Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Mùa Đại Dịch: Hộ Trì Sáu Phương

08 Tháng Tám 202009:04(Xem: 3177)
Mùa Đại Dịch: Hộ Trì Sáu Phương

Mùa Đại Dịch: Hộ Trì Sáu Phương


Nguyên Giác

Đại dịch coronavirus bùng phát lần nữa tại Việt Nam, Hoa Kỳ và hầu hết các nước trên thế giới. Tính tới tuần lễ đầu tháng 8/2020, thế giới có gần 700,000 người chết vì đại dịch, trong đó Việt Namít nhất 6 người chết. Vụ Thống kê Dân số và Lao động cho biết VN có hàng chục triệu người mất việc, giảm giờ làm, giảm thu nhập… Kinh tế suy sụp mọi mặt, đặc biệt thê thảm là các ngành du lịch, khách sạn, tiệm ăn, chợ búa, giao thông. Toàn dân đều bị ảnh hưởng --- kể cả tăng ni trong và ngoài nước, khi các khóa tu và khóa lễ hủy bỏ vì giãn cách xã hội, Phật tử không thể tới chùa được. Trong hoàn cảnh này, hạnh nguyện hộ trìbố thí cần được thực hiện theo lời Đức Phật dạy để bảo vệ sáu phương: Bố thí tài vật (giúp dân vượt khó, cúng dường chư tăng, ba mẹ, thầy cô giáo…), bố thí sinh mạng (liều thân vào nơi hiểm nạn để cứu người, như lính cứu hỏa thời bình, như nhân viên y tế thời đại dịch vì chăm sóc bệnh nhân cũng là chăm sóc Đức Phật), và rồi tận cùng của hạnh bố thígiải thoát.

Bài này sẽ trích một số kinh luận nói về hạnh bố thí. Các chữ viết tắt cho Kinh: DN là Trường Bộ, MN là Trung Bộ, AN là Tăng Chi Bộ, SN là Tương Ưng Bộ, EA là Tăng Nhất A Hàm, SA là Tạp A Hàm, MA là Trung A Hàm.

Trong thời đại dịch, mỗi người đều phải tự ý thức tuân thủ lời khuyên của các cơ quan y tế để bảo vệ mình và người chung quanh, và trong vị trí nghề nghiệp liên hệ hãy giúp ngăn chận dịch, xem việc chăm sóc bệnh nhân cũng chính là chăm sóc Đức Phật. Đức Phật dạy trong Kinh EA 12.4, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:

Ai chăm sóc bệnh nhân, là người ấy đã chăm sóc Ta. Ai khán hộ bệnh nhân, là người ấy đã khán hộ Ta. Vì sao vậy? Ta nay muốn đích thân khán hộ người tật bệnh. Này các Tỳ-kheo, Ta không thấy một người nào mà bố thí cho vị ấy thì sự bố thí này không gì vượt qua, tối thượng trên cả sự bố thí cho chư thiên, thế gian, sa-môn, bà-la-môn. Hành thí này mới đích thật là thí, được quả báo lớn, được công đức lớn, tiếng đồn vang khắp, được pháp vị cam lồ. Nghĩa là bố thí đến Như Lai Chí chơn, Đẳng chánh giác. Nên biết, đó là bố thí tối thượng trong sự bố thí, không có gì vượt qua. Hành thí này mới đích thật là thí, được quả báo lớn, được công đức lớn. Nay Ta vì nhân duyên này mà nói ra như vậy: Chăm sóc bệnh nhân, tức là đã chăm sóc Ta không khác. Các ngươi lâu dài được phước lợi lớn. Như vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Đức Phật dạy rằng người Phật tử phải hộ trì sáu phương: ba mẹ, tăng ni, thầy/cô giáo, vợ con, bạn bè, tôi tớ, lao công… Hộ trì (dịch theo HT Minh Châu) còn có nghĩa là che chở (dịch theo Sujato), là bảo vệ (dịch theo Kelly, Sawyer & Yareham). Tức là người Phật tử phải hộ trì, bảo vệ tất cả những người chung quanh mình.

Kinh DN 31, bản dịch HT Minh Châu, trích: "Này Gia chủ tử, vị Thánh đệ tử hộ trì sáu phương như thế nào? Này Gia chủ tử, sáu phương này cần được hiểu như sau: Phương Đông cần được hiểu là cha mẹ. Phương Nam cần được hiểu là sư trưởng. Phương Tây cần được hiểu là vợ con. Phương Bắc cần được hiểu là bạn bè. Phương Dưới cần được hiểu là tôi tớ, lao công. Phương Trên cần được hiểu là Sa-môn, Bà-la-môn."

Bản dịch Kelly, Sawyer & Yareham: “And how, young man, does the noble disciple protect the six directions? These six directions should be known: mother and father as the east, teachers as the south, spouse and family as the west, friends and colleagues as the north, workers and servants as the lower direction, and ascetics and Brahmans as the upper direction.”

Bản dịch Sujato dịch nghĩa hộ trìche chở: “And how, householder’s son, does a noble disciple cover the six quarters?"

Đã gieo nhân lành, tất nhiên sẽ có quả lành. Do vậy, cúng dường Tăng bảo, tất nhiên sẽ có công đức. Kinh AN 6.59, bản dịch HT Minh Châu, trích: “…này Gia chủ, hãy cúng dường chúng Tăng. Nếu Ông cúng dường chúng Tăng, tâm sẽ được định tín. Nếu Ông có tâm định tín, lúc thân hoại mạng chung, sẽ được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này.”

Người bố thí phải có tịnh tín và tâm lành, với tâm không gượng ép, sẽ có quả lành là thoát các nạn dữ. Kinh AN 5.148, bản dịch HT Minh Châu, trích:

“—Này các Tỷ-kheo, có năm loại bố thí này xứng bậc Chân nhân. Thế nào là năm? Bố thílòng tin, bố thíkính trọng, bố thí đúng thời, bố thí với tâm không gượng ép, bố thí không làm thương tổn mình và người. (...) Và này các Tỷ-kheo, sau khi bố thí không làm thương tổn mình và người, chỗ nào, chỗ nào, quả dị thục của sự bố thí ấy đem lại kết quả: Người ấy được giàu sang, đại phú, tài sản sung mãn; và không một tai nạn nào từ đâu đến, đến với tài sản của người ấy, hoặc từ lửa, từ nước, từ vua, từ ăn trộm, từ các người thù địch hay từ các người thừa tự."

Người tu hạnh bố thí sẽ có nhan sắc xinh đẹp, sức mạnh hơn người, tuổi thọ lâu dài… Đức Phật dạy trong Kinh AN 4.59, bản dịch HT Minh Châu, trích:

Người bố thí đồ ăn, này các Tỷ-kheo, bố thí bốn sự cho người nhận. Thế nào là bốn? Cho thọ mạng, cho dung sắc, cho an lạc, cho sức mạnh. Sau khi cho thọ mạng, người cho được chia phần thọ mạng, thuộc chư Thiên hay loài Người. Sau khi cho dung sắc... cho an lạc... Sau khi cho sức mạnh, được chia phần sức mạnh, thuộc chư Thiên hay loài Người.”

Bố thí sẽ được đại phước. Đức Phật dạy trong Kinh SA 914, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng:

Ta nhớ chín mươi mốt kiếp từ trước đến nay, không thấy một người nào mà bố thí cho Tỳ-kheo lại bị cạn kiệt, hay bị tổn giảm cả. Này thôn trưởng, ông nhìn xem hiện nay có người giàu sang, nhiều tiền của, quyến thuộc đông đảo, tôi tớ đầy nhà, thì biết nhà ấy lâu dài ưa thích bố thí, chân thật tích chứa, nên được phước lợi này.”

Về thái độ trong khi tu hạnh bố thí, Đức Phật dạy cần giữ tâm từ bi, bình đẳng, luôn nghĩ tới các loài chúng sanh (chứ không nghĩ riêng cõi người). Kinh EA 10.5, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:

“Thế Tôn bảo: Lành thay, lành thay, Gia chủ. Ông đã bằng tâm Bồ-tát, chuyên tinh nhất ý mà huệ thí rộng rãi. Thật vậy, chúng sanh nhờ ăn uống mà được cứu sống, không ăn uống thì liền chết. Này Gia chủ, Ông sẽ được quả lớn, được tiếng tăm nhiều; được quả báo lớn mà tiếng đồn thấu mười phương; được pháp vị cam lồ. Vì sao vậy? Vì hàng Bồ-tát thường đem tâm bình đẳng để bố thí, lúc nào cũng một lòng mà nhớ nghĩ đến các loài chúng sanh, nhờ ăn uốngtồn tại, có ăn uống tức được cứu sống, không ăn uống tức chết. Này Gia chủ, đó là tâm Bồ-tát ở tại chỗ yên ổnbố thí rộng rãi.”

Tự thân mình giữ giới còn gọi là đại bố thí. Đức Phật dạy trong Kinh AN 8.39, bản dịch HT Minh Châu:

Này các Tỷ-kheo, có năm bố thí này, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày, được biết là truyền thống cổ xưa, trước không tạp loạn, hiện tại không tạp loạn, tương lai không tạp loạn, không bị những Sa-môn, những Bà-la-môn có trí khinh thường. Thế nào là năm? (...) Ở đây, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận sát sanh, từ bỏ sát sanh (...) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận lấy của không cho, từ bỏ lấy của không cho ... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ hai, là đại bố thí (...) Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận tà hạnh trong các dục, từ bỏ tà hạnh trong các dục ... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ ba, là đại bố thí... Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận nói láo, từ bỏ nói láo ... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ tư, là đại bố thí...  Lại nữa, này các Tỷ-kheo, Thánh đệ tử đoạn tận đắm say rượu men, rượu nấu, từ bỏ đắm say rượu men, rượu nấu... Này các Tỷ-kheo, đây là bố thí thứ năm, là đại bố thí, được biết là tối sơ, được biết là lâu ngày...

Đức Phật cũng dạy rằng trong khi trì giới hãy hồi hướng công đức trì giới tới vô lượng chúng sanh. Làm thế nào để bố thí công đức? Một bài kinh Tăng Nhất A Hàm nói về pháp bát quan trai giới, rằng Phật tử hãy giữ tám giới này trong một ngày tất sẽ có vô lượng công đức, và hãy hồi hướng công đức này cho khắp chúng sinh. Kinh EA 43.2 bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:

 “Sao gọi là trai pháp tám quan? Một là không sát sanh, hai là không lấy của không cho, ba là không dâm dục, bốn là không nói dối, năm là không uống rượu, sáu là không ăn phi thời, bảy là không nằm ngồi trên giường cao rộng, tám là tránh xa việc đờn ca xướng hát và xoa hương thơm vào mình. Tỳ-kheo, đó gọi là trai pháp tám quan của Hiền thánh.”

[...] Thế Tôn bảo: “Người ấy nguyện rằng: ‘Nay con bằng trai pháp tám quan này sẽ không đoạ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, cũng không rơi vào nơi tám nạn, không ở biên địa, không rơi vào nơi tệ ác, không theo tri thức ác; con phụng sự cha mẹ chân chánh không có tà kiến, sanh vào trung bộ, được nghe pháp thiện, tư duy phân biệt, thành tựu pháp tùy pháp; đem công đức trai pháp này nhiếp lấy pháp lành của tất cả chúng sanh; đem công đức này bố thí cho họ giúp cho người kia thành Đạo Vô thượng Chánh chơn; đem phước của thệ nguyện này bố thí để thành tựu ba thừa khiến cho không bị thối lui giữa chừng. Lại đem trai pháp tám quan này để học Phật đạo, Bích-chi-phật đạo, A-la-hán đạo. Những người học chánh pháp ở các thế giới cũng đều tập theo nghiệp này...”

Phật tử hãy suy nghĩ rằng, tuy rằng bản thân mình và người vẫn còn tham sân si, nhưng hạnh bố thí vẫn mang tới công đức vô lượng. Kinh MN 35 ghi lời Đức Phật nói với một giáo sĩ Ni Kiền Tử rằng cho dù người được bố thí vẫn còn tham sân si, nhưng hạnh bố thí vẫn mang tới công đức lớn cho người bố thí, theo bản dịch HT Minh Châu:

"Này Aggivessana, sẽ có (công đức) cho những người bố thí, đối với người đáng được cúng dường như Ông, dầu Ông không phải là không có tham, không phải là không có sân, không phải là không có si; sẽ có (công đức) cho Ông, này Aggivessana, đối với người đáng được cúng dường như Ta, và Ta là người không có tham, không có sân, không có si."

 Nhìn chung, trong tất cả các pháp bố thí, pháp thí mới là tối thắng. Pháp thí là giúp người khác hiểu được Chánh pháp. Đức Phật dạy trong Kinh AN 2.141-150, bản dịch HT Minh Châu:

Này các Tỷ-kheo, có hai loại bố thí này. Thế nào là hai? Bố thí tài vật và bố thí pháp. Những pháp này, này các Tỷ-kheo, là các loại bố thí. Tối thắng trong hai loại bố thí này, này các Tỷ-kheo, tức là pháp thí.”

Bố thí cũng là một phương tiện, một trong bốn pháp có thể giúp đưa cả một cộng đồng chung quanh mình vào dòng pháp. Đức Phật dạy về Tứ nhiếp pháp trong Kinh AN 9.5, bản dịch HT Minh Châu, trích:

Này các Tỷ-kheo, có bốn Nhiếp pháp này: bố thí, ái ngữ, lợi hành, đồng sự. Tối thượng trong các loại bố thí, này các Tỷ-kheo, là pháp thí. Tối thượng trong các loại ái ngữ, này các Tỷ-kheo là tiếp tục thuyết pháp cho những ai hy cầu và lóng tai nghe. Tối thượng trong các lợi hành, này các Tỷ-kheo, là đối với người không có lòng tin, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ lòng tin; đối với người không giữ giới, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ giới; đối với người xan tham khích lệ, đặt vào an trú vào bố thí; đối với người ác tuệ, khích lệ, đặt vào, an trú vào đầy đủ trí tuệ. Này các Tỷ-kheo, tối thượng trong đồng sựđồng sự giữa bậc Dự Lưu với bậc Dự Lưu, bậc Nhất Lai với bậc Nhất Lai, bậc Bất Lai với bậc Bất Lai, bậc A-la-hán với bậc A-la-hán. Này các Tỷ-kheo, đây là sức mạnh năng nhiếp.”

Bố thí như thế nào để có oai đức chói sáng như mặt trời? Đức Phật dạy Cư sĩ Ma-ha-nam trong Kinh SA 929, bản dịch của hai thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:

Này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc đủ có chánh tín và cũng xác lập cho người khác; tự mình giữ tịnh giới, cũng xác lập tịnh giới cho người khác; tự mình hành bố thí và dạy người hành bố thí; tự mình đến chùa tháp gặp các Sa-môn, cũng dạy người khác đến gặp các Sa-môn; tự mình chuyên cần nghe pháp, cũng dạy người nghe; tự mình thọ trì pháp và dạy người khác thọ trì; tự mình quán sát nghĩa dạy người quán sát; tự mình biết nghĩa lý sâu xa tùy thuận tu, hành pháp thứ, pháp hướng, cũng lại dạy người hiểu rõ nghĩa lý sâu xa, tùy thuận tu hành hướng đến pháp, thứ pháp. Này Ma-ha-nam, người nào thành tựu mười sáu pháp như vậy, được gọi là Ưu-bà-tắc có thể tự an ủy và làm người khác được an ủy.

“Này Ma-ha-nam, nếu Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp như vậy, thì tất cả người trong các chúng Bà-la-môn, chúng Sát-lợi, chúng Trưởng giả, chúng Sa-môn đều đến chỗ họ. Ở trong các chúng này, oai đức của họ sáng chói. Giống như mặt trời, ánh sáng chiếu soi cả sáng, trưa, chiều. Cũng vậy, Ưu-bà-tắc nào thành tựu mười sáu pháp, thì oai đức họ cũng tỏ rạng cả đầu, giữa và cuối.

Tuy nhiên, cho dù bố thí vô lượng vô biên, công đức vẫn không bằng người khởi tâm từ bi dù chỉ trong một thời gian rất ngắn, và trong tận cùng vô lượng vô biên công đức cũng không bằng trong một khoảnh khắc thể nhập được các pháp ấn vô thường, khổ, không và vô ngã

Đức Phật dạy trong Kinh MA 155, bản dịch thầy Tuệ Sỹ:

Này Cư sĩ, Bà-la-môn Tùy-lam đã thực hành đại bố thí, bố thí thức ăn cho phàm phu toàn cõi Diêm-phù, bố thí thức ăn cho một trăm Tu-đà-hoàn, một trăm vị Tư-đà-hàm, một trăm vị A-na-hàm, một trăm vị A-la-hán, một trăm vị Bích-chi-phật, tạo phòng, nhà bố thí cho Chúng Tỳ-kheo bốn phương, tâm hoan hỷ quy y Ba ngôi tôn quý là Phật, Pháp, chúng Tỳ-kheo, thọ giới và trong khoảnh khắc thực hành từ tâm đối với tất cả chúng sanh, cho đến trong khoảng thời gian vắt sữa bò, như thế; nếu lại có người quán được tất cả pháp là vô thường, khổ, không và vô ngã, thì so với sự bố thí kia, việc làm này hơn nhiều lắm.

Bố thí có thể đi tới giải thoát hay không? Đức Phật dạy rằng niệm Thí có thể thành tựu thần thông, loại bỏ loạn tưởng, đi tới giải thoát, tự thân đạt tới Niết bàn.

Kinh EA 2.5, bản dịch hai thầy Tuệ Sỹ và Đức Thắng, trích:

Một thời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo: Hãy tu hành một pháp. Hãy quảng bá một pháp. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Đó là niệm Thí. Hãy khéo tu hành. Hãy quảng bá. Các ngươi sẽ thành tựu thần thông, loại bỏ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự thân đạt đến Niết-bàn. Cho nên, các Tỳ-kheo, hãy tu hành một pháp, hãy quảng bá một pháp. Vì vậy, này các Tỳ-kheo, hãy học điều này.”

Tại sao chỉ niệm một pháp lại có thể đạt tới Niết bàn? Đó là thuận theo pháp tánh. Trong bài viết nhan đề “Thuận Tánh Khởi Tu” nhà sư Nguyễn Thế Đăng giải thích theo Luận Đại thừa Khởi Tín của Bồ-tát Mã Minh, rằng phải nhận ra pháp tánh vốn chẳng hề có tham, vốn chẳng hề ô nhiễm, vốn chẳng hề có khổ, vốn chẳng hề có tướng thân tâm, vốn là thường định, vốn là sáng tỏ và lìa hẳn vô minh

"Chúng ta trích “thuận tánh khởi tu” chỉ trong sáu ba-la-mật: “Vì biết pháp tánh vốn không có tham lam bỏn xẻn, nên tùy thuận pháp tánh tu hành Bố thí ba-la-mật. Vì biết pháp tánh vốn không có ô nhiễm, thoát khỏi các lỗi năm dục, nên tùy thuận pháp tánh tu hành Trì giới ba-la-mật. Vì biết pháp tánh vốn không có khổ, lìa hẳn giận dỗi, nên tùy thuận pháp tánh tu hành Nhẫn nhục ba-la-mật. Vì biết pháp tánh vốn không có tướng thân tâm, xa lìa hẳn giải đãi, nên tùy thuận pháp tánh tu hành Tinh tấn ba-la-mật. Vì biết pháp tánh vốn thường định, không có loạn động nên tùy thuận pháp tánh tu hành Thiền định ba-la-mật. Vì biết pháp tánh vốn sáng tỏ. lìa hẳn vô minh, nên tùy thuận pháp tánh tu hành Trí huệ ba-la-mật”...." (1)

Như vậy là phải bố thí hết tất cả các pháp thế gian mới vào được pháp xuất thế gian. Thế nào là pháp thế gian? 

Trong tác phẩm “Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn,” bản dịch của HT Thích Thanh Từ, ghi lời Thiền sư Tuệ Hải, môn đệ của ngài Mã Tổ Đạo Nhất (thế kỷ thứ 8, Trung Hoa) nói về pháp bố thí

Bố thí là bỏ tánh thiện ác, bố thí là bỏ tánh có không, tánh yêu ghét, tánh không chẳng không, tánh định chẳng định, tánh tịnh bất tịnh, tất cả đều cho bỏ hết thì được hai tánh không. Nếu khi được hai tánh không, cũng chẳng được khởi tưởng hai tánh không, cũng chẳng được khởi nghĩ tưởngbố thí, tức là chân thật hành bố thí ba-la-mật, cũng gọi là muôn duyên đều bặt. Muôn duyên đều bặt, tức là tất cả pháp tánh không ấy vậy. Pháp tánh không là tất cả chỗ không tâm. Nếu khi được tất cả chỗ không tâm là không có một tướng có thể được. Vì sao ? Vì tự tánh không, nên không một tướng có thể được. Không một tướng có thể được là tướng thật. Tướng thật là tướng Như Lai diệu sắc thân. Kinh Kim Cang nói: Lìa tất cả các tướng gọi là chư Phật.” (2)

Tới đây, câu hỏi nêu lên là: Bố thí cách nào để có thể lìa hết tất cả các tướng? Làm sao có thể nhận ra thực tướng chính là vô tướng?

Đức Phật dạy trong Kinh Kim Cangưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm… Tức là, khi không vướng vào tất cả các pháp, khi không dính mắc vào bất kỳ một pháp nào trong sắc thọ tưởng hành thức thì Niết bàn diệu tâm sẽ hiển lộ.

Như thế, chỉ cần một chữ thôi, là không trụ, không dính mắc, không chấp trước. Khi một tỳ kheo thưa với Đức Phật rằng nhà sư chỉ xin dạy một câu ngắn gọn để lui về góc núi ngồi trọn đời tới khi giải thoát, Đức Phật nói rằng hễ không dính mắc, không chấp trước là sẽ giải thoát (bản dịch Bhikkhu Bodhi: By not clinging one is freed; và bản dịch Bhikkhu Sujato: Not grasping, you’re free.).

Kinh SN 22.63, bản dịch của HT Minh Châu, trích:

—Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp tóm tắt cho con. Sau khi nghe Thế Tôn thuyết pháp, con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.

—Ai chấp trước, này Tỷ-kheo, người ấy bị Ma trói buộc. Ai không chấp trước, người ấy được giải thoát khỏi Ác ma.”

Như thế, trong thời đại dịch, khi đồng bào và cả thế giới đang rơi vào hiểm nạn, không gì hơn là hãy thực hành lời Đức Phật dạy: giữ giới, hộ trì sáu phương, bố thí, cúng dường, hoằng pháp, thuận theo pháp tánh để ngộ nhập Niết bàn vô tướng, và không để tâm dính mắc bất kỳ một pháp nào, tức là giải thoát. Do vậy, hãy làm vô lượng thiện pháp, nhưng không hề thấy có ai làm và không hề thấy có pháp nào được làm. 

GHI CHÚ:

(1) Thuận Tánh Khởi Tu: https://thuvienhoasen.org/a15885/thuan-tanh-khoi-tu

(2) Đốn Ngộ Nhập Đạo Yếu Môn: https://thuvienhoasen.org/images/file/T-QYop1G0QgQAJ0b/donngonhapdaoyeumon.pdf

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 17037)
Viết tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover Đức quốc sau những ngày đã trải qua nhiều sự kiện đáng ghi nhớ... - HT Thích Như Điển
(Xem: 29372)
Mây phương đông vẫn lên hường, Ngôi chùa còn đó quê hương vẫn còn... (Trụ Vũ - Quê Hương)
(Xem: 16295)
Câu chuyện để suy gẫm về những gì đang hiện hữu quanh ta... Những Đứa Trẻ của Trần Trung Thanh
(Xem: 18027)
Tháng Bảy đi qua, với những ngày mưa âm thầm bên phố quen, nơi dòng xe cộ đông đúc, mình ngắm mưa mà những “khung hình” về mưa cứ đi qua, đi qua.
(Xem: 19355)
Trời đã về chiều nhưng đôi chân kẻ du hành dường như không muốn ngơi nghỉ, "ta phải đi về nơi có tiếng chuông xa ngân dài kia...
(Xem: 21447)
Chúng tôi đều là những chúng sanh - như muôn vàn chúng sanh khác - đã gieo chủng tử giác ngộ từ kiếp nào đó...
(Xem: 19797)
Này tôi, tôi đang ở đây, giữa thiên nhiên tuyệt vời, giữa cái thinh lặng tuyệt vời của một nội tâm trong sáng, không chút tạp niệm nào của đời sống đua chen.
(Xem: 23000)
Có lẽ, nụ cười chân thiện của Ðức Phật cùng với những đôi mắt Từ bi của chư Phật và giáo pháp mang tính triết lý sâu sắc đã ươm những mầm xanh tươi đẹp vào tâm hồn này.
(Xem: 17308)
Phóng cá, thả chim đặt trên nền tảng tâm từ như thế thì việc phóng sinh của ta dù ít hay nhiều, dù có hay không, đều mang đầy đủ ý nghĩa phóng sinh.
(Xem: 17758)
Từ bitrí tuệ là nhân và quả hoán chuyển lẫn nhau trong nhãn quan Phật giáo. Nhân loại không chế ra hai khẩu súng để hôn nhau và tri thức con người không dấy động lên hai lời phản bác...
(Xem: 16267)
Theo chúng tôi, nói đến ĐTKVN (rõ hơn là ĐTK Việt Nam, phần Phật giáo Bắc truyền) thì phải nói đủ 3 tạng Kinh, Luật, Luận...
(Xem: 16027)
Phương tiện rất cần thiết để hỗ trợ cho thành tựu cứu cánh nhưng chạy theo phương tiện mà quên đi cứu cánh là sự vong bản, là đốt trầm để bán than.
(Xem: 21852)
Ánh mắt Từ Bi của Ngài đang nhìn xuống chúng sanh như xoa dịu bao nỗi đau thương, trong cảnh đời nhiều nỗi mưa sa bão táp, mà vỗ vềan ủi cho lòng được lắng đọng thanh lương... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19869)
Cứ mỗi lần tụng kinh, lễ sám, quý Thầy lạy Tổ trước khi lên chánh điện, nhìn hình ảnh chư Tổ tôn trí trang nghiêm trong khám thờ mà nhớ Tổ Tổ truyền cho nhau, ngọn đèn được mồi tiếp sáng luôn bất tận... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 20230)
Ngày Về Nguồn là dịp để Tăng chúng, pháp lữ thăm hỏi với nhau và cùng nhau ôn lời Phật dạy, lặp lại ý Tổ khuyên mà tô bồi vun quén cho đạo tình ngày thêm thắm đượm... HT Thích Nguyên Siêu
(Xem: 19486)
Bà Aung San Suu Kyi trích lời Phật khi Ngài nói về bốn nguyên do suy thoái và thối rữa: không tìm lại được cái gì bị mất, không chịu sửa lại cái gì bị hư...
(Xem: 17156)
Rồi suốt đêm đó, người thanh niên ngồi giữ bàn tay ông già và nói những lời an ủi đầy hứa hẹn...
(Xem: 18457)
Nếu con có thể sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con...
(Xem: 17225)
Niềm hòa bình tâm tư thật sự là những thứ vô cùng quan trọng cho sự tồn tại của loài người, cho sự tồn tại mạnh khỏe của con người.
(Xem: 15883)
Cháu không nên mua con chó này. Nó sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy và chơi đùa với cháu như những con chó khác được...
(Xem: 15873)
Tôi ước mình có đủ dũng cảm để sống một cuộc sống thật sự với bản thân chứ không phải cuộc sống theo mọi người mong muốn...
(Xem: 15027)
Khi thầy làm được những gì mình nói và làm nhiều hơn nói thì những bài học kiệm lời ấy từ nơi thầy lại có tác dụng thức tỉnhchuyển hóa học trò mạnh mẽ...
(Xem: 16774)
Chép kinh là một hình thức công phu. Muốn chép kinh trước phải đọc, ghi nhớ rồi sau đó mới nắn nót lời kinh. Chữ kinh phải ngay thẳng...
(Xem: 15011)
Tôi luôn luôn tuyên bố rằng, địa cầu là của loài người trên thế giới, 7 tỉ người. Và mỗi quốc gia là của người dân đất nước ấy...
(Xem: 13654)
"nếu không có quá khứ thì sẽ không có hiện tại, mà hiện tại không, thì tương lai cũng sẽ chẳng có"... HT Thích Như Điển
(Xem: 16097)
Lòng từ bi không thành kiến không bị định hướng bởi hành động, thái độ mà luôn luôn xem họ như những chúng sanh, hay những con người.
(Xem: 15987)
Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh... Tâm Thường Định
(Xem: 11046)
Thần chú là một đặc trưng của giáo pháp Phật giáo Mật tông, bởi vậy nên gọi là Mật chú thừa hay là Kim cang thừa.
(Xem: 15534)
Mục đích duy nhất là phát triển tiềm năng vốn có của Phật giáo Việt nam đang được hình thành trên đất Mỹ... Thích Đức Trí
(Xem: 15592)
Đức Phật là một dòng sông đã bứt phá qua sa mạc của thân phận nhân loại để chảy hòa vào đại dương công đức, trí huệtừ bi của các Bậc Chiến Thắng.
(Xem: 15500)
Cộng đồng Phật tử phương Tây nổi tiếng vì đức khoan dung của họ và chính đức Dalai Lama cũng có các đệ tử đồng tính một cách công khai.
(Xem: 16824)
Quanh năm Nam chỉ thấy Trung loay hoay với mấy bộ đồ cũ mèm, đến đôi dép đứt quai vá víu nhiều chỗ, anh cũng không quan tâm...
(Xem: 17503)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là một lãnh tụ rất quyến rũ, vui tínhđặc biệt. Ngài được cho là hóa thân thứ 14 của Đức Phật từ bituệ trí.
(Xem: 14136)
"Hoằng pháp vi gia vụ, lợi sanh vi sự nghiệp"... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 18071)
Nguyên tác: 2012 Templeton Prize Award Ceremony Honoring His Holiness the Dalai Lama. Ẩn Tâm Lộ ngày 17-5-2012, Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 17162)
Đây là một tác phẩm hồi ký của hòa thượng Thích Trí Quang, một danh tăng Phật giáo thế hệ Chiến tranh Việt Nam đang bước vào độ tuổi 90... Trần Kiêm Đoàn
(Xem: 18062)
Đức Thế Tôn rất vui mừng khi chúng ta tầm cầu sự quy y trong ba ngôi tôn quý, Đức Phật, giáo huấn của Ngài và đệ tử của Ngài...
(Xem: 16824)
Lễ Đại Tường Cố HT Thích Quảng Tâm ngày 21/4/Nhâm Thìn tại Tu Viện Vĩnh Đức ... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 16787)
Phật Tổ đã hy sinh cả cuộc đời mình để chỉ lối cho con người tới với tự do, thoát khỏi khổ ải – trong đó có cả những khó khăn trong công việc.
(Xem: 16601)
Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo... Albert Einstein
(Xem: 15039)
Trong thế giới văn học, đặc biệtPhật Giáo qua âm nhạc và thơ văn, không có một người nào khi biết đến Liên Hoa mà không mến mộ, không yêu thương...
(Xem: 16343)
Người Phật tử Việt Nam chúng ta thì tuy không oán hờn bất cứ ai nhưng Nhân – Quả thì luôn sòng phẳng, mọi người không phân biệt hèn sang, tôn giáo, chính kiến...
(Xem: 13945)
Con người sinh ra đời với hai bàn tay trắng và dù thành công hay thất bại thì cũng trở về cát bụi với hai bàn tay không, vậy thì sá gì với được mất, có không...
(Xem: 12583)
Tuy bồ-đề là lý tưởng, là đích đến của bồ-tát hạnh, nhưng trên thực tế, chỉ có hành động mới thật sự được quan tâm và là nội dung hai đặc tính của bồ-tát hạnh...
(Xem: 21297)
Nằm giữa hai miền đất nước, nơi mảnh đất Thần Kinh, Bạch Mã hiển hiện trầm hùng, kỳ vĩ mà ôn hòa, như mang theo cái mát lành của Cao nguyên Đà Lạt về trên xứ Huế.
(Xem: 18258)
Tiếp xúc với thân thể của ta bằng con mắt thiền quán, ta thấy sự có mặt của thân thể đối với ta là sự có mặt của một thực tại mầu nhiệm...
(Xem: 16533)
Bài tường trình về khóa tu học tại Chùa Phật Tổ do Phái Đoàn Hoằng Pháp Âu Châu hướng dẫn 2012
(Xem: 16940)
Câu chuyện của vũ trụ đã từng được kể đến trong nhiều kiểu cách bởi những con người ở trên trái đất, từ những thời điểm sớm sủa nhất của thời kỳ Đồ đá cũ (Paleolithic)...
(Xem: 16707)
Trong hơn 20 năm Hòa Thượng Đã tài trợ cho Tăng Ni du học Ấn Độ tổng số tiền 1 triệu USD
(Xem: 17032)
Mục đích cao nhất của kẻ tầm đạo - không kể Ấn Độ giáo, Phật giáo hay Lão giáo - là luôn luôn tỉnh giác về sự nhất thể và về mối tương quan của mọi pháp...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant