. 
            Bằng cứ vào lịch sử, chúng ta thấy các quốc gia sống trong “Vòng Cung Phật Giáo” đều:
-Không có “thánh chiến” hay xung đột vì khác hệ phái, tông phái như vùng Ả Rập, Trung Đông hay Ái Nhĩ Lan giữa Tin Lành và Ca-tô Giáo La Mã. Các tông phải Phật Giáo cùng phát triển tùy căn cơ, văn hóa, tập quán của từng quốc gia và đều tôn trọng lẫn nhau. Trong Phật Giáo không có vấn đề kỳ thị.  Đức Phật dạy rằng 84,000 pháp môn chỉ là phương tiện. Phương tiện nào đưa tới an vui, hạnh phúc cho chính mình và cho mọi người đều tốt. Thật tức cười nếu nói rằng chỉ có cử tạ, tập võ mới tốt cho con người. Nếu vậy thì chạy bộ, bơi lội, tập khí công, hít thở, thậm chí đá bóng, đá cầu…không tốt cho sức khỏe sao? Cũng thật tức cười nếu nói chỉ tu Thiền mới thành Phật. Tu Thiền khiến thành Phật nhanh hơn nhưng rất nhiều rủi ro. Còn Tịnh Độ chậm thành Phật nhưng vững vàng, như người yếu có gậy để chống. Nếu Thiền-Tịnh song tu thì “Như hổ mọc thêm cánh”, chư Tổ nói thế. Nam Tông hay Bắc Tông, Nguyên Thủy hay Đại Thừa đều là đệ tử của Đức Phật cả. 
-Thế nhưng các quốc gia Phật Giáo Á Châu có chung biên giới với Hồi Giáo đang gặp khó khăn như: Miến Điện với khu vực Rakhine của người Rohingya nằm cạnh Bangladesh, Miền nam Thái Lan có biên giới với Mã Lai, khu vực Tân Cương của người Duy Ngô Nhĩ theo Hồi Giáo ở Trung Hoa. Thậm chí Phi Luật Tân là quốc gia theo Ca-tô Giao La Mã nhưng đang phải đối phó với nguy cơ Hồi Giáo ở khu vực phía nam, sát với Nam Dương. Điều này cho thấy, nếu quốc gia bạn nằm cạnh một quốc gia theo một tôn giáo khác, bạn phải coi chừng tham vọng ly khai, đòi độc lập của nhóm thiểu số trong nước hay có thể là những cuộc xâm lăng để bành trướng tôn giáo. Thí dụ, Mễ Tây Cơ với dân số 119 triệu, nếu là một quốc gia Hồi Giáo, sẽ gây rắc rối to cho nước Mỹ. Hoa Kỳ may mắn có một hàng rào an toàn về mặt tôn giáo, Gia Nã Đại và Mễ Tây Cơ ở phía bắc và nam đều là các quốc gia theo Ca-tô Giáo La Mã hay Tin Lành. Thế nhưng Hoa Kỳ và Âu Châu đang phải đối phó với nạn khủng bố Hồi Giáo trên quy mô toàn cầu.
            Từ thực tế lịch sử và chính trị đó, các quốc gia đang nằm trong “Vòng Cung Phật Giáo” ở Đông Nam Á, chủ trương đoàn kết chặt chẽ trong tổ chức ASEAN đã đành, mà phải coi nhau như huynh đệ để cùng xiển dương giáo lý của Đức Phậtduy trì một nền hòa bình, ổn định cho khu vực. Xin nhớ, giáo lý của Đức Phậtgiáo lý hòa bình. Ngày nay, hai quốc gia Phật Giáo mà gây chiến với nhau là điều không thể chấp nhận được. 
Hiện nay Tổng Thống Maithripala  Sirisena của Tích Lan đang đóng vai trò tích cực trong việc phát triển Phật Giáo và nối kết các quốc gia Phật Giáo tại Á Châu. 
Nhìn vào những bất ổn chính trị và thảm họa chiến tranh trên toàn thế giới chúng ta thấy: Muốn duy trì ổn định chính trị, ngoài chủ trương tự do tôn giáo, bình đẳng xã hội, phải làm sao phát triển một tôn giáo dòng chính (mainstream) làm trụ cột cho văn hóatâm linh dân tộc. Chính quyền chỉ có thể duy trì kỷ luật của quốc gia. Nhưng đoàn kết đất nước, yếu tố quan trọng nhất vẫn là văn hóa, truyền thốngtâm linh. Văn hóa bao gồm lối sống, chữ viết, ngôn ngữ đồng nhất, các tác phẩm văn chương, tôn trọng các lời di huấn của Tổ Tiên, tôn trọng các bậc đạo đức, danh nhân, các bậc anh hùng đã đứng đóng góp công laotrí tuệ cho dân tộc. Truyền thống bao gồm các lễ hội lớn của đất nước. Còn tâm linh, về mặt chìm là niềm tin vào một tôn giáo. Về mặt nổi là sự hiện diện của chùa chiền, miếu đền, các di tích lịch sử. Chúng ta hãy nghe lời dạy của Đức Phật về những điều kiện cường thịnh của một quốc gia: (*)
Cuộc hành trình cuối cùng của Đức Phật bắt đầu từ Thành Vương Xá (Rajagaha) kinh đô xứ Ma Kiệt Đà (Magadha). Trước khi ngài rời Thành Vương Xá (Rajagaha), Vua A Xà Thế (Ajatasattu), vị vua giết cha, có sai viên đại thần đại thần của mình có tên Vassakara đề dò ý kiến Ngài về mưu định của nhà vua muốn gây chiến với nước Cộng Hòa Vajjian (8), thuở ấy rất trù phú. Điều kiện thịnh suy. Đức Phật dạy:
1) Ngày nào mà người dân Vajjian còn thường gặp gỡ và tụ họp đông đảo với nhau;
2) Ngày nào mà người dân Vajjian còn tụ họp trong tinh thần đòan kết, còn vươn mình tiến triển trong tinh thần đòan kết và làm tròn nhiệm vụ trong tinh thần đòan kết.
3) Ngày nào mà người dân Vajjian không ban hành những đạo luật mới mẻ chưa từng được ban hành, không hủy bỏ những đạo luật sẵn có, và sống thích hợp với những quy tắc cổ truyền;
4) Ngày nào mà người dân Vajjian còn hộ độ, tôn sùng, kính trọngđảnh lễ các bậc trưởng thượng trong xứ, và còn nghe những lời dạy thích nghi của các vị này;
5) Ngày nào mà người dân Vajjian không còn một người đàn bà hay con gái nào bị quyến rũ hay cưỡng ép phải sống với kẻ ngọai nhân;
6) Ngày nào mà người dân Vajjian còn bảo trì, tôn trọng, kính nể và làm vẻ vang các tôn miếu của họ, dù ở trong hay ở ngòai tỉnh thành, và không sao lãng những nghi lễ cổ truyền;
7) Ngày nào mà người dân Vajjian còn bảo bọc, bênh vực, và nhiệt thành ủng hộ các vị A La Hán, khiến các vị nào chưa đến sẽ đến trong xứ và vị nào đã đến, được sống an lành.
Ngày nào mà bảy điều kiện trên còn được thực hiện, thì dân tộc Vajjian không thể suy đồi, trái lại còn cường thịnh hơn trước.” Khi nghe chính Đức Phật giảng dạy bảy điều kiện thịnh suy của người dân Vajjian, vị đại thần Vassakara nhận thức chắc chắn rằng vua  xứ Ma Kiệt Đà (Magadha) không thể chiến thắng dân tộc Vajjian. 
Ngày nay, khác biệt tôn giáo đang là nguy cơ chia cắt và bất ổn trên toàn thế giới. Các tôn giáo cực đoan đều muốn nắm lấy chính quyền, thu tóm tài nguyên của đất nước, biến giáo luật thành luật pháp quốc gia, khống chế tư tưởng con người và triệt hủy mọi phong tục tập quán, văn hóa của người dân bản địa khi họ nắm được chính quyền hay lật đổ được chính quyền. 
Đào Văn Bình
(California ngày 12/12/2017)
 
(*) Trích trong Đức PhậtPhật Pháp của Ngài Narada Maha Thera,  Phạm Kim Khánh dịch từ Anh Ngữ sang Việt Ngữ xuất bản ở Hoa Kỳ năm 2545 (PL) tức năm 2001 (TL).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9306)
Con ngườisinh lão bệnh tử, đó là quy luật vĩnh hằng; cũng như trái đất có thành trụ hoại không.
(Xem: 10790)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10288)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9842)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11239)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18836)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9677)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8908)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9476)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9005)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9314)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8995)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9719)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10483)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9376)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9941)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10361)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9548)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10883)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10273)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9448)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10660)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12737)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10377)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10264)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13464)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10833)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10125)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9117)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10267)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10665)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18040)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10967)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10858)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10920)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11858)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12379)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17932)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11953)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10010)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9573)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14751)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9673)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8812)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9017)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8971)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8082)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11907)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10271)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8765)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant