Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vượt Qua Mười Hai Xứ

15 Tháng Giêng 201909:05(Xem: 4896)
Vượt Qua Mười Hai Xứ

Vượt Qua Mười Hai Xứ

 

Nguyên Giác

 

Trước tiên, nên thấy rằng Phật giáo là pháp xuất thế gian, pháp để thoát khổ, pháp để xa lìa ba cõi - không phải pháp thế gian chỉ thuần để thư giãn hay chữa bệnh, tuy rằng vẫn có vô lượng hiệu ứng phụ giúp người trần nhẹ gánh.

Nói thoát khổ như thế, nghĩa là thoát ra khỏi sinh tử luân hồi. Nghĩa là thoát ra khỏi những buộc ràng, những phiền trược của tất cả các kinh nghiệm của chúng ta luân hồi trong ba cõi – tức là sáu nội xứ (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) và sáu ngoại xứ (cái được thấy, cái được nghe, cái được ngửi, cái được nếm, cái được chạm xúc và các được tư niệm).

Trong Kinh Sabba Sutta (Kinh Tất Cả -- SN 35.23), bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu viết: “…này các Tỷ-kheo, thế nào là tất cả? Mắt và các sắc; tai và các tiếng; mũi và các hương; lưỡi và các vị; thân và các xúc; ý và các pháp. Như vậy, này các Tỷ-kheo, gọi là tất cả.” (1)

Một bài kệ của Ngài Bồ Đề Đạt Ma, khi tóm tắt tông chỉ Thiền Tông, đã nói tới mười hai xứ này (nơi đây, chúng ta trích bốn câu, thay vì đầy đủ là tám câu trong phần Nhị Chủng Nhập của sách Thiếu Thất Lục Môn):

Ngoại tức chư duyên,

Nội tâm vô đoan,

Tâm như tường bích,

Khả dĩ nhập đạo.

Có thể dịch là: Bên ngoài dứt bặt muôn duyên, bên trong không còn tư lường tăm hơi manh mối gì, tâm y hệt như tường vách, mới có thể vào đạo.

Bên ngoài là nói sáu ngoại xứ, bên trong là nói sáu nội xứ. Nếu lúc nào cũng thấy được tâm như thế, tất nhiên không cần tu gì nữa, làm gì cũng chỉ là thêm sương trên tuyết.

Đọc Tạng Pali, chúng ta sẽ thấy bốn câu thơ với mười sáu chữ trên là dịch rất sát nghĩa từ Kinh Trung Bộ MN-138 (Uddesavibhaṅga Sutta - Kinh Tổng thuyết và Biệt thuyết), bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu là, trích:

Thế Tôn nói như sau: —Này các Tỷ-kheo, vị Tỷ-kheo cần phải quán sát một cách như thế nào để thức của vị ấy đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối. Này các Tỷ-kheo, nếu thức đối với ngoại trần không tán loạn, không tản rộng, tâm không trú trước nội trần, không bị chấp thủ quấy rối, sẽ không có tập khởi, sanh khởi của khổ về sanh, già, chết trong tương lai.

Thế Tôn nói như vậy. Nói như vậy xong, Thiện Thệ từ chỗ ngồi đứng dậy rồi bước vào tinh xá.”(2)

Mấy chữ “tâm như tường vách” trong bản Việt dịch là “không bị chấp thủ quấy rối,” trong bản Anh dịch của Thanissaro Bhikkhu là “from lack of clinging/sustenance he would be unagitated…”

Nếu trực tiếp an tâm được như thế, là xong. Nhưng, giả sử, nếu còn vướng bận, còn thấy chút tăm hơi manh mối trong tâm, làm sao để tu tập?

Nơi đây, chúng ta nói về hai pháp: hoặc ly tham, hoặc nhận ra tự tánh Không của các pháp.

Thứ nhất, nói về pháp ly tham. Trong nhóm Kinh Tương Ưng, có 3 bản kinh có các đoạn cuối y hệt nhau về ly tham: Kinh SN 22.53, Kinh SN 22.54, Kinh SN 22.55.

Nơi đây, chúng ta trích đoạn cuối Kinh SN 22.55, bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu:

Này Tỷ-kheo, nếu Tỷ-kheo đoạn tận tham đối với thức giới, do tham được đoạn tận, sở duyên được cắt đứt, chỗ y chỉ của thức không hiện hữu.

Không có chỗ y chỉ như vậy thức không tăng trưởng, không có hành động, được giải thoát; do giải thoát nên được kiên trú; do kiên trú nên được tri túc; do tri túc nên không có ưu não; do không có ưu não nên tự mình cảm thấy tịch tịnh hoàn toàn. Vị ấy biết: “Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa”…” (3)

Nghĩa là, hễ ly tham được là bên ngoài cắt đứt sở duyên, bên trong thức không chỗ bám (không chỗ y chỉ) và như thế là kiên trú, tịch tịnh, và giải thoát.

Cũng nên ghi nhận thêm rằng, Kinh itivuttaka-1 trong Tiểu Bộ Kinh ghi lời Đức Phật rằng hễ ly thamchắc chắn đắc quả A na hàm (Bất Lai, tức Thánh quả thứ ba). Học giả John D. Ireland trong tác phẩm “The Udana and the Itivuttaka” (Kinh Cảm Hứng NgữKinh Phật Thuyết Như Vậy) nơi phần chú thích ở trang  217 (ấn bản 2007), viết rằng ly tham ái (sensual lust) sẽ đắc quả Bất Lai, nhưng ly được tham hữu (greed for being) mới là A La Hán.

Về ly tham, cũng có thể dẫn ra Kinh Sn 4.1 (Kama Sutta: Kinh về tham dục) trong nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời (4) – nơi đây Đức Phật dạy: “...khi xa lìa tham dục, sẽ vượt qua trận lụt, hệt như ghe được tát nước và qua tới Bờ Bên Kia.”

Thứ hai, nói về pháp nhận ra tự tánh Không của các pháp. Cũng có nghĩa là nhận ra các pháp vốn thực là vô ngã.

Thí dụ như âm nhạc làm mê đắm lòng người, nhưng khi chẻ cây đàn ra làm trăm hay ngàn mảnh, cũng không ai tìm được âm thanh ở đâu. Nghĩa là, các pháp duyên vào nhau mới hiện ra trước mắt và bên tai chúng ta, nhưng thực tướng chính là rỗng rang vô tướng.

Kinh Tương Ưng SN 35.242 (Dutiyadārukkhandhopama Sutta  -- Kinh Đờn Tỳ Bà), bản Việt dịch của Ngài Thích Minh Châu viết, trích:

Ví như, này các Tỷ-kheo, một vị vua hay đại thần của vua từ trước chưa từng được nghe tiếng đàn tỳ bà, nay được nghe tiếng đàn tỳ bà, vị ấy nói: “Này Bạn, tiếng ấy là tiếng gì, khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy?” Họ nói với vị ấy: “Thưa Tôn giả, đây là đàn tỳ bà, với tiếng khả ái như vậy, mê ly như vậy, khả lạc như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”. Vị ấy nói như sau: “Hãy đi và đem đàn tỳ bà ấy về cho ta”. Họ đem đàn tỳ bà về cho vị ấy, và nói như sau: “Thưa Tôn giả, đàn tỳ bà này với tiếng khả ái như vậy, khả lạc như vậy, mê ly như vậy, say đắm như vậy, hấp dẫn như vậy”. Vị ấy bèn nói: “Thôi vừa rồi đối với ta về đàn tỳ bà này. Hãy đem tiếng lại cho ta”. Họ thưa với vị ấy: “Thưa Tôn giả, cái này được gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ nhiều thành phần này nên đàn phát âm. Như duyên cái bầu, duyên cái da, duyên cái cán, duyên cái đầu, duyên cái dây, duyên cái cung, duyên nỗ lực thích nghi của người. Như vậy, thưa Tôn giả, cái này gọi là đàn tỳ bà, gồm có nhiều thành phần, gồm có số lớn thành phần. Nhờ gồm nhiều thành phần này nên đàn phát âm”. Rồi vua ấy đập đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh; sau khi đập bể đàn tỳ bà ấy ra thành 10 mảnh, 100 mảnh, vị ấy chẻ thành từng miếng nhỏ; sau khi chẻ thành từng miếng nhỏ, vị ấy lấy lửa đốt; sau khi lấy lửa đốt, vị ấy vun lại thành đống tro; sau khi vun lại thành đống tro, vị ấy đem quạt đống tro lớn ấy trước làn gió mạnh, hay để chúng trôi theo dòng nước sông chảy mạnh. Rồi vị ấy nói: “Thật là hạ liệt, cái gọi đàn tỳ bà này, dầu cho tỳ bà là cái gì. Ở đây, đại chúng thường phóng dật, bị hướng dẫn sai lạc”.(5)

Hễ thấy các pháp rỗng rang không thể nắm bắt như tiếng đàn tỳ bà, lập tức mười hai xứ sẽ tịch tịnh, không có gì cần phải mài giũa nữa. Một khi đã thấy tự tánh Không này xong, trọn đời chỉ cần giữ cái nhìn này; Thiền Tông gọi là, sau khi ngộ được thực tướng các pháp là vô tướng, phải bảo nhậm cái nhìn này để tập khí phiền não nhạt dần.

Trong nhóm kinh được chư tăng tụng hàng ngày khi Đức Phật sinh tiền, có bản kinh Sn 5.15 Mogharaja-manava-puccha cũng dạy rất cô đọng, rằng hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn tất cả các pháp rỗng rang như thế, trích:

Hỡi Mogharaja, hãy luôn luôn tỉnh thức và nhìn thế giới như rỗng rang, với cái nhìn về tự ngã đã bứng gốc, người đó sẽ vượt qua sự chết. Thần Chết không thể thấy người đã nhìn thế giới này như thế.(4)

Như thế, chúng ta thấy rằng nhiều kinh trong Tạng Pali là cội nguồn cho các câu thơ trên của Ngài Bồ Đề Đạt Ma, người đã khai sáng ra Thiền Tông.

GHI CHÚ:

(1) Kinh SN 35.23 (Kinh Tất Cả): https://suttacentral.net/sn35.23/vi/minh_chau

(2) Kinh MN-138 (Kinh Tổng Thuyết và Biệt Thuyết): https://suttacentral.net/mn138/vi/minh_chau

(3) Kinh SN 22.55 (Kinh Lời Cảm Hứng): https://suttacentral.net/sn22.55/vi/minh_chau

(4) Kinh Nhật Tụng Sơ Thời: https://thuvienhoasen.org/p15a30590/kinh-nhat-tung-so-thoi

(5) Kinh SN 35.242 (Kinh Đờn Tỳ Bà) https://suttacentral.net/sn35.242/vi/minh_chau

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10378)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12461)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9901)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9116)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10005)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9252)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9702)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12286)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9607)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9661)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12868)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9450)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10041)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11318)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10284)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24599)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10658)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11965)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9940)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14334)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13796)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14930)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10166)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10279)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9857)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13217)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8935)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10512)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9404)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9203)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11576)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11372)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10892)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10167)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12559)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 8996)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16224)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9764)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9488)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10627)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10740)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9199)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10269)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11623)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 9995)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9463)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13777)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15477)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 16988)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9799)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant