Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bốn Pháp Thu Phục Lòng Người

07 Tháng Hai 201904:07(Xem: 6825)
Bốn Pháp Thu Phục Lòng Người
BỐN PHÁP THU PHỤC LÒNG NGƯỜI

Thích Nguyên Hùng


Bốn Pháp Thu Phục Lòng Người

Tứ nhiếp pháp
là bốn phương pháp Bồ-tát dùng để nhiếp hóa chúng sinh, khiến họ khởi tâm cảm mến, rồi dẫn dắt họ vào Phật đạo, hướng dẫn họ tu tập để đạt được giải thoát. Chúng ta có thể hiểu Tứ nhiếp pháp là bốn phương pháp hay bốn nguyên tắc thu phục lòng người, bốn nghệ thuật sống đắc nhân tâm. Đó là bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự.

Bố thí

Bố thí là đem cho. Đem cho bất cứ những gì mình có mà chúng sinh đang cần. Sự đem cho đó xuất phát từ tình thương, được thúc đẩy bởi tâm từ bi và hạnh nguyện cứu độ. Mục đích của sự đem cho đó, trước hết là sự rung cảm, xót thương nỗi khổ đau của chúng sinh, muốn cho chúng sinh thoát khỏi sự thiếu thốn, lo âusợ hãi; và cuối cùng là dẫn dắt họ vào đạo giải thoát. Không dẫn dắt chúng sinh về được với Chánh pháp thì sự đem cho bị đánh mất ý nghĩa, như đem muối bỏ vào biển. 

Thói thường, ai cũng tham muốn, muốn có thêm, muốn có nhiều; có rồi lo cất giữ, cất giữ bo bo, sợ mất, không thích cho ai, dù đó là cha mẹ, người thân của mình, nói chi đến người ngoài xã hội. Không những không biết cho, mà thấy người ta bố thí, mình còn nói họ dại! Có của không biết xài mà đem đi cho! Vậy mà Bồ-tát đem cho hết: “Tất cả chúng sinh, ai ưa muốn gì, Ta đều cho hết, y phục thức ăn, của cải tài sản, đất nước vợ con, đầu mắt tủy não, máu huyết cơ thể; không kể sang hèn, phú quý bần tiện, hễ ai cần gì, xin gì cho nấy, khiến cho đầy đủ, chỉ trừ những thứ, sắc dục bất tịnh, thuốc độc hại người, thì không cho thôi” (Kinh Đại Bát-nê-hoàn). Sự đem cho này, khiến chúng sinh tỉnh. Và họ cảm mến, rồi đến với đạo. Chúng sinh một khi đến được với đạo, mà nói đơn giản là biết trở về nương tựa Tam bảo, là ngàn đời thoát khỏi khổ đau, thiếu thốn, sợ hãi.

Chúng ta thường nghĩ rằng mình còn nghèo khổ quá, đâu có dư dả gì đâu mà cho ai. Thật ra, chúng ta có ba thứ mà ai cũng có để đem cho. Đó là tài thí, pháp thívô úy thí.

Tài thí. Tài là tài sản, gồm có tài sản vật chấttài sản tinh thần. Vật chất là cơm, gạo, áo, tiền, nhà cửa, ruộng vườn, thuốc men trị bệnh… Tài sản tinh thần là công sức, tình cảm, tình thương, hiểu biết… Tài thí là đem những tài sản, của cải mình có cho người khác, giúp đỡ người khác. Người thiếu thốn vật chất thì mình cho vật chất, kẻ thiếu thốn tinh thần thì mình cho tinh thần. Dù nhiều dù ít, hễ có người cần, mình đều có thể đem cho bớt, chia bớt. Cho nhiều cho ít không quan trọng mà quan trọng là thái độ cho. Phải cho bằng tất cả tấm lòng thương yêu, tôn trọng, kính mến.

Sự cho cũng có nhiều cách, không nhất thiết phải đem của cải ra mới gọi là cho. Chẳng hạn, không gian tham trộm cắp là một cách cho. Người Phật tử luôn nghĩ rằng mình không có gì cho người ta thì thôi, đừng lấy của họ! Không giết hại cũng là một cách cho, là bố thí sự sống. Luôn hoan hỷ là một cách cho, cho niềm vui, nụ cười. Một lời thăm hỏi cũng là một cách cho, cho sự quan tâm… Nói chung, mỗi chúng ta đều vô cùng giàu có, và chúng ta có thể cho bớt người khác, chia sẻ với người khác bất cứ lúc nào, nếu mình muốn.

Tu tập bố thí thì phải vĩnh viễn không có tâm hối hận, không mong đền đáp để được thiện lợi. Bố thí không những chỉ dùng tài vật, mà khi có người hại mình, dùng tay đánh, đao trượng đập, gạch đá ném, mình cũng sẽ khởi lòng từ, không nổi sân hận.

- Pháp thí là diễn giảng Phật pháp cho người khác nghe để họ tin hiểu Phật pháp. Pháp thígiảng kinh, thuyết pháp, ấn tống kinh sách, phổ biến băng đĩa Phật pháp, phát hành báo chí Phật giáo… Cách thí pháp hay nhất là tự mình ứng dụng Phật pháp vào trong cuộc sống hàng ngày, tức là tự mình tu tập làm gương cho mọi người thấy. Khi mình tu tập giỏi, mình không cần nói gì hết, người ta chỉ cần thấy năng lượng từ bi, an lạc, thảnh thơi, giải thoát của mình (thân giáo) là người ta theo liền. Pháp thí bằng cách này là bài pháp sống. Cách thí pháp khác là tự mình đi nghe pháp, rủ mọi người đi nghe pháp; khuyên mọi người đi chùa tụng kinh, niệm Phật, tu Bát quan trai…

Kinh Duy-ma nói: “Luận về bố thí, không có sự bố thí nào lớn hơn bố thí pháp”. Tăng nhất A-hàm cũng nói: “Trên hết trong bố thí, không gì hơn pháp thí”. Vì sao? Bởi chỉ có Phật pháp mới đưa chúng sinh thoát khỏi khổ đau sinh tử luân hồi.

- Vô úy thí. Vô úy là không sợ hãi. Vô úy thí là đem đến cho chúng sinh sự bình yên, không sợ hãi. Chúng sinh sợ hãi điều gì thì mình đừng đem điều đó đến cho họ. Chúng sinh sợ chết nên mình không giết; sợ bị mất của nên mình không trộm cắp; sợ bị lường gạt nên mình không lừa dối…

Tóm lại, bố thí là đem cho. Tu tập pháp này có phước đức vô lượng. Những việc bố thíchúng ta đã làm bằng thân, miệng, ý hôm nay, hết thảy để cầu giải thoát, chứ không cầu hưởng phước báo ở trong sanh tử. Như thế sẽ lâu dài được an ổn vô lượng.

Luận Đại trí độ nói: “Hàng ngu si bố thí mà không hiểu gì, hoặc vì cầu tài nên bố thí, hoặc sợ chết nên bố thí... Cách bố thí như vậy gọi là bố thí không thanh tịnh”. Bố thí cúng dường mà không xuất phát từ tâm thanh tịnh thì khó có được công đức, phước báo. Cho nên, để đạt được kết quả viên mãn trong pháp tu bố thí cúng dường, người Phật tử phải vượt thoát mọi ý niệm chấp ngãngã sở. Như kinh Kim cangdạy: Không có người thí, vật thí, đối tượng nhận sự bố thí. Nhất là: “Không nên trú ở sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không trú ở đâu cả mà bố thí”.

Ái ngữ

Ái ngữlời nói dễ thương. Ái ngữ nhiếpsử dụng ngôn ngữ, lời nói dễ thương để thu phục lòng người. Thu phục lòng người là khiến cho họ phát khởi niềm tin đối với Tam bảo chứ không phải dùng lời nói để lấn lướt, tranh luận với người ta.

Ngôn ngữphương tiện giao tiếp thiết yếu trong đời sống con người, nhằm trao đổi thông tin, biểu hiện tình cảm, tư tưởng và ước muốn của con người. Trong nghệ thuật giao tiếp, ngôn ngữ, lời nói luôn được đề cao và đặt lên hàng đầu. Những người thành công trong cuộc sống và nghề nghiệp, thường là những người biết sử dụng ngôn ngữ ôn hòa, dễ thương và làm vui lòng người mà chẳng tốn kém bao nhiêu thì giờ và tất nhiên là chẳng mất đồng bạc nào.

Thế nhưng, trong cuộc sống, phần lớn chúng ta lại không biết tận dụng sự mầu nhiệm của lời nói dễ thương, khôn khéo. Chúng ta chỉ thích nói những gì mình muốn nói, mà ít khi chú ý đến người nghe, họ muốn nghe những gì. Và thông thường, chúng ta thường ưa chỉ trích người khác, nói những lời nói vô nghĩa, hoặc gây mâu thuẫn, hiểu lầm... Chúng ta nhận ra rằng, trong cuộc sống, có những sóng gió, đổ vỡ, hận thù, chiến tranh… đã và đang xảy ra hàng ngày chỉ vì một lời nói. Ý thức được điều đó, chúng ta chỉ nói những gì cần nên nói, chỉ nói những điều có lợi cho mình và mọi người, không gây mâu thuẫnhiểu lầm nhau. Đó là chúng ta thực tập ái ngữ nhiếp.

Nội dung của ái ngữ nhiếpxa lìa nói dối, nói hai lưỡi, nói ỷ ngữnói lời hung ác. Ái ngữ nhiếp nhằm mục đích hướng người nghe phát khởi niềm tin với Tam bảo, hướng đến đời sống tu tập hướng thượnggiải thoát.

Lợi hành

Lợi hành là việc gì có lợi cho mọi người, cho chúng sinh là bắt tay vào làm liền, làm bằng lời nói, bằng ý tưởng, và bằng cả hành động, khiến cho người sinh lòng cảm mến mà theo ta học đạo.

Để thực tập hạnh lợi hành này, chúng ta có thể noi gương Bồ-tát Trì Địa. Suốt đời Bồ-tát thường làm những việc lợi ích cho chúng sinh như đắp đường, bắc cầu, làm nhà… không một việc nào có lợi ích cho chúng sinh mà ngài không làm, dù có khó khăn, gian khổ.

Noi gương Bồ-tát, trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta cũng có thể làm lợi ích cho nhiều người. Bằng lời nói, khuyên con cháu, bà con, bạn bè đi chùa tụng kinh, nghe pháp; bằng hành động mỗi tháng ăn chay ít nhất hai ngày, không xả rác bừa bãi, tiết kiệm chi tiêu hoặc trích ra một ít tiền chợ hàng tháng để ủng hộ bệnh nhân nghèo…; bằng suy nghĩ khi nào cũng thương yêu mọi người…

Khi thực tập hạnh lợi hành, chúng ta không những khiến cho mọi ngườicảm tình với người Phật tử, mà còn khiến cho họ cảm mến với đạo Phật rồi phát tâm tin theo. Đó là chúng ta đang hành hạnh Bồ-tát, chúng ta thay Bồ-tát hành đạo giữa thế gian. Công đức lớn biết bao!

Đồng sự

Đồng sự là đồng cam cộng khổ với mọi người, cùng cộng tác với họ. Người ta làm gì thì mình cùng làm việc chung với họ, cùng đau khổ, cùng thăng trầm, cùng vinh nhục, cùng họa phước với họ… để thấu hiểu tâm tư, hoài bão, ước muốn của họ, một mặt giúp đỡ họ trong nghề nghiệp, mặt khác là để nêu cao đạo đức, nếp sống đạo của chính bản thân mình, khiến họ cảm phục mà theo ta học đạo.

Trong Bốn nhiếp pháp thì đồng sự nhiếp là khó thực tập nhất, nhưng hiệu quả lại cao nhất, bởi đồng sự là bỏ cả cuộc đời của mình để cùng theo với chúng sinh trong mọi hoàn cảnh, cùng vui buồn vinh nhục, thậm chí còn chịu khổ cho chúng sinh, cho đến khi nào chúng sinh giác ngộ mới thôi. Đây là hạnh nguyện của Bồ-tát. Bồ-tát không chỉ cho, không chỉ nói, không chỉ giúp một đôi lần mà quý ngài còn dấn thân hành động, vì sự nghiệp giác ngộgiải thoát cho chúng sinh.

Tóm lại, bố thíphương tiện tùy theo hoàn cảnh mà cho tài vật, cho giáo pháp, cho sự vô ngại nhằm nhiếp phục lòng người. Nên bố thí còn gọi là tùy nhiếp phương tiện. Ái ngữphương tiện năng nhiếp, dùng lời nói hòa nhã, dễ thương giảng giải Phật pháp, trình bày chân lý, để Chánh pháp tự nhiên chuyển hóa người nghe. Lợi hành là phương tiện khiến cho mọi người đi vào Chánh pháp, từ chỗ bất thiệntrở về chỗ lương thiện, từ chỗ sanh tử luân hồi mà đến được chỗ giải thoát, Niết-bàn. Đồng sự là cùng nhau xây dựng sự nghiệp chân chính, tức là chánh mạng (nghề nghiệp nuôi sống bản thân phải đúng Chánh pháp), thực hành chánh đạo. Trong trường hợp người có nghề nghiệp không chánh mạng, thì tùy thời, tùy lúc, tìm cơ hội chuyển hướng nghề nghiệp cho họ.

Kinh Tạp A-hàm nói: “Nếu như có pháp nào để nhiếp thủ đại chúng thì tất cả đều ở trong Bốn nhiếp sự: Bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12676)
Khóa Tu Học Phật Pháp kỳ 3 tại Hòa Lan từ 28 tháng 3 đến mùng 1 tháng 4 năm 2013... Thiện Giới
(Xem: 13944)
Phật pháp vốn không có biên giới; cho nên tôi đã đến với giáo lý Phật Đà cũng như vậy... HT Thích Như Điển
(Xem: 11872)
Hành giả quan sát những tư tưởng của mình được đan kết lại cùng nhau như thế nào và dính mắc vào y ra sao... Trịnh Xuân Thuận
(Xem: 15577)
Một nỗi buồn nhớ vu vơ xâm chiếm tâm hồn, tôi nhận ra vô thường trong từng sát na... Trần Thị Nhật Hưng
(Xem: 11601)
Người Cha đầu tiên của Việt Nam là vua Lạc Long Quân, thuộc giống Rồng mang họ Hồng Bàng, sắc dân Lạc Việt, gặp Mẹ Việt Nam là bà Âu Cơ, thuộc giống Tiên.
(Xem: 13494)
Hứa hẹn sẽ vượt qua mọi trở ngại để giữ gìn và phát triển các khóa tu học Phật pháp mỗi năm một lần vào mùa nghỉ lễ Phục Sinh... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7844)
Ai đã từng trải qua nhiều khắc khoải, khổ đau trong cuộc sống mà vẫn có lòng tốt và sự nhiệt tình, là nấc thang thăng tiến của các bậc hiền Thánh trong dòng đời nghiệt ngã...
(Xem: 12667)
Ở xứ Đức nầy mỗi năm thời tiết được chia ra làm 4 mùa rõ rệt. Mùa Đông khởi đi từ hạ tuần tháng 12 và chấm dứt vào hạ tuần tháng 3... HT Thích Như Điển
(Xem: 12764)
Đặc biệt là các thiên tài xuất chúng siêu việt như Phạm Công Thiện, Tuệ Sỹ, Lê Mạnh Thát, nổi bật nhất là Bùi Giáng, một thi sĩ kỳ dị... Tâm Nhiên
(Xem: 14618)
Hướng về rặng núi xa, đồi cây xanh, Thầy quảy trên vai hai túi đồ, có lẽ một túi đựng đồ dùng cá nhân và túi kia là y hậu, đôi cuốn sách đọc... Nguyên Siêu
(Xem: 15481)
Lời Thầy nói giống như hạnh nguyện độ sinh của Bồ Tát hóa thân vào đời ác năm trược, nơi nào có khổ đau, nơi đó có Bồ Tát... Nguyên Siêu
(Xem: 12106)
Cô không có ấn tượng gì về mẹ ruột của mình, lúc mẹ cô bỏ nhà ra đi cô còn quá nhỏ, hai tuổi là cái tuổi không có ký ức đối với một đứa bé...
(Xem: 13771)
Năm tôi lên 10 tuổi, bố mua về cho một con búp bê. Đó là món quà đầu tiên trong đời tôi nhận được khi kết thúc lớp 4 với kết quả học sinh giỏi.
(Xem: 13980)
Có thể cháu không hiểu hoặc không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi cháu từ bên trong tâm hồn...
(Xem: 11537)
Thủa nhỏ, tôi được dạy rằng, phải sống trung thực không dối trá với bản thân mình và với mọi người vì đó là con đường sáng duy nhất của kiếp người.
(Xem: 15329)
Không biết khởi sự tự bao giờ và do đâu, ngay từ thuở còn thanh xuân mới vào đời thì thi nhân đã rơi xuống nguồn mạch sầu bi thiết...
(Xem: 12964)
Nhờ ánh sáng vô lượng của Đức Phật sẽ dắt ta ra khỏi chốn tử sinh và qua lực từ bi của Đức Phật, chúng ta sẽ được thăng hoa trong cuộc sống... HT Thích Như Điển
(Xem: 11659)
Đức Phật đã từng nói: “Nếu nước đại dương chỉ có một vị mặn thì đạo lý của ta chỉ có một vị duy nhấtgiải thoát.”
(Xem: 16883)
Chùa Hải Đức ở số 51 đường Hải Đức, phường Phương Sơn, phía Tây thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đường lên chùa là một con dốc dài... Hồ Văn Tâm
(Xem: 20029)
Giao thừa ta đốt trầm hương ngát, Xin những bàn tay xích lại cùng. Thung Lũng Hoa Vàng xuân mới nở, Cùng nhau dựng lại một quê hương.
(Xem: 15987)
Hàng ngàn năm trước tây lịch, khi thổ dân Dravidian còn ngự trị khắp lãnh thổ Ấn Độ cổ thời, vùng phía tây Hy Mã Lạp Sơn là lãnh địa của rắn. Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13189)
Năm sau, Ba đã ngoài 80 tuổi và vẫn muốn về Quê thăm nơi chôn nhau cắt rốn... Bạch Xuân Phẻ
(Xem: 13131)
Giác ngộ không phải là cầu toàn, mong đạt được điều như ý, vì càng cầu toàn thì càng thêm đau khổ thất vọng, mà là cần thấy ra bản chất bất toàn của cuộc sống.
(Xem: 13158)
Ngày 14/12/2012 vừa qua một cuộc thảm sát thương tâm đã xảy ra tại trường tiểu học Sandy Hook thuộc thị trấn Newtown của nước Mỹ... Thích Pháp Lưu
(Xem: 15617)
Nếu chúng ta là những người con Phật có Trí Huệ thì đừng bao giờ giận hờn một sự thật đã xảy ra cả. Bất chấp sự thật nó oan trái oái ăm làm phật lòng ta...
(Xem: 12305)
Những ngày tháng mầu nhiệm - Kỷ niệm lần tịnh tu nhập thất thứ 10 trên núi đồi Đa Bảo, vùng Blue Mountain ngày 22 tháng 11 năm 2012. Thích Như Điển
(Xem: 13120)
Ngưỡng mong Hòa Thượng hồi nhập ta bà để tiếp tục dìu đỡ chúng con trên bước đường tu học.
(Xem: 15768)
“Người biết sống một mình” là người “không tìm về quá khứ, không tưởng tới tương lai, quá khứ đã không còn, tương lai thì chưa tới...”
(Xem: 13863)
Trong cuộc bể dâu này tôi linh cảm ra điều thiêng liêng rằng mẹ hiền của tôi vẫn luôn luôn hiện hữu ở bên tôi!
(Xem: 15098)
Người trí có thể chuyển cái mà thế gian cho là họa thành phước, và làm tăng trưởng, phát triển to lớn hơn cái mà thế gian cho là phước đang có.
(Xem: 13805)
Truyền thống lễ Tạ Ơn của người Hoa Kỳ rất đẹp, không mang tính chất chính trị, không dành riêng cho một tôn giáo hay để tưởng niệm một cá nhân nào.
(Xem: 13867)
Lịch sử, nhất lại là lịch sử xa xưa, phần lớn là một sự pha trộn của nhiều chuyện có thật và không có thật, của những sự Thật (Truths) và những Huyền thoại...
(Xem: 13051)
Ngày Hiệp Kỵ muôn phương đều câu hội, Vượt năm châu, bốn biển kéo nhau về, Nghĩa Linh Sơn cốt nhục vẹn ước thề, Tình pháp lữ không bao giờ suy suyễn. Tịnh Tuệ
(Xem: 13744)
Yêu thương, hy sinhrộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khi nào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.
(Xem: 13615)
Sự thật cho thấy, mọi sinh vật hiện hữu trên thế gian này đều phải nương tựa vào nhau để được tồn tại và đứng vững điển hình như hai bó lau.
(Xem: 15309)
Anh luôn ghi lòng tạc dạthực hành lời căn dặn của sư phụ: “Tránh đại ngôn sẽ ngừa được khẩu nghiệp, Nhẫn nhục sẽ ngừa được thân nghiệp...
(Xem: 14717)
Tôi đặt tình yêu thương và sự tử tế vào trong suy nghĩ, trên đôi mắt và dưới cái miệng để lòng tôi được trong veo, con mắt tôi nhìn đời trìu mến...
(Xem: 13872)
Một sáng vừa hé mắt nhìn ra khung cửa ta thấy ánh bình minh đang chờ ở bên ngoài. Chỉ một đêm xa cách, ánh sáng của mặt trời lại trở về với mọi người.
(Xem: 14180)
Cười thật an, thật tươi (như hoa nở) để chào đón giây phút hiện tại ta còn sống là một quán niệm mang ý nghĩa tôn trọngbiết ơn sự sống tự thân của mình...
(Xem: 13415)
Chúng ta hãy nên học theo hạnh lắng nghe của Bồ tát Quán Thế Âm, sẵn sàng chia vui, sớt khổ vì lợi ích tha nhân, sẵn sàng chấp nhận khổ đau để mọi người được an vui...
(Xem: 13381)
Mặc Giang đã đem đến cho độc giả những vần thơ nhân bản sâu sắc nói lên sự vô thường giả tạm, mong manh để tìm ra cái lẽ chơn thường của cuộc đời.
(Xem: 14614)
Thực ra, phiền não khổ đau chỉ xuất hiện khi ta ước muốn chiếm hữu, nắm giữ các đối tượng ưa thích hoặc loại trừ những gì mình không mong muốn.
(Xem: 13832)
Lòng tốt, sự nhiệt tình nếu không đi cùng hiểu biết thì mọi việc sẽ khó thành tựu, khó có lợi ích thiết thực.
(Xem: 14969)
Sự dối trá không chỉ ở nghĩa thông thường là nói dối hay làm dối, mà còn bao hàm cả việc biết người khác đang gặp nguy hiểm mà không giúp.
(Xem: 17682)
Trong các phiền não của thế gian, nóng tính, giận dữ hay sân hận là những kẻ thù nguy hiểm có sức tàn phá công đức khủng khiếp nhất.
(Xem: 14451)
Phật tánh cũng lại ở ngay trong tự tâm ta. Không ở ngoài đến. Ai cũng sẵn có. Cho nên ai cũng sẽ là Phật, một khi “Thức tự tâm chúng sanh thì sẽ kiến tự tâm Phật tánh”.
(Xem: 16847)
Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thươngtuệ giác.
(Xem: 18020)
Một sinh viên 18 tuổi đang cố xoay sở để trả học phí. Cậu mồ côi và không biết nhờ cậy vào ai để xin tiền. Rồi cậu nghĩ ra một cách thật hay ho.
(Xem: 15565)
Tôi nghĩ một nền tảng giáo dục vững chắc để từ đó nhận ra được bản tâm tự nhiênvô cùng quan trọng đối với bất cứ ai. Đó là cội gốc sâu bền...
(Xem: 15383)
Chúng ta đã bao nhiêu lần sanh ra và chết đi, đã bao nhiêu lần lặn ngụp trong biển sinh tử luân hồi, đã theo nghiệp sinh nơi này nơi khác.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant