Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Thư Gởi Đức Phật

28 Tháng Mười Hai 202018:54(Xem: 4144)
Thư Gởi Đức Phật

Thư Gởi Đức Phật

Tiểu Lục Thần Phong

Làm Thế Nào Để Đoạn Trừ Các Lậu Hoặc

 

Ngày hôm nay, tháng này, năm hiện tại

Hôm nay con đang ở tại nơi đây và ngay lúc bây giờ, con viết lá thư này thành kính dâng lên đức Thế Tôn. Trước hết con đê đầu đảnh lễ Thế Tôn, đảnh lễ chư Phật ba đời mười phương cùng tất cả hiền thánh tăng. Không phải đến bây giờ con mới nhớ Phật để viết lá thư này, thật tình thì lúc nào con cũng nhớ Phật cả, tuy nhiên cũng có đôi khi con trốn Phật đi theo đám ma quân ngũ dục để làm những việc sai quấy hòng thõa mãn cái tôi ích kỷ của mình. Đấy chính là lý do mà hôm nay con viết lá thư này, cứ mỗi lần theo đám ma quân ấy, làm việc gì đó trái với thanh tịnh, hiền thiện thì con laị sanh tâm sám hối. Khổ nỗi sám hối rồi một thời gian sau laị tái phạm nữa, quả thật cái đám giặc ngũ dục lục trần nó đầy mê hoặcquyến rũ, trong lúc ấy thì bản lĩnh của con kém quá, thiện hữu tri thức thì không có mấy ai gần, thầy thì xa… Đôi lúc con cũng tập buông bỏ nhưng buông một thời gian là laị ôm vào, cứ như thế mà xà quần chẳng tiến bộ được bao nhiêu. Thâm tâm con nhiều lần ước mong dấn bước theo con đường mà năm xưa Thế Tôn đã đi, tiếc rằng cái giấc mơ đó không đủ mạnh để cưỡng nổi những ràng buộc của cuộc đời.

 Kính lễ đức Thế Tôn, hình như người thế gian ai ai cũng dính chặt vào ngũ dục lục trần? chỉ có một ít người dõng mãnh tinh tấn mới buông được. Mà nào chỉ ngũ dục lục trần, những mối quan hệ giữa người với người cũng là một sự ràng buộc chặt chẽ và rối rắm: nào là yêu - ghét, Thương - hận, thân – sơ, ta - địch, ơn – oán…Những mối ràng buộc đầy phiền nãohệ lụy này nó trói con người ta laị với nhau, người với người “dính” nhau như những con cua bị những cái que của chúng bấu viú thành một chùm. Con người tự làm khổ mình, làm khổ lẫn nhau, cái khổ và sự ràng buộc cứ hết đời này sang đời khác. Chỉ có những kẻ vâng lời Như Lai, cắt ái từ thân, ly gia đoạn dục mới thoát khỏi những hệ lụy này.

 Kính lễ đức Thế Tôn, trong giai đoạn chánh pháptượng pháp có nhiều thánh nhânhiền nhân ra đời. Con người còn dung dị, tâm địa còn tương đối thanh tịnh nên việc học đạo dễ dàng hơn hôm nay. Thời đaị hôm nay là thời mạt pháp, tài sắc nó lẫy lừng kinh khủng lắm, truyền thông và mạng xã hội đang từng phút giây thúc đẩy, khuếch trương tối đa sự đam mê ngũ dục. Nó làm cho con người ta mê muộichìm đắm trong vũng bùn ngũ dục ấy. Con người càng ngày càng tham lam, sân hậnsi mê. Chủ nghĩa vật chất thúc đẩy con người sa vào cái vòng quay điên cuồng, tham muốn hưởng thụ, manh tâm tranh đoạt, tàn bạo ra tay chiếm hữu… Con người ngày hôm nay không còn một phút giây nào để ngồi xuống thở trong an lạc. Thế rồi đaị dịch xảy ra, toàn thế giới này hoảng sợ, người ta sợ đến độ không dám laị gần nhau, từ chối bắt tay, bịt mũi, bịt miệng, thậm chí còn tạo ra cái khiên che mặt mình. Mọi người nghi kỵ nhau, ai cũng nhìn người đối diện như một mối họa. Mọi hoạt động của xã hội loài người đình trệ, hàng chục triệu người nhiễm bệnh, hơn triệu rưỡi người đã chết, hậu quả thật dễ sợ! Nhưng thưa Thế Tôn, người ta thường nói “ Trong cái rủi có cái may”, nhà Phật cũng bảo “ Hoạ phúc xoay vần”, nhà Nho nói “ Họa trung hữu phúc”… Đaị dịch tuy đáng sợ, gây ra sự đình đốn và chết chóc nhưng nó cũng có mặt tốt. Nhờ đaị dịch mà thiên nhiên có cơ hội phục hồi sau một thời gian dài bị phá hủy bởi sự khai thác tàn hại của con người: đất đai hoang hoá, núi rừng cạo sạch, đồng ruộng, sông ngòi, biển cả… ô nhiễm nghiêm trọng bởi chất thải công nghiệp, rác nhựa, hoá chất. Khí hậu ấm lên do hậu quả nhà kiếng, băng hai cực trái đất tan, nhiều vùng đất có nguy cơ bị nhấn chìm. Muôn loài thú hoang bị tàn sát để ăn thịt, làm đồ mỹ nghệ, làm thuốc, thậm chí bị giết để làm thú vui tiêu khiển với cái mỹ từ thể thao săn bắn…

 Kính lễ đức Thế Tôn, dịch bệnh là một trong “ tam tai” mà Thế Tôn đã đề cập trong kinh điển, khi nghiệp sát đến cực điểm thì sẽ xảy ra chiến tranh, dịch bệnh, mất mùa đói kém. Thế giới hôm nay khoa học kỹ thuật phát triển cao độ, sản vật dư thừa, có thể không đến nỗi đói kém (tuy nhiên đói kém vẫn thường xảy ra nhưng  cục bộ ở một số địa phương nào đó, như ở châu Phi chẳng hạn) nhưng chiến tranh thì vẫn xảy ra và càng ngày mức độ tàn bạo hơn, chết chóc nhiều hơn, tàn phá kinh khủng hơn. Người ta có thể chỉ cần bấm một cái nút nhỏ xíu cũng có thể xoá sổ một thành phố như chơi, có thể giết cả triệu người trong phút chốc. Con người hôm nay với kỹ thuật tân tiến nó kinh khủng lắm, vừa giúp ích cho sự tiện lợi của đời sống nhưng cũng vừa có thể hủy hoại tất cả. Khoa học kỹ thuât tân tiến giúp cả thế giới liên kết và dính với nhau thành một hệ thống nhưng cũng có thể giết người trong chớp mắt, hủy diệt tất cả trong phút giây. Con người trong thế giới hiện đại hôm nay càng ngày càng tham lam vô độ, lửa sân hận ngút trời, sự si mê mờ mịt. Vật chất của cải, tài sản, tiền bạc…bây giờ nhiều hơn bất cứ giai đoạn nào của lịch sử loài người nhưng sự an lạc thì tỷ lệ nghịch, loạn động liên tục xảy ra, không nơi này thì nơi khác, không lúc này thì lúc khác, không với lý do này thì với lý do khác nhưng chung quy không ngoài việc tranh đoạt ngũ dục mà ra. Mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ, đông hiếp ít… dù có biện minh với bất cứ lý do gì thì đó vẫn cứ là việc tranh đoạt với sự sai xử của lòng tham, lửa hận và lý trí mê mờ.

 Kính lễ đức Thế Tôn, chúng con quả là những đứa cùng tử, xa nguồn cội đã lâu, lang thang trong cát bụi, chìm đắm trong bùn lầy, khổ sở trong cuộc đời, quờ quạng tìm đường ra mà quên đi mình có hạt minh châu trong chéo áo. Có đôi khi tỉnh ra nhưng bản tánh hèn kém không dám tin mình có của qúy đáng giá nhường ấy, hoặc giả có tin nhưng cũng chưa dám xài đến, vẫn cứ ngày đêm tìm kiếm những thứ vặt vãnh ở bên ngoài. Những gã cùng tử như chúng con, tuy có biết chút ít  lý thuyết nhưng chưa thực hành được bao nhiêu. Sáu căn mê mờ, dính chặt vào sáu trần hư dối, để rồi sáu thức mê lầm. Tuy chúng con biết sắc là giả tạm, nó vốn là tứ đại hợp thành, nó là cái đãy da hôi thối nhưng mắt thấy sắc là bập vào ngay, vì thế mà đam mê chìm đắm. Từ đó mà thọ đủ thứ, tưởng ra bao nhiêu điều kỳ quặc, hành quấy quá và cuối cùng nạp hết vào trong tạng thức. Tham dục có bao giờ thoã mãn, vì không thoã mãn mà tái sanh, bởi vậy sanh tử chẳng bao giờ dừng dứt. Vì mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý dính chặt vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp mà khổ mãi, khổ hoài, khổ dài lâu, khổ bất tận…Chao ơi, những gã cùng tử còn mê muội đến bao giờ mới buông bỏ được đây?

 Kính lễ đức Thế Tôn, trong số những gã cùng tử ấy cũng có một số tay lãng tử hay du tử thảng hoặc tỉnh ra, chỉ tiếc là bản lĩnh yếu ớt không đủ can đảm đi theo con đườngThế Tôn đã khai phá. Con thấy mình cũng có phần giống những tay du tử ấy, chỉ mon men bên lề, hoặc chỉ rón rén ngoài rìa, tuy có lúc cũng đặt được một chân lên con đường ấy nhưng chân kia dính chặt trong dòng đời, thật đáng thương mà cũng đáng trách lắm thay! Những tay du tử ấy có đôi khi vâng lời Như Lai nhưng rồi đắm đuối mắt biếc trong đời nên chẳng buông bỏ xuống để mà dấn thân. Có một điều khả dĩ có thể an ủi chút ít là những tay du tử ấy tuy là cùng tử nhưng phần nhiều đều là hiếu tử và khá thanh cao. Giá mà những tay du tử ấy buông đặng, vâng lời Như Lai mà dõng mãnh tinh tấn thì sẽ tiến xa bay cao, tiếc thay, tiếc lắm thay!

 Kính lễ đức Thế Tôn, chúng con là những gã cùng tử trong đạo, những tay du tử ngoài đời. Đời không xong mà đạo cũng chẳng tròn, dang dở giữa hai bờ, tiến thoái lừng khừng, buông nắm dùng dằng, bỏ lấy do dự…

 Kính lễ đức Thế Tôn, hôm nay, bây giờ và ở đây. Con viết bức thư này kính dâng lên Thế Tôn. Con mến mộ và kính phục đức Thế Tôn vô cùng, từ một ông hoàng tột  đỉnh cao sang quyền quý, tài sắc đủ cả, thế gian được mấy người? Vậy mà Thế Tôn buông một cách dứt khoát như vứt chiếc dép rách để xuất gia và khai phá ra con đường giải thoát. Con đê đầu đảnh lễ đức Thế Tôn, tạ thâm ân đức Thế Tôn. Ngày nay giáo pháp của đức Thế Tôn truyền khắp thiên hạ, nếu ngày xưa chỉ khu trú ở châu Á thì bây giờ có mặt từ đông sang tây: Á, Âu, Mỹ, Úc, Phi. Hôm nay có rất nhiều người da trắng và một số ít người da đen, người Mễ Tây Cơ đã buông bỏ tất cả để đi theo con đườngđức Thế Tôn đã khai phá. Họ thực sự chỉ tam y nhất báthành đạo, họ đang tán dương đức Thế Tôn, làm rạng rỡ giáo pháp của Thế Tôn. Họ không còn là những cùng tử hay du tử nữa. Họ thật sự là những Thích tử chân chínhtinh tấn. Chúng con ngưỡng mộ họ biết bao!

 Kính lễ đức Thế Tôn, Hôm nay, bây giờ và ở đây. Con muốn bộc bạch chút tâm tư, ở quê con giờ có nhiều người cũng xưng là Thích tử nhưng laị làm những việc trái với giáo phápbản hoài của Thế Tôn. Họ đăng đàn nói linh tinh, phò thế gia, tham chính, thân chính, cạn tình pháp lữ. Tuy miệng cũng nói lục hoà nhưng thực sự chẳng làm theo. Hàng Phật tử sơ cơ như chúng con ít nhiều hoang mang dao động, thế lực ngoại môn thừa dịp cười chê. Có những người cũng khoác cà sa, xưng Thích tử nhưng laị suy diễn làm tổn hại đến giáo pháp của Thế Tôn, lợi dụng sự ngờ nghệch của những người sơ cơ để trục lợi, nặng danh văn lợi dưỡng… Những người như thế quả thật là loạn tử đang làm ô danh hàng Thích Tử. Viết đến đây thì con giật mình, xin sám hối vì nói lỗi của người mà chẳng chịu xem laị mình. Con xin sám hối, quả thật một phút buông lung ý mà nói lỗi người. Con vẫn thường nghe “ Sự im lặng sấm sét”, đó là sự im lặng của Thế Tôn,  của chư Bồ Tát, của chư hiền thánh. Con không đủ bản lĩnh để im lặng và cũng không muốn thỏa hiệp với cái sai, cái xấu nên mới buộc miệng mà thốt ra. Con vẫn nhớ đức Thế Tôn nói: Trong đối đãi nhị nguyên mới có tốt – xấu, thiện – ác, đúng – sai,  sạch – dơ… nhưng ở cuộc đời này, thế gian này thì làm sao mà đem chơn đế áp vào tục đế cho được?

 Kính lễ đức Thế Tôn, đời hôm nay có nhiều kẻ nói nhảm dễ sợ, tuy giàu mà không sang, phú mà chẳng quý, học mà chẳng thức, đạo mà chẳng đức… trong đạo cũng có hiện tượng này, lượng mà chẳng chất, học mà không hành, nói mà không làm, xuất mà chẳng buông, chay mà chẳng tịnh…Quê con bây giờ san đồng xẻ núi để dựng những ngôi chùa mới cả chục triệu đô la, to lớn nguy nga như tử cấm thành, lộng lẫy như vương cung, tượng Tàu bày la liệt, cúng sao, giải hạn, trừ tà, trục vong… rất rầm rộ, giá cả niêm yết hẳn hoi, thậm chí cho trả góp. Nếu năm xưa Thế Tôn xem cung điện vàng son, tài sắc danh lợi như chiếc dép rách, vứt bỏ như như vứt gạch bể ngói vỡ để tu tập. Ngày nay thì bọn họ nhân danh Thế Tôn để xây chùa to Phật lớn, sơn son thếp vàng, mưu cầu danh văn lợi dưỡng, xem việc thân cận quan gia là vinh hạnh. Có những vị xuất gia tưởng đâu buông bỏ nào ngờ laị gia vào một cái gia khác, in danh thiếp với hàng chục chức danh mà thực sự chỉ là hữu danh vô thực. Thiền gia Nhật có câu chuyện kể:” Có một vị tướng quân đến viếng chùa, ông đưa tấm danh thiếp cho chú tiểu vào trình hoà thượng trụ trì. Chú tiểu quay ra bảo: hoà thượng nói không quen biết người này. Vị tướng quân lập tức lấy bút xoá đi hàng chữ đại tướng quân. Chú tiểu vào trình lần thứ hai thì hoà thượng mới cho mời vào và nói đây là người bạn cũ của ta!” Lẽ nào các vị khoác cà sa in danh thiếp với chức vụ dài thòng lòng không biết câu chuyện này chăng?

 Kính lễ đức Thế Tôn, Con laị sa đà chuyện người nữa rồi, giờ con quay laị chuyện con. Con cố gắng giữ chánh niệm ngay hiện taị ở đây và bây giờ. Chánh niệm phải đi liền với chánh tư duy, nếu chánh niện là biết và sống trọn vẹn với phút giây hiện tại, thì chánh tư duy sẽ biết biện biệt chánh – tà. Giả sử có người đang sát, đạo, dâm, vọng, tửu nhưng vẫn nói tôi sống trọn phút giây hiện tại, tôi chú tâm hoàn toàn vào việc làm ở phút giây hiện tại thì cái phút giây hiện tại ấy là tà niệm chứ đâu phải chánh niệm. Vì thế chánh niệm phải gắn liền với chánh tư duy, từ đó mở rộng ra là phải có chánh kiến, chánh tinh tấn…nếu thực hiện được cả tám cái chánh thì đến một lúc nào đó sẽ có kết quả tốt đẹp. Bát chánh đạocon đường để chuyển phàm thành thánh, chuyển mê thành giác.

 Kính lễ đức Thế Tôn, chúng con là những gã cùng tử, có đôi khi thấy mình trong thân phận du tử, trọn chưa phải là hảo tử nhưng cũng không đến nỗi làm xấu mặt Phật môn. Chúng con có đôi khi muốn lên cô sơn hú một tiếng xem tiếng vọng bao xa trong hư không, muốn ra bể cả hét một tiếng cho dậy sóng muôn trùng. Chúng con tự nhận biết sức lực của mình. Con chim sẻ không thể làm việc của đại bàng, vịt đẹt không làm hồng hộc được. Tuy nhiên Thế Tôn vẫn dạy:” Chúng sanh, ai cũng có Phật tánh, ai cũng có thể giác ngộ”, bởi thế mà  chúng con nuôi giấc mơ như vậy! Chúng con tuy là cùng tử nhưng vẫn hằng ngưỡng mộ và vọng về Thế Tôn.

 Kính lễ đức Thế Tôn, lúc con viết búc thư này. Thời gian vẫn không ngừng trôi, cứ mỗi sát na qua đi thì cái già, cái chết gần hơn một tí. Quá khứ, hiện taị, vị lai từ một niệm tâm sanh ra, rồi mười phương hư không cũng thế, tử sanh cũng thế… Nhưng chúng con đang sống ở cái thế giới đối đãi, thế giới tục đế này nên vẫn biết và phân biệt rõ ràng khứ , lai, hiện tại. Chúng con vẫn sanh tâm yêu tốt ghét xấu, thích sanh sợ tử, phò chánh ly tà…Chúng con biết mình trí huệ mê mờ, đức hạnh không có, tinh tấn lơ mơ nên mãi vẫn chỉ là những tay du tử mà thôi, vẫn mãi mon men bên lề con đường chánh giác, bên rìa vườn hoa trang nhiêm xinh đẹp như Lăng Nghiêm. Tuy vậy cũng hưởng được chút hương vị pháp, một chút pháp vị của giải thoát nhưng đem laị an lạchoan hỷ lớn lắm. Chúng con đê đầu tạ thâm ân của Thế Tôn, tạ thâm ân chư Phật ba đời mười phương, tạ thâm ân tất cả chư Bồ tát, chư hiền thánh tăng.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 13378)
Thực ra, nếu bạn biết quan sát cho sâu sắc vào thân tâmhoàn cảnh hiện tại thì chẳng có cái gì gọi là ta và của ta cả.
(Xem: 18305)
Con người không phải là thánh nhân nên tất nhiên có những sai trái, đối với những người phạm lỗi chúng ta nên có thái độ rộng lượng khoan dung.
(Xem: 16125)
Quán Âm ở đây chính là chánh niệm tỉnh giác. Chánh niệm nghĩa là bạn trở về với chính mình, tỉnh giác là thấy rõ thân tâmhoàn cảnh đang xảy ra trong hiện tại.
(Xem: 14869)
Từ ái và bi mẫn cho tất cả mọi sự sống, con người và không phải con người, là vấn đề duy nhất tồn tại có thể làm cho tương lai loài người là có thể duy trì.
(Xem: 15917)
Tình thương trong đạo Phật không dính dáng gì tới một trường hợp đặc biệt nào. Nó được đặt trên một ý thức rất rõ ràng về sự phụ thuộc của chúng ta vào toàn thể vũ trụ.
(Xem: 16141)
Chúng ta luôn nghĩ cách làm giàu và tiêu thụ cho bản thân nhưng không nghĩ đến những thiệt hại về môi trường. Chúng ta đang đi trên một con thuyền của hành tinh.
(Xem: 16158)
Cách khác để chuyển hóa lo âu là phải giảm tính tự kiêu, cho mình là trung tâm và luyện tâm trí bằng cách quan tâm nhiều hơn đến mọi người chung quanh...
(Xem: 15319)
Những lời Phật dạycon đường hoàn thiện mình cho tốt đẹp, đừng làm điều gì sai trái để cho giới trẻ bây giờ bớt đi cách sống có hại cho xã hội, đem lại lợi ích cho xã hội.
(Xem: 14913)
Theo Thế Tôn, giới hạnh hay đức hạnh, đạo đức của một cá nhân chính là nhân tố quan trọng nhất để hàng Phật tử chúng ta bày tỏ và thể hiện ứng xử cung kính...
(Xem: 15366)
Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau...
(Xem: 15551)
Hạt Giống Hạnh phúc luôn sẵn có trong ta đó Bạn, mình chưa thấy được vì mình chỉ biết soi gương để chăm sóc và ngắm nhìn nhan sắc của mình bên ngoài mà thôi...
(Xem: 17201)
Tại sao tôi hiện hữu trên cõi đời này, với hình tướng và khuôn mặt này, tôi có gia đình, dòng họcha mẹ đã đặt cho cái tên, đánh dấu sự có mặt của tôi trên cuộc đời.
(Xem: 25786)
Chúng ta đừng chỉ biết nhìn vào những sai lầm đó mà hãy nghĩ đến những gì họ đã cố gắng, đã nỗ lực để làm tốt công việc của mình!
(Xem: 13916)
Khó khăn thì chẳng ai nhìn, Đến khi đỗ Trạng tám nghìn nhân duyên... HT Thích Như Điển
(Xem: 17393)
Những người hữu duyên với đạo Phật, đang thực hành pháp để chuyển hoá khổ đau, đem lại an lạc cho mình, từ đó, sẽ ảnh hưởng đến mọi người tiếp cận với những an vui...
(Xem: 17544)
Đơn giản chỉ là một cánh cửa phía sau nhà thôi, nhưng nó đã đi vào nếp sống, nếp nghĩ của mỗi người trên mảnh đất “lắm nắng nhiều mưa” của quê hương tôi.
(Xem: 16995)
Khách thập phương đến lạy Phật ngày càng đông. Những tà áo dài xanh đỏ làm chùa thêm đẹp. Những âm thanh từ chiếc chuông chùa nghe thanh thoát một cách lạ kỳ.
(Xem: 14342)
thiện căn vốn bởi lòng ta cho nên chữ Tâm không phát xuất từ Thần Linh (God) mà nó phát xuất từ bản chất thuần lương vốn có của con người: “Nhân chi sơ tính bổn thiện”.
(Xem: 13465)
Cứ để mặc cho mây trắng bay, cứ để mặc cho những nỗi niềm kia đau đáu, hay, tôi phải làm gì đó cho chính bản thân mình để rồi cống hiến lại cho dòng đời này tương tục... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 15622)
Trên đỉnh núi này, trong một buổi giảng pháp, Phật không nói gì, chỉ cầm một đoá hoa nhìn đại chúng. Chẳng ai hiểu gì, chỉ một vị đệ tử có tên Ca-diếp mỉm cười thầm lĩnh hội.
(Xem: 36501)
Bài Diễn Văn Trong Lễ Phát Giải Thưởng Danh Dự Cho HT Thích Minh Tâm & HT Thích Như Điển - những người có công mang ánh sáng Phật Pháp đến Âu Châu
(Xem: 16311)
Những ai có may mắn cảm nhận Sự Sống là "một nhưng nhiều" có lẽ sẽ đến với một nhận thức mới về con người và cả muôn thú hay thiên nhiên.
(Xem: 17013)
Nếu hiện tại, bạn đang ở trong hoàn cảnh kém vui, thì đây cũng là dịp may mắn để bạn tìm về Chánh Pháp, chấn chỉnh lại Phước Trí cho đời này và đời sau.
(Xem: 15379)
Sự tôn trọng được đạo Phật mở rộngđào sâu để chúng ta có được sự yên tâm và hài hòa trong tâm thức. Sự tôn trọng sâu rộng ấy sẽ nâng cấp, tịnh hóa, thiêng liêng hóa tâm thức.
(Xem: 15942)
Đứng bên gốc cây xứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn, hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi...
(Xem: 14016)
Nói về sự đóng góp cho hoạt động từ thiện, dân Mỹ vẫn chi tiền, từ vài ba chục đến vài ba ngàn cho cả triệu hiệp hội hoạt động trong các lĩnh vực văn hoá, xã hội, tôn giáo...
(Xem: 16362)
Ta khổ đau và thất vọng, vì tri giác sai lầm của ta đã tách ta ra khỏi thế giới hòa điệu nhất như tuyệt đối, để khiến ta đuổi bắt một bản ngã ở trong thế giới ảo tưởng...
(Xem: 15898)
Một vấn đề thuộc phạm trù văn hóa Phật giáo được đặt ra là một bản dịch hoàn chỉnh cho Đại tạng kinh Việt Nam sẽ dựa trên căn bản Đại tạng kinh nào.
(Xem: 17857)
Cốt lõi thông điệp của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Darbar Hall of the Taj Palace Hotel, New Delhi là chúng ta nên tìm hạnh phúclòng từ bi compassion từ bên trong.
(Xem: 16001)
Khi tâm ý yên tịnh, lời bạn nói ra sẽ chứa đựng an hòa, nội dung sâu sắc tỏa chiếu tình thương yêu, lòng hoan hỷ khiến cho người nghe cảm thấy ấm áp, thân thương...
(Xem: 19787)
Trong sự gắn bó với đời sống của dân tộc Việt Nam cũng như với thi ca, một phần tính chất từ bi của đạo Phật đã được hình tượng hóa với hình ảnh Đức Phật Quan Âm...
(Xem: 20917)
Nếu khônglòng từ bi thì hận thù sẽ chồng chất từ kiếp này sang kiếp khác. Chỉ có lòng từ bi mới cởi trói được những nỗi oan ức và những khổ đau của đời mình.
(Xem: 13599)
"Trước người rồi sau mình, không tham lam danh lợi, thời già trẻ hòa thuận, mà chánh pháp không bị suy thoái"
(Xem: 13792)
"Hạnh phúc là những gì người ta đang có, chứ không phải những gì người ta đi tìm"... HT Thích Như Điển
(Xem: 14680)
Viết để kỷ niệm nhân 30 năm thuyền nhân Việt Nam có mặt tại Berlin... HT Thích Như Điển
(Xem: 14027)
Hòa giải, được biểu hiện qua cái tách hình sọ người (chứa đầy thuốc an thần), là khả năng để chúng ta trước tiên giải quyết các bất đồng một cách nhẹ nhàng, êm thắm.
(Xem: 15136)
Duyên khởi câu chuyện cho chúng ta thấy rằng, cốt yếu của ẩn dụ này chính là vấn đề nhận thức - cố chấp cho nhận thức của mình là đúng, trong khi thực sự nó là sai...
(Xem: 14862)
Chùa nhỏ, đất hẹp như vậy mà Ni chúng ở đây đã có những lúc tập trung đến 50 vị, tạo thành một đạo tràng trang nghiêm, nề nếp... Vĩnh Hảo
(Xem: 13862)
... Thầy sẽ là người bạn đồng hành với các con trên đoạn đường bóng xế của đời mình... Tuệ Sỹ
(Xem: 13695)
Là người con Phật, chúng ta hiểu rằng chư Phật và chư vị Bồ Tát thị hiện ở đời là nhằm cứu độ chúng sinh. Trong Kinh Hoa Nghiêm Đức Phật dạy rất rõ...
(Xem: 15375)
Chúng ta thực hiện việc hành hương để giúp chúng ta nhớ tất cả những giáo huấn của Đức Phật, những tinh hoa của những điều được thấy trong bốn tuyên bố mà Ngài đã dạy...
(Xem: 28188)
Thỉnh thoảng lấp liếm từng đợt sóng nhỏ rồi rút đi. Nước thấm vào cát. Cát hiện thành thơ. Thơ thấm vào biển hát lời ngân nga... Nguyên Siêu
(Xem: 22384)
Niệm Phật. Nhớ nghĩ đến Phật. Thầm tưởng đến Phật. Phật luôn hiện hữu trong tâm. Phật và tâm bất ly. Bất đoạn. Chẳng hai. Như nhất... Nguyên Siêu
(Xem: 17245)
Trong cuộc sống hằng ngày, bình thường con người chúng ta ai cũng bị vướng vào một trong hai trạng thái buồn vui... Nguyên Siêu
(Xem: 17154)
Hình tướng của thời sơ tâm vẫn còn mường tượng. Dòng sông nọ. Mái chùa xưa như vết mòn thời gian lặng mờ trong dĩ vãng... Nguyên Siêu
(Xem: 15166)
Có một năng lượng diệu kỳ nào đó đang lan tỏa trong cơ thể của cô! Cô cảm thấy người mình như vừa thoát khỏi cơn ác mộng, tâm hồn nhẹ nhõm và bình yên hơn.
(Xem: 16218)
Theo quan điểm của Đạo Phật, một người, một đối tượng hay ngay cả một thời điểm nào đấy được diễn tả như 'thiêng liêng' khi nó không bị nhơ uế hay nhiễm ô bởi tham lam...
(Xem: 14911)
Nếu có điều kiện, chùa cần phải hòa nhập với cảnh trí thiên nhiên. Vườn cảnh quanh chùa nếu khéo phối trí có thể làm tăng vẻ u nhàn, thanh thoát, trang nghiêmthiền vị.
(Xem: 17266)
Pháp thoại của HT Thích Nguyên Siêu với đề tài Duy Ma Cật vào lúc 6: 00 pm ngày Thứ năm 8/12/2011 cho Hội Đồng Huynh Trưởng Cấp DŨNG và Cấp TẤN Hoa kỳ... Tâm Đăng
(Xem: 16827)
Tường thuật buổi giảng kinh Duy Ma Cật của HT Thích Nguyên Siêu cho huynh trưởng GĐPT cấp Tấn ngày 9/12/2011 - Tâm Minh
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant