Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

11 Tháng Tám 201818:02(Xem: 4020)
Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

Những ngày An Cư Kiết hạ tại Nhật Bản

Thích Như Điển

 

Có thể nói rằng: những ngày An Cư Kiết Hạ từ 9 đến 15 tháng 8 năm 2018 của chư Tăng Ni Việt Nam tại Nhật Bản vừa qua là những ngày khởi đầu năng động của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật bản kể từ năm 1953 trở lại đây. Lý do đơn thuần chỉ vì việc học; nên chư Tăng Ni kẻ đến người đi, suốt một thời gian dài như thế, nay mới là thời điểm bắt đầu cho việc hoạt động phật sự tại đây trở thành nề nếp, quy cũ.

 

Sở dĩ có được nhân duyên nầy là do cố Hoà Thượng Thích Minh Tuyền đã thành lập, xây dựng nên chùa Việt Nam tại vùng Atsugi, thuộc tỉnh Kanagawa gần Tokyo trong thời gian qua; nên chư Tăng Ni và Phật Tử Việt Nam khắp nơi tại Nhật Bản đã vân tập về đây để tham gia lễ tang của Ngài năm 2017 và năm nay chính là ngày Tiểu Tường cũng như lễ Lạc Thành vào ngày 4&5 tháng 8 năm 2018 vừa qua. Sau đó nhân sự tùng sự, Đại Đức Thích Nhuận Ân, người Trụ Trì kế tục cố Hoà Thượng đã cung thỉnh chư tôn đức ở hải ngoại về tham gia những lễ trên và tiện thế tổ chưc lễ An Cư Kiết Hạ lần đầu tiên, có đại diện của 5 chùa Việt Nam tại Nhật Bản tham dựchư Tăng Ni có 17 vị tất cả. Đây là một niềm vui và là một vận hội mới cho Phật Giáo Việt Nam tại đây.

 

Được biết rằng trong hiện tại của năm 2018 nầy, người Việt Nam chưa có giấy tờ định trú tại Nhật là 260.000 người và nếu kể cả những người có giấy tờ cư trú hoăc đã nhập quốc tịch trong suốt những năm qua độ 50.000 người nữa, thì con số nầy ngang ngửa với số người Việt Nam đang định cư, tỵ nạn tại Canada và Úc Châu. Đây là một tin mừng mà cũng có lắm nguồn tin không vui lắm, vì lẽ người Nhật trong hiện tại cần những thế hệ trẻ đến quê hương của họ để làm công nhân; nên người Việt Nam mới có cơ hội đến được xứ sở Hoa Anh Đào nầy; nhưng những tệ nạn xã hội như ăn cắp vặt hay ăn cắp có tổ chức lại bị phanh phui ở nhiều nơi trên nước Nhật do những băng nhóm người trẻ mới đến xứ nầy đã làm hoen ố đi hình ảnh của người Viết Nam đến trước đã hy sinh, cần mẫn bao nhiêu trong khi làm việc để gầy dựng nên sự nghiệp, thì những bạn mới đến nầy vô hình chung đã để lại những dấu ấn không hay như vậy; nên chúng ta không thể vui được với những tin tức như thế nầy.

 

Từ những hình ảnh đó, chùa viện của Nhật Bản hay Việt Nam; hoặc chư Tăng Ni là những hình ảnh mô phạm để cho họ có thể nương nhờ, sám hối tội lỗi đã gây nên và cố gắng phục thiện để trở thành một người công dân tốt của cả hai nước Nhật Việt.

 

Ở vào thời điểm xa xưa của những năm 1953, 1954 đến năm 1975 đã có gần 30 chư Tôn Đức Tăng Ni từ Việt Nam đến du học tại Nhật Bản. Đa phần sau khi học xong họ đã về nước làm việc hay đến các xứ Âu, Mỹ, Úc để tiếp tục con đường phụng sự cho tha nhân. Do vậy mà trong thời gian nầy đã không có một ngôi chùa Việt Nam nào được thành lập tại Nhật Bản cả. Sau năm 1975 có một số chư Tăng Ni đến tỵ nạn tại đây; nhưng cuối cùng họ cũng đã ra đi định cư ở những nước thứ ba khác trên thế giới. Chỉ còn lại những vị Tăng Ni sinh đi du học sau nầy kể từ thời điểm 1994 đến nay, sau khi thành tài có một số Qúy Vị về lại Việt Nam để làm việc và một số khác, sau khi tốt nghiệp Cao Học hay Tiến Sĩ họ quyết định ở lại đây lập chùa, để hướng dẫn đời sống tinh thần cho những người Việt Nam xa xứ như vậy; nên kể từ đây Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản mới có những ngôi chùa Việt được xây dựng nên và mỗi ngôi chùa như vậy thường có các vị Tăng hay Ni trụ trì. Đây cũng là cơ hội để họ ngồi lại với nhau cùng bàn thảo , cùng lắng nghe những thao thức của chư Tăng Ni và Phật Tử, nhằm đáp ứng những nhu cầu tâm linh của họ.

 

Tôi may mắn đã tham dự được hai ngày đầu trong 7 ngày An Cư Kiết Hạ của chư tăng Ni Việt Nam tại Nhật Bản. Họ là những người trẻ, năng động, có học vị cao. Do vậy mà việc tiếp nhận những ý kiến đóng góp xây dựng không có gì khó khăn mấy. Có kiết Tiểu Giới, Tịnh Trù, Tịnh Khố để An Cư và sau đó có lễ tác bạch an cư của tứ chúng xuất gia. Những ngày khác có tụng giới Bố Tát của Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Sa DiBồ Tát giới. Hằng ngàykinh hành qúa đường, tụng kinh Vu Lan cũng như Địa TạngSám Hối. Ngày chủ nhật có khoá tu niệm Phật một ngày cho Phật  Tử. Trong hai ngày chúng tôi ở đó có đóng góp 4 buổi thuyết trình và hội thảo về: Đại Tạng Kinh Nam Truyền và Bắc Truyền. Kinh nghiệm hoằng pháp tại ngoại quốc; một chút lịch sử của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật xưa và nay. Những ngày còn lại chư Tăng Ni đã thảo luận về việc Bố Tát tụng giới luân phiên tại các chùa ở Nhật cũng như việc tổ chức lễ Phật Đản, Vu Lan luân phiên với nhau  v.v…. Như vậy đây là những việc đáng vui mừng và đáng tán dương.

 

Ngày nay Phật Giáo Việt Nam tại ngoại quốc đã có trên 800 ngôi chùa và nơi nào dù lớn hay nhỏ cũng đã, đương và sẽ thực hành nhiệm vụ chung là làm lợi lạc cho quần sanh. Do vậy chúng tôi mong rằng từ khởi đầu, chùa Việt Nam tại Atsugi đã đi trước và chắc chắc rằng trong tương lai gần Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản lại có nhiều khởi sắc hơn, khi chư Tăng Ni đã có nhiều điểm đồng thuận. Vì lẽ Tăng có nghĩa là hòa hợp, mà sự hoà hợp của Tăng chưa được tuân thủ toàn diện thì sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam tại Nhật cũng chưa đạt đến kết quả như những gì mong muốn.

 

Mong rằng những hoài bão của những bậc tiền bối khai sơn, tạo tự vẫn được duy trì tiếp nối con đườngý chí của những người đi trước đã dày công tạo dựng, thì Phật Giáo Việt Nam tại Nhật Bản không sớm muộn gì sẽ phát triển có quy cũ, nề nếp như những chùa viện khác của Việt Nam đang có mặt tại ngoại quốc ngày nay.

 

Viết xong bài nầy vào sáng ngày 11 tháng 8 năm 2018 tại phi trường Dubai trong lúc chờ máy bay để trở về lại Dusseldorf Đức Quốc.

Mời xem hình ảnh An Cư Tại Nhật Bản 2018


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 9546)
Theo tuệ giác Thế Tôn, nếu hai người tu tập như nhau cùng giữ giới đức và có trí tuệ hiểu biết ngang nhau, nhưng về ...
(Xem: 9931)
Là người Phật tử, con của Đấng Giác Ngộ, chúng ta phải có đức tin chơn chánh, được đặt nền tảng trên sự hiểu biết đúng đắnsáng suốt.
(Xem: 8764)
Người cúng dường thì được phước báo không nghèo khổ, người tùy hỷ thì được phước báu không ganh tị tật đố, bởi vì...
(Xem: 8499)
Bố thí là nền tảng cơ bản để kết nối yêu thương, sẻ chia cuộc sống nhằm làm vơi bớt nỗi đau bất hạnh của...
(Xem: 9997)
Trong cuộc sống của chúng ta từ người có quyền hạn cao nhất cho đến thứ dân bần cùng, mỗi người đều có một trách nhiệm riêng gắn liền với ...
(Xem: 9966)
Gieo trồng công đức nơi Tam bảo là “ba căn lành chẳng thể cùng tận, đến được Niết-bàn”.
(Xem: 9377)
Làm chủ căn tai là biết chọn lọc, biết lựa chọn, biết nghe những điều hay lẽ phải, biết “bỏ ngoài tai” những lời gian dối, dua nịnh...
(Xem: 10538)
Đời là khổ và con người vì “chấp ngã” tự ràng buộc mình, nên Đức Phật mới chỉ ra con đường giải thoát.
(Xem: 9024)
Người biết gieo trồng phước đức trước tiên là họ sống an vui hạnh phúcthoải mái đầy đủ cả hai mặt vật chất lẫn tinh thần, họ sẽ là người giàu có trong hiện tạimai sau.
(Xem: 10392)
Phước đức không do thần linh, trời đất ban cho, mà do ông bà, cha mẹ mình tạo ra trong quá khứ và do chính mình tạo ra trong hiện tại.
(Xem: 11185)
Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác.
(Xem: 8403)
Điều làm nên sự vĩ đại khởi đầu bằng tình thương, diễn tiến trong tình thương, và nếu có chăng một kết thúc thì cũng kết thúc trong tình thương.
(Xem: 12516)
Tâm giác ngộ là lẽ thật thiết yếu, phổ quát. Tư tưởng thuần khiết nhất này là nguyện ước và ý chí đưa tất cả chúng sanh đến
(Xem: 10115)
Khi chúng ta không lo âu, sợ hãi v.v… thì bình an xuất hiện. Tuy cùng gói gọn trong chữ bình an nhưng trạng thái bình an ở mỗi người không như nhau.
(Xem: 8405)
Cách thời Phật hiện tiền khoảng một trăm năm có vua A-dục, do có tài nên ông ta bình thiên hạ dễ dàng nhưng ...
(Xem: 9616)
Phật pháp có nhiều cách để tu tậphành trì. Hôm nay, chúng ta rút ra bốn điều căn bản để mỗi người tự chiêm nghiệm và quán xét,
(Xem: 9463)
Không phải độc nhất chỉ có Thiền mới ngộ. Tất cả chúng ta đều nhiều lúc bừng ngộ chút ít trong những lần trí tuệ bản thân mình bất chợt kinh ngạc...
(Xem: 8090)
Đức Phật dạy rằng, mỗi người chúng ta có sáu căn, tức là sáu bộ phận cảm nhận, thấy nghe, hay biết là (mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý).
(Xem: 9932)
Chúng ta sinh ra trong cõi Dục nên nghiệp tham áibản chất của con người.
(Xem: 9186)
Tôi không biết là mình đã bắt đầu đọc sách của Thầy Nhất Hạnh lúc nào, nhưng sớm nhất có thể là vào năm 1964 khi tôi mới vào chùa.
(Xem: 13283)
Xin nguyện cầu hồng ân Chư Phật phóng quang tiếp độ hương linh Bác Diệu Nhụy sớm vãng sanh về miền Cực Lạc.
(Xem: 9499)
Đức Phật dạy chúng ta phải nhìn vào thân, quán chiếu về thân và thấu hiểu được bản chất của nó.
(Xem: 8628)
Người xưa do kinh nghiệm một đời, đã từng học hỏi cổ nhân qua sách vỡ và thực tiển, nên các ngài lúc nào cũng
(Xem: 10265)
Hãy tu tập tâm từ với chính bản thân mình trước, với tâm nguyện sau này chia sẻ tâm từ đó với người khác.
(Xem: 8615)
Thiền tập giúp chúng ta thanh lọc các phiền muộn khổ đau do ham muốn quá đáng như tham lam, sân hậnsi mê, ganh ghét tật đố, ích kỷ, bỏn sẻn…..
(Xem: 8593)
Thân này vốn dĩ tạm bợ, thân chỉ là phần phụ vì tâm đoan chánh, ngay thẳng mới quyết định nghiệp tốt hay nghiệp xấu.
(Xem: 14137)
Chánh tinh tấn là chi thứ 6 trong Bát Chánh Đạo, có nghĩa là tinh tấn, nỗ lực, cố gắng đúng theo chánh pháp;
(Xem: 10143)
Cuộc sống với biết bao thăng trầm được mất, nên hư, thành bại, người ý thức được nguyên lý nhân-duyên-quả là điều hiếm có.
(Xem: 8547)
Sống trong pháp giới Hoa Nghiêm là sống trong “tánh khởi” hay trong Nhất Tâm của tất cả chúng sanhthế giới.
(Xem: 11432)
Thế gian này không phải ai cũng sẵn sàng cho đi, chỉ có những người đã ý thức được đạo lý nhân quả và...
(Xem: 11758)
Trên thế gian có người vật chất đầy đủ, nhưng họ luôn lấy công việc làm vui, lòng họ luôn vui vẻ rộng mở tấm lòng để giúp đỡ người khác.
(Xem: 8719)
Quan sát cuộc sống, chúng ta dễ dàng thấy đời người mong manh, nay còn mai mất, vô thường nhanh chóng chẳng chừa ai.
(Xem: 8064)
Tài sản do mồ hôi và công khó làm ra, vì thế người con Phật phải hết sức trân quý, chi tiêu đúng mực, đúng chỗ để làm lợi ích cho mình và cho người.
(Xem: 9304)
Trẫm có điều thắc mắc. Chúng sanh trong thế gian này có nhiều loài, nhiều loại; như đàn ông, đàn bà, bàng sanh...
(Xem: 10367)
Giá trị một con người xuất phát từ nội tâm chứ không phải những thứ bề ngoài, lao tâm khổ sở vì nó thật là điều bất hạnh nhất trên đời.
(Xem: 8657)
Đạo Phậttư tưởng xuất thế gian nhưng lại có chủ trương đi vào cuộc đời, để sẵn sàng chia vui sớt khổ cùng với tất cả muôn loài.
(Xem: 8757)
Nhờ hiểu được lý nhân duyên, con người dễ dàng thông cảm, khoan dung, tha thứ, do đó mà bớt chấp ngã, thấy ai cũng là người thân...
(Xem: 16015)
Sống Với Năm Nhân Tính Căn Bản - Live With Five Basic Principles of Human Nature, Tỳ Kheo Thích Minh Điền Soạn Viết, Thánh Tri dịch Việt sang Anh
(Xem: 9838)
hương pháp công hiệu nhất để tịnh hóa nghiệp phiền nãothực hành thanh tịnh nghiệp chướng bằng minh chú Kim Cang Tát Đỏa.
(Xem: 11355)
Đức Phật hơn 25 thế kỷ trước là bậc Giác Ngộ, Trí Tuệ đã ý thức được lợi ích của cây xanh cực kỳ quan trọng với sự sống của con người nói riêng và muôn loài nói chung.
(Xem: 10154)
Chánh pháp như ngọn đèn sáng xua tan bóng tối phiền não. Phiền não của chúng sinh thì nhiều vô lượng vô biên,
(Xem: 8313)
Đạo Phật đã hướng dẫn cho chúng ta thấu hiểu lý nhân quả để mỗi người sống có trách nhiệm hơn về...
(Xem: 9232)
Theo Phật giáo, con người là hợp thể năm uẩn, gồm sắc (thân) và thọ, tưởng, hành, thức (tâm). Khi một người chết đi, phần quan trọng nhất là tâm thức thì theo nghiệp tái sinh.
(Xem: 9958)
Xuất gia không có nghĩa là sự trốn chạy cuộc đời, không có nghĩa là từ bỏ cuộc sống hiện tạilẩn trốn mọi ràng buộc.
(Xem: 8556)
Nhân quả nghiệp báo rất công bằng, làm phước thì được an vui hạnh phúc, làm ác thì phải chịu quả báo khổ đau.
(Xem: 12081)
Trong đời sống hàng ngày, những ai có khả năng giúp chúng ta phát triển tín, giới, văn, thí, tuệ thì họ chính là thiện tri thức
(Xem: 9400)
Trong nỗi đau khổ cùng cực của chúng ta, chúng ta cũng nên xem xét một quan điểm về tâm linh nữa.
(Xem: 16076)
Vọng tưởng, vọng niệmcăn bản của mọi tạp niệm, nó là hạt giống tích tụ trong tàng thức, luân lưu như một giòng sông, như mạch nước ngầm;
(Xem: 7924)
Người Phật tử chân chính, cần phải biết rõ tội phước để tìm cách tránh dữ làm lành, nếu tu hành mà không biết rõ tội phước thì chúng ta khó bề thăng tiến
(Xem: 10826)
Thành thật là một đóa hoa thơm của đạo đức, là bản chất tốt của bậc hiền Thánh. Người thiếu thành thật là người hay dối gạt kẻ khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant