Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Hạnh Của Đất

30 Tháng Giêng 201906:45(Xem: 6113)
Hạnh Của Đất

HẠNH CỦA ĐẤT

Thích Trung Định


Hạnh Của Đất


Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vậtphục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ. Đất vô cùng quan trọng cho mọi loại hình sự sống, vì nó hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật, trong lượt mình thì các loài thực vật lại cung cấp thức ăn và ôxy (O2) cũng như hấp thụ điôxít cacbon (CO2). Đất có đủ các dưỡng chất nuôi mầm sự sống. Đất còn là nơi nâng đở con người, mọi sự vật tồn tại đều nhờ đất. Đất dung hòa, ôm ấp, bao bọc tất cả mà không hề có một sự than phiền hay oán trách.

Đất trong tiếng Hán gọi là ‘địa’. Là một đại trong tứ đại: địa đại, phong đại, thủy đạihỏa đại. Địa là đất. Đại là lớn. Ý nói địa đại là sự to lớn bao la của đất. Đất có thể dung chưa tất cả, nên gọi là đại.

Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và nó cũng là yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. “Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. (Luật đất đai) Đất có tính cố định, không thể di dời. Đất là tư liệu sản xuất gắn liền với đời sống con người. Đặc biệt, đất đai là một tài sản không hao mòn theo thời giangiá trị của nó là miên viễn. Nếu không có đất thì không có sự tồn tại của sự sống.

Có nhiều dạng của đất, trong đó các dạng đất cơ bản như đất thịt, đất cát, đất sét, đất phù sa, đất đỏ…Trên mỗi dạng đất cho chúng ta những giá trị khai thác khác nhau và phù hợp với các loại cây trồng cho năng suất cao. Đất giúp người trồng trọt, chăm bón, tạo ra sản phẩm nuôi sống con người. Đất màu mở phù sa cho đồng lúa tốt tươi, nặng mùa gặt hái. Đất đỏ là thổ nhưỡng cho các loài cây ăn trái như nhãn, xoài, chôm chôm, sầu riêng, cà phê, cao su. Đất thịt có thể làm gạch ngói nung, trồng các loài hoa màu như ngô, khoai, sắn, đậu, mè. Đất cát cho nhiều loài rau trái, ươm mầm sức sống cho muôn cây trổ chồi đâm ngọn. Mỗi thứ đất đều cho một giá trị kinh tế khác nhau phục vụ con người. Đất còn là nơi dung chứa tất cả các quặng mỏ quý giá. Các thứ trân bảo như vàng, bạc, đá quý đều có ở đất. Đất còn nhiều điều bí ẩncon người chưa thể khám phá ra hết. Đất còn mang nặng ân tình, bổng hóa thành tâm hồn, chan chứa yêu thương.

Trong lời dạy của đức Phật, đất luôn là ẩn dụ quan trọng để Ngài sử dụng trong việc dạy dỗ hàng đệ tử học theo hạnh của đất. Bởi đất có nhiều đặc tính mà người tu cần phải học. Trong đó, nhẫn nhục hạnh như sự chịu đựng của đất được xem là đệ nhất đạo. Sự bao dung, ôm ấp bảo bọc của đất trở thành hạnh lành tối thắng. Sự trưởng dưỡng, tự làm mới bản thân của đất trở thành hạnh tinh tấn nỗ lực tu tập để vươn lên trên con đường đạo. Rất nhiều ý nghĩagiá trị thực tiễn cao quý của đất trở thành phương châm hành trì cho người tu học. Đất như người mẹ hiền chan chứa tình thương, ôm ấp bao dung con người vào lòng để trưởng dưỡng, nuôi nấng. Khi ta sống thì đất nâng đở, chở che. Khi ta chết thì đất ôm sâu vào lòng. Tình của đất đậm đà sâu lắng muôn đời không hề lạt phai.

Trong một lần đức Phật muốn giáo dưỡng La hầu la học theo hạnh của đất để điều phục lại tâm ý của mình. Bởi thời tuổi trẻ La Hầu La còn có những hành vi thất thố oai nghi tế hạnh, phóng túng tâm ý, khởi niệm tự tôn. Do vậy, trong những dịp cần thiết đức Phật lấy hạnh của đất để giáo giới. “Này Rahula, con hãy học theo hạnh của đất. Dù người ta đổ và rải lên đất những thứ tinh sạch và đẹp đẽ như hoa, nước thơm, sữa thơm, hoặc người ta đổ lên đất những thứ dơ dáy hôi hám như phân, nước tiểu và máu mủ, hoặc người ta khạc nhổ xuống đất thì đất cũng tiếp nhận tất cả những thứ ấy một cách thản nhiên, không vui vẻ mừng rỡ mà cũng không chán ghét tủi nhục. Cũng như thế, khi những cảm thọ khoái lạc hoặc buồn khổ phát sinh, con đừng để cho chúng làm nhiễu loạn tâm con và chiếm cứ lòng con.”

Lời dạy này đã mở ra một con đường thênh thang cho một tâm hồn tràn đầy lý tưởng. Khi tâm đủ lớn dung chưa tất cả mọi thứ khó dung thì khi ấy tâm mới trở nên quảng đại. Tâm ấy là Bồ tát tâm, Tứ vô lượng tâm, có khả năng lớn trong bao dung và thâu nhiếp. Khi tâm không còn phân biệt thị phi, hơn thua, dơ sạch thì người ấy mới có khả năng tự tại như đất. Và khi đón nhận tất cả mọi thứ hơn thua thị phi nhân ngã, lại có khả năng chuyển hóa như đất cho hoa thơm trái ngọt thì thì hành giả học hạnh như đất sẽ sinh khởi những đức tính cao thượng, dùng những đức tính ấy để nhiếp hóa chúng sinh. Thành ra, khi chúng ta trang bị học hạnh như đất thì dù có vào ra sinh tử, lui tới trong đời sống ngủ trược ác thế mà tâm Bồ đề vẫn không thối chuyển, như nhiên thường tại. Lời dạy này không chỉ dành riêng cho Tôn giả La Hầu La mà dành cho tất cả mọi người áp dụng hành trì. Bởi ai cũng cần học hạnh như đất để kiện toàn đạo nghiệp. Trong tâm thức của mọi người ai cũng có những hạt giống xấu, bất thiện. Và ai cũng có khả năng tu tập để chuyển hóa những hạt giống ấy trở nên thanh cao, thánh thiện. Nhờ đó ta tự rọi soi vào tâm mình để tự điều chỉnh, kiện toàn. Cho nên, đất muôn đời vẫn là tấm gương cao quý để mỗi người tự rọi soi.

Ngoài hạnh của đất, đức Phật cũng dạy hành giả học theo hạnh của nước, lửa, và không khí: “Con hãy học theo hạnh của nước. Khi người ta giặt rửa những thứ dơ bẩn trong nước, nước cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại nên học hạnh của lửa. Lửa đốt cháy mọi thứ, kể cả những thứ dơ bẩn, vậy mà lửa cũng không vì thế mà cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường. Con lại cũng nên học hạnh của không khí. Không khí thổi đi các thứ mùi, mà vẫn không cảm thấy tủi nhục, buồn khổ và chán chường.”

Một câu chuyện khác về vị Đại đệ tử đệ nhất trí tuệ-Tôn giả Xá Lợi Phất cũng muốn học theo hạnh của đất. Câu chuyện cảm động về một vị Đại đệ tử của đức Phật làm bài học cho hậu thế muôn đời. Chuyện kể rằng: Tại Tinh Xá Kỳ Viên, sau ba tháng hạ Tôn giả Xá Lợi Phất tạm biệt Đức Phật để lên đường đi hóa đạo. Khi Ngài ra khỏi cổng Tinh xá, một Tỳ kheo thưa với Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, Xá Lợi Phất vô cớ nhục mạ con, rồi bỏ đi với lý do đi giáo hóa, thực sự Xá Lợi Phất không đi truyền bá Phật pháp. Nghe câu chuyện xong, đức Phật cho gọi Tôn giả Xá Lợi Phất trở lạiyêu cầu cho biết dữ kiện. Ngài Xá Lợi Phất trình Phật:

“Bạch Đức Thế Tôn! Sau khi theo Đức Thế Tôn học đạo đến nay tuổi gần 80, con chưa bao giờ làm tổn hại sinh mạng kẻ khác, chẳng biết dối trá chăm lo thăng tiến đạo nghiệp, kể cả 40 năm qua, được vinh dự làm môn đệ của Đức Thế Tôn, dù nhiều lần được Đức Thế Tôn khen ngợi, nhưng con chưa bao giờ tỏ ý kiêu mạn coi thường người khác, từ đó đâu dám nhục mạ người trong giáo đoàn.

Con thiết nghĩ: Đất luôn luôn nhận lãnh hết tất cả những sự dơ uế của thế gian, con tự nguyện làm đất luôn luôn nhẫn nhịn tất cả những điều trái ý, không hạ nhục bất cứ ai. Dòng nước cuốn trôi, rửa sạch tất cả những vết dơ bẩn của trần gian, con tự nguyện rửa sạch trần cấu cho mọi người. Cái chổi quét sạch hết tất cả rác rưởi không hề phân biệt con tự nguyện làm cái chổi quét sạch bụi trần của chúng sanh. Bấy lâu con chưa hề khinh khi ai, chưa hề có ý niệm phân biệt, cố gắng không để tâm vọng đọng thường an trú trong chánh niệm. Bởi thế nếu con còn có lỗi lầm nào, xin các tỳ kheo từ mẫn chỉ bảo con xin thành khẩn y pháp sám hối.”

Để thỏa mãn cho tất cả các môn đệ, Phật cho gọi các tỳ kheo đương cáo ra đối chứng. Trước giáo đoàn, vị tỳ kheo đã nói dối rất hổ thẹn, xin Phật và Xá Lợi Phất rộng lượng khoan dung. Phật bảo trong đời có hai hạng người mạnh nhất đó là người không có tội, người có tội mà biết ăn năn sám hối. Riêng Xá Lợi Phất không những không oán giận mà còn hoan hỷ khoan dung.

Hạnh của đất cũng được đức Phật đưa ra như là biểu mẫu của tình bạn chân thật, cao quý nhất. Trong một đoạn kinh khác đức Phật dạy kết bạn có bốn thứ: Một là kết bạn như hoa, hai là kết bạn như cân, ba là kết bạn như núi, bốn là kết bạn như đất. Sao gọi là kết bạn như hoa? Khi bông hoa còn tươi tốt thì giắt trên đầu, khô héo rồi bỏ đi. Kết bạn cũng thế: hễ thấy giàu sang thì xu phụ theo, thấy nghèo nàn lại bỏ làm lơ. Sao gọi là kết bạn như cân? Khi để vật nặng thì đầu gục xuống, vật nhẹ thì đầu vổng lên, có qua lại thì cung kính nhau, không qua lại thì khi dễ nhau. Sao gọi là kết bạn như núi? Hòn núi vàng loài chim thú tụ về, lông cánh được chói màu vàng rực, kết bạn cũng thế, khi sang thì sang với nhau, khi vui thì đồng vui. Như thế gian nói, thấy sang bắt quàng làm họ. Sao gọi là kết bạn như đất? Tất cả mọi vật đều nương dựa nơi đất mà sinh, làm bạn nuôi dưỡng để ủng hộ, ân hậu không bạc.

Trong bốn loại bạn, thì làm bạn như đất là tình bạn chân thật, cao quý nhất. Đây là mối quan hệ bạn bè nương tựa nhau để cùng tiến bộ, là tấm gương bạn bè chân tình, cao quý - một trong những yếu tố tạo nên tinh thần tùy hỷ trong đạo Phật. Khi thấy bạn có những tiến bộ, mình không sanh lòng ganh tỵ; khi thấy bạn gặp cảnh ngộ thiệt thòi, kém sút, mình cũng không sanh tâm khi dể, rẫy ruồng. Đó là đức tính của đất, và nên kết bạn như đất mới bền vững.

Trong truyền thống Đại thừa Phật giáo, có một vị Bồ tát lớn, gọi là Bồ Tát Địa Tạng. Một vị bồ tát lớnhạnh nguyện rất cao thâm: chừng nào địa ngục chưa trống không thì Ngài vẫn chưa dừng nghỉ công việc hóa độ (Địa ngục vị không thệ bất thành Phật, chúng sinh độ tận phương chứng Bồ đề). Danh hiệu Địa Tạng rất thâm sâu và đầy ý nghĩa. Danh hiệu ấy có nghĩa là trái đất với tính cách vững chãi và dày dặn của nó có khả năng chứa đựng và ôm ấp được tất cả (Địa ngôn kiên, hậu, quảng hàm tàng). Tuy biết rằng khổ đau và phiền não không có giới hạn, nhưng hạnh nguyện cứu đời của một vị Bồ tát cũng không có giới hạn. Chừng nào còn có khổ đau, còn có phiền não, thì vị Bồ tát còn chưa dừng tay cứu độ. Trái đất của này cần những con người như Bồ Tát Địa Tạng, và mọi người cũng cần học làm theo hạnh nguyện của ngài. Cuộc đời còn có nhiều khổ đau phiền não, oan trái và thù hận, Bồ tát Địa Tạng với năng lực lớn sẽ hóa giải tất cả. Ngài cũng có năng lượng vững chãibao dung của đất, vì thế nên Ngài có thể ôm ấp và chuyển hóa tất cả.

Có một bản kinh với tên gọi: “Tâm địa quán”, bao gồm 13 phẩm. Chủ đề của bản kinhquán tâm như đất. Đây là một lộ trình tu học đi từ địa vị phàm phu lên bậc thánh trí giác ngộ giải thoát. Khi tâm được quán chiếu như hạnh của đất, thực hành như hạnh của đất thì lộ trình giác ngộ sẽ được mở ra. Và khi tâm đã được vững chãi, bao dung như đất thì lý tưởng Bồ tát được thực hiện trọn vẹn. Ngoài ra trong giới pháp Đại thừa còn có Kinh Phạm võng Bồ tát tâm địa giới. Đây là giới pháp cho hàng Đại thừa Bồ tát có tâm lớn như đất. Hạnh của đất trong kinh tạng Nikāya hay Đại thừa đều mang ý nghĩa như vậy. Đó là sự thống nhất giữa kinh điển Nam tạng và Bắc tạng. Mặc dù hình thức triển khai khác nhau nhưng nội dung và ý nghĩa thì vẫn xuyên suốt.

Tóm lại, chúng ta phải học hạnh của đất như Bồ Tát Địa Tạng, như Tôn giả Xá Lợi Phất, và Tôn giả La Hầu La. Học theo hạnh của đất để những nỗi khổ niềm đau, tủi nhục, giận hờn, khổ đau buồn chán được ôm ấp và chuyển hóa. Học theo hạnh của đất để tâm càng ngày càng đủ lớn để thâu nhiếp và bao dung. Học hạnh như đất để hoa hoa trái từ bitrí tuệ khai mở trong tâm thức chúng ta, trên quả địa cầu này ngày càng thêm tươi đẹp.

 

Tạp chí Văn hóa Phật giáo số, 312.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12683)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13951)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11875)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15585)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11605)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13495)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7845)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12671)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12766)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14626)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15486)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12109)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13776)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 13983)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11540)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15333)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 12968)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11660)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16890)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20034)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15992)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13193)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13135)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13164)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15621)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12306)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13120)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15771)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13868)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15101)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13807)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13870)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13055)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13748)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13618)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15316)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14720)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13875)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14181)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13426)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13382)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14615)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13834)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14973)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17684)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14458)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16851)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 18021)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15569)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15385)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant