Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người

11 Tháng Sáu 201907:40(Xem: 7190)
Phân Biệt Giai Cấp Khinh Thường Mọi Người

PHÂN BIỆT GIAI CẤP KHINH THƯỜNG MỌI NGƯỜI

Thích Đạt Ma Phổ Giác


Cùng Nghiệp Thì Kết Duyên Với Nhau

Sau khi đức Phật thành đạo dưới cội Bồ đề, Ngài thấy rõ ràng chúng sinh thăng lên lộn xuống trôi lăn trong 6 nẻo luân hồi bởi do mình tạo tác. Mình làm lành được hưởng phước thì sinh ba cõi là người, Atula, trời; ngược lại nếu làm ác thì bị đọa 3 đường dữ là địa ngục, ngạ quỷsúc sinh. Đó là quy luật nhân quả tuần hoàn của một chúng sinh, không có một đấng thần linh, thượng đế nào ban phước giáng họa theo quan niệm của một số người thời xưa.

Hỡi các em, các người trẻ, các em cần phảiniềm tin về chính mình và các em chớ nên khinh thường mình mà tự hủy hoại năng lực sống hiện có nơi mỗi người. Giờ các em hãy nghe câu chuyện đối đáp giữa đức vua Ba tư nặcđức Phật của chúng ta. Hai vị này cùng đồng một tuổi nhưng một vị làm vua và một vị làm Sa môn xuất gia hành đạo. Vua Ba tư nặc không tin Sa môn Cồ đàm còn quá trẻ lại có khả năng giác ngộ như một vị Chánh đẳng giác. Ông ta đã nói, “Trẫm biết rất nhiều các Sa môn thượng thủ, các Bà la môn thông tuệ nắm quyền các giáo phái, chưa ai dám khẳng định mình đạt Vô thượng giác ngộ. Sa môn Cồ Đàm còn quá trẻ và xuất gia chưa được bao lâu sao có thể cho mình đã vượt thoát sinh tử?” “Này đại vương, Ngài nên biết trên đời này có 4 loại người và vật không nên khinh thường vì trẻ tuổi. Đó là một vị vương tử trẻ, một con rắn trẻ, một ngọn lửa nhỏ và một vị tỳ kheo trẻ”. Đứng về phương diện lâu xa để thành tựu mỹ mãn trong cuộc sống, từ ngàn xưa đến nay xã hội vẫn trân trọng, quý kính các bậc trưởng lão và người lớn tuổi vì một nhân cách sống tuyệt vời làm mô phạm cho xã hội thường là những bậc cao niên; nhưng về phương diện tài năng xuất chúng thì không thể luận tuổi tác lớn hay nhỏ, biết đâu nhiều đời nhiều kiếp các Ngài đã làm thuần thục một việc nào đó nên bây giờ mới thành tựu như vậy; đó không phải là chuyện ngẫu nhiên hoặc do ai sắp đặt mà chính là nghiệp lực hay nguyện lực của các vị Bồ tát đi vào đời để cứu độ chúng sinh. Do đó chúng ta không nên khinh thường người và vật trẻ tuổi.

Một vương tử trẻ nhưng đã tiềm ẩn một vị Hoàng đế uy quyền, thế lực trong tương lai và có thể trở thành vị Chuyển Luân Thánh Vương, vị vua của các loài vua nắm quyền cai trị thiên hạ. Vua thì có hai hạng, vua minh quân và vua hôn ám. Khi đã thực chứng Phật Chánh đẳng giác, Thế tôn thấy rõ thói quen của con người là thường muốn chiếm hữuthống trị thiên hạ. Chính vì vậy mà từ ngàn xưa cho đến nay, thế giới loài người không bao giờ chấm dứt chiến tranh vì lòng tham muốn quá đáng; do tham muốn chiếm hữu nên khi có quyền hành thế lực thì tìm cách vơ vét, bóc lột về cho mình, gây ra ân oán, hận thù không có ngày thôi dứt. Do khinh thường một vương tử trẻ là giai cấp nô lệdòng họ Thích Ca sau này bị tàn sát một cách thê thảm, dã man. Câu chuyện xảy ra làm đau lòng nhân thế, chính đức Phật biết trước sự việc nên đã 3 lần khuyên can mà không tránh khỏi. Khi nhân quả đã hình thành thì hội đủ duyên ác báo hoàn tự hiện. Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân sâu xa của nó, vua Ba tư nặc vì muốn kết thân với dòng họ Thích nên đã cầu hôn để cưới công chúa. Không ngờ một số người có quyền thế trong cung chê vua Ba tư nặc thấp kém mà đánh tráo cô tỳ nữ. Hoàng tử Lưu Ly được sinh ra khi còn nhỏ thường về thăm quê ngoại, một hôm vô tình ngồi trên tòa cao của đức Phật do gia tộc dành riêng cho Ngài, Hoàng tử đã bị người dòng họ Thích sĩ nhục một cách thậm tệ, “mi là đứa con thuộc giai cấp phục vụ, nô lệ thấp hèn, mi không được quyền ngồi trên tòa tôn quý của Phật. Hoàng tử Lưu Ly bị khinh thường, coi rẻ quá đáng, “đường đường mình cũng là một hoàng thân quốc thích danh gia vọng tộc, cha mình là vị vua hùng mạnh nhất bấy giờ, vậy mà người bên ngoại dám chà đạp lên nhân phẩmđạo đức của mình”; nghĩ vậy nên lòng căm phẫn dâng lên tột cùng, từ đó hoàng tử ôm mối hận thù và hẹn ngày rửa hận.

Đất nước Ấn Độ từ ngàn xưa cho đến nay luôn có truyền thống phân biệt giai cấp chủ và tớ theo quan niệm của đấng Phạm thiên. Ai sinh ra thuộc giai cấp phục dịch, nô lệ thì suốt đời phải chịu như vậy không có quyền thay đổi. Dòng họ Thích ca thuộc giai cấp chiến sĩ quý tộc nắm quyền cai trị nên đã quen thói tự cao tự đại, coi thường những người phục dịch. Chính đó là nguyên nhân làm dòng họ Thích sau này bị tiêu diệt. Đức Phật biết trước mọi việc nhưng vẫn không thể cứu vãn tình thế, Ngài đã từng khuyên vua Lưu Ly đó chỉ là chuyện quá khứ, vua không nên xem là mối hận mà hãy khoan dung, độ lượng, cảm thôngtha thứ. Đã làm người có ai không lầm lỗi, nếu lấy oán trả oán thì oán thêm chồng chất, không chỉ đối với một cá nhân mà còn liên hệ đến nhiều người tạo ra ân oán, hận thù không có ngày thôi dứt. Nhân quả chỉ chấm dứt khi hai bên biết thông cảmtha thứ cho nhau. Hoàng tử Lưu Ly là con một vị vua hùng mạnh nhất thời đó, bị mạt sát, khinh rẻ và coi thường quá đáng nên vì sĩ diện và lòng tự trọng khiến tự ái, giận dỗi phát sinh. Chàng ôm mối thù không đội trời chung nên đã đem binh tàn sát dòng họ Thích không thương tiếc. Sự việc trên đã cho thấy rõ đức Phật không phải là người ban phước giáng họa, Ngài chỉ là vị thầy dẫn đường để chúng ta biết được điều hay lẽ phải, tốt xấu trong cuộc đời, làm được hay không là do nỗ lực của mỗi người. Cho nên, Ngài thường khuyên nhủ hàng đệ tử “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với Chánh pháp”. Rõ ràng Phật dạy mọi việc nên-hư, thành-bại trong đời đều do mình tạo lấy, làm việc ác cũng là mình, làm việc thiện cũng là mình. Vậy làm thiện từ đâu và làm ác từ đâu? Từ nơi thân-miệng-ý của mỗi người. Khi xưa chưa biết tu thì thân-miệng-ý làm điều xấu ác, giờ biết tu thì ngay nơi thân-miệng-ý làm điều thiện lành tốt đẹp. Ý suy nghĩ, miệng nói năng và thân bắt đầu hành động, nếu sống gần gũi những người hiền thiện, đạo đứccố gắng bắt chước thực hành thì chúng ta luôn làm những việc có ích cho đời; ngược lại sẽ làm khổ đau cho thiên hạ.

Trở lại việc hoàng tử Lưu Ly bị sỉ nhục quá đáng khi về thăm quê ngoại nên ôm mối hận thù. Nếu muốn rửa hận chàng phải làm vua mới có thể nắm được quyền hành mà khởi binh phục hận. Do vua cha Ba tư nặc chưa chịu truyền ngôi và bên cạnh còn có người anh là thái tử Kỳ Đà làm hy vọng nối ngôi không còn nữa. Mối thù năm xưa cứ văng vẳng bên tai làm cho hoàng tử nóng lòng, cương quyết phải rửa hận. Nhân ngày vua cha đi chinh phạt nước khác, hoàng tử Lưu Ly đã giết chết anh mình và tự xưng làm vua. Vua Ba Tư Nặc hay tin con như thế vì ức quá mà bị hộc máu chết ngay ngày hôm sau. Thời cơ đã chín, vua Lưu Ly tức tốc cử đại binh chinh phạt dòng họ Thích, Phật biết được nguyên nhân đã 3 lần khuyên can nhưng đều thất bại. Rồi cuối cùng việc cũng đâu vào đó, nghiệp báo đã hình thành nên cả dòng họ Thích gần như bị diệt vong. Thế giới con ngườisi mê chấp ngã nên thấy mình là trung tâm của vũ trụ, lợi dụng con người thiếu hiểu biết nên một số người áp đặt những luật lệ thần quyền để dễ bề cai trị thiên hạ. Nạn kỳ thị chủng tộc, nạn phân biệt giai cấp làm cho con người càng ngày càng sống trong nỗi hiềm hận, thù hằn, ghét bỏ, muốn tiêu diệt lẫn nhau. Dòng họ Thích bị tiêu diệt cũng chính vì quá coi thường giai cấp cùng đinh nên mới bị quả báo.

Quay lại vấn đề các vị vương tử trẻ, về sau có thể họ sẽ lên ngôitrở thành một vị vua minh quân. Như Phật hoàng Trần Nhân Tông của nước ta khi xưa, ông là vị vua Thiền sư đã làm nên lịch sử hào hùng cho dân tộc khi hai lần đánh bại quân Mông Cổ. Sau khi đất nước thanh bình, ngài giao quyền lại cho con và lên làm Thái thượng hoàng. Đến khi vua đã vững vàng an cư lạc nghiệp cho dân, Ngài giao quyền lại rồi xuất gia làm Sa môn Thích tử. Đến khi tỏ sáng đạo mầu, Ngài kết hợp giữa đạo và đời nhuần nhuyễn giúp mọi người sống an vui, hạnh phúc mà không lầm lạc, si mê nhờ giữ 5 giới và tu 10 điều thiện. Dân chúng sống yêu thươnghiểu biết hơn nên Phật giáo đời Trần là nét son vàng chói sáng đến ngày nay ai cũng đều biết đến và kính nể.

Theo tuệ giác của Thế tôn, Ngài thấu rõ bản chất đối lập rất lợi hại của 4 đối tượng trên. Một vương tử trẻ tuổi tương lai có thể trở thành một vị vua minh quân giúp dân chúng an cư lạc nghiệp trên tinh thần đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Ngược lại, vị vương tử trẻ có thể trở thành ông vua hôn ám, mê muội luôn làm đau khổ cho thần dân thiên hạ. Một con rắn nhỏ nếu là loại rắn độc thì tất cả đều phải tránh xa nếu không cũng có ngày mất mạng. Một ngọn lửa nhỏ có thể gây nên trận đại hỏa hoạn thiêu rụi tất cả nên chớ coi thường mà rước họa vào thân. Một chú sa di trẻ đã nhiều đời gieo trồng thiện căn tu tập, đã viên mãn công hạnh Ba la mật thì sẽ có thể giác ngộ nhanh chóng và tự tại như thường. Như thầy của chúng tôi đã xuất gia khi chỉ mới 7 tuổi, nay đã tròn 69. Từ một chú tiểu nhà quê theo cậu tập tành nếp sống nhà chùa, sau này có duyên lên thành phố theo học các lớp Phật học, làm đệ tử lớn của hòa thượng Vạn Đức, thành tựu chương trình Phật học nhưng đã bỏ phố lên núi tu theo hòa thượng Trúc Lâm, quyết nhận lại hòn ngọc vô giá mình đã bỏ quên từ lâu. Hiện giờ hòa thượng là Trưởng ban quản trị Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử Việt Nam, đang làm sống lại dòng Thiền hiện đại mà Sư ông chúng tôi đã ra sức gầy dựng và khôi phục. Sư ông đã từng nói nhiều lần trên pháp tòa trước Tứ chúng Tăng ni Phật tử, “tôi chỉ là người xương giống như ngài Bá Trượng Hoài Hải, còn thầy Nhật Quang trụ trì Thiền viện Thường Chiếu mới là người thịt giống Tổ Quy Sơn. Đây là hình thức truyền tâm ấn khéo léo của Sư ông, vậy mà đến giờ vẫn nhiều tín đồ Phật tử lầm tưởng mà coi thường. Một số người cứ nghĩ y bát đã về phương xa nên cứ mãi thần tượng vu vơ.

Đức Phật nói bài pháp này để phân tích cho chúng ta thấy sự lợi và hại của hai vấn đề đối lập nhau. Người con Phật phải có cách nhìn chín chắn để phát hiện mọi vấn đề ngay khi còn trong trứng nước, chớ nên khinh thường một con rắn nhỏ vì có thể đó là loài rắn độc cắn chết người như chơi; một ngọn lửa nhỏ nếu bất cẩn sẽ có thể thiêu rụi tất cả. Do đó chúng ta phải cẩn thận biết được nguyên nhân sâu xa của việc làm xấu ác hại người, hại vật, phải nên tìm cách chuyển hóadiệt trừ chúng khi còn trong tư tưởng, phải càng phát huy hơn khi đã biết được đó là cội nguồn của an vui, hạnh phúc. Xã hội ngày nay ngày càng trẻ hóa đội ngũ lãnh đạo để tạo điều kiện cho giới trẻ sáng tạo, năng động, tích cực trong mọi hoạt động nhằm phát triển tài năng phục vụ đất nước. Nếu mọi việc chỉ chờ tre tàn măng mọc thì vô tình chúng ta coi thường tuổi trẻ quá mức, liệu thế hệ già có đủ sức đảm đương mãi hay không? Tuy biết tuổi trẻ vẫn còn nhiều hạn chế nhưng không vì thế mà ta không tin tưởng giới trẻ. Nếu có dịp quán sát một đám rừng chúng ta sẽ thấy cây lớn, cây nhỏ chằng chịt đan xen lẫn nhau để cùng nhau bảo tồn sự sống. Cây cổ thụ sẽ làm tàn che mát cho các cây con và dây leo nương nhau mà sống. Vua Trần Nhân Tông khi giao quyền hành cho con lên làm Thái thượng hoàng cũng là điển hình hai thế hệ già trẻ cùng dìu dắt, nâng đỡ nhau và việc mạnh dạn giao quyền để lớp trẻ phát huy. Chúng ta chớ nên khinh thường lớp trẻ mà bỏ qua cơ hội tạo điều kiện để các em đủ khả năng trưởng thành trong mai sau. Hai thế hệ già và trẻ phải cùng nương vào nhau phát huy hết tinh thần, cùng nhau dấn thân và phục vụ vì lợi ích nhân sinh.

Này các em:

Làm trai phải có chí xông trời thẳm,
Chớ để tháng ngày luống qua suông.
Làm trai cho đáng nên trai,
Lên non xuống biển chẳng sờn lòng trai.

Chúng ta ai cũng có một ước mơ đáng quý, đáng trân trọng, các em có thể biến ước mơ đó trở thành hiện thực ngay tại đây và bây giờ. Một người mù ước mơ được đôi mắt sáng để nhìn thấy mọi sự vật, một em bé tật nguyền ước mơ đôi chân lành lặn để đi lại bình thường. Thế gian ai cũng ước mơ, mong muốn được nhà cao cửa rộng, vợ đẹp con ngoan, tiền tài danh vọng và quyền lực tối cao. Riêng các em, các em chỉ ước mơ mình làm sao sống đơn giản, có ý chí, niềm tinnghị lực để đi vào đời phục vụ, đóng góp với tình yêu thương chân thật. Các em hãy chuẩn bị hành trang để bước vào đời, trước tiên phải ráng học cho tốt, không ngừng mở mang kiến thứccố gắng chọn cho mình một ngành nghề thích hợp. Sau này các em khôn lớn trưởng thành, có đủ khả năng nuôi sống bản thân, phụ giúp gia đình và dấn thân vào đời vì lợi ích chúng sinh. Các em phải có ý chí mạnh mẽ, có lập trường vững chắc, có tinh thần cầu tiến và không ngừng rèn luyện trong gian khó. Để vượt qua cạm bẫy cuộc đời, các em phải biết phát huy được dũng khí của người con trai hay con gái là có năng lực, có sức khỏe, có học hỏi, có rèn luyện, có ý chí, có nghị lực, có niềm tin, có hiểu biết, có thương yêu và có sức nhẫn chịu bền bỉ để phục vụ chúng sinh không biết mệt mỏi, không biết nhàm chán. Tôi rất mong việc làm của các em trong hiện tại là sự chọn lựa sáng suốt để từng bước tiến thân trong cuộc hành trình trở về cội nguồn xưa nay.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10782)
Người ta vẫn thường hay nói nghèo là khổ, nghèo khổ, chứ ít ai nói giàu khổ cả.
(Xem: 10277)
Khi tập ngồi thiền, ban đầu cần phải sổ tức (đếm hơi thở). Thời gian sau thuần thục rồi đến tùy tức, sau đó tri vọng, biết là chơn tâm…
(Xem: 9830)
Chúng ta là người tu thiền, trước tiên phải hiểu thiền là gì một cách căn bản, sau đó ứng dụng công phu mới không bị sai lệch.
(Xem: 11228)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai?
(Xem: 18821)
Trăm năm trong cõi người ta tuy có tới ba vạn sáu ngàn ngày nhưng thật là ngắn ngủi. Càng ngắn ngủi hơn vì mấy ai sống tới trăm năm.
(Xem: 9664)
Được làm người là một phúc duyên to lớn như vậy nên Đức Phật khuyên nhắc mọi người cần phải được trân trọng và vận dụng cái phúc duyên may mắn ấy để tu tập
(Xem: 8894)
Kế thừa gia tài Chánh pháp của Phật và thầy tổ để ứng dụng tu tập, hoằng truyền giáo pháp là việc cần làm.
(Xem: 9465)
Chúng ta nghe khá nhiều về việc phải tu tập hạnh từ bi nhưng mình cứ loay hoay mãi không biết bắt đầu từ đâu!
(Xem: 9000)
Không tranh giành, tranh cãi, tranh luận, tranh chấp, tranh chiến, tranh đoạt, tranh đua; không tranh danh, tranh lợi, tranh tài, tranh công, tranh thế, tranh quyền…
(Xem: 9300)
Hơn hai ngàn năm trăm năm trước, Tu Bồ Đề kính cẩn đặt câu hỏi với Phật: “...Làm thế nào để an trụ tâm, làm thế nào để hàng phục tâm?”
(Xem: 8979)
Người xưa nói: “Cảnh cùng khốn phải chăng là trường thí nghiệm về nhân cách con người? Phải chăng, cùng khốn hay không cùng khốn là do hoàn cảnh.
(Xem: 9703)
Giáo lý nhà Phật nói rằng nếu ngôi nhà của tôi đẹp đẽ, ấm cúng, nhiều năng lượng, chắc chắn tôi sẽ khỏe mạnh và có bình an, nhất định tôi hạnh phúcmãn nguyện.
(Xem: 10476)
Nếu chúng ta suy ngẫm về cái chết từ trong tim ta, điều nầy có thể mang lại cho chúng ta một cái nhìn làm phong phú thêm cho cuộc sống, và cho các mối quan hệ...
(Xem: 9356)
Kinh Hoa Nghiêm chỉ dạy về pháp giới vô ngại, cho nên, ngoài những pháp quán có trong những kinh khác, đặc trưng của kinh Hoa Nghiêm là nói về ba pháp quán vô ngại.
(Xem: 9931)
Không có tự ngã nào khác hơn là phức hợp của tâm thứcthân thể bởi vì Tách rời khỏi phức hợp tâm-thân, khái niệm của nó không tồn tại.
(Xem: 10355)
Phật pháp đồi với chúng ta là một kho báu vô tận , cung cấp những chân giá trị để hướng dẫn con người có một cuộc sống tốt đẹp và hiền thiện cho chính mình .
(Xem: 9542)
Muốn chuyển hóa căn bệnh sân hận, ta phải thực tập hạnh kham nhẫn, nghĩa là nhịn chịu những điều không vừa ý, trái lòng như...
(Xem: 10875)
Cơ thể chúng ta biến đổi. Nói chung, ngay cả tinh thần hay thiền định cũng không cản nổi việc biến đổi.
(Xem: 10260)
Thế tôn thật sự là vị đã đoạn trừ nhiều khổ pháp cho chúng ta . Thế Tôn thật sự là vị đã mang lại nhiều lạc pháp cho chúng ta .
(Xem: 9446)
nhân quả nghiệp báo giúp cho con ngườitinh thần trách nhiệm, sáng suốt, biết lựa chọn nhân tốt để làm và tránh xa nhân xấu ác.
(Xem: 10657)
Người tu là người đi tìm hạnh phúc chân thật, hạnh phúc này chỉ có khi tâm không còn bám víu, dính mắc, thèm khát mọi sự vật trên đời này.
(Xem: 12735)
Một Phật tử khôn khéo là biết học tập những gì nên học tập, không làm theo những điều chưa tốt chưa hay. Cứ theo Phật theo Pháp hành trì, vững chải mà tiến lên.
(Xem: 10364)
Có những thứ bạn nghĩ mình muốn, nhưng có thể là những thứ bạn không cần. Vì bản chất tham lam nên đôi khi mình thèm muốn rất nhiều thứ mới thỏa mãn được bản ngã của mình.
(Xem: 10253)
Tất cả cũng tàn phai Chỉ tình thương ở lại Những gì trao hôm nay Sẽ theo nhau mãi mãi.
(Xem: 13456)
Hàng người dài bất tận, im lặng, chăm chú nhìn vào ngọn nến cầm trên tay và theo dõi từng bước chân, đi tới, đi tới mãi…, dưới bầu trời đêm vắng lặng...
(Xem: 10824)
Nghĩ đến các cảnh tượng khổ đau mà chúng sinh đang phải gánh chịu là một phương pháp giúp mình thiền định về lòng từ bi.
(Xem: 10122)
Khi tâm tư lạc lõng Hãy quay lại chính mình Nương tựa vào hơi thở Chốn nghỉ ngơi an bình
(Xem: 9105)
Tôi nói đến việc đạt đến đời sống hạnh phúc như thế nào trong phạm vi thế tục. Tôi thật vui mừng có cơ hội để nói chuyện với nhiều người ở đây.
(Xem: 10256)
Tu là nghệ thuật giúp mình chuyển khổ đau thành hạnh phúc, khi hạnh phúc trở thành khổ đau thì mình có thể chuyển nó thành hạnh phúc trở lại.
(Xem: 10648)
Phật ở khắp nơi. Trên chùa có Phật, nhà ta cũng có Phật. Trong trái tim của mỗi người con đều có Phật. ta cứ làm theo lời phật dạy sẽ thành con nhà Phật,
(Xem: 18034)
Trong đời ác năm trược, con nguyện xin vào trước; Nếu có một chúng sanh nào chưa thành Phật; Thì con sẽ không vào Niết Bàn.
(Xem: 10964)
Cũng giống như bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống, điều quan trọng không phải là bạn giàu, hoặc nghèo, bạn khỏe mạnh, hoặc ốm đau,,,
(Xem: 10846)
Đây không phải chỉ là một sự tán dương ca ngợi, mà còn là những điều trân quý, người đời sau cần giữ gìn truyền tụng, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa của những chữ “ẩm thủy tư nguyên” là gì.
(Xem: 10905)
Thế Tôn dạy người tu “chuyên cần niệm Chết”, vì chết là một sự thật, ai cũng đang và sẽ chết!
(Xem: 11853)
Có bao nhiêu người trong chúng ta, khi gặp chuyện gì xảy ra không như ý muốn, thì điều đầu tiên nhất, là kiếm cớ đổ tội cho người khác, cho hoàn cảnh
(Xem: 12364)
Quán Âm hay Quán Thế Âm là tên gọi của một vị Bồ Tát nổi tiếng trong hệ thống Phật giáo Bắc Truyền (vẫn được thậm xưng là Đại Thừa) khắp các xứ Trung Hoa, Hàn quốc, Nhật Bản, Tây Tạng, Mông Cổ và cả Việt Nam.
(Xem: 17910)
Nghiệp như cái bóng theo hình, một ngày chưa chứng thánh quả A La Hán thì cho dù trên trời, dưới đất, trong hư không nó đều bám theo. Nghiệp quả thật ghê gớm.
(Xem: 11941)
Công cuộc giáo hoá độ sanh của Đức Phật thành tựu viên mãn chính nhờ Ngài tu tập Tứ vô lượng tâm đạt đến vô lượng.
(Xem: 10000)
Đạo Pháp (Dhamma) cũng tương tự với ngành Y Khoa. Bạn có thể nhận thấy điều đó qua cách giảng dạy của Đức Phật.
(Xem: 9563)
Về ý nghĩa tùy duyên, thì đây là một chỗ sống, không phải là chỗ lý luận hay chỗ bắt chước, bởi vì khi chúng ta bắt chước thì nó không còn là tùy duyên nữa.
(Xem: 14737)
Tùy duyên bất biến nghĩa là tùy theo cơ duyên mà duyên với ngàn sai vạn biệt, nhưng bản thể của nó vẫn không thay đổi.
(Xem: 9670)
Đạo Phật đặc biệt hướng dẫn hành giả phải giác ngộ, không nên tin một cách mù quáng. Thông hiểu lời Phật dạy, áp dụng trong cuộc sống đạt được lợi lạc, đó là biết tu.
(Xem: 8805)
Trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa saichuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệtừ bi.
(Xem: 9013)
Dù có gặp phải các khó khăn to lớn đến đâu, thì cũng không nên thối chí, không được tránh né, mà phải phát huy sức mạnh của tâm thức mình.
(Xem: 8969)
Hiến tặng bộ phận cơ thể là một sự thực hành rất quan trọng của Phật Pháp.
(Xem: 8079)
Sau khi Đức Phật thành đạoBồ đề đạo tràng, Ngài đến Lộc Uyển giáo hóa năm anh em Kiều Trần Như và cả năm vị này đều đắc Thánh quả A la hán.
(Xem: 11902)
“Tháng cô hồn” chính là quan niệm dân gian. Phật giáo Bắc tông gọi tháng Bảy là mùa lễ hội Vu lan-Báo hiếu.
(Xem: 10267)
Người ta thường nói, làm ra tiền mới khó còn tiêu tiền thì chẳng khó chút nào. Sự thật thì không phải như vậy, làm ra tiền đã khó, tiêu tiền đúng pháp lại càng khó hơn.
(Xem: 8743)
Chữ nghiệp trong nhà Phật không có nghĩa là một chiều ác không, mà là lẫn lộn tốt và xấu. Kỳ thật, nghiệp cũng có lành, dữ, tốt xấu, hay nghiệp chung và nghiệp riêng.
(Xem: 10286)
Có một cuộc sống hạnh phúcước mơ của tất cả mọi người. Tuy nhiên, ý nghĩa hạnh phúc tùy thuộc vào trình độ nhận thức hay quan điểm về cuộc sống của mỗi cá nhân.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant