Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Là Khách Lạ, Ngay Trên Quê Hương Mình!

08 Tháng Sáu 201822:34(Xem: 7356)
Là Khách Lạ, Ngay Trên Quê Hương Mình!

LÀ KHÁCH LẠ, NGAY TRÊN QUÊ HƯƠNG MÌNH!

Huệ Trân

 

 

            Có tình cờ không, khi tin tức trên mạng gần đây, cả trong và ngoài nước đều đưa tinhình ảnh những địa danh như Khánh Hòa, Nha Trang, Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bãi Cháy, Hạ Long …. đều đang biến dạng thành đất Tầu!

            “Đất Tầu” chứ không phải “Phố Tầu” như China Town, Japanese Town …v…v… ở Hoa Kỳ, hay ngay như Chợ Lớn khi xưa, là những minh định rõ ràng trên phương diện thương mại, nơi đó, phố đó, với những thỏa thuận dành cho dân tộc đó buôn bán, giao tiếp, giới thiệu, những gì đặc thù của dân tộc họ, với người đồng hương cũng như với người bản xứ.

              Những địa danh tại Việt Nam đang được đề cập đến không ở trong dạng thức đó. Hình ảnh phổ biến là những dãy phố, những hàng quán treo biển hoàn toàn chữ Tầu, không có một chữ tiếng Việt! và choáng ngợp tới nhức mắt với 2 mầu vàng, đỏ. Cũng theo tin tức thì có những tiệm, ngoài biển viết là bán các loại nước hoa, mỹ phẩm nổi tiếng (nhờ người biết chữ Tầu dịch lại) nhưng vào trong tiệm thì không hề có những món hàng loại đó, nhưng người ra, kẻ vào thì cứ xí xố tiếng Tầu, chả có chi thắc mắc! Không biết người bán thực sự bán món gì và người mua thực sự tìm mua gì, thậm chí có tiệm, họ còn tự nhiên thoải mái mua bán bằng tiền Tầu!!

            Tất nhiên, đây chỉ là một vài địa danh tiêu biểu được báo chí nhắc tới. 

               Cũng theo những tin phổ biến rộng rãi, thì nhiều khách du lịch nước ngoài (không phải khách Tầu) khi dừng chân ở những địa danh nêu trên đã không khỏi ngẩn ngơ tự hỏi “Có mua lầm vé du lịch Trung Quốc, thay vì Việt Nam???”

           

            Những bi hài kịch này khiến tôi nhớ về thời điểm khoảng giữa năm 2001. Đó là khi ranh giới Việt – Trung bị âm thầm dời đổi, chỉ bằng một cái bảng mới, với tên “Cây số Zero”, nằm giữa Ải Nam Quan cũ và Cửa Hữu Nghị bây giờ.

            Ranh giới này đã dời sâu vào nội địa Việt Nam, cắt đôi thác Bản Giốc thuộc tỉnh Cao Bằng, từng là thắng cảnh nổi tiếng của miền Bắc Việt Nam, nay một nửa đã thuộc về Trung Quốc. Dân chúng quanh vùng cao nguyên đó, khi nhìn thấy “Cây số Zero” cũng chỉ là nhìn thấy một cách mơ hồ. Chỉ khi có ai đó, hồn nhiên bước qua và bất ngờ bị gọi lại, hỏi giấy tờ, mới được dạy dỗ là đã phạm tội vượt biên giới, vì đây là … đất Tầu!!!

            Đất đã vậy, biển thì sao?

            Chỉ tạm đọc một góc nhỏ trên nghiencuuquocte@org về chính sách của Trung Quốc đối với tranh chấp biển Đông từ 2007 đến 2012 sẽ hiểu ngay vì sao Trung Cộng có thể đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh cá ở biển Đông, đặc biệt là vào những mùa đánh bắt cao điểm đối với ngư dân Việt Nam; vì sao tàu chiến Trung Cộng có thể coi thường dư luận quốc tế mà nã súng vào những chiếc thuyền đánh cá mong manh của ngư dân Việt Nam, có nơi chỉ cách thành phố Sài Gòn 350 Km!!! …. Bị đuổi, bị cấm, bị bắn trên những vùng biển đã nhiều đời nuôi sống ngư dân mà không được nhà nước lên tiếng bảo vệ, che chở, thì chờ đợi chi ở những phiên tòa, khi người dân lên tiếng phản đối nhà máy gang thép Formosa của Đài Loan, thải khí độc tràn lan mặt biển khiến hải sản chết trắng suốt dọc bờ biển miền Trung, mà những người dân đó lại bị bắt, bị kết tội, bị bỏ tù ….  

            Nhớ về những thời điểm này cũng khiến tôi nhớ một bài viết cũ, tôi viết đã hơn 10 năm, vì hình ảnh ngày nay quá tương phản!

            Lục tìm chồng sách cũ, thấy lại bài viết trên trang giấy đã ngả vàng, tôi đọc lại, khó ngăn nỗi ngậm ngùi, nên xin trích dăm đoạn, chia sẻ nơi đây:

            “ … Có phải những tầng mây xám thấp, mang theo tiết lạnh cuối đông mới khiến lòng người dễ bùi ngùi khi đọc một đoạn văn, nghe một dòng nhạc? Với tôi, hình như không! Tôi không thường bị ngoại cảnh kéo chùng xuống, mà những sự kiện phi thường trong thầm lặng lại là những gì dễ khiến tôi sửng sốt bàng hoàng. Như hôm nay, ngoài vườn đang tràn ngập nắng vàng, mây xanh, gió mát và chim hót líu lo. Vậy mà tôi đang thổn thức vì vừa đọc một bài trên báo, viết về những người mẹ Tây Tạng can đảm, âm thầm đưa con nhỏ vượt Hy Mã Lạp Sơn với một ước mong duy nhất là gửi được con mình cho các ngôi trường của người Tây Tạng lưu vong, ở Napal hay Ấn Độ, nơi đó, những người mẹ hy vọng con mình được hướng dẫn nền giáo dục Tây Tạng và sẽ giữ được giáo Pháp của Phật Giáo Tây Tạng.

            Vượt Hy Mã Lạp Sơn đồng nghĩa với vượt ranh giới giữa sống và chết, vì muôn trùng hiểm nguy của chênh vênh đèo núi, của tuyết phủ rêu phong, của những họng súng biên phòng hờm sẵn, của đói, lạnh, thương tích … Vậy mà, những người mẹ vẫn đưa con ra đi; gửi được con rồi, lại đơn độc vượt núi băng rừng trở về, trong tâm trạng kiếp này đành vĩnh biệt!

            Bi thương đến thế, nhưng theo bài báo thì hàng năm vẫn có từ 2500 đến 3000 người mẹ Tây Tạng vượt Hy Mã Lạp Sơn với tấm lòng băng thạch là tìm môi trường bảo vệ văn hóa của dân tộc mình cho lớp măng non. Niềm hy vọng đó của họ đang mòn dần theo năm tháng với những biến chuyển lạnh lùng của thế đứng toàn cầu!

            Nhưng thực tế đó không lay chuyển Trái-Tim-Tây-Tạng.

            Đây có phải là quyết tâm bất thối, như những Phật tử tu pháp môn Tịnh Độ, hướng về Tây Phương Cực Lạc bằng Tín, Nguyện, Hành thì Tịnh Độ ngay nơi bước chân qua?

            Những người mẹ Tây Tạng vô danh đó tin gì, nguyện gì, mà có thể quyết tâm phụng hành như thế? Làm sao những người mẹ đó có đủ can đảm dắt các con nhỏ xông pha sương tuyết, thập phần hiểm nguy với dấu mốc mơ hồ, xa thẳm, là con mình sẽ không bị đồng hóa với ngoại bang, sẽ được nuôi dạy trong nền giáo dục đặc thù dân-tộc-tính và nhất là được tự do phụng thờ giáo pháp mà họ hãnh diện gọi riêng là Phật Giáo Tây Tạng?

            Động lực giúp họ can đảm ra đi, chắc không phải chỉ là sức chảy của triền suối, dòng sông, mà phải là sức mạnh bạt ngàn sóng cả của đại dương trùng trùng bất tận. Những bà mẹ Tây Tạng đó phải là những chiến sỹ vô danh quả cảm, phi thường, không chỉ âm thầm mang thân mình chiến đấu, bảo vệ nền văn hóa của dân tộc mà còn đặt cả hậu thân vào lý tưởng.

            Trong lễ Quán Đảnh Mật Pháp Kalachakra lần thứ 30 của thế giới, Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần của dân tộc Tây Tạng đã ngậm ngùi bày tỏ rằng, rồi chỉ còn là vấn đề thời gian, một mai Tây Tạng bị sức ép, thống nhất vào Trung Quốc, nếu thế giới không bất ngờ đột ngột thay đổi cục diện cho một trật tự toàn cầu!

            Đó là trạng huống thực tế mà những ai quan tâm đều có thể nhìn thấy. Đường xe lửa nối liền Hoa Lục và Tây Tạng sẽ ồ ạt đưa người Hán vượt biên hợp pháp, đem theo cồng kềnh hành trang ngũ trược vào một xứ sở bốn mùa trầm lắng tiếng chuông ngân!

            Rồi sẽ còn không, hương thiền trang nghiêm nơi bao tu viện ẩn mình sau những rừng cây, đồi núi trong xanh?

            Rồi sẽ còn không, tiếng kinh chiều nhắc nhở người quy thiện?

            Rồi sẽ còn không, những cậu bé được dọn thân tâm từ thưở ấu thơ, hoan hỷ lấy mái tu viện làm nhà, lấy sư trưởng, bạn đồng môn làm thân thuộc?

            Rồi sẽ còn không, nền văn hóa tắm đẫm giáo pháp từ bi, thể hiện trong từng cá nhân, từng gia đình?

            Rồi sẽ còn không, bóng ca-sa thấp thoáng trên đường phố, hòa vào dòng chảy của dân tộc, chung một đạo vị từ bi, nhân ái?

            Rồi sẽ còn không, ngôn ngữ, phong tục, tập quán của một xứ sở nhỏ bé với hơn sáu triệu dân mà đại đa số thuần nhất hướng về Chư Phật?

            Hy vọng mong manh quá! Vậy mà những người mẹ can trường kia vẫn tiếp tục mang thân tâm mình và con mình để vun đắp, tài bồi niềm hy vọng ấy trong trạng huống cực kỳ hiểm nguy, cực kỳ cùng khốn! …..”

           

            Có ai quặn đau, tủi hổ khi nhìn về bên kia dãy Hy Mã Lạp Sơn, để thấy mờ ảo trong sương tuyết, những bà mẹ lầm lũi, run rẩy, ôm con vượt chết, chỉ để tới được miền đất tạm dung, nơi hy vọng tìm được sự sống cho thế hệ mai sau, một đời đáng sống. Đó là được sống với trọn vẹn TINH THẦN DÂN TỘC.

            Trong khi, tại quê hương Việt Nam, những người còn đang nắm chủ quyền, lại tự biến dạng quê Cha đất Tổ bằng bản chất dị biệt của dân tộc khác!

            Ngày nay đang tự biến thành Đất Tầu, liệu ngày mai còn là Đất Việt không?

 

            Ngước lên chót đỉnh non cao, nơi năm mươi con từng theo Mẹ lên núi.

            Nhìn xuống thẳm sâu đại dương, nơi năm mươi con từng theo Cha xuống biển.

 

            Ôi, dường như núi cao, biển sâu đều đang đồng vọng âm thanh…..

            Âm thanh tiếng gọi của Hồn Thiêng Sông Núi!

 

Huệ Trân

(Mùa Hè mất dấu chim bay, 2018)

                 

             

                   

Ý kiến bạn đọc
09 Tháng Sáu 201808:23
Khách
A DI ĐÀ PHẬT - Bài viết quá hay-giàu hình ảnh và tâm tình xúc động.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8735)
Đặc thù của tướng mạo có quan hệ với sự di truyền của bố mẹ, như màu da sắc tộc, tính nết của con người hoặc đẹp hay xấu đều ảnh hưởng nửa đời trước của chính mình,
(Xem: 8467)
Phòng hành thiền của Đức Đạt Lai Lạt Ma được tắm trong ánh nắng dịu dàng của buổi sáng.
(Xem: 8546)
Đức Phật thành tựu giác ngộ cũng nhờ nương theo tinh thần trung đạo, tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnh.
(Xem: 8713)
Nếu muốn mang lại cho mình sự bình lặng thì các bạn phải thực hiện được nó trên tất cả mọi mặt.
(Xem: 7744)
Bậc chứng thánh, bậc chân tu thực sự có công phu, sống trong tịnh pháp, phần lớn đều là những người vô bệnh.
(Xem: 11758)
Phải chăng còn tùy vào căn cơ của mỗi chúng ta nhận nhiều hay ít, nhưng dòng sông không biết đợi mà sẽ chảy hoài chảy mãi không thôi...
(Xem: 21908)
Phật dạy: với người không có duyên, ta dù có nói bao nhiêu lời và dùng nhiều phương tiện thiện xão cũng bằng thừa.
(Xem: 7978)
Các pháp hữu vivô thường, có được rồi cũng sẽ mất, có thành thì phải biến hoại, có sinh thì ắt sẽ bị già bệnh chết.
(Xem: 9487)
Jürgen Habermas sinh năm 1929 là giáo sư Triết học tại Đại học Frankfurt (Đức) mà tên tuổi cuả ông gắn liền với Trường phái Triết học Frankfurt.
(Xem: 14244)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh dành thời gian cả cuộc đời mình cho Phật giáo, với mong muốn mang lại hạnh phúc cho mọi người.
(Xem: 9236)
Kinh vô lượng nghĩa. Vô lượng trước hết nên hiểu nghĩa từ cạn đến sâu, từ thấp lên cao.
(Xem: 8991)
Tôn giáo là hình thái ý thức xã hội gồm những quan niệm dựa trên cơ sở tin và sùng bái những lực lượng siêu tự nhiên.
(Xem: 8372)
Những Thiền sư VN đã sống trọn vẹn đời mình theo những điểm căn bản của Đại thừa như vậy, và một khi phát khởi tâm Bồ đề...
(Xem: 8696)
Lời khuyên của Đức Phật là khi làm từ thiện, chúng ta hãy kêu gọi những người khác cùng chung-sức với mình, như thế ...
(Xem: 9863)
Muốn sống với chân hạnh phúc xin hãy chặt đứt mọi vọng tưởng điên đảo. Khi vọng tưởng điên đảo chấm dứt thì Chân Tâm sáng tỏ.
(Xem: 9570)
Thở vào để hàm dưỡng sinh lực, thở ra với lòng lành hướng về tất cả chúng sinh.
(Xem: 9468)
Đừng nói sáo ngữ rằng ta là cát bụi sẽ trở về với cát bụi, khi chúng ta tiếp tục tham lam, theo đuổi không ngừng ý muốn chiếm hữu, tranh đoạt cho phần mình.
(Xem: 8797)
Chúng ta cần phải lưu ý đến một điểm thật quan trọng và tế nhị là dù mình đã đạt được nhiều kinh nghiệm luyện tập thiền định.
(Xem: 9590)
Người sống được một-trăm-năm mà không hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt, thì không tốt-đẹp cho bằng người chỉ sống một-ngày mà hiểu-rõ cuộc-đời là vô-thường và sinh-diệt.
(Xem: 8280)
Không phải ngẫu nhiênĐức Phật xem việc gần gũi vua quan là nạn, và mạnh mẽ cảnh tỉnh chúng Tăng: “Gần gũi bậc vua chúa vương gia có mười việc phi pháp”.
(Xem: 9189)
Đức Thánh Thiện không thù ghét người Trung Hoa. Như một vấn đề thực tế, ngài tha thứ họ và không để lòng gì cả.
(Xem: 9542)
Thực hành tính nhẫn nại với động cơ bồ-đề tâm được coi là nhẫn nại ba-la-mật hay sự nhẫn nại hoàn hảo.
(Xem: 8999)
Một trong những khổ đau dai dẳng của kiếp người là sự lo sợ, lo nghĩ, lo phiền, ưu tư, sầu muộn.
(Xem: 9322)
Theo quan điểm của giáo lý Phật giáo sự bất công trong đời sống chứa đựng nhiều nguyên nhân. Có những nguyên nhân...
(Xem: 21408)
Trăm năm trước thì ta chẳng có, Trăm năm sau có cũng như không. Cuộc đời sắc sắc không không, Trăm năm còn lại tấm lòng từ bi
(Xem: 8966)
Ban rải lòng từ, đem tình thương đến với mọi người, mọi loài và nỗ lực bảo vệ sự sống là sứ mạng của những người con Phật.
(Xem: 9451)
Bước vào con đường tu tập Dhamma (Đạo Pháp) mà không giữ được quân bình giữa sự tập trung (concentration/sự chú tâm) và sự quán thấy (discernement/sự nhận thức) thì ...
(Xem: 8785)
Một số người có duyên lành trải qua kinh nghiệm cận tử, sau khi thoát nạn thì thay đổi hoàn toàn từ nhận thức, quan niệm sống đến hành xử theo hướng thiện lành.
(Xem: 9184)
Kodo Sawaki (1880-1965) hay “Kodo-Kẻ không nhà”, là một trong những vị thiền sư phái Tào Động (Nhật Bản) có ảnh hưởng nhất của thế kỷ XX.
(Xem: 10674)
Từ bùn lầy hoa sen vươn lên và nở hoa thơm ngát, cũng vậy, ai cũng có khả năng giác ngộ giải thoát như nhau.
(Xem: 9079)
Bồ Tát Quan Thế Âm là vị Bồ Tát đã được người đời nghĩ tới và niệm danh hiệu của Ngài vì Ngài đã ...
(Xem: 10181)
“Vô Thường! Vô Thường!” Đây là đặc tính vi diệu, khó thấy thứ nhất của sự hiện hữu do Đức Thế Tôn ấn chứng.
(Xem: 9551)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng...
(Xem: 8820)
Chúng ta phải làm thế nào để có thể quán thấy thật minh bạch năm thứ cấu hợp (ngũ uẩn) - tức là cả cái khối "thân-xác-tâm-thức" gây ra đủ mọi thứ khổ đau và căng thẳng.
(Xem: 8728)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quảtrở thành arhat/A-la-hán
(Xem: 9225)
Trong cuộc đời luôn có nhiều hoàn cảnh trái ngược nhau với nhiều nỗi niềm mà con người phải trải qua.
(Xem: 8467)
Bệnh tật là một trong những nỗi khổ lớn của chúng sinh. Ai cũng đã từng trải qua đau ốm nên phần nào thấu hiểu sự khổ não của bệnh tật.
(Xem: 9842)
Sống ở đời, chỉ có thiện tâm mới có thể khiến người ta thay đổi, còn hận thù thì chỉ khiến lòng người ngày càng thêm xa cách mà thôi.
(Xem: 10172)
Hình chữ Vạn vốn là biểu tượng biểu thị tính chất tốt lành của dân tộc Ấn Độ cổ đại nói riêng và của cả chủng người Aryan nói chung.
(Xem: 17094)
Mấy tháng nay, Chú Pháp Đăng lúc nào cũng ngồi một mình trầm tư ngay gốc cây Sala ở phía trước chùa sau những thời kinh Tịnh Độ.
(Xem: 10558)
Thả tự do cho những người trong căn phòng tối tăm kia, cũng chính là thả tự do cho chính bản thân mình đấy! Oán hận người khác thực ra là đang cầm tù chính bản thân mình.
(Xem: 9786)
Xét về nghiệp quả nhân duyên giữa cha mẹ và con cái, nhà Phật cho rằng: Con cái đến với cha mẹ ở kiếp này là có 4 loại.
(Xem: 11138)
Đã làm người trong trời đất, ai cũng muốn công danh tột đỉnh, giàu sang phú quý, quyền cao chức trọng.
(Xem: 22195)
Nhân quả rất đa dạng và phức tạp, sự diễn biến từ nhân đến quả còn tùy thuộc vào các duyên, nhân quả có thể báo ứng liền tức khắc như ...
(Xem: 8722)
Kinh Thiện pháp (Trung A-hàm) có nêu lên bảy pháp mà bất kỳ một Tỳ-kheo nào thành tựu cũng có an lạc, đem đến lợi ích cho mọi người.
(Xem: 8130)
Tổng Thống Václv Havel mời Đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều nhà tư tưởng thế giới đến Prague cho một hội nghị chuyên đề về giáo dụcgiá trị tâm linh.
(Xem: 7977)
Phật giáo là những phương pháp, những con đường để con người thực hiện hạnh phúc;
(Xem: 8953)
Bất cứ thứ gì chúng ta ngỡ là hạnh phúc thì thật ra lại là nguyên nhân gây ra khổ đau. Có thể điều này rất khó chấp nhận nhưng đây là một chân lý sâu xa.
(Xem: 15802)
Bố thícúng dường hay giúp đỡ sẻ chia là hạnh nguyện cao cả của các vị Bồ-tát, người Phật tử chân chính noi theo gương hạnh người xưa mà ...
(Xem: 9491)
Nếu hiểu rõ những khía cạnh tâm lý về các vấn đề của con người, bạn có thể phát huy tình thương đối với người khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant