Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thực Hành Tính Chân Thật

30 Tháng Mười Hai 201911:42(Xem: 5181)
Thực Hành Tính Chân Thật

Thực Hành Tính Chân Thật

Barbara O’brien
Nguyễn Văn Nhật

Chánh Niệm Và Tỉnh Giác

Giới luật nhà Phật không phải là những quy tắc bắt buộc mà tất cả mọi người đều phải tuân thủ. Thay vào đó, việc thực hành giới luật chỉ là những cam kết cá nhân của những người đã chấp nhận đi theo con đường Phật giáo. Việc thực hành giới luật chính là một hình thức rèn luyện để đạt tới sự giác ngộ.

Vọng ngữ chính là giới thứ tư thuộc hệ thống giới luật của nhà Phật, được thể hiện trong kinh điển Pali như sau: “Tôi nguyện tránh xa sự nói dối”. Giới thứ tư cũng được diễn tả là việc từ bỏ sự dối trá hoặc việc thực hành tính chân thật.

Norman Fischer, một vị giáo thọ thuộc thiền Tào Động Nhật Bản, nêu lên lời nguyện thứ tư là: “Tôi nguyện không dối trá mà nguyện giữ sự chân thật”.

Giữ gìn sự chân thật nghĩa là gì

Trong Phật giáo, việc giữ gìn sự chân thật không chỉ là không nói điều không đúng với sự thật. Quả thực, tính chân thật trong Phật giáo có nghĩa là nói điều thật thà và ngay thẳng. Nhưng ở đây còn có nghĩa là sử dụng lời nói để mang lại lợi ích cho cả người khác nữa, chứ không phải chỉ làm lợi cho riêng mình. Khi lời nói có gốc rễ của tam độc - tham sân si - thì đó là lời lừa lọc.

Nếu điều bạn nói ra được sắp đặt để mang lại cho bạn điều mình muốn, hoặc để làm tổn thương người mà bạn không ưa, hay chỉ để cho thấy rằng bạn quan trọng hơn người khác, thì những lời ấy cũng chỉ là lời lừa lọc mặc dù chúng có chứa đựng những phần sự thật. Chẳng hạn, việc lặp đi lặp lại dư luận xấu về một người nào đó mà bạn ghét thì cũng thuộc loại lời lừa lọc, ngay cả dư luận ấy là thực.

Một vị giáo thọ thiền Tào Động khác, Reb Anderson, có chỉ ra trong tác phẩm của ông, Trở thành chính trực: Thiền định và Bồ-tát giới (Being Upright: Zen Meditation and the Bodhisattva Precepts [Rodmell Press, 2001]) rằng, “Mọi lời nói dựa trên sự quan tâm quá mức đến lợi ích của chính mình đều là lời lừa lọc hay lời gây hại”.

Ngài bảo rằng những lời nói dựa trên sự quan tâm quá mức đến lợi ích của người nói đều là những điều được sắp đặt để nói ra nhằm tự đề cao mình, nhằm tự bảo vệ mình hoặc nhằm tạo điều kiện khiến mình có được những gì mình đang mong cầu. Ngược lại, lời chân thực xuất hiện một cách tự nhiên từ lòng vị tha, từ sự quan tâm đến lợi ích của người khác.

Sự thậtÝ định

Lời nói không thật bao gồm những lời nói hoặc đưa ra một nửa sự thật hoặc chỉ thể hiện một phần sự thật. Một lời nói chứa đựng một nửa sự thật hay chỉ một phần sự thật là một phát biểu có chứa đựng những phần sự thật nhưng xóa bớt thông tin theo cách sao cho có thể chuyên chở những điều dối trá. Nếu bạn từng đọc các mục “Xác minh Thực tế” trên những tờ nhật báo quan trọng, bạn có thể thấy rất nhiều phát biểu nghe rất kêu nhưng thực ra chỉ là những nửa sự thật. Chẳng hạn, nếu một chính khách nói, “Chính sách của đối thủ của tôi là sẽ tăng thuế…” nhưng ông ta lại bỏ đi một phần lời phát biểu của đối thủ về chính sách ấy, vốn xác định rằng “… đối với những khoản thu nhập trên một triệu đô-la”, thì đó chỉ là một nửa sự thật.

Trong trường hợp này, điều mà nhà chính khách ấy nói chỉ nhằm mục đích khiến cho thính giả của ông ta nghĩ rằng nếu họ bỏ phiếu cho đối thủ của ông ta thì mức thuế phải nộp của họ sẽ tăng lên.

Việc nói sự thật đòi hỏi phải có chánh niệm về điều gì là sự thật. Điều này cũng đòi hỏi chúng ta phải xét kỹ, xem có những điều gì thúc đẩy ta phải nói hay không, để bảo đảm rằng không hề có một dấu vết nào liên quan đến sự bám chấp của tự ngã đằng sau những lời lẽ của ta.

Chẳng hạn, những người hoạt động vì những lý tưởng xã hội và chính trị thường trở nên bị nghiện với những điều mà họ tự cho là lý tưởng của sự công chính. Những phát biểu nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho lý tưởng của họ trở nên bị ô nhiễm bởi nhu cầu thề hiện cảm tưởng rằng họ có phẩm chất ưu việt về mặt đạo đức.

Đối với Phật giáo Nguyên thủy, có bốn yếu tố được coi là vi phạm đến giới vọng ngữ này: 1. Một tình thế hay một trạng thái công việc không thật; một điều gì đó có tính dối trá. 2. Một ý định lừa gạt. 3. Sự biểu hiện điều sai lầm, cho dù bằng lời, bằng điệu bộ, hay bằng “ngôn ngữ cơ thể”. 4. Việc truyền đạt một ấn tượng sai lạc.

Nếu một người nói một điều không thật trong lúc thành thực tin tưởng đó là sự thật, không nhất thiết phải coi rằng người ấy đã vi phạm giới thứ tư. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với điều mà các luật sư trong các vụ kiện liên quan đến tội phỉ báng gọi là “liều lĩnh coi thường sự thật”.

Sự liều lĩnh loan truyền những thông tin không đúng với sự thật mà lẽ ra trước đó ít nhất cũng phải có một chút cố gắng kiểm chứng cũng là một trong những trường hợp không biết thực hành giới cấm thứ tư, ngay cả khi người loan truyền thông tin ấy thực tình tin rằng thông tin ấy là sự thật.

Điều đúng đắn là phải phát triển được một thói quen tinh thần để biết hoài nghi trước những thông tin mà bạn muốn tin tưởng. Khi ta nghe được một điều gì đó có tác dụng củng cố những định kiến có sẵn của mình, luôn luôn có một khuynh hướng rất thường tình là ta chấp nhận điều đó một cách mù quáng, nếu không nói là bằng cả một sự háo hức, không cần kiểm chứng, rằng đó chính là sự thật. Vì vậy, hãy thật cẩn thận.

Không nhất thiết lúc nào cũng phải tử tế

Việc thực hành tính chân thật không có nghĩa là ta không được phép thể hiện sự không đồng ý hoặc sự chỉ trích. Trong tác phẩm Trở thành Chính trực đã được nêu ở trên, Reb Anderson cho rằng ta cần phân biệt giữa điều gây tổn hại với điều gây ngỡ ngàng. Ngài bảo rằng cũng có khi ai đó nói cho ta về một sự thực và điều đó làm ta ngỡ ngàng và có thể bị thương tổn, nhưng đó lại là điều có ích.

Đôi khi, chúng ta cần phải lên tiếng để ngăn chặn sự tổn hại hay sự đau khổ, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng dũng cảm thực hiện điều ấy. Mới đây, một nhà giáo dục được nhiều người kính trọng bị phát hiện là đã xâm hại tình dục trẻ em trong suốt một thời kỳ nhiều năm liền; sự việc được nhiều vị cộng sự của ông này biết rõ.

Thế nhưng, suốt nhiều năm ấy, không một ai lên tiếng, hoặc ít nhất, không một ai lên tiếng vừa đủ để ngăn chặn những vụ xâm hại đó. Có lẽ, những vị đồng sự của nhà giáo dục đáng kính đó đã cố giữ im lặng để bảo vệ tổ chức nơi họ làm việc hoặc bảo vệ sự nghiệp của chính họ, hoặc cũng có thể họ không đủ khả năng đối mặt với sự thật của những điều đang xảy ra.

Vị đại sư quá cố Chogyam Trungpa đã đặt tện cho thái độ đó là “lòng từ bi ngu xuẩn”. Một thí dụ của lòng từ bi ngu xuẩn ấy là việc trốn sau bức bình phong của sự tử tế để tự bảo vệ chúng ta trước những mâu thuẫn hay tranh chấpvô số những điều khó chịu khác.

Lời nóitrí tuệ

Một vị đại sư đã quá cố khác là Robert Aiken có nói:

“Việc nói dối chẳng khác nào việc giết hại, quan trọng nhất là việc giết hại đạo pháp. Sự dối trá được thiết lập để bảo vệ ý tưởng về một thực thể đã được định hình, một hình ảnh của cái ngã, một khái niệm, hoặc một tổ chức. Tôi muốn được biết đến như một người nhiệt tâm và nhân ái, cho nên tôi phủ nhận khi có ai bảo rằng tôi là một kẻ tàn nhẫn, ngay cả điều đó có thể khiến có người bị tổn thương. Thế nhưng, đôi khi, tôi phải nói dối để bảo vệ một người nào đó hoặc cả một nhóm đông đảo những con người, những bầy động vật, những cụm thực vật hoặc những sự vật… khỏi bị tổn hại, hoặc tôi tin rằng tôi phải hành động như vậy”.

Nói cách khác, việc nói ra sự thật đến từ sự thực hành tính chân thật, tính lương thiện đến tận cùng. Và nền tảng của điều đó là lòng từ bi có gốc rễ từ trí tuệ. Trí tuệ trong Phật giáo dẫn chúng ta đến với giáo lý vô ngã. Việc thực hành giới thứ tư dạy cho chúng ta phải nhận biết thật rõ về sự nắm bắt và sự bám chấp của chúng ta.

Chính việc biết rõ về sự nắm bắt và sự bám chấp của chúng ta có khả năng giúp chúng ta thoát khỏi sự câu thúc của tính ích kỷ.

Giới vọng ngữPhật giáo

Nền tảng của giáo lý Phật giáo được gọi là Tứ diệu đế. Rất đơn giản, Đức Phật dạy rằng do bị tham sân si chế ngự cho nên đối với chúng ta, cuộc đời này chỉ tràn ngập những điều gây phiền muộn và không có gì làm chúng ta thoả mãn (điều mà chúng ta thường nghĩ đời là bể khổ). Phương tiện để thoát khỏi bể khổ ấy của cuộc đời chính là Bát Chánh đạo.

Giới luật liên quan trực tiếp đến chi phần thứ tư của Bát Chánh đạo, gọi là chánh nghiệp. Giới vọng ngữ cũng kết nối trực tiếp với chi phần thứ ba của Bát Chánh đạo gọi là chánh ngữ, nói lời chân thật.

Đức Phật dạy: “Và thế nào là chánh ngữ? Tránh nói dối, tránh lời gây chia rẽ, tránh lời lăng mạ và tránh nói chuyện phiếm. Như thế được gọi là chánh ngữ”.

(Kinh Tương ưng, thiên Đại phẩm, Tương ưng Đạo)

Việc chọn giới thứ tư làm công cụ tu tập là một sự thực hành sâu sắc đi thẳng vào thân tâm cùng tất cả mọi khía cạnh khác trong cuộc sống của chúng ta. Bạn sẽ phát hiện rằng bạn không thể trung thực với người khác cho đến khi bạn đạt được sự trung thực với chính mình, và có thể việc đạt được sự trung thực với chính mình là thách thức lớn hơn hết tất cả. Nhưng đó chính là một bước cần thiết để đi tới giác ngộ.

Nguyên tác: The Practice of Truthfulness, Barbara O’Brien. Tác giả: Barbara O’Brien tốt nghiệp về báo chí tại Đại học Missouri, là một học viên về Thiền Phật giáo và chịu trách nhiệm đưa tin về tôn giáo, văn hoá, chính trị ở Hoa Kỳ cho các tờ báo Hoa Kỳ và Phật giáo Hoa Kỳ như The Guardian, The Tricycle…, là tác giả của một số quyển sách về Phật giáotôn giáo nói chung. Barbara O’Brien có nhiều đóng góp cho Learn Religions and Dotdash, những trang mạng tìm hiểuphổ biến kiến thức về tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng.

Nguồn: https://www.learnreligions.com/the-fourthbuddhist-precept-450102.

Barbara O’brien
Nguyễn Văn Nhật dịch
Văn Hóa Phật Giáo Số 34 ngày 01-12-2019
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10378)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12460)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9901)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9115)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 10001)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9251)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9700)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12280)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9606)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9661)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12868)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9449)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10040)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11316)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10283)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24590)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10658)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11965)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9939)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14331)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13794)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14929)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10162)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10277)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9853)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13215)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8935)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10511)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9401)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9202)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11573)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11372)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10890)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10166)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12557)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 8996)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16220)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9762)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9486)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10625)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10740)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9199)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10268)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11620)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 9994)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9460)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13773)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15474)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 16984)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9798)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant