Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

07 Tháng Hai 201805:02(Xem: 7485)
Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

Nhụy Nguyên


Đầu Năm Hướng Về Tam Bảo

Đầu năm, lộc non nhú trên những cành cây tưởng đã khô mục, như là biểu tượng cho sức nhẫn nhục tuyệt vời lấp lánh dưới bầu trời Phật pháp. Chan hòa sự sống với vạn vật để lắng tâm nghe sơn hà đại địa cỏ cây hoa lá cất tiếng chào mừng giữa không gian tràn đầy ánh sáng. Chánh điện sáng trưng, mai bung hoa rực rỡ, bên ngoài cây cối đâm chồi non lộc biếc, dãy đèn lồng và cờ phấp phới. Phật tọa trên bục cao với ánh nhìn từ bi cứu độ.

Không gian chùa trở nên nền nã thanh thoát. Phật tử và người dân cố xứ đến chùa tạ ơn Tam bảo gieo duyên lành. Sự khởi đầu cho một vòng quay của trái đất là sự khởi đầu cho một vòng đời. Đầu năm, đào mai đua nở, lộc non nhú trên những cành cây tưởng đã khô mục, biểu tượng cho sức nhẫn nhục tuyệt vời lấp lánh dưới bầu trời Phật pháp. Hãy đừng phương hại một con vật dẫu nhỏ nhất, hãy đừng làm gãy một nhành cây. Hãy chan hòa với sự sống vạn vật. Hãy lắng tâm nghe sơn hà cỏ cây hoa lá cất tiếng chào mừng giữa không gian tràn đầy ánh sáng.

Tôi vẫn thường dẫn các cháu lên chùa vào những ngày Tết thay vì đến các điểm vui chơi rầm rộ. Chúng ta bây giờ đã bỏ qua một giai đoạn quan trọng trong đời người là “thai giáo”. Thật diệu kỳ biết bao khi thai nhi ngày đêm được nghe hồng danh Đức Phật, được nghe kinh Địa Tạng tẩy trừ bớt nghiệp chướng trong đời quá khứ. Một đứa trẻ vừa lớn lên, được mẹ cha thường dẫn lên chùa sẽ là vốn quý vô ngần. Đứa trẻ không được giáo dục tinh thần của đạo Nho và hơn nữa là Phật pháp sẽ khó hoàn thiện mình trong tương lai. Câu “A-di-đà Phật” gieo vào tâm là mầm giống quan trọng nhất đời người. Hạt giống ấy sẽ có một ngày tách vỏ hướng về ánh hào quang của Phật như một mầm xuân bụ bẫm giữa đất trời.

Chùa chính là mái hiên vĩnh cửu che chắn mỗi phận đời trong thăm thẳm. Đầu năm được gặp Phật lễ Phật, được gặp quý Thầy nghe giảng pháp thì không phước nào lớn hơn. Nhiều gia đình ở ngay bên chùa song Phật pháp vẫn là một món gì đó rất xa lạ. Bởi duyên của họ ở tiền kiếp quá mỏng, cũng là do nghiệp che mờ. Con thỏ nếu phải đeo kính râm thì củ cải nào cũng là cà-rốt. Tin hay không tin có thế giới Cực lạc đang chào đón bất cứ ai thiết nguyện sanh về, chính là thể hiện người ấy đời trước gieo thiện căn cạn hay sâu. Niềm tin của chúng ta cạn thì năng đến chùa nghe pháp nhiều thêm, năng niệm Phật lạy Phật. Ta lạy Phật mà tâm chỉ xoay vòng câu “A-di-đà Phật” từng chuỗi, thật khó cách tu nào thù thắng hơn.

Lễ Phật ở chùa hay lễ Phật tại gia là nét văn hóa tâm linh viên mãn. Lạy Phật để xả bớt cái ngã chất ngất. Lên chùa không phải để cầu xin. Phật sẽ không cho chúng ta thứ gì ngoài phương tiện cứu cánh đệ nhất. Chúng ta cầu xin Phật mà không rốt ráo làm theo lời Phật cũng chẳng khác tín đồ ngoại đạo. Khi một ai giơ tay lên cầu xin thì Ngài sẽ cười và cầm bàn tay của người đó quay về phía họ: “Phật vốn là con rồi, sao còn cầu”. Trong mỗi người đều có Phật tánh. Trong chúng ta cũng có ma tánh, quỷ tánh và vân vân tánh. Chúng ta dùng câu Phật hiệu kết lại thành phiến để phủ lên; lâu ngày loài “giặc phiền não” sẽ héo, tâm hiện trí tuệ chói ngời.

Lạy Phật - Niệm Phật, bởi từ lâu ta cứ tưởng mình thông minh tài giỏi; từ lâu cứ tưởng mình hơn người, nắm trọn tri thức nhân loại, mà thực chất toàn vọng tưởng. Lạy Phật để thấy mình sao quá u mê. Nay từ trong lầm lạc được Phật chỉ ra con đường sáng, thật muôn lần đội ơn sâu dày. Ở Vạn Phật Thánh Thành, ai muốn trở thành đệ tử của Hòa thượng Tuyên Hóa, trước hết phải lễ Phật đủ một vạn. Nếu tâm vẫn sân hận, vẫn ganh ghét hơn thua, vẫn gồng mình lên trước những trái khoáy, vẫn chạy theo ta-bà thị phi, dẫu tu đến đầu bạc răng long Phật cũng không thể ban cho ta Vô Lượng Thọ để tự tại phiêu du trong dòng thời gian bất tuyệt. Và mỗi mùa xuân đến, khác gì ta bước gần hơn cái hố sâu thăm thẳm, mong chi được cứu rỗi.

Mùa xuân, hoa cỏ đua nhau khoe sắc. Con người cũng khoác lên mình những bộ cánh tinh tươm, góp phần tô điểm cuộc đời tươi đẹp. Các đại lão hòa thượng khuyên nhủ: Chúng ta có thể dùng thành quả chân chính dâng lên chư Phật. Nhưng quý giá nhất vẫn là cúng dường Tam bảo công phu tu tập của mình. Những khám phá vĩ đại bậc nhất của khoa học đã khiến nhân loại kinh ngạc. Càng kinh ngạc hơn khi phần lớn trong số đó vô tình chứng minh lời Phật. Con người sẽ thực sự lớn khi nâng tầm nhận thức về vũ trụnhân sinh, trong đó liễu thoát sanh tử là quan trọng nhất. Con người thật nhỏ bé, và sẽ biến mất nếu không nương mình dưới ánh hào quang của Phật.

Hãy quên năm cũ với bao phiền muộn. Chúng ta dẫu đứng cao nhất trong loài người thì cũng nên biết một ngày không xa quả địa cầu này sẽ tàn hoại. Những bước chân đầu tiên của năm hướng về Tam bảo, là rút ngắn con đường hướng về nước Phật. Tiếng chuông chùa vẫy gọi, Tâm kinh đang vẫy gọi những ai mở kho tàng tự tánh dung chứa tất thảy những gì có trong vũ trụ. Hướng về Tam bảo chính là nhận diện đúng nhất giá trị kiếp người giữa hư không tận pháp giới.

Có một vị sư từng đưa ra ý tưởng mở khóa tu “ngày ba mươi Tết”, để xem Phật tử có thật tu trong bận rộn. Đó cũng là thông điệp “ba mươi Tết của cuộc đời”, chúng ta sẽ phải bỏ lại mọi thứ dẫu quý giá vô ngần lật qua một trang đời khác. Cái lý cao tột trong Tịnh tôngchúng sanh có đủ nguyện lựcniệm lực (niệm Phật) cầu sanh về Cực lạc? Có trăm ngàn lý do khiến ta lấy khổ làm vui; có Phật tử còn bảo: mong Phật thư thư để con ở lại ta-bà làm Phật sự, hàng năm tổ chức lễ Tết cho Phật; dẫu sao đây cũng là một lý do dễ thương. Tâm còn bám chấp bể khổ, biết yêu thương mọi người, khuyến người hướng về nẻo thiện cũng là một “pháp môn” vậy.

Tôi may mắn được “gặp Phật” ở một ngôi chùa làng ấm cúng, đêm đêm cùng đạo tràng niệm Phật thanh lọc ưu phiền. Có lẽ không nhất thiết phải nêu tên chùa; cái tên chỉ để gọi chứ không phải danh vị cao sang. Đạo tràng nơi đây thật đặc biệt. Mấy chục năm ròng tháng ba mươi ngày tối nào cũng niệm Phật với đủ giai tầng xã hội. Riêng điều này đã rất hiếm so với hàng trăm ngôi chùa khác ở chốn Thiền kinh.

Ước mong gieo thiện duyên với người dân mỗi lần ngang qua chùa và nhất là đón quý Phật tử gần xa, cả đạo tràng lên kế hoạch dựng lễ đài từ trước Tết hàng chục ngày. Ai đều vất vả kiếm sống; người làm ra càng nhiều tiền nghỉ ngày nào tiếc ngày đó song đều phát tâm năng nổ phụng sự. Từ gã thợ mộc, tay thợ điện, anh thợ vi tính, người cắm hoa cho đến kẻ lao công, tất thảy đều hướng thượng với tấm lòng thành kính. Chợt nhớ câu chuyện trong kinh: Thời Đức Phậttinh xá Kỳ Hoàn, vua A-xà-thế theo lời khuyên của quần thần đã đem rất nhiều đèn cúng dường, nhưng không bằng công đức của một bà lão ăn xin cúng năm xu tiền dầu. Đây là sự cúng dường với tâm thuần thành gần như cả gia sản của bà lão; còn vua A-xà-thế cúng vô vàn đèn song tính ra chỉ một phần nhỏ xíu trong gia sản, và quan trọng là tâm không thuần thiện. Việc cúng dường trước hết phải từ sự rung động trước ân sâu của chư Phật, việc bố thí phải từ tâm thương yêu kẻ nghèo và chúng sanh trong các đường khổ mới viên mãn phước đức. Đã người tu ai chẳng hành thiện, song hành thiện chưa hẳn là người tu. Rất nhiều người đến chùa cúng dường bằng đồng tiền không sạch lại với mục đích cầu lợi trong lúc không chịu nghe và hành theo lời Phật dạy về thập thiện, ngũ giới, xem Phật như thần thánh quan tham…

Ngôi chùa làng tôi may mắn kết duyên, qua thời gian ngắn mới thấm thía nguyện lực từ bi của Phật. Kể cả tà ma ngoại đạo cũng là đối tượng cứu độ của Ngài. Ý của Hòa thượng Tuyên Hóa: phần lớn tâm Phật chính là từ tâm ma quỷ mà tu thành. Anh em Phật tử trong chùa vẫn đùa nhau, rằng chỉ ở đây mới tiếp đãi những cá nhân quá đặc biệt. Một người được xác định “vướng âm” khiến gia đình đau đầu nhức óc. Lần ấy tạt vào chùa uống trà, thế là dính luôn, không đêm nào vắng, lặng lẽ đến, xong thời công phu lại lặng lẽ về. Ít nhất có bốn trường hợp bệnh viện xác định “K”, họ kiên trì đến chùa niệm Phật cùng đạo tràng, một thời gian bệnh thuyên giảm và có người lành được hai mươi năm tính cho đến nay! Lại có trường hợp “ma men” quậy từ nhà ra chợ, công an cũng bó tay. Lần mần sao một hôm “đi lạc” vào chùa. Thời gian đầu chẳng ai dám ngồi gần, mà có phải ngồi gần cũng không thể nhiếp tâm niệm Phật bởi gã quá hôi… Giờ con người ấy khác nhiều. Sân chùa sạch sẽ một phần nhờ anh quét dọn, lúc chùa đụng sự thì khỏi nói đến mức độ năng nổ.

Mỗi đêm cứ đúng bảy giờ, tiếng chuông và mõ vang lên, sau bài sám hối là câu Phật hiệu nối nhau nhấp nhô dội sóng. Thời nay ngành vật lý đo được sóng âm dao động trong vũ trụ; thí nghiệm cho thấy câu Nam-mô A-di-đà Phật mỗi lần được niệm (niệm thầm hay ra tiếng đều phải lắng tâm nghe rõ), sóng âm lan xa vô tận sẽ khiến không gian trở nên nhuần nhị, thanh lọc thân và tâm bệnh hoạn. Nếu ai chuyên chú niệm Phật ít năm sẽ trở thành một con người hoàn toàn khác, tương ưng với tánh đức bởi chúng sanh vốn dĩ có Phật tánh.

Ngày đầu tiên bắt tay vào trang trí chùa thật ý nghĩa. Sáng đó một đạo tràng viên chiêu đãi cà-phê. Bên hiên chùa, mọi người thưởng thức hương vị thơm ngát của loại cà-phê rang xay thứ thiệt không pha trộn; sau đó nhấp ly trà đậm. Việc quan trọng là làm sạch chánh điện. Bụi bám ở các tấm kính đặt tượng, mạng nhện; các đồ thờ, lọ hoa được phía nữ nhẹ nhàng đưa xuống lau rửa sạch, những tượng Phật, Bồ-tát sẽ được phái nam lau riêng bằng những chiếc khăn mới, tay làm miệng niệm Phật giữ tâm thanh tịnh. Thứ đến là bệ đặt tượng Phật trước sân chánh điện. Mấy năm trước có một người dỡ nhà thay kèo cột, anh em Phật tử ngỏ lời xin và họ vui vẻ cúng dường; đạo tràng nhờ thợ mộc làm bệ đánh dấu kỹ lưỡng từng bộ phận. Trong hoàn cảnh khó khăn, một thanh niên đề xuất ý tưởng mua rá nhựa úp hai cái lại một, thêm hai viền rua rồi luồn đèn quả ớt vào trong, giảm chi phí đáng kể so với đèn lồng mà vẫn sinh động.

Cây mùa xuân là điểm nhấn trước sân chánh điện. Một cây kiểng đẹp được cắt tỉa nghệ thuật, sau đó gắn lên những phong bì chúc Tết có hình Phật Di-lặc cười, bên trong là tờ bạc mới kèm theo câu kinh/kệ hay lời khai thị ngắn ngọn nhẹ nhàng. Ví như “Niệm Phật một câu phước sanh vô lượng/ Lạy Phật một lạy tội diệt hằng sa”. Đức Phật từng dạy, tội lỗi của chúng sinh tích từ vô thỉ, nếu có hình tướng sẽ đầy cả hư không. Lạy Phật, niệm Phật, phóng sanh, bỏ ác tích thiện là phương pháp tối ưu tiêu trừ vọng tưởng, tiêu bớt nghiệp chướng, sớm nhẹ gót phiêu du. Đầu năm hướng về Tam bảo, quang cảnh ở chùa dẫu quá khiêm tốn so với Cực lạc, song cũng khiến lòng người thanh thoát…

Lúc kết thúc công việc trang hoàng, cũng là buổi tất niên. Những chiếc chiếu sạch sẽ trải ra. Trà, bánh và hoa quả. Ông Trưởng ban Hộ tự lễ tạ ân đức chư Phật rồi chung vui cùng đạo hữu, ôn lại những ngày đầu gian khổ đến nhận chùa từ ban quản lý của làng. Hồi đó cỏ dày đặc tốt ngang người. Rồi bao rắc rối chưa giải quyết thấu triệt, kinh tế chùa eo hẹp. Nhưng rồi trời ngày một sáng. Những đêm cuối năm nhiều Phật tử đến ngủ lại chùa, ngồi với nhau bên chén trà khuya. Đêm giao thừa anh em còn được các o chiêu đãi bữa chay thịnh soạn. Bếp chùa ở hậu liêu đủ mươi người cùng nhau phục vụ những hôm đại lễ vài trăm suất ăn. Nhìn cảnh Phật tử từ trẻ đến già quây quần bên bếp lửa củi làm lụng chuyện trò ngỡ mình được trở lại quê nhà trong một buổi gặp đặc biệt của đại gia đình.

Từ chiều ba mươi, bàn thờ Phật ở mỗi nhà đã sạch sẽ, nhiều hoa tươi, trái cây; người nghèo chỉ cần thành kính dâng lên ly nước trong cũng khiến Phật ngợi khen. Người rỗi tới chùa dự khóa thường lệ, người bận việc thì đến vào tầm mười một giờ hơn. Ai nấy áo tràng trang nghiêm, chắp tay hướng về chánh điện, lễ bắt đầu bằng hồi trống chuông bát-nhã. Chuông vang, trống dồn hòa theo tiếng mõ trầm ấm, nhắm mắt bỗng thấy lâng lâng huyền nhiệm. Vào phút giao thời, cả đạo tràng nguyện đem công đức hồi hướng về khắp tất cả chúng sanhđệ tử an lạc, âm siêu dương thái. Mọi người cùng lễ Phật và an tọa niệm hồng danh Đức Từ Phụ. Tiếng niệm kết thành sóng âm lan xa xô dạt chướng khí, dọn đường cho một ngày mới tinh khôi.

Nhụy Nguyên

Văn Hóa Phật Giáo số 290-291 ngày 1-2.2018

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10342)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11424)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10875)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10641)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10091)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11433)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10209)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11114)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12685)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10982)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11916)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11957)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10467)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10906)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10539)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13497)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11208)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10565)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10357)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12692)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11629)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15042)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16292)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11770)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11615)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13988)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12095)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13643)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12069)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11541)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13121)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14235)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11767)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12447)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12085)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11962)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11525)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11389)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11416)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11289)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13220)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11571)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13324)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11815)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13628)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12372)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11105)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13192)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13289)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13965)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant