Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Pháp Như Thật (yathàbhùta)

18 Tháng Chín 201805:09(Xem: 5596)
Pháp Như Thật (yathàbhùta)

Thiền Huệ
PHÁP NHƯ THẬT (Yathàbhùta)

Thích Nữ Hằng Như

Pháp Như Thật

DẪN NHẬP


           "Như Thật là chủ đề thực hành quan trọng trong Phật pháp, tạm xếp thuộc về Thiền HuệThiền Huệ được chia làm hai mức độ như sau:

          1) Vipassanã: Tuệ Trí (Insight), còn gọi là Tuệ Minh Sát.  Tuệ trí này cao hơn tuệ trí thế gian nên gọi là Trí xuất thế gian hay Trí siêu vượt. Có Tuệ trí là bắt đầu bước vào dòng Thánh, có nghĩa là lậu hoặc/tập khí bị cô lập không khởi lên, tâm của người có Tuệ trí cũng dần dần được trong sạch, nhưng chưa sáng đạo. Trí này chỉ học theo khuôn khổ lời dạy của Đức Phật rồi thực hành.

          2) Panna (P), Prajnã (Sanskrit): Âm phổ thông là Bát Nhã (wisdom): Khi toạ thiền vào Định bật ra trí tuệsáng tạonhững điều mới mẻ do chính mình kinh nghiệm. Những điềuhiểu biết này gọi là "Huệ tự phát" hay "Huệ siêu vượt" hoặc là"Huệ Bát Nhã".

          Tóm lại Tuệ trí là học lời dạy của Đức Phật, hiểu và thực hànhThực hành Thiền, có kinh nghiệm Định, tiềm năng giác ngộ kiến giải những điều mới lạ có tính cách sáng tạo gọi là Huệ Tự Phát hay Bát Nhã.

 

TẠI SAO PHẢI HỌC THIỀN HUỆ ?

          Pháp Như Thật là pháp thực hành thuộc về Thiền Huệ, nhưng tại sao lại cần phải thực hành pháp Như Thật? Tại sao phải học Thiền Huệ?

          Đó là vì từ xưa đến nay khi giác quan con người tiếp xúc đối tượng, cái nhìn về đối tượng không xác thực, tựa như khi chúng ta đeo kính màu xanh thì nhìn thấy đối tượng màu xanh, kính màu hồng thì nhìn thấy đối tượng màu hồng. Đó là cái nhìn không đúng như thật về đối tượng.

          Con người chưa học và thực hành Phật pháp, thì luôn có cái nhìn chủ quan. Khi nói đến chủ quan tức nói đến cái Ngã cái Ta làm chủ. Cái nhìn chủ quan luôn nặng thành kiếnthiên kiếnđịnh kiến. Nhìn cái gì, nghe cái gì hay xúc chạm cái gì, cũng có Ý mình trong đó. Người chủ quan là người có nhiều tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến trong Tâm. Đức Phật gọi những thứ đó là lậu hoặc,ngoài ra còn thêm kiết sửtuỳ miên trói buộc.

          Qua lăng kính khác, con người nhìn đối tượng bằng Tâm ba thời: Quá khứhiện tạivị lai. Ba Tâm này ảnh hưởng lên cái nhìn khiến đối tượng bị lệch lạc không đúng bản chất của chính nó. Khi nghe, thấy, xúc chạm, nếu nhớ quá khứ thì luyến tiếc những gì mình yêu thích, hoặc bối rối hối hận vì lầm lỗi mình trót gây ra. Nếu dính với hiện tại thì tài sắc danh thực thuỳ cuốn hút ảnh hưởngvô cái thấy của mình. Còn dính với tương lai thì lại vẻ vời tưởng tượng về đối tượng không đúng sự thật.

          Đó là chưa kể đến cái Tâm của con người kết hợp bởi: Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Khi giác quan tiếp xúc đối tượng thì Thọ cảm nhận biết liền. Nếu cái biết không dừng lại tại Thọ thì cảm nhận về đối tượng nhảy qua mạng lưới tri giác tức Tưởng. Mà đã Tưởng thì không thật, cái không thật này nhanh chóng đưa qua Tâm Hành là Tâm ưa hoặc ghét, rồi qua Thức tạo Khẩu nghiệp hayThân nghiệp. Tạo Nghiệp hay gieo Nhân thì phải trả QuảĐấy là định luật Tương quan Nhân Quảkhông thể nào tránh khỏi.

          Nói chung xử dụng Tâm Ba Thời chúng ta không thể thấy, nghe, xúc chạm như thật về đối tượng, giống như mình mang kính màu thấy không thật về đối tượng. Đối tượng sờ sờ trước mắtmà mình không thấy chỉ thấy qua Tưởng.

          Học thiền Huệ là để điều chỉnh cái thấy, nghe, xúc chạm của mình, chuyển đổi Tâm chủ quan sang khách quan, thanh lọc Tâm ô nhiễm trở nên Tâm thanh tịnhChuyển đổi Nhận thức,chuyển đổi Tâm sẽ chuyển đổi Nghiệp, hay nói cách khác không còn tạo Nghiệp thì sẽ thoát khổ. Ở lớp Thiền Căn Bản chúng ta đã thực tập thiền Huệ với kỹ thuật "Không dán nhãn đối tượng". Đây cũng là một cách thực hành Pháp Như Thật, nghĩa là đối tượng như thế nào chúng ta nhìn đối tượng như thế ấy, không phê phán chụp mũ.  Lên lớp Bát Nhã chúng ta tiếp tục thực hành "Pháp Như Thật" sâu sắc hơn. Cách thực tập Pháp Như Thật này cũng không khác với nội dung thực tậpcủa kỹ thuật "Không dán nhãn đối tượng" chỉ khác tên gọi theo quy ước thôi.

 

PHÁP "NHƯ THẬT / YATHÀBHÙTA"

          Yathàbhùta là hai chữ Yathà và Bhùta ghép lại. "Yathà" nghĩa là giống như tiếng Anh là "as or like". "Bhùta" nghĩa là thực hay thật, tiếng Anh là "real or true". Có khi trong kinh dịch sang tiếng Việt là Như Chân, Chân là chân thật. Nhưng chúng ta xử dụng từ "Như Thực" hay "Như Thật" là tiếng dùng phổ thông, để tránh nhầm lẫn với từ Chân Như (Tathatà).

          Bhùta là quá khứ phân từ (past participle) của động từ gốc là Bhàvatu có nghĩa theo tiếng Anh là "to be" (được) hay "to exist" (tồn tạihiện hữu) hoặc "to become" (trở thành).

          Bhùta có nghĩa tiếng Anh là "has been", "has become", hay "has existed". Như vậy Bhùta còn có một nghĩa khác để hành giả áp dụng vào việc tu tập Pháp Như Thật là: Khi giác quan tiếp xúc đối tượng ngay bây giờ và ở đây, thì trước đó đối tượng đã hiện hữu và nó vẫn còn tồn tại ở đó.

          Quan trọng nhất là giác quan tiếp xúc với "cái đang là của đối tượng" nghĩa là ngay "bây giờ và ở đây" tức là ngay thời điểm không gian và thời gian gặp nhau, không phải quá khứ, không phải hiện tại cũng không phải tương lai. Như vậy đặc tính của Pháp Như Thật nhất định không cóTâm Ba Thời hiện diện khi hành giả thực hành pháp này.

          Pháp Như Thực là phương thức thực hành để có cái biết phù hợp với sự thực. Tây phươngđịnh nghĩa: "Nhìn thấy sự thực như đang hiện hữu trước giác quan mình vậy". Giác quan là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, không xử dụng ý.

          Khi thực hành pháp này phải xử dụng giác quan và phải có đối tượng. Nếu không xử dụnggiác quan tiếp xúc đối tượng thì cái Biết rơi vào Tâm Ba Thời.  Ý Căn suy nghĩ về đối tượng. Ý ThứcTrí Năng phân biệt so sánh, rồi suy luận suy đoán lung tung.    

         Cho nên, đối tượng này là đối tượng của giác quan, không có Ý CănÝ Thức và Trí Năng xen vào. Khi không có Ý CănÝ ThứcTrí Năng sẽ không có chủ quanthành kiếnđịnh kiến của ký ức, không có lậu hoặc vì không có cái Ngã.

          Khi giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) tiếp xúc với đối tượng nhìn thấy  như thật về đối tượng tức là thấy "cái đang là của đối tượng". Ngay "cái đang là" đó chính là điểm gặp gỡ của thời gian và không gian thuật ngữ gọi là " bây giờ và ở đây". Trong Thiền không xử dụng từ "hiện tại".Hiện tại là khoảng thời gian dài nên không diễn tả được "điểmthời gian "bây giờ và ở đây".

          Pháp Như Thật là pháp Đức Phật chứng ngộ. Trong lần chứng ngộ này Đức Phật tạm đặt tên là trạng thái "Như Vậy" và nhận ra cần có điều kiện để phát huy trí huệĐiều kiện đó bây giờ Khoa học gọi là "Phản xạ giác quan" là chất xúc tác kích thích các Tánh kiến giải nghi tình hay"Phản xạ ngoài giác quan" còn gọi là "Phản xạ thụ động" kích thích Tánh Nhận Thức kiến giảinhững nghi tình sâu sắc hơn.

          Về sau pháp Yathàbhùta được nâng lên thành pháp tu quan trọng cả hai hệ Theravada và Phát Triển. Các nhà Phát Triển nâng Pháp Như Thật lên là "Như Thật đạo" (Yathàbhùta Marga, nghĩa là Con đường tu tập Như Thật). Thí dụ như Pháp Tứ Niệm Xứ cũng chính là Pháp Như Thật, trong kinh dùng từ "Tuệ tri" là "Biết như thật". Đi tuệ tri đi, đứng tuệ tri đứng, ngồi tuệ tri ngồi.... là biết Như thật khi đi, khi đứng, khi ngồi. Tên tuy gọi khác nhau nhưng tất cả đều quy về Biết Như thật. Biết Như thật cũng là Chánh Niệm tức là Biết Không Lời. Giữa Biết Như Thực và Biết Không Lời có khác nhau một chút. Đó là Biết Như Thực đòi hỏi phải dùng giác quan và đối tượng để thực tập trong bước đầu tiên. Biết Không Lời là cái Biết của Tánh Giác, có đối tượng biết, không đối tượng cũng biết.

THỰC TẬP PHÁP NHƯ THẬT

          Tu tập bất cứ pháp môn nào cũng phải thực tập từ dễ tới khó, từ có lời đi đến chỗ không lời. Cho nên, lúc đầu hành giả vẫn còn dùng lời. Vật thế nào được quyền nói như thế ấy, ngăn chặn bớt chủ quan méo mó, Tâm cũng chuyển đổi đôi chút. Thấy cái đang là của đối tượng, nhưng còn gọi tên nên còn nằm trong Chân lý quy ước, trong kinh gọi là Tục đế Bát Nhã để phân biệt vớiChân lý quy ước thế gian gọi là Tục đế.

          1) Bước 1 (Biết Có Lời): Khi có người chỉ cái chuông hỏi: "Đây là cái gì?" thì mình được quyền trả lời: "Đó là cái chuông". Trả lời đúng như thực không khen chê, không nói gì thêm.  Nếu có người chỉ ông A hỏi: "Ông đó tên gì vậy?" Nếu biết thì trả lời:" Đó là ông A". Không biết thì trả lờingắn gọn: "Không biết". Chỉ thế thôi không thêm bớt khen chê kể lể gì thêm, thì Tâm không bị Ý CănÝ ThứcTrí Năng khởi lên quậy phá. Kết quả kinh nghiệm "Tuệ Trí Có Lời" về cái chuông hay ông A. Tuy Biết có lời nhưng chỉ là đơn niệm biết một nội dung nên Tâm vẫn được yên lặng.

          2) Bước 2 (Biết Không Lời): Nhìn đối tượng, thầm nhận biết như thật về đối tượng, khôngnói thầm trong đầu (không tác ý phê phán, khen chê, không suy nghĩsuy luận về đối tượng). Bây giờ Tâm yên lặng, không còn ở trong thế giới quy ước thế gian, bắt đầu bước vào Tánh giác, trong kinh gọi là Tâm bậc thánh. Kết quả của bước thứ hai kinh nghiệm "Tuệ Trí Không Lời".

          Cả hai bước 1 và 2 thực tập trong 4 oai nghi: Thấy, Nghe, Xúc Chạm đối tượng, giữ niệm Biết Như Thật Không Lời về đối tượng. Từ Biết Như Thật Không Lời tiến đến Thầm Nhận BiếtKhông Lời về đối tượng sẽ kinh nghiệm Định. Nếu có nghi tình thì cũng có kiến giải qua ba Tánh.

          3) Bước 3 (Nhận thức Như Thật Không Lời): Nhận thức Như thực đến Như vậy. Bước này phải toạ thiền tạo phản xạ thụ động ngoài giác quanKiến giải này là kiến giải của Phật tánh.

 

KHAI TRIỂN BỔ TÚC

          Bước một, có thể diễn tả màu sắc, hình dáng hoặc gọi tên đối tượng theo quy ước thế gian. Nhưng nếu càng diễn tả, càng giải thích, thì càng đi xa với sự thật vì tâm đã bị Ý Thức chiếm lĩnh rơi vào Tâm Ba Thời. Cho nên chỉ giới hạn cho gọi tên thôi.  Thực tập pháp môn nào cũng phải đi đến chỗ không lời. Còn nói tức còn Biết Có Lời thì không bao giờ đạt được mục tiêu thoát khổ, giác ngộgiải thoát.

          Khi nói Pháp Như Thật, chúng ta hiểu rằng cái Biết này chỉ giống Như Thật tức là chưa phảihoàn toàn thật. Bởi vì đối tượng và ngay cả giác quan của chúng ta không thực chất tính, nó vô thường biến đổi trong từng sát-na thời gian, cho nên kết quả ở bước một chỉ tương đối thôi. Mặc dù cái Biết tuy hạn chế, nhưng cũng chuyển đổi Tâm, giúp Tâm yên lặng khác với Tâm thế gian lăng xăng dao động nên gọi là Tuệ Trí.

          Bước kế tiếp là Biết mà không tác ý trước đối tượng. Tâm trong sạch hơn trước, vững chắchơn bước một. Bắt đầu tiến vào dòng Thánh tức Tánh Giác để tiến dần lên Nhận Thức Không Lời. Lúc này hành giả nhìn đối tượng bằng Tánh Thấy, nghe âm thanh bằng Tánh Nghe, va chạm đối tượng bằng Tánh Xúc Chạm. Tất cả những cái Biết này là Biết thầm lặng, Biết mà không phản ứng, không gọi tên, không suy nghĩ gì cả gọi là Thầm nhận biết không lời về đối tượng. Nói cách khác đây là cái Biết của Trí tuệ.

          "Cái đang là" trong bước đầu còn cụ thể. "Cái đang là" bước thứ 2 trở nên siêu vượt, trừu tượng.

          "Cái đang là" là trạng thái của đối tượng được nhìn bằng con mắt tâm, bằng cái biết của trí tuệ, in sâu vào Nhận thức cô đọng. Biết rõ ràng đối tượng mà không tác ý về đối tượng nên đối tượng có cũng như không, thì "Cái đang là" trở thành "Cái Như Vậy". Trong trạng thái Tâm Như Vậykiến giải những điều mới lạ thì trí huệ ở giai đoạn này là Huệ Bát Nhã, là Panna, là viên ngọc trong chéo áo, là bản lai diện mục, là Phật tánh, là kho báu của chính mình v.v...  Huệ Bát Nhã cao hơnTuệ Tri / Vipassanà ở bước một.

          Vì thế, ở mức độ này, định nghĩa Như Thật, là Cái Biết của mình đúng với Chân Lý tối hậucủa nó, nên không gọi Như Thật nữa, mà là Như Vậy, tức biết Vật trong chính nó. Vật là Vật. Vật là như vậy, là như thế, không có gì để diễn tả, bởi nó không có tên.

 

KẾT LUẬN

          Pháp Như Thật là phương thức thực tập nhằm chuyển đổi Tâm lao xao, loạn động sang tĩnh lặng, khách quan. Lậu hoặc/tập khí, kiết sửtuỳ miên vẫn còn nhưng bị cô lập không khởi lên thành tạp niệm. Cô lập Ngã, nên thành kiếnthiên kiếnđịnh kiến không xuất hiện.  

          Thực tập Biết Không Lời về đối tượng thường xuyên, giúp hành giả an trú trong Chánh Niệmtức trong trạng thái bây giờ và ở đây.

          Trạng thái không lời tác động vào Đối Giao Cảm thần kinh tiết ra những chất sinh hoá học tốt như Acetylcholine, Dopamine, Seretonin, Melatonin, Endorphine, Insuline .... giúp điều chỉnh những bệnh về tâm thể, phục hồi sức khoẻ.

          Chuyển đổi quan niệm sống, chuyển đổi Nhận thức nên không tạo Nghiệp nữa.

          Bước đầu còn Biết Có Lời, khách quan tương đối. Kết quả được Tuệ Trí là Thiền Huệ. Bước 2 và 3 là Định. Vì thế Pháp Như Thật đưa đến Định-Huệ đồng thời. Khi thực hành thuần thục, đạt Định vững chắc sẽ khai mở trí huệ Bát Nhã.

          Thực tập Pháp Như Thật chúng ta rút kinh nghiệm để huấn luyện cái Tâm của mình. Quan trọng là làm sao cho Tâm luôn an trú trong "bây giờ và ở đâytức Thân ở đâu thì Tâm ở đó, Thân thiền thì Tâm thiền. Hằng ngày khi làm việc gì thì Tâm ở nơi việc đó, Tâm không như chú khỉ nhảy nhót lung tungChúng ta thực hành được như thế, sống được như thế là chúng ta sống tỉnh thức, sống có Chánh Niệm. Sống trong "bây giờ và ở đây" được giây phút nào thì chúng ta rời xa TâmPhàm Phu giây phút đó. Tâm Phàm Phuhạnh phúc ít mà khổ nhiều. An trú trong Tâm bậc Thánh lúc nào thân cũng khoẻ, tâm cũng an, và trí tuệ sẽ phát huy.

          Tóm lại, đây là phương pháp tu tập được xếp là Thiền Huệ nhưng cần thực hành song song với Thiền Định. Chúc quý vị tu tập tốt. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

THÍCH NỮ HẰNG NHƯ

(Ghi lại bài giảng tại đạo tràng TTK Houston, TX, ngày 04/6/2018)

 

Tài liệu: Theo giáo trình giảng dạy các lớp Bát Nhã của HT Thích Thông Triệt Viện chủ Tu ViệnThiền Tánh Không, Perris, Riverside County, Nam California.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 8536)
Người đời khi gặp quả xấu đến, nếu không oán trời trách đất cũng đổ thừa tại gia đình người thân hay xã hội, ít ai nghĩ đến nhân quả công bằng mà sinh lòng ăn năn hối cải.
(Xem: 12052)
Theo tinh thần từ binhân bản của Phật giáo, người cư sĩ sau khi ly hôn hay người bạn đời chết đi thì có thể tái hôn bình thường.
(Xem: 10812)
Đức Phật bình đẳng giáo hóa chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán, không oán giận kẻ hại mình mà còn khoan dung độ lượng để họ cải tà quy chánh.
(Xem: 10579)
Ai tạo ác nghiệp thì sẽ bị đọa vào ba đường ác địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Nhất là tạo những nghiệp ác nặng nề thì chắc chắn sẽ rơi vào địa ngục.
(Xem: 13392)
Từ bi hỷ xả, nhẫn nhịn nhường là bí quyết để giúp cho mọi người sống như chiếc lá, dù có bị bão tố phong ba cuốn trôi lặn hụp, nhưng ta vẫn đủ sức vươn lên vượt qua cạm bẫy cuộc đời mà sống an nhiên tự tại trong mỗi hoàn cảnh.
(Xem: 8303)
Mỗi người sinh ra có một hoàn cảnh, sự sống hoàn toàn khác biệt nhau. Do sự chiêu cảm nghiệp báo quá khứ nên đời sống hiện tại của chúng ta có sự bất đồng trên mọi phương diện, không ai giống ai.
(Xem: 10250)
Cá ở trong lưới mà nhảy ra được, mới thật là hay. Vượt cạn lên bờ được mấy ai? Thoát khỏi cạm bẫy cuộc đời thật là khó vô cùng, nhưng người có ý chíquyết tâm cao độ sẽ làm được chuyện này.
(Xem: 8693)
Tâm giác ngộ là một thể trạng của tâm có nhiều thành phần với nó. Khi chúng ta phát tâm giác ngộ, nó có hai phương diện.
(Xem: 9804)
Chúng ta mỗi ngày quyết định không biết bao nhiêu việc và phần nhiều là những chuyện không quan trọng. Nhưng có đôi lúc, một quyết định nhỏ có thể ảnh hưởng không chỉ chính mình, mà còn...
(Xem: 10280)
Mọi người chúng ta đều than cuộc sống là đau khổ..., người nghèo có cái khổ của người nghèo, người khá giả có cái khổ của người khá giả.
(Xem: 10108)
Hãy dành ít thời gian suy nghĩ về bảy bí quyết này. Đừng gạt chúng qua một bên để làm chuyện khác, mà hãy áp dụng những bí quyết này vào cuộc sống của bạn.
(Xem: 8925)
Học để hoàn thiện chính mình là việc học suốt cả cuộc đời, chẳng thể nào được tốt nghiệp trọn vẹn, nếu ta không có đủ ý chínghị lực.
(Xem: 22510)
Nhân dáng từ bi của quý Ngài thường xuyên biểu hiện trong suốt 2 tuần qua đã biến ngôi già lam thanh tịnh này trở thành một ngôi thánh địa uy nghiêm bởi lời kinh tiếng kệ...
(Xem: 10267)
Đạo Phật có nhiều truyền thống cũng như vô lượng pháp môn tu. Nhưng dù tu theo bất cứ pháp môn nào, cách thức nào thì nội dung tu tập vẫn không ngoài Chỉ và Quán.
(Xem: 12019)
Nụ cười của Đức Phật trên các pho tượng phản ảnh cho tâm an nhiên, tự tại. Cũng thế, các vị đại sư dành hết cuộc đời mình tu tập...
(Xem: 14228)
Bố thí là hạnh đầu tiên theo lời Phật dạy hay còn gọi đầy đủ là hạnh buông xả. Bố thí là cho, biết cho,là trao tặng, là giúp đỡ sẻ chia hay mở lòng rộng lượng
(Xem: 11138)
Vào một kiếp xa xưa, Bồ-tát (tiền thân đức Phật) sanh làm một con chim cút, thủ lĩnh của hàng ngàn con chim cút sống ở trong rừng.
(Xem: 9904)
Cuộc đời đầy những bài học cho ta tu tập, nếu ta có đủ kiên trì.
(Xem: 18896)
Có những tiếng những lời những âm thanh nghe hoài không chán, nghe mãi không quên, không nghe thì trông ngóng đợi chờ.
(Xem: 10525)
Hãy ngồi thẳng một cách thoải mái, không nghiêng về phía trước hay sau, trái hay phải. Hãy nhắm mắt lại, và hãy nghĩ với các niệm thiện lành.
(Xem: 10675)
Đức Phật dạy vạn pháp vô ngã, vô thường. Thân con người còn không thật có (vô ngã, do duyên sinh), huống chi là tài sản của cải là vật ngoài thân.
(Xem: 11761)
“Chỉ là nắm tro” không phải là một bài kinh trong kho tàng Phật điển, mà nó là một thực tế. Thực tế ấy tôi đã chạm mắt, đã sờ mó được.
(Xem: 10191)
Vì là cá nhân mỗi người thụ hưởng hoan hỉ hay đớn đau, tạo rắc rối và tích tập nghiệp báo – tất cả sự ồn náo và rối rắm được làm ra bởi tự ngã
(Xem: 11336)
Sự quan tâm giúp đỡ mọi người khi có nhân duyên là một nghĩa cử cao đẹp, thể hiện tính đạo đức nhân văn cao cả mà chúng ta ai cũng có thể làm được.
(Xem: 8901)
Phật dạy, nếu người có hiểu biết chân chính sẽ tôn trọng chân lý, khi đưa ra một ý nghĩ gì đều nói “đây là suy nghĩ của chúng tôi”,
(Xem: 12772)
Chúng ta đều biết, đạo Phậttrung đạo. Đức Phật cũng nhờ tránh xa hai cực đoan dục lạckhổ hạnhthành tựu đạo quả.
(Xem: 10471)
Người ta khó chấp nhận việc đột tử của người thân là vì họ vừa có mặt hôm nay ở đây, rồi bỗng ngày hôm sau không có mặt.
(Xem: 11081)
Nguyện cầu Tam Bảomười phương chư Phật chứng giám cho lòng thành của chúng em; cầu mong hương linh Anh được an lạc nơi tịnh thổ.
(Xem: 17269)
Chúng ta đừng nên hứa một điều gì với ai khi đang vui. Bởi vì lời hứa ấy có thể làm cho người khác thất vọng, vì ta hứa mà không làm được.
(Xem: 10692)
Tất cả mọi người đều biết khổ - nhưng không thật sự hiểu khổ. Nếu thực sự hiểu khổ thì chúng ta đã có thể chấm dứt khổ.
(Xem: 10186)
Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tạivị lai.
(Xem: 11376)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ...Trong những cái sợ này có cả sợ ma.
(Xem: 16397)
Tôi giống như đang đứng ở khúc cuối của con đường cùng, sau hai mươi sống trong tu viện. Tôi đã cống hiến bản thân mình, siêng năng tu tập, cùng tuân thủ theo giới luật của tu viện.
(Xem: 12588)
Học cách hiểu thất bại thế nào là một kỹ năng ít được nói đến, nhưng lại rất cần trong cuộc sống.
(Xem: 16521)
Dưới ánh sáng tỉnh thức, bạn sẽ biết rõ mình đang làm gì, đang đi đâu và về đâu. Và rồi bạn sẽ tự vén lên những bức màn bí ẩn của thân phận và cuộc sống bằng chính năng lực tỉnh thức của mình.
(Xem: 24958)
Buông bỏ là một trong những bài học đầu tiên chúng tôi được Hòa thượng Ân sư dạy. Tiêu đề Ngài dạy chung cho tất cả anh em là: “Các chú phải buông bỏ”.
(Xem: 9203)
Nếu một người chưa có dịp nghe, đọc (Văn), chưa tư duy (Tư) chưa thực hành (Tu) về tánh Không thì rất dễ xem tánh Không là một cái gì rất tiêu cực, vì tánh Không với người ấy là không có cái gì cả.
(Xem: 11690)
An là an tịnh nội tâm, còn Cư là kỳ hạn cư trú trong suốt một thời gian nhất định nào đó, mà theo giới luật là ba tháng.
(Xem: 9799)
Khi đến tu viện, các nhà sư và các sư cô mới vào tu, thường hỏi vị sư trụ trì hướng dẫn cách thực hành Con Đường Giải Thoát.
(Xem: 11466)
Quên cái danh thì tự khắc sẽ được an vui. Quên mình đi thì kẻ khác ắt có hạnh phúc. Vui với thành công của người thì niềm vui tăng mãi. Thương yêu tất cả thì lòng hóa vô biên.
(Xem: 9510)
Tôi chẳng làm gì cả. Sự-nhận-biết-về-cái-tôi của tôi đã bị quét sạch đi, từ ngày rất xa xưa rồi. Giờ đây, không còn "cái Tôi" để làm gì cả.
(Xem: 15534)
Tâm của con cũng như vậy. Khi rối loạn, hãy để yên. Rồi chờ một lát. Rối loạn tự ngừng lại. Con không cần gắng sức. Bình yên sẽ đến. Mà không cần làm gì cả.
(Xem: 10706)
Nghe chuông phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn Tuệ sáng ngần Xa rời địa ngục qua hầm lửa Nguyện thành như Phật độ chúng sanh.
(Xem: 14777)
Lễ bái là một pháp tu phổ biến trong đạo Phật. Thường thì chúng ta lễ Phật, các vị Bồ-tát, chư vị Tổ sư để thể hiện sự tôn kính, lòng biết ơn...
(Xem: 10710)
Trong đạo Phật có câu nói rất phổ biến là “Nhất niệm thông tam giới,” một niệm biến khắp ba cõi – cõi dục, sắc, và vô sắc.
(Xem: 11387)
Trong những năm gần đây, tình hình bão lũ, động đất, sóng thần xảy ra khắp mọi nơi với cường độ càng ngày càng mạnh có nguy cơ đe dọa đến tính mạng của rất nhiều người và động vật.
(Xem: 8738)
Trong đạo Phật nguyên thủy Phật dạy Pháp quán hơi thở là một trong những Pháp đầu tiên để chúng ta tu. Đó là ý thức trở lại sự cần thiết của dưỡng khí đối với sức khỏe trong thân thể con người.
(Xem: 9742)
Con người có tu mới sống được an vui hạnh phúc và khi gặp cảnh mất mát khổ đau của bản thângia đình, cũng không làm cho ta phải thất chí nản lòng vì ta đã có niềm tin nhân quả, niềm tin chính mình, hạnh phúc hay khổ đau là do mình tạo lấy.
(Xem: 9521)
Theo truyền thống giới luật của đạo Phật thì vào mỗi nửa tháng, tất cả người xuất gia đều cùng nhóm họp tại một trú xứ nào đó để lắng nghe vị Luật sư (Vinayadharo) tuyên thuyết giới luật...
(Xem: 10532)
Rất lạ là có nhiều người không biết thương chính bản thân. Có lẽ do họ nghĩ rằng thương yêu chính bản thân là điều dễ làm nhất trên đời nầy, vì ai cũng lo cho mình là trước nhất.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant