Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tản Mạn Khi Xuân Sang

09 Tháng Tư 202007:50(Xem: 4724)
Tản Mạn Khi Xuân Sang

Tản Mạn Khi Xuân Sang

Tiểu Lục Thần Phong

 
Tản Mạn Khi Xuân Sang 1

 Thế là chúa xuân laị về, muôn hoa rực rỡ khoe sắc hương, biêng biếc cả một vùng ngoại phương. Cánh hoa đào bay trong gió, cánh hoa rơi hồng trên thảm cỏ xanh rì. Phấn thông vàng nồng nàn bay trong không gian… Mùa xuân đẹp lắm, mùa xuânhiện thân của tuổi trẻ, sắc đẹp, mùa xuân là khởi đầu và hy vọng

 Có gã khờ ngu ngơ đến khẩn khoản:

 - Chúa xuân, xin người hãy ở laị vĩnh viễn với nơi này!

 Chúa xuân cười:

 - Này ngốc tử! nếu ta ở laị mãi nơi này thì liệu ta có còn là chúa xuân nữa không? Há ngươi chưa từng nghe câu:” Hoa đến lúc thì hoa phải nở, đò đã đầy đò phải sang sông” sao? Ta cũng như vạn vật trong đất trời, tuần hoàn thay đổi. Đông qua xuân tới, hạ quá thu sang. Ta có muốn ở laị nơi này lâu hơn một tí cũng chẳng thể được!

 - Này ngốc tử! Hoa đào nghìn năm trước của Thôi Hiệu với hoa đào của Hoàng Hoa trang nào có khác gì nhau. Đông tàn thì trơ cành cội, xuân sang thì rực hồng cả một phương. Hoa đào hồng thắm thôn trang cho chí thị thành. Ta ở laị một nơi thì thiên hạ còn có hoa đào chăng?

 Hoa mai của thiên hạ vàng cả mùa xuân, cứ mỗi độ xuân về thì rực rỡ biết bao, lòng người hoan hỷ, phấn chấn, tinh thần phỉ phong, tiếp thêm sức sống và hy vọng. Hoa mai của thiên hạ có nở, có tàn nhưng hoa mai của thiền sư Mãn Giác thì vĩnh viễn:” Đình tiền tạc dạ nhất chi mai”

 Cuộc thịnh suy quay vòng bất tận, lẽ tự nhiên mà cũng có sức tác động của con người. Khi lòng người tham lam vô độ, tàn haị lẫn nhau, huỷ diệt môi trường thiên nhiên, bách hại muôn loài từ động vật đến thực vật, khi mà con người trở nên quá ích kỷ, khai thác đến độ hủy hoại mẹ thiên nhiên để phục vụ cho cái “tôi” của mình: ăn ngon, ăn sang, ăn sung; mặc đẹp, mặc lạ, mặc kỳ quái; tích trữ, cất giấu…lòng tham không đáy thì làm sao có thể thõa mãn được! Khi mà những chính thể bá đạo, độc tài không chùa một thủ đoạn tàn độc nào để haị dân, haị nước, haị vật, haị người…để duy trì quyền lực của mình, duy trì cái ý chí chủ quan, ngông cuồng và ngu muội hòng muốn muôn năm trường trị. Khi mà có những quốc gia lớn nhưng vẫn từng ngày, từng giờ xà xẻo, lấn chiếm đất đai của kẻ khác, cướp lấy tài sản của người khác làm của mình, muốn tất cả phải làm tôi mọi cho mình thì làm sao thế gới an, bản thân bọn họ cũng chẳng thể an. Khi mà kẻ tự tôn cứ cho mình là văn minh, là cái rốn của vũ trụ mà laị hành xử như cường sơn thảo khấu, hành xử dã man, mông muội bất chấp phép tắc, luật lệ chung. Bọn họ cũng chẳng khác gì tổ tiên bao đời nay của họ!

 Mùa xuân về, lẽ ra hân hoan với đất trời, với muôn loài như thiên hạ dưới gầm trời này. Ấy vậy mà mùa xuân năm nay kinh hoàng trong cơn dịch, phố phường phong toả, người chết la liệt, dịch bệnh tràn lan…Có những thành phố vô cùng đông đúc, chen chúc nhau mà sống, ấy vậy mà giờ như những thành phố ma. Người chết đã đành, người sống thì bi thảm kinh khủng, tất cả laị bưng bít dối quanh! Trong số những nạn nhân cả chết lẫn sống ấy, có biết bao người vô tôị nhưng vì cộng nghiệp mà phải chịu chung số phận. Có những xứ khác nhưng cũng vì cộng nghiệp mà bị lây lan. Dịch có thể là tự nhiên; có thể từ tập quán ăn uống tàn độc, ăn không chừa một con vật nào, vì vậy mà virus từ động vật hoang dã lây sang con người; có thể là virus thoát ra từ phòng thí nghiệm vũ khí sinh học…Rõ ràng “ tâm tưởng sự thành”, “ tâm tạo tác”, “ tâm chủ tể”… Rõ ràng là “ vừa thọ nghiệp báo vừa là chủ nhân của nghiệp” ( kinh Suy Niệm Về Nghiệp).

 Mùa xuân luân phiên đến với từng quốc độ, vùng phương ngoại sang xuân, trời đất phong quang, lòng người thênh thang…Người người ui hưởng thái bình, cuộc sống ấm no dư dật, tinh thần thoải mái, tự do ngôn luận, minh bạch chính trị, khai phóng nghệ thuật, nhân bản giáo dục…Nhưng lòng những gã du tử vẫn đau đáu hướng về cố quận, mảnh đất chon nhau cắt rốn, mảnh đất mà ông bà, tổ tiên đã bao đời nay gầy dựng và giữ gìn. Cố quận hôm nay nhiều hư hao, mất mát: núi rừng cạo sạch, sông ngòi cạn kiệt, biển cả nhiễm ô, muôn loài tận diệt, con người bất an, quốc gia bất tường. Mọi người “ vỡ oà” ( chữ của báo chí) vì một trận banh nhưng dửng dưng khi thấy đất đai bị giặc xâm lấn. Mọi người ùn lên vì một cô gái hở hang hay một món hàng miễn phí nhưng lạnh lùng trước cái chết của ngư dân bị giặc bắn giết hoặc người dân bị côn đồ chém giữa ban ngày. Quốc gia bất tường vì những cái tốt, người tốt bị mỉa mai cho là “ không bình thường”, “hâm”, “rỗi hơi” ( chữ của báo chí  trong nước); những cái xấu, cái ác thì laị xem là bình thường. Quốc gia bất tường vì nhà cữa của mình mà mình không được quyền đóng hay mở, người lạ vào ra tung tác như chỗ không người.

 Đành rằng thịnh suylẽ tự nhiên nhưng con ngườitác nhân thúc đẩy cho tăng cái tốc độ quay vòng. Ngày xưa lũ lụt là do thiên nhiên nhưng ngày nay lũ lụt do quan quyền, chặn nước và xả hồ  bất tử. Nhà cữa, tài sản, sinh mạng người và vật cuốn trôi theo giòng nước lũ nhân tạo. Dòng nước chứa đầy sự ngu mội, tham lam, ích kỷ của những kẻ nắm quyền sinh sát.

 Núi sông, biển cả, thiên nhiên, đất đai… là của chung, con người và muôn loài cùng cộng sinh. Nay thế lực vô minh, tham lam cưỡng bức làm cạn cả một dòng sông dài nhất nhì thế giới. Biển cả bao la thì cướp lấy làm ao nhà, xua dân quân dàn hàng chục ngàn tàu cá trên biển, càn quét không chừa một con tôm cái tép. Thử hỏi với cái tâm như vậy, hành xử như vậy thì làm sao mà không nhận lấy hậu quả như : dịch Sars, dịch cúm gà H5N1, H5N6, cúm heo, dịch Coronavirus… và đời nào cũng có những bạo chúa sẵn sàng giết vài mươi triệu người như bỡn.

 Cố quận nhiều nỗi bất tường, thế giới bất an, nhân tâm bất đồng, kiến giải bất hoà, lòng người bất bình, chính trị bất minh, khí tượng bất thường…

Mùa xuân ơi, ta nghe mùa xuân hát…” ( lời một bản nhạc) văng vẳng khắp đất trời ngoại phương, âm hưởng trong tâm những gã du tử rong chơi cõi ngoài, tuy rong ruổi cõi ngoài mà lòng vẫn hướng về nguồn cội. Mùa xuân lên chùa lễ Phật, viếng cảnh, thấy hoa thủy tiên nở vàng sân. Người ta bảo hoa thủy tiênbiểu tượng của ích kỷ, yêu bản thân, bởi bắt nguồn từ truyền thuyết Hy Lạp ( anh chàng Narci đẹp trai yêu bản thân mình  đến chết mà hoá thành hoa thủy tiên). Ấy là cưỡng ép, là gán đặt, bản thân hoa thủy tiên đẹp và thơm, dâng hương sắc cho đời thì làm sao mà ích kỷ chứ? những ý nghĩa này nọ của muôn hoa là do con người vẽ ra, áp đặt cho hoa. Bản thân muôn hoa là đẹp, vị tha, tô điểm cho đời, dâng hương sắc cho người.

 Mùa xuân nơi sơn thôn hay thị thành đều hiển hiện trên gương mặt người, trong lòng người, “ và em ơi, ta nghe mùa xuân hát…” ( lời một bài hát) lòng ta cũng ngân nga giai điệu xuân, hy vọng một mùa xuân rạng rỡ cho nước Việt, một mùa xuân thái hoà và lạc an cho thế giới, một mùa xuân yêu thương và hài hào giữa con người và muôn loài.

 Mơ một mùa xuân sử sang trang

 Dân quyền vinh hạnh, nước an khang

 Người và muôn vật đồng chung sống

 Cố quận vui trong ánh nắng vàng

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất lăng thành, 3/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10371)
Tập truyện của 8 tác giả: Cộng tác viên của Báo Viên Giác. Đều là những Phật tửPháp danh và nhiều chị xuất thân từ nhà giáo... Trần Đan Hà
(Xem: 12455)
Người nghèo quá dễ sinh ra những hành động thấp hèn, không có niềm tin về nhân quả nên sẽ oán trời trách đất, đổ thừa cho gia đình người thân và xã hội... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9896)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh cảnh báo về nguy cơ hủy diệt nền văn minh hiện nay bởi sự thay đổi khí hậu và để đảo ngược lại quá trình đó, ta cần phải khôi phục niềm tin tâm linh... Jo Confino
(Xem: 9111)
“Tiếng Gọi Từ Bi” (The Call of Compassion) là chủ đề của Lễ Hội Quan Âm năm 2014 tại Trung Tâm Phật Giáo - Chùa Việt Nam, Houston, Texas... Thích Nữ Giới Hương
(Xem: 9996)
Con người là quan trọng hơn hết khi chúng ta biết tin sâu nhân quả, tin chính mình là Phật và biết thương yêu bình đẳng... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 9248)
Rinpoche ban lời chỉ dạy sau đây cho một tù nhân, là một người mới theo Đạo Phật. Anh ta đã bị kết án tử hình, bản án sẽ được thi hành trong thời gian ba tháng... Việt dịch: Thanh Liên
(Xem: 9693)
Có lần Phật dạy: "Bất cứ ở chỗ nào trên thế gian này, lấy cây cắm xuống thì cũng là chỗ ta bỏ thân mạng"... Thích Thông Phương
(Xem: 12276)
Có bao giờ bạn tự hỏi: Nếu cuôc đời không có phiền não, khổ đau chúng ta có cần tìm con đường tu giải thoát hay không?... Thiện Ý
(Xem: 9603)
“Này các Tỷ-kheo, Ta không nói rằng trí tuệ được hoàn thành lập tức. Nhưng này các Tỷ-kheo, trí tuệ được hoàn thành nhờ học từ từ, hành từ từ, thực tập từ từ..." Thanh Liên
(Xem: 9651)
"Xuân đi, đóa đóa hoa rơi, Xuân về, đóa đóa hoa tươi thắm màu, Việc đời trước mắt qua mau, Tuổi già chợt đến trên đầu thế a!” (Mãn Giác)... Minh Đức Triều Tâm Ảnh
(Xem: 12864)
Phật độ khắp mười phương, nhưng chớ hiểu nhầm hai chữ “tha lực”; rằng Phật sẽ đưa tay “bốc” chúng sanh từ Ta bà đặt lên Cực lạc... Hồ Dụy
(Xem: 9447)
"Nay Ta sẽ nói về con đường dẫn đến Nê-lê (địa ngục) và con đường hướng đến Niết-bàn. Hãy khéo suy nghĩ ghi nhớ điều này, đừng để rơi mất..." Quảng Tánh
(Xem: 10039)
Trong cuộc sống của chúng ta cần phải có nhiều người biết nghĩ đến tình thương để sẵn sàng giúp đỡ, sẻ chia, bao dung người khác khi có việc cần thiết... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 11310)
An Cư là một trong các pháp chế trọng yếu trong đời sống tu hành của Tăng Đoàn Phật giáo... Hạnh Cơ
(Xem: 10280)
Chúng tôi sẽ thuyết một thời pháp cho tất cả Tăng Ni Phật tử nghe, với đề tài Cội gốc sanh tử và cội gốc Niết-bàn... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 24584)
Nam mô Đông Phương Giáo Chủ Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật thùy từ chứng minh gia hộ... Việt nghĩa: HT Thích Huyền Dung, Phổ thơ: Thích Liễu Nguyên
(Xem: 10655)
Quán Thế Âm - Đấng mẹ hiền trên tất cả mẹ hiền, trên tất cả thánh nhân được tôn xưng là mẹ hiền... HT Thích Huyền Tôn
(Xem: 11958)
Chúc mừng bạn Thiện Trí - Olaf Beuchling, một người bạn trong đời và bây giờ là bạn trong đạo... Nguyên Đạo
(Xem: 9938)
Phật pháp có thể giúp chúng ta có sự hiểu biết chân chính về sự tốt xấu, phải quấy, đúng sai của cuộc sống... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 14327)
Nội dung câu chuyện chỉ là để nói lên một “Tình Yêu vô nhiễm” của một vị đại đạo sư đã chứng đắc Bồ Đề TâmTrí Huệ Không Tánh... Chiêu Hoàng
(Xem: 13792)
Không tự tỏ mình cho nên sáng, không tự nhận là phải cho nên rực rỡ, không tự kể công cho nên có công, không tự khoe mình cho nên đứng đầu... Lý Minh Tuấn
(Xem: 14926)
Con từ sanh tử bình an, Mang ơn Mẹ đã bao lần cứu con, Cứu từ nước cuốn, sống còn, Cứu từ máu chảy, thân con năm nào... Thích Liễu Nguyên dịch nghĩa & tác thơ
(Xem: 10158)
Chúng tôi có thể đối chiếu hai thái độ khác nhau giữa quan điểm Tây Phươngquan điểm truyền thống Á Đông đối với Phật Giáo... Nguyên tác tiến sĩ Peter D. Santina; Thích Tâm Quang dịch Việt
(Xem: 10271)
Sau mấy ngày họp mặt tại Hamburg, 8 chị em chúng tôi kéo nhau về chùa Viên Giác, Hannover để dự lễ Rằm Tháng Giêng... Phương Quỳnh Diệu Thiện
(Xem: 9849)
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi tiết?... Hồ Minh Ngọc
(Xem: 13211)
Tu hành muốn thành công hẳn ai cũng biết phước và trí đều phải đầy đủ, trang nghiêm... Quảng Tánh
(Xem: 8933)
"Cha đã hứa với con là dù trường hợp nào cha cũng ở bên con, cha còn nhớ không?"... Trần Xuân Hải dịch
(Xem: 10507)
Ðèn điện sáng rực xuống bờ sông. Gió đã im, sóng đã lặng. Một người đàn ông bế một đứa con trai ngồi khóc... Nhất Linh; Khái Hưng
(Xem: 9401)
Con người thường bị cảm giác khổ vui làm chủ, khi mắt thấy sắc đẹp vừa ý liền bị cảm giác thọ vui thu hút... HT Thích Thanh Từ
(Xem: 9196)
Với cái thấy bất nhịtương đãi, Phật giáo Duy Biểu có thể buông bỏ tính cách quyền thừa lâu nay của mình để trở nên một đạo Bụt Đại thừa trọn vẹn... HT Thích Nhất Hạnh
(Xem: 11568)
Khái quát chia làm 9 thành phần như sau: Thiền sư, Kinh sư, Luật sư, Pháp sư, Giáo sư, Giảng sư, Kiến trúc sư, Y sư và Cứu tế sư... Thích Phước Sơn
(Xem: 11371)
Thất tình lục dục là bảy thứ tình cảm được biểu lộ ra bên ngoài và là sáu việc ham muốn của một con người. Đó là nói theo căn bản... Thích Đạt Ma Phổ Giác
(Xem: 10886)
Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau... HT Thích Như Điển
(Xem: 10163)
Tích tập là duyên sinh tụ hội của vạn pháp, và buông xả là sự lặng thinh tuyệt đối của không gian vô định như thuở nào vô thủy vô chung... Thích Phổ Huân
(Xem: 12553)
Biểu tượng cho hạnh phúcan lạc là nụ cười của Phật Di lặc, người Mỹ gọi một cách đầy tính dân gian gần gũi là ông Phật Vui Sướng, Ông Hạnh Phúc (Happy Buddha), hay ông Phật Cười (Laughing Buddha)… Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 8991)
Nguyện cho tất cả chúng sinh nhổ bật hết mọi cội rễ sân hận và oán thù để trở thành hiện thân của tình thương bao la... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 16217)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 9758)
Đã là con chim, chiếc lá, Chim phải hót, lá phải xanh, Lẽ nào vay mà không trả, Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình... Tuệ Đạt
(Xem: 9480)
Mỗi lần tết đến, chúng ta ôn lại những việc trong năm, những đoạn đường đã qua, những sai lầm thiếu sót và những tạm thời thành tựu... Nguyễn Thế Đăng
(Xem: 10620)
Những lời giảng dạy của bảy Đức Phật, từ thời đức Phật Tỳ Bà Thi cho đến đức Phật Thích Ca Mâu Ni trong giới kinh giống như tiêu chỉ nguyệt... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 10737)
"Tinh tấn giữa đám người buông lung, tỉnh táo giữa đám người mê ngủ, kẻ trí như con tuấn mã thẳng tiến, bỏ lại sau lưng con ngựa gầy hèn"... Như Đức
(Xem: 9195)
Vừa qua, chúng tôinhân duyên được tháp tùng với Thầy Phương Trượng chùa Viên Giác, theo chương trình Tu họcHành hương Thái Lan & Miến Điện... Trần Đan Hà
(Xem: 10262)
Kỷ niệm chuyến hành hương Thái Lan và Miến Điện tháng 12 năm 2013 trong phái đoàn HT Thích Như Điển ở Âu Châu... Hoa Lan - Thiện Giới
(Xem: 11610)
Malala cũng từng được đề cử là ứng viên Giải Nobel Hòa Bình năm 2013 và là ứng viên trẻ nhất cho đến nay, chỉ mới 17 tuổi... Nguyên Đạo Văn Công Tuấn
(Xem: 9990)
Sư phụ cười: “Vậy thì con về tịnh tâm lại đi nhé. Họ đã đóng đúng vai trò của họ chứ họ có lầm lỗi gì mà con tha thứ hay không tha thứ.” Giọng đọc: Hạnh Tuệ
(Xem: 9453)
Vậy thì một người Phật tử Việt Nam (xuất gia tu sĩtại gia cư sĩ) ứng xử như thế nào trong tư cáchvai trò một người Phật tử là công dân nước Việt? Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13767)
Nguyên tác: Stages of Meditation, Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma; Anh dịch: Geshe Lobsang Jordhen, Losang Choephel Ganchenpa, Jeremy Russel; Việt dịch: Tuệ Uyển
(Xem: 15466)
Một số nhà sử học tin rằng ngài đã dành 17 năm trong buổi thiếu thời – từ lúc 13 đến 30 - ở Ấn Độ học hỏi Phật Pháp và kinh Vệ Đà... Tuệ Uyển
(Xem: 16980)
Mê tínu mê không hiểu biết chân chính, tin những điều không đúng sự thật, tin mù quáng; phần nhiều là những việc về tinh thần, nhưng cũng ảnh hưởng về vật chất, mê lầm tưởng đó là sự thực... Toàn Không
(Xem: 9798)
Trong một cuốn sách mới xuất bản có tiêu đề là “Trở Lại Kiếp Sống” (Return to Life), tác giả Jim B Tucker kể một số câu chuyện về các trẻ em có khả năng nhớ lại tiền kiếp... Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant