Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Suy Nghĩ Mùa World Cup

18 Tháng Sáu 201808:00(Xem: 5418)
Suy Nghĩ Mùa World Cup

Suy Nghĩ Mùa World Cup

Nguyên Giác

Thế giới đang sôi nổi với các trận bóng đá World Cup 2018. Những người say mê bóng đá đang nhìn về các đội tuyển đang thi tài ở nước Nga, dán mắt vào các màn hình TV hay máy điện toán, đọc các lời bình luậnquan sát xem bóng đang vào chân ai và sẽ đá về hướng nào. Người Phật tử nghĩ gì về bóng đá? Các ngôi chùa tại Việt Nam có nên tụ tập các em lại để dạy đá banh và để lập các đội bóng đá khi các em nghỉ hè, hay vào những giờ nghỉ sau lớp, hay những ngày nghỉ cuối tuần hay không? Có phải giúp các em tập luyện bóng đá cũng còn tốt hơn để các em chơi game điện tử, vừa hại sức khỏe, vừa mất thì giờ và tiền bạc?

Truyền thống vẫn thường nghĩ về Đạo Phật với hình ảnh Đức Phật ngồi dưới gốc cây Bồ Đề, hay các vị sư ngồi thiền hay đi khất thực. Họa hiếm, nghĩa là rất ít khi, chúng ta nhìn thấy Đạo Phật được mô tả qua hình ảnh thể thao.   

Theo sử liệu, khi Đức Phật còn là Thái tử Tất Đạt Đa đã được giáo dục cả văn lẫn võ. Đến năm 12 tuổi ngài đã thông thạo các môn học Ngũ Minh (năm môn học thế gian: Thanh minh, Công xảo minh, Y phương minh, Nhân minhNội minh). Năm 13 tuổi, Thái tử được truyền thụ võ nghệ. Trong một cuộc thi võ với 500 thanh niên trước vương triều, Thái tử thì đã thắng tất cả các môn thi (bắn cung, đánh kiếm, cưỡi ngựa, đấu vật…). Thậm chí sức khỏe phi thường, khi thi bắn cung, ngài đã nâng được chiếc cung rất nặng trước giờ chưa ai nâng nổi và bắn xuyên qua 7 lớp bia đồng trong khi người giỏi nhất cũng chỉ bắn xuyên được 3 lớp. 

Hình như vì lòng tôn kính, chúng ta chưa thấy họa sĩ nào vẽ hình Thái tử Tất Đạt Đa phi ngựa hay đấu vật, như dường đó là những chuyện rất nhỏ, không cần tập luyện. Dĩ nhiên, đó là thời chưa tầm đạo.

Câu hỏi là, Đức Phật dạy gì về các môn thể thao? Có vẻ như, nếu có cũng không nhiều. Lời dạy thường là, các sư hãy tìm nơi góc rừng vắng, ngồi tu thiền quán. 

Trong Kinh Pháp Cú, bài Kệ 204, Đức Phật dạy: Sức khỏe là món quà lớn nhất, biết đủ là tài sản lớn nhất, bạn tin cậy là người thân tốt nhất, Niết Bànan lạc lớn nhất(Dịch theo bản của học giả Daw Mya Tin: Health is the greatest gift, contentment is the greatest wealth, a trusted friend is the best relative, Nibbana is the greatest bliss).

Sự tích đi kèm với bài Kệ 204 là chuyện Vua Pasenadi của vương quốc Kosala.  Một hôm, Vua Pasenadi tới tu viện Jetavana sau khi dùng bữa điểm tâm. Bởi vì buổi sáng hôm đó, Vua ăn nhiều cơm với thịt nấu cà ri, nên trong khi nghe kinh, Vua ngủ gà ngủ gật hầu hết thời kinh. Thấy Vua ngủ gật như thế, Đức Phật khuyên nhà vua rằng hàng ngày hay ăn cơm ít, giảm số lượng tới mức tối thiểu một phần mười sáu (1/16) số lượng Vua đang ăn hiện nay.

Nhà vua vâng lời, và sau đó khám phá rằng khi ăn ít như thế, nhà vua gầy ốm hơn, nhưng nhẹ nhàng và nhanh nhẹn hơn, và sức khỏe tốt hơn. Khi Vua Pasenadi trình với Đức Phật như thế, Đức Phật mới đọc bài Kệ 204 trong Kinh Pháp Cú.

Đây cũng là điểm suy nghĩ về chữ “sức khỏe” trong câu đầu bài kệ: có một số bản dịch Kinh Pháp Cú dịch là “không bệnh.”

Hiển nhiên, giữa sức khỏe và không bệnh khác nhau xa lắm. Người “không bệnh” có thể sẽ không đủ “sức khỏe” để chạy và đá banh trên sân cỏ tới 90 phút đồng hồ. Như thế, muốn có sức khỏe là phải luyện tập. Có phải Đức Phật khuyên là chúng ta hãy tập thể dục, chơi thể thao? Chỗ này hẳn là phải đọc kinh điển nhiều mới dám nói, nên xin để các học giả nghiên cứu; chúng ta người đời thường chỉ nên nhìn xem xã hội chung quanh để quan sát, xem những gì thuận pháp, có lợi cho mình và cho người mà làm.

Thêm nữa, chúng ta cũng có thể xem Đức Phật như người đã khởi đầu dạy pháp kiệm ăn, giữ thân mình thon gọn, nhanh nhẹn...

Nhưng, thể thao đời nay lại có chuyện thắng với thua, hai hình ảnh dị biệt. Cứ xem World Cup trên truyền hình là thấy: phe thắng sẽ tưng bừng la hét, phất cờ phóng xe như bay; phe thua ngồi tấm tức khóc, bùi ngùi an ủi nhau.  Thường là như thế.

Bởi vậy, bài Kệ 201 trong Kinh Pháp Cú viết rằng: Chiến thắng sẽ sinh khởi oán thù căm hận, chiến bại sẽ thê thảm khổ đau; người tịch tĩnh sống hạnh phúc trong khi xa lìa cả thắng và bại.

Đó là hạnh của người con Phật. Tuy nhiên, nếu bạn đá banh cho một đội tuyển quốc gia, hễ thua là dân cả nước thê thảm. Thôi thì, tùy thuận chúng sanh, hễ ra sân đá banh là ráng chiến thắng vậy.

Thực sự, thể thao vẫn gắn bó với nhiều truyền thống Đạo Phật. Thí dụ, truyền thống đua ghe Ngo tại Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Báo Giác Ngộ số ngày 19/11/2015 có bản tin nhan đề “Đồng bào Khmer lưu giữ truyền thống đua ghe Ngo”…

Bản tin nói rằng nhiều chùa có riêng đội ghe Ngo. Ngay cả Phật học viện cũng có. Bản tin viết:  “...Suốt 5 năm nay, cứ đến mùa đua ghe Ngo là tất cả thành viên trong gia đình ông Phone đều thu xếp công việc gia đình để chuyên tâm phục vụ cho đội ghe ngo của Trường Trung cấp Pali Nam Bộ.

Bản tin cũng nói, một số chùa lập riêng đội ghe Ngo để tập luyện cho mùa thi đua ghe. Mỗi đội đua ghe Ngo lại có một nhóm hỗ trợ cơm nước, trích: 

Dù không phải là vận động viên bơi ghe Ngo nhưng từ năm 1988 đến nay, bà Trần Thị Chu ở xã Mỹ Thuận, huyện Mỹ Tú luôn sát cánh cùng với đội ghe Ngo chùa Tom Pok Sok của mình để lo cơm nước cho các vận động viên.

Bà Chu chia sẻ: “Từ nhỏ tôi đã rất thích môn thể thao này nên suốt 26 năm qua, cứ tới mùa đua ghe Ngo là theo nấu cơm cho đội ghe. Vì lòng yêu thích nên khi tới mùa đua ghe Ngo là sẵn sàng đi phục vụ”.

Còn gia đình bà Liêu Thị Chênh ở ấp Bưng Lức, xã Đại Ân 2, huyện Trần Đề đã tham gia phục vụ đội ghe ngo chùa Đơm Pô từ hơn 10 năm nay. Bà Chênh cho biết: “Tới mùa đua ghe Ngo là con cháu trong gia đình đều đóng góp công sức và chi phí, cùng nhau hỗ trợ cho đội ghe của chùa Đơm Pô tập luyện. Vì yêu thích nên trong gia đình có đến 4 người tham gia thi đấu”…”(ngưng trích)

Hình như các chùa và Phật tử Miền Tây mình chỉ xem thể thao như mùa lễ hội, như niềm vui… Đơn giản như thế. Nhưng Phật Giáo Thái Lan lại được nhiều vận động viên thể thao xem như nơi nương tựa tâm linh, có sức mạnh huyền bí giúp chiến thắng.

Thí dụ, như bản tin Zing nhan đề “U22 Thái Lan nhờ nhà sư làm phép, xin bùa tại SEA Games 29” vào ngày 12/08/2017 viết, trích:

Trước khi lên đường sang Malaysia dự SEA Games 29, đội tuyển U22 Thái Lan đã tìm đến các nhà sư được cho rằng từng "làm phép" mang đến may mắn cho CLB Leicester City.

Mùa 2015-16, Leicester City qua mặt nhiều tên tuổi lớn để vô địch Premier League. Trên hành trình tới ngôi vương, nhiều người cho rằng đóng góp của nhà sư Thái Lan rất quan trọng. Năm đó, Chủ tịch Vichai của CLB thường xuyên đến xin các nhà sư làm phép mang đến may mắn cho "Bầy cáo"…”(ngưng trích)

Một bài báo trên Buddhistdoor Global trong tháng 10/2010 của nhà nghiên cứu Alastair Gornall nói rằng nhiều võ sĩ quyền thuật Thái Lan trước khi lên đấu võ đài thường tới chùa để xin các nhà sư ban phước lành, thậm chí có khi mời các nhà sư tới xem trận đấu (even have monks in the audience!) để an tâm xuất quyền ra chiêu. Gornall bày tỏ không hài lòng về phong tục đó, vì đấu võ là đi ngược  truyền thống bất bạo động của Phật pháp.

Một truyền thống thể thao được biết khắp thế giớiChùa Thiếu Lâm, nơi xuất phát môn võ Thiếu Lâm, mẹ đẻ các môn võ thuật Trung Hoa.

Tự Điển Wikipedia ghi nhận như sau:

Có lẽ người nổi tiếng nhất có liên hệ với chùa Thiếu LâmBồ đề đạt ma. Ông là một nhà sư được cho là từ Ba Tư hoặc Nam Ấn Độ sang Trung Quốc vào thế kỉ thứ 5 hay thứ 6 để truyền bá Phật giáo. Trường phái Phật giáo do Bồ-đề-đạt-ma lập ra ở Thiếu Lâm trở thành nền tảng cho Thiền tông sau này… Sau khi vào Thiếu Lâm tự, truyền thuyết kể rằng Bồ-đề-đạt-ma thấy các nhà sư không có hình thể mạnh khỏe cho thiền định và họ thường ngủ gục trong khi thiền. Chuyện kể rằng Bồ-đề-đạt-ma ngồi thiền quay mặt vào tường trong một hang đá cạnh chùa trong chín năm, sau đó ông giới thiệu một hệ thống các bài tập thể dục được cho là thập bát La-hán chưởng hay là các bài tập co giãn cơ bắp kinh điển Đạt-ma. Dần dần những động tác này phát triển thành võ thuật. Theo truyền thống, các nhà sư Thiếu Lâm phát triển kỹ năng võ thuật để phòng thủ sự tấn công của kẻ địch, như là một phương tiện giữ gìn sức khỏe, và như là một kỉ luật về tinh thầnthể chất.”(ngưng trích)

Như thế, ban đầu, trong truyền thống Trung Hoa, võ thuật là để giữ sức khỏe, để giảm bệnh, để ngồi thiền mà không ngủ gục, để tự vệ…

Nhưng xem kìa, quả banh đang lăn trên sân cỏ… Mùa này là World Cup… Môn bóng đá cũng có một số tuyển thủ nổi tiếng thế giới theo Đạo Phật.

Các Phật tử Tây phương nổi bật  trong làng bóng đá là: Mehmet Scholl, Mario Balotelli Barwuah, Roberto Baggio, Fabien Barthez.

Trong đó có Mehmet Scholl, sinh ngày 16/19/1970. Vị trí đá nổi tiếng của ông là tiền vệ cho đội Đức quốc. Bây giờ tuổi lớn, không đá nữa, nhưng về làm quản trị và huấn luyện túc cầu.

Theo Wikipedia, Mehmet Scholl (tên khai sinh là Mehmet Yüksel sinh 16-10-1970) là tiền vệ người Đức gốc Thổ Nhĩ Kỳ.Ông là cầu thủ rất nổi tiếng của Bayern Munich và là một trong những cầu thủ gốc Thổ thành công nhất và được yêu mến nhất tại Đức. Sở hữu kỹ thuật, kiến tạo và khả năng sút phạt tốt, Scholl là một trong những tượng đài của Hùm xám khi thi đấu liên tục cho Bayern từ năm 1992 đến 2007 (15 năm).

Trong khi đó, một cầu thủ Phật tử Ý nổi tiếng là: Mario Balotelli Barwuah (sinh ngày 12 tháng 8/1990) là tiền đạo người Italy gốc Ghana, anh chơi cho câu lạc bộ Nice và đội tuyển bóng đá quốc gia Ý. Anh nổi tiếng không chỉ bởi tài năng bóng đá khi tuổi đời còn rất trẻ mà còn bởi những tai tiếng do tính cách nóng nảy, quậy phá, vô kỷ luật cả trong lẫn ngoài sân cỏ. Chính vì điều này anh được mọi người đặt cho nhiều biệt danh như Super Mario vì tài năng của anh, hay biệt danh "Ngựa chứng" để nói về tính cách ngông cuồng, vô kỷ luật của Balotelli. Hãy tin rằng, với thời gian tu tập thiền quán, tính anh Barwuah sẽ đằm hơn, sẽ rời xa mọi chuyện nóng nảy quậy phá.

Một cầu thủ Phật tử Ý nổi tiếng chân đá huyền thoại có tên là Roberto Baggio. Anh Baggio sinh ngày 18 tháng 2/1967 tại Caldogno, Veneto, là một cựu cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp người Ý, một trong những cầu thủ tài năngnổi tiếng nhất thập niên 1990 cũng như những năm đầu thập niên 2000. Baggio từng cùng đội tuyển Ý tham dự 3 kỳ World Cup, và là cầu thủ Ý duy nhất ghi được bàn thắng trong cả ba kỳ. Ông là cầu thủ xuất sắc nhất của đội tuyển Ý tại World Cup 1994, người đã dẫn dắt đội bóng áo thiên thanh vào đến trận chung kết và chỉ chịu thua trước Brasil trên chấm phạt đền, đáng chú ý hơn cả chính Baggio lại là một trong 3 cầu thủ của tuyển Ý sút trượt penalty dẫn đến thất bại của đội bóng.

Theo Wikipedia, Baggio đã giành được cả hai danh hiệu cao quý nhất của bóng đá thế giới khi còn thi đấu, Quả bóng vàng châu Âu (1993) và Cầu thủ xuất sắc nhất năm của FIFA (1993).

Khi Baggio từ ACF Fiorentina chuyển sang Juventus F.C. với giá chuyển nhượng kỉ lục thế giới vào năm 1990, cổ đọng viên biểu tình 3 ngày trước trụ sở ACF Fiorentina và chỉ giải tán khi cảnh sát chống bạo động vào cuộc. Trận cuối ông chơi ở Serie A ( Brescia gặp A. C Milan tháng 3/2004), tuy Baggio không ghi bàn cho Brescia nhưng cổ động viên 2 đội đều đứng bật dậy vỗ tay chúc mừng ông. Ông được mệnh danh là "đuôi ngựa thần thánh" bởi đuôi tóc sau của ông. Ông là một Phật tử nổi tiếng.

Một cầu thủ Phật tử Pháp nổi tiếng là Fabien Barthez. Anh nói minh bạch rằng tất cả thành công của anh là nhờ tu học theo Đạo Phật. Tên đầy đủ là Fabien Alain Barthez, sinh ngày 28/6/1971, sinh ở Lavelanet, Pháp quốc. Vị trí: Thủ môn. 

Theo thông tin trên Wikipedia, tuyển thủ Fabien Alain Barthez từng đoạt một số huy chương khi chơi ở vị trí thủ môn cho Marseille, Manchester United và cùng với đội tuyển bóng đá quốc gia Pháp giành chức vô địch tại World Cup 1998, Euro 2000 và lọt vào trận chung kết World Cup 2006. Ông cùng với Peter Shilton là 2 thủ môn giữ kỷ lục giữ sạch lưới nhất trong giải vô địch bóng đá thế giới, trong 10 trận. Ở câu lạc bộ, ông đã từng chiến thắng tại giải Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu, một số danh hiệu tại Giải vô địch bóng đá Pháp và Giải bóng đá Ngoại hạng Anh.

Như thế, chúng ta thấy rằng thể thao với Đạo Phật vẫn hòa hợp nhau dễ dàng… Với điều kiện, không bạo động, không gây tổn thương cơ thể đối thủ. Cũng có thể sử dụng thể thao như phương tiện rèn luyện cơ thể để có sức khỏe, không bệnh, hay dùng như lễ hội, dùng như phương tiện giáo dục thiếu niên… 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10829)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
(Xem: 9283)
Khổ đau đến giống như những ngày mưa gió bão bùng để nhắc nhở chúng ta biết sống và trân quý những ngày nắng đẹp, gió hiền.
(Xem: 11025)
Đức Phật dạy rằng ta là chủ nhân của chính mình; tất cả mọi việc đều tùy thuộc vào chính mình. Điều này có nghĩa rằng hạnh phúc hay đau khổ...
(Xem: 16244)
Nói xấu kẻ khác có được lợi ích gì? Thường thì không được lợi ích gì cả mà chỉ khiến ta phải mang khẩu nghiệp.
(Xem: 11781)
Bố thícúng dường là một trong những pháp tu quan trọng của hàng Phật tử. Tuy nhiên...
(Xem: 9583)
Có bao giờ ta nghĩ rằng: “Ước gì tôi chưa hề được sinh ra”? Bắt đầu từ khi chào đời, ta trải qua biết bao đau khổ.
(Xem: 9714)
Sau khi đã quán chiếu về khổ như ta đã làm, ta phát tâm mong ước được thoát khổ vĩnh viễn.
(Xem: 14131)
Hãy nhớ tới bất cứ điều xấu ác nào ta mới làm hoặc các thói quen xấu nào ta có, rồi phát tâm sám hối, vì ta biết rằng các điều xấu ác này nhất định sẽ ...
(Xem: 9709)
Chúng ta sẽ quán chiếu xem làm thế nào tâm ta lại là nguồn gốc của hạnh phúc, đau khổ hay bất mãn
(Xem: 11062)
Những kẻ khủng bố mang một nhãn quan quá nông cạn và đó là một trong những lý do dẫn đến hàng loạt các vụ đánh bom tự sát.
(Xem: 19599)
Đức Đạt Lai Lạt Ma: "Sau những đợt tấn công khủng bố ta không thể cứ trông chờ vào sự giúp đỡ từ Thượng Đế hay từ Chính quyền"
(Xem: 8745)
Có những giọt mưa rơi trên công viên. Chiều. Vắng người. Mưa rơi, rửa sạch những tàn lá cao. Mưa rơi, ướt những bãi cỏ xanh.
(Xem: 8075)
Đạo Phật đã mở ra trang sử mới, vén lên bức màn vô minh phá tan bao si mê tối tăm từ nhận thức sai lầm của con người với tinh thần từ bitrí tuệ
(Xem: 9188)
Những người mong muốn tìm hiểu và bước vào Con Đường Phật giáo thường vô cùng hoang mang trước tình trạng có quá nhiều học phái và chi phái khác nhau
(Xem: 9150)
Giáo lý nhà Phật cho chúng ta biết rằng cái tâm vốn thanh tịnh trong sáng, nhưng bị ô nhiễm bởi các cấu uế từ bên ngoài, nghĩa là...
(Xem: 9183)
Người Phật tử khi bước vào đạo, thọ trì ba pháp quy y và năm điều giới cấm, trong đó có việc lập hạnh không nói dối.
(Xem: 8014)
Tu tập tâm từvấn đề quan trọng và cần thiết trong cuộc sống của nhân loại, thế gian nếu thiếu tinh thần từ bi thì...
(Xem: 8490)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để...
(Xem: 10669)
Phiền não của chúng sanh thì vô lượng vô biên nhưng tham sân sicăn bản. Tham sân si còn được gọi là ba độc, giết chết an lạchạnh phúc của con người.
(Xem: 14674)
Bài hát “Tôi yêu màu lam” đã làm cho tôi yêu thích màu lam - màu của tổ chức GĐPT từ thuở nào mà tôi không còn nhớ rõ lắm...
(Xem: 9185)
Phát triển tâm Bồ đề là cốt tủy của giáo pháp Phật giáo và là đường tu chính yếu.
(Xem: 12284)
Phần đông chúng ta đi qua cuộc sống bám víu rất chặt vào những gì người khác nghĩ về chúng ta.
(Xem: 13055)
Để tồn tại trong thế giới này tất cả mọi người đều định hình sự hiện hữu của mình với nhiều phương thức khác nhau thậm chí sống quên mình vì nó.
(Xem: 10074)
Tin sâu nhân quả và biết cách làm chủ bản thân từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động trong từng phút giây, bởi vì ...
(Xem: 9607)
Không có cái gì do một nhân mà hình thành, nếu ai nói như thế thì biết người này chưa hiểu rõnhân quả.
(Xem: 11795)
Hãy xin mẹ đi tu… nếu chúng ta có đủ can đảmniềm tin sâu sắc vào giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 10634)
Thế giới như một tấm gương, bạn nhăn mặt với nó, nó nhăn lại với bạn, bạn mỉm cười với nó, nó mỉm cười với bạn...
(Xem: 8307)
Dhamma là một cái gì đó có thể làm giảm bớt các vấn đề khúc mắc và các khó khăn cho nhân loại, và dần dần cũng có thể làm cho các thứ ấy biến mất được.
(Xem: 9905)
Một hòn sỏi, một hòn đá cuội lăn lóc vô tri như thế hàng tỉ năm, mà nếu khôngphương tiện để chuyển hóa thì nó vẫn là đá sỏi không có giá trị...
(Xem: 9984)
Không có gì quý hơn khi mọi người sống thương yêuhiểu biết, bao dungđộ lượng, từ bitha thứ, dấn thân và phục vụ vì lợi ích tất cả chúng sinh.
(Xem: 8597)
Giữ tròn năm giới, tôn trọng, bảo vệ sự sống chung của muôn loài và thường xuyên tưởng nhớ Phật là một nhân cách cao đẹp
(Xem: 10224)
Chiến đấu với phiền não là chiến đấu với lòng tham, sự căm ghét, mê lầm, v.v… đây là những kẻ thù.
(Xem: 18459)
Người biết gieo trồng phước đức thì sẽ được hưởng hạnh phúc trọn vẹn trong hiện tạimai sau. Kẻ chỉ biết cho riêng mình thì sẽ trở thành người ích kỷ, làm tổn hại người vật.
(Xem: 8590)
Trong cuộc sống khó ai không mắc sai lầm, nhưng có những sai lầm chúng ta có thể tháo gỡsửa chữa, cũng có những sai lầm ...
(Xem: 13822)
Hiểu được lý do vô thường của vạn vật để mỗi người chúng ta cố gắng học hỏitu tập, đem tình yêu thương san sẻ với muôn loài bằng trái tim hiểu biết.
(Xem: 9208)
Người tu phước thì không có gì để nói vì họ chỉ nhắm tới mặt phước báu. Khi phước báu đầy đủ, họ dừng trụ ở đó là chuyện đương nhiên.
(Xem: 9916)
Từ khi trên quả đất này có sự sống, con người và muôn loài vật được tồn tại bằng luyến ái, tức là sự thương yêu, trìu mến nhau mà người đời thường hay gọi là tình cảm.
(Xem: 10805)
Trong cuộc sống thường nhật, sự yên lặng là một thứ gì đó không được mấy ai quan tâm đến.
(Xem: 8206)
Nhân quả rất công bằng, hễ vật chất thịnh hành thì dục vọng của con người càng được củng cốtăng trưởng mạnh mẽ.
(Xem: 9970)
Nếu chịu khó nhìn khắp thế giới chung quanh và để ý nhận xét, chúng ta sẽ trông thấy một sự thật hiển nhiênđâu đâu cũng có sự hiện diệntác động của đồng tiền.
(Xem: 14213)
Nền tảng trí tuệ của đạo Phật dựa trên những kho tàng giáo lý của Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo,…
(Xem: 8676)
Sau mỗi thời tụng kinh, người đệ tử Phật thường nguyện “Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyển”.
(Xem: 8661)
Đạo Phật đem lại một lối sống mà mình có thể ứng dụng mọi lúc mọi nơi, đem lại lợi ích cho mình.
(Xem: 8413)
Trong lời tựa của sách YẾT MA YẾU CHỈ, Cố Hòa thượng Thích Trí Thủ đã viết: “Theo quan điểm Bộ phái Đàm Vô Đức, tức các vị thọ trì luật Tứ Phần, thì ...
(Xem: 8981)
Vấn đề tín ngưỡng tôn giáo không còn gì để nói, vì đó là hiện tượng của cuộc sống như bao cuộc sống trong xã hội con người, có cả hai mặt: tiêu cựctích cực.
(Xem: 8764)
Hỏi học Phật bằng cách nào, tức là hỏi đến phương pháp học Phật. Ở thế gian môn học nào cũng có phương pháp riêng của nó.
(Xem: 11460)
Đạo Phật là đạo của từ bi luôn mang yêu thương đến với muôn loài và sẵn sàng chia sẻ những nỗi khổ niềm đau, hầu giúp cho tất cả chúng sinh vượt qua biển khổ sông mê.
(Xem: 8832)
Cái gì đã đưa đẩy con người vào đường cùng không chút lương tâm để rồi phải sống trên xương máu và sự đau khổ của nhiều người.
(Xem: 8149)
Trong thời Phật còn tại thế, có một vị quan tổng trấn đã từng làm quan gần hai chục năm; nhờ nhân duyên tốt nên ông từ bỏ quyền lực, danh vọng, xuất gia làm Tỳ kheo.
(Xem: 9574)
Quán Thế Âm có nghĩa là quán chiếu, suy xét, lắng nghe âm thanh của thế gian.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant