Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo

02 Tháng Mười Một 201906:40(Xem: 5929)
Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo

Vấn Đề Thắp Hương Trong Kinh Điển Phật Giáo


Chúc Phú

Nghiệp & Dị Thục

Trong những vật phẩm mang tính lễ nghi của nhiều tôn giáo ở phương Đông nói chung, thì việc sử dụng các loại hương liệu nhằm thể hiện niềm tin tôn giáo là một thực thể văn hóalịch sử xuất hiện từ lâu đời. Tùy theo quan điểm của từng hệ thống tôn giáo, tín ngưỡng mà việc sử dụng hương liệu như là một thành tố của lễ nghi có sự khác biệt đặc thù. Với Phật giáo, việc sử dụng hương liệu bằng cách đốt lên, thắp lên, xông lên… với ý nghĩa cúng dường Tam Bảo nói chung, xuất hiện rất sớm trong kinh điển của Phật giáo sơ kỳ và được ghi nhận ít nhất trong hai truyền thống Phật giáo lớn.

Xét về khởi nguyên, truyền thống thắp hương cúng dường lên Đức Phật, như là một lời thỉnh cầu xuất hiện trong kinh Tăng Nhất A-Hàm (30.3). Theo kinh, trưởng giả Cấp-cô-độc có người con gái tên là Tu-ma-đề (修摩提) được gã cho một gia đình theo đạo Ni-kiền tử (Jain) ở một chốn xa xôi. Do sự bất đồng trong sinh hoạt tôn giáo nên nàng ta gặp phải nhiều đau khổ. Được sự chấp thuận của nhà chồng, Tu-ma-đề được phép thỉnh Phậtchúng Tăng đến nhà thọ trai. Lúc này Phật đang ở Xá-vệ, cách chỗ nàng ta rất xa, đường đi lại khó khăn, không có người thân tín, vậy thì làm sao nàng ta để có thể thỉnh Phật được? Theo kinh:

 Bấy giờ, Tu-ma-đề tắm gội sạch sẽ, tay bưng lò hương đi lên lầu cao, chắp tay hướng về Thế Tôn mà bạch:

- Kính xin Thế Tôn, đấng Vô năng kiến đảnh, hãy khéo quán sát! Thế Tôn không việc gì không biết rõ, không việc gì không tường tận. Nay con đang ở nơi nguy khốn này, ngưỡng mong Thế Tôn quán sát rõ cho.[1]

Bấy giờ, tôn giả A-nan thấy trong Kỳ-hoàn có mùi hương kỳ diệu này, bèn đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Sau đó tôn giả A-nan bạch Thế Tôn:

- Kính bạch Thế Tôn! Đây là hương gì mà xông ngát tinh xá Kỳ-hoàn?

Thế Tôn bảo:

- Hương thơm này là hương thỉnh Phật, do tín nữ Tu-ma-đề ở trong thành Mãn Phú phụng thỉnh.[2]

Từ lời cầu thỉnh qua làn hương đặc thù này, Đức Phật và các vị đại đệ tử đã vận dụng thần thông bay đến đất nước mà Tu-ma-đề đang làm dâu để chứng trai, thuyết pháphóa độ cho số đông dân chúng ở nơi ấy.

Cơ sở thứ hai liên quan đến việc thắp hương thỉnh Phật xuất hiện trong một tác phẩm luật tạng của Nhất thiết Hữu bộ, và người thỉnh Phật cũng khác biệt so với kinh Tăng Nhất A-Hàm.

Theo Căn bản thuyết Nhất thiết Hữu bộ tỳ-nại-da dược sự, quyển thứ ba, từ một thương nhân giàu có tên là Viên Mãn (圓滿), cảm mến đời sống thoát tục nên thương nhân đã cầu Phật xuất gia. Sau khi xuất giatu tập thì tỳ-kheo Viên Mãn chứng đắc đạo quả và đi giáo hóa. Trên bước đường giáo hóa, thể theo nguyện vọng của chúng sanh, tỳ-kheo Viên Mãn đã đốt hương thỉnh Phật. Luật ghi:

Lúc ấy Viên Mãn lên lầu cao, dùng bình đựng nước để làm sạch sẽ nơi ấy, hai gối quỳ sát đất hướng về rừng Thệ-đa đốt hương, rải hoa, rồi đích thân cung thỉnh bằng bải kệ:

Bậc tịnh giới, trí tuệ

Biết rõ người quy kỉnh

Giúp người không chỗ nương

Xin nhận lời con thỉnh!

Nói kệ xong, do thần lực của Phật nên hoa mà vị ấy đã rải thành một cái lọng bay thẳng đến rừng Thệ-đa, ở giữa hư không, che trên Đức Phật. Cũng do thần lực của Phật, hương vị ấy đã đốt họp thành mây ở giữa hư không và bình rót nước vàng thì giống như thỏi lưu ly.

Thầy điềm lành này tỳ-kheo A-nan-đà liền chắp tay cung kính bạch Phật:

-Bạch Thế Tôn! Điềm lành thỉnh Phật và tỳ-kheo Tăng từ nơi nào đến vậy?

Phật dạy A-nan-đà:

-Từ thành Thâu-ba-lặc-ca đến.

Tỳ-kheo A-nan-đà lại bạch Phật:

-Thành ấy cách đây bao xa?

Phật bảo:

-Khoảng hơn một trăm dặm. Ông hãy đi lấy thẻ và bảo các tỳ-kheo ‘Ngày mai ai có thể nhận lời thỉnh của tỳ-kheo Viên Mãn ở thành Thâu-ba-lặc-ca thì hãy nhận thẻ’.

A-Nan-đà đáp:

Xin vâng, thưa Thế Tôn.[3]

Cơ sở thứ ba liên quan đến việc thắp hương nhằm thể hiện sự tôn kính, liên quan đến Đức Phậtthân phụ của ngài.

Theo kinh Tịnh-Phạn vương Bát-niết-bàn, sau khi khuyến hóa thân phụ chứng đệ tam Thánh quả và nhập Niết-bàn, đức Thế Tôn đã đích thân cử hành tang lễ và đã tự mình cúng dường xá-lợi thân phụ bằng việc xông đốt hương thơm. Bản kinh ghi nhận rõ ràng: Tự thân Như Lai, tay nâng lò hương[4], đi trước linh cữu, đến nơi an táng, trên núi Linh Thứu[5].

Như vậy, xét về phương diện lịch sử, việc dùng các loại hương liệu như là một sự thỉnh cầu, như một sứ giả của Phật (香是佛使; 香為佛使) có cơ sở trong nhiều bản kinh, luật thuộc Đại chúng bộNhất thiết Hữu bộ.

Về phương diện lý thể, việc quá chú trọng đến hương hoa phụng cúng cũng như quan tâm bày biện các hình thức lễ nghi cũng không phải là điều được Đức Phật tán thán. Trong kinh Pháp Cú, Đức Phật dạy:

 54. "Hương các loại hoa thơm

Không ngược bay chiều gió

Nhưng hương người đức hạnh

Ngược gió khắp tung bay

Chỉ có bậc chân nhân

Tỏa khắp mọi phương trời. (HT. Thích Minh Châu, dịch)

(Na pupphagandho paṭivātameti,

na candanaṃ tagaramallikā‚

satañca gandho paṭivātameti,

sabbā disā sappuriso pavāyati).

Trong thời đại ngày nay, có những lúc con người quá chú trọng đến hình thức lễ nghi, đẩy những biểu tượng vốn dĩ mang ý nghĩa thanh cao, thoát tục, như việc đốt hương lên một cực đoạn mới, từ đó đã tạo ra những hệ lụy đáng buồn. Mong mỏi xóa bỏ những hệ lụy từ việc đốt hương là một suy nghĩ tích cực, hợp thời. Tuy nhiên, do không thấy việc đốt hương như là một thực thể văn hóa, cũng là một cách nhìn chưa đầy đủ, ít nhấtcăn cứ vào những cơ sở kinh điển như đã nêu.

Chúc Phú

 



[1] 大正新脩大藏經第 2 冊 No. 125 增壹阿含經. Nguyên văn: 是時, 長者女沐浴身體, 手執香爐, 上高樓上,叉手向如來, 而作是說: 唯願世尊當善觀察無能見頂者, 然世尊無事不知, 無事不察, 女今在此困厄, 唯願世尊當善觀察.

[2] 大正新脩大藏經第 2 冊 No. 125 增壹阿含經. Nguyên văn: 爾時, 阿難見祇洹中有此妙香. 見已, 至世尊所.到已, 頭面禮足, 在一面立. 爾時, 阿難白世尊言: 唯願, 世尊! 此是何等香, 遍滿祇洹精舍中? 世尊告曰: 此香是佛使, 滿富城中須摩提女所請.

 

[3] 大正新脩大藏經第 24 冊 No. 1448根本說一切有部毘奈耶藥事,卷第三. Nguyên văn: 是時圓滿昇高樓上, 雙膝著地, 遙望逝多林園燒香散花, 以金瓶水而作潔淨, 遙申啟請而說頌言: 淨戒妙智慧/ 能知歸命者/ 善鑒無依護/ 願受我微請. 說是頌已, 由佛神力, 其所散花合成一蓋, 直至逝多林所, 在虛空中住佛頂上. 其所燒香由佛神力, 於虛空中如雲重合. 金瓶注水, 由佛神力, 如吠琉璃棒. 具壽阿難陀見此祥瑞合掌恭敬而白佛言: 今此祥瑞, 必應請佛及苾芻僧. 我今不知從何處來? 佛言: 阿難陀! 從輸波勒城來. 又白佛言: 彼城去此近遠? 佛言: 可百餘里, 汝往將籌, 告諸苾芻: 明日若能受彼輸波勒迦城圓滿請者, 當受此籌. 阿難陀答言: 如是世尊.

[4] Nguyên tác hương lô (香爐): chỉ cho lò đốt trầm.

[5] 大正新脩大藏經第 14 冊 No. 512佛說淨飯王般涅槃經. Nguyên văn: 如來躬身手執香爐, 在喪前行, 出詣葬所靈鷲山上.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 24141)
Đến một lúc, mọi giông tố mịt mùng không che nổi sự bừng sáng của con tim và mọi khổ đau buồn tủi không đánh gục được niềm lạc quan tiềm ẩn trong một tinh thần.
(Xem: 20565)
Phật giáo đã bắt rễ dễ dàng trên mảnh đất Việt Nam. Những người nông dân Việt Nam đang đau khổ và khát vọng sự giải thoát, đã tiếp nhận Phật giáo một cách tự nhiên.
(Xem: 18816)
Ôn hiện thân vào đời năm Đinh Mùi, 1907, tại làng Dạ Lê Thượng, xã Thủy Phương, quận Hương Thủy, Thừa Thiên. Từ đó, Ôn đã mang hành trang của người giác ngộ...
(Xem: 21312)
Sáng sớm vị sư nữ ra mở cổng Tam Quan quét dọn. Sương mù còn giăng kín ngõ. Thoáng chút se lòng sư cô đứng lặng giữa sân như để tĩnh tâm hít thở,...
(Xem: 18268)
Ngày nay, tiền có ít nhất bốn chức năng trong việc phục vụ con người. Dù tốt hay xấu, nó là một phương tiện trao đổi không thể thiếu trong xã hội hiện tại.
(Xem: 19840)
Xung quanh ngôi thạch thất, thầy có trồng dăm loài hoa kiểng, ít cây ổi mận, đu đủ…. Ngày tháng trôi qua, cây trái đã trở nên xum xuê tươi mát, những chậu hoa cũng lấm tấm điểm một vài bông đỏ vàng rực rỡ.
(Xem: 14838)
Bồ đoàn nguyên nghĩa là cái nệm tròn đan bằng cỏ bồ, dùng để lót ngồi hay quỳ lạy. Cỏ bồ có lẽ giống như cỏ năn cỏ lát của nước mình, một thứ vật liệu đơn giản dễ sử dụng.
(Xem: 12966)
Chấp trước, mê chấp, chấp thủ là một trong những gông cùm làm khổ con người. Chính vì hiểu được nỗi khổ này mà Đức Phật luôn dạy các hàng đệ tử là phải phá chấp.
(Xem: 13949)
Nhìn lên bản đồ (kèm theo), ta sẽ thấy Huyền Trang đi theo một đường zigzag rộng lớn, dài hơn nửa đường biên Trung Quốc, vòng quanh nửa nước Ấn Độ...
(Xem: 13145)
Người hộ trì chánh pháp phải biết nhẫn nhục. Nhẫn nhục là biểu hiện sức mạnh nội tâm. Nhẫn nhục cò là phương thuốc thần hiệu để trị bệnh mình và bệnh người.
(Xem: 13999)
Tuổi trẻ học Phật không có mục đích trở thành nhà nghiên cứu Phật học, mà học Phật là tự thực tập khả năng tư duy bén nhạy, linh hoạt, để có thể nhìn thẳng vào bản chất sự sống.
(Xem: 17628)
Mỗi năm, đồng bào Khmer lại tổ chức lễ Sene dolta để con cháu trong gia đình biết ơn bà “chà đôl” và ơn ông “chà ta” đã dày công nuôi dưỡng, sinh thành.
(Xem: 15392)
Trong vô vàn tác phẩm âm nhạc của nhạc sĩ Lê Cao Phan, nhất là các tác phẩm âm nhạc Phật giáo, ca khúc Phật giáo Việt Nam ra đời như là một sự kết tinh trọn vẹn nhất...
(Xem: 14686)
Với chánh niệm, bạn có thể kiến lập bản thân mình trong hiện tại để có thể chạm vào các kỳ diệu của đời sống đang có sẵn trong khoảnh khắc ấy. Có thể sống được hạnh phúc...
(Xem: 14449)
Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp...
(Xem: 17848)
Hòa Thượng luôn luôn ý thức về những trở ngại trên bước đường hoằng hóa lợi sinh của mình, nhưng với sự quyết tâm của mình trong tự lợilợi tha Ôn vẫn bước đi...
(Xem: 21889)
Tôi tình cờ đọc được thơ của Cao Thị Vạn Giả vào lúc còn đang học trung học. Một trong những tiểu thuyết mà tôi từng rất thích là tác phẩm Khung Cửa Hẹp của André Gide, do Bùi Giáng dịch.
(Xem: 19449)
Ngày nay nhớ lại quãng đời làm điệu mà tôi cảm thấy nuối tiếc. Quãng thời gian để chỏm sao mà quá nhiều kỷ niệm dễ thương. Những kỷ niệm đầy đạo tình, đạo vị trong chốn thiền môn.
(Xem: 20600)
Bác sĩ Henri Desrives là một khoa học gia hoạt động, vui vẻ và yêu nghề. Như mọi nhà trí thức khác, ông sống một cuộc đời rất thực tế và không buồn lưu ý đến những điều mà khoa học chưa giải thích được...
(Xem: 25128)
Chưa thấy ai/cái gì siêng năng như cái đồng hồ. Gő măi nhịp trường canh đều đặn từ giây này đến giây kế tiếp, từ phút này đến phút kia, từ giờ kia đến giờ nọ… cho đến khi hỏng, hoặc hết năng lượng, hết bin.
(Xem: 16873)
Hoa sen hay Liên hoa là loài hoa thanh khiết thiêng liêngvị trí tôn quý đặc biệt trong giáo nghĩa cùng với sức phát triển bao trùm trên nền văn hóa Phật giáo.
(Xem: 14704)
Trong lý tưởng Bồ tát đạo, có hai ý niệm quan hệ: Đại TríĐại Bi (hay Đại Hạnh). Đại Trí chỉ cho khả năng siêu việt soi thấu bản tính của vạn hữu.
(Xem: 18967)
Ôn Già Lam, chỉ ba tiếng ấy thôi cũng đủ làm ấm lòng bao lớp Tăng sinh của các Phật Học Viện: Báo Quốc - Huế, Phổ Ðà - Ðà Nẵng, Hải Ðức - Nha Trang, Già Lam - Sài Gòn.
(Xem: 21996)
Mùa thu lãng đãng trở về đưa theo từng cơn gió nhẹ, dịu mát. Cả bầu trời như trở mình sống lại, để chuyển rơi rụng những chiếc lá vàng.
(Xem: 20622)
Mở đầu là chuyện thiền sư Khương Tăng Hội từ Việt Nam chống gậy sang miền Giang Tả của Trung Quốc để truyền bá Phật pháp cách đây hơn 1.700 năm (vào năm 247 dương lịch)
(Xem: 25275)
Ngược xuôi trên dòng đời, đôi lúc nhớ về cội nguồn đã xa, tâm cảm kẻ lưu đày như thiền sư Tuệ Sỹ thoáng chốc bâng khuâng, ngậm ngùi như nhà thơ đã ghi lại trong thi phẩm Giấc Mơ Trường Sơn: Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
(Xem: 15765)
Cùng với tượng tròn (mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên tập văn số 10) điêu khắc Phật giáo thời Lý, đặc biệt phải kể đến nhiều bức chạm nổi trên đá mà tinh khéo...
(Xem: 15769)
Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen...
(Xem: 20714)
Đọc thi ca chữ Hán và chữ Nôm của Thiền phái Trúc Lâm, có thể nêu lên những cảm hứng sau: Cảm hứng bản thể giải thoát, cảm hứng cõi thiên nhiên Phật nhiệm mầu...
(Xem: 17000)
Một khi ta cảm nhận được sự rộng lớn của cuộc sống này, và thấy được khả năng kinh nghiệm sự sống của mình là bao la đến đâu, thì chắc chắn ta sẽ hiểu được sự buông bỏ.
(Xem: 18629)
Trong văn học cũng như trong thực tế, người ta thường đề cập đến mùa thu có lá rơi, nhưng ít ai lại thấy thực tế hơn, chính xác hơn là trong bốn mùa, mùa nào cũng có lá rơi rụng cả.
(Xem: 20011)
Loại thức ăn thứ nhất là đoàn thực, tức là những thức ăn đi vào miệng của chúng ta. Chánh kiến cũng là biết phân biệt những đoàn thực có hại và những đoàn thực không có hại.
(Xem: 39304)
Vào độ thu, khi lúa chín rộ, những cánh đồng bát ngát như một tấm thảm vàng hoe. Nông dân đây đó tụ tập chúc mừng nhau một vụ mùa thắng lợi, và trời đất cũng hòa nhịp trong bầu không khí tràn ngập niềm hạnh phúc ấy.
(Xem: 31503)
Không có nhà tỷ phú nào không kiêu hãnh về tiền bạc, nhưng chính niềm kiêu hãnh ấy, lại tạo ra những sự lo lắng, sợ hãi, nghi ngờbất hạnh cho họ.
(Xem: 30595)
Thuở nhỏ cứ mỗi khi đến rằm tháng bảy, hình ảnh Đại Hiếu Mục Kiền Liên luôn hiện về trong tôi với đoản văn Bông Hồng Cài Aó của Thầy Nhất Hạnh.
(Xem: 36006)
Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, rồng có chín con với hình dángsở thích hoàn toàn khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở những vị trí, những vật dụng với những ngụ ý đặc biệt khác nhau.
(Xem: 23855)
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Trúc Lâm, gọi các Tỷ kheo:Này các Tỷ kheo, đầy đủ năm đức tánh, người nữ nhân hoàn toàn không khả ý đối với người đàn ông.
(Xem: 26545)
Thuở mới đăng sơn cắm dùi khẩn đất làm chốn ẩn tu, sư lủi thủi một mình chẳng có móng đệ tử lăng xăng đón đưa phục dịch, sư tự vác cuốc, quẩy gánh...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant