Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Nghiệp Riêng

19 Tháng Hai 202118:13(Xem: 4076)
Nghiệp Riêng

NGHIỆP RIÊNG  

Thích Như Tú

nghiep chung nghiep rieng


Trong Kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo, Đức Thế Tôn đã dạy cho Long Vương ở tại cung điện Long Vương Ta Kiệt La rằng: “Vì tâm tưởng của tất cả chúng sinh khác nhau nên tạo nghiệp cũng khác nhau. Do đấy, cho nên có sự lưu chuyển trong các đường”.

Rồi cũng một lần khác Đức Thế Tôn ở tại nước Xá Vệ trong rừng Thắng Lâm, vườn ông Cấp Cô Độc, trả lời các câu hỏi của trưởng giả Anh Vũ Ma Nạp Đô Đề Tử về người cha thọ nghiệp đầu thai làm “chó trắng” giữ nhà.

Đoạn kinh như sau: “Bạch Cù Đàm, do nhân gì, do duyên gì, chúng sanh kia đều thọ thân người mà có người cao kẻ thấp, có người đẹp kẻ xấu. Vì sao vậy? Bạch Cù Đàm, tôi thấy có kẻ sống lâu, người chết yểu; có kẻ nhiều bệnh, người ít bệnh; lại thấy có kẻ thân hình đoan chánh, có người không đoan chánh; lại thấy có kẻ có oai đức, người không oai đức; lại thấy có kẻ sanh nhằm dòng dõi tôn quý, có người sanh nhằm dòng dõi ti tiện; lại thấy có kẻ giàu có, có người nghèo hèn; lại thấy có kẻ thiện trí, có người ác trí”.

Đức Thế Tôn trả lời: “Chúng sanh kia do nơi hành nghiệp của chính mình, nhân bởi nghiệp mà thọ báo, duyên vào nghiệp, y nơi nghiệp, tùy theo nơi nghiệp xứ có cao thấp mà chúng sanhtốt đẹp hay không tốt đẹp”. (Kinh 170. Anh Vũ. Trường A Hàm III. Tuệ Sỹ dịch và chú thích).

Qua nhiều bài kinh khác cũng được Đức Phật dạy về nghiệp báo nên "mỗi chúng sinh đều có nghiệp riêng". Vì vậy, nghiệp của mỗi chúng ta dường như không ai giống ai cả.

Nay nhờ khoa học phát triển, có đủ điều kiện để minh chứng cho lời nói ấy cách đây hơn hai ngàn năm trăm năm về trước. Và nơi đây, xin mượn tạm công nghệ tiên tiến để dẫn chứng cho được rõ ràng hơn. Chúng ta cùng xem lại những nghiên cứu về dấu vân tay của mỗi con người sinh ra trên quả địa cầu này.

Trung Quốc Cổ Đại, các thương nhân đã từng sử dụng việc lăn ngón tay cái trong việc giao dịch hay vay mượn. Hoặc trong các phán quan cho người tội điểm chỉ ở lời khai. Nhưng có lẽ khi đó người ta còn chưa biết rằng dấu vân tay có thể nhận dạng một cá nhân. Chỉ đến cuối thế kỷ thứ 16 dấu vân tay mới được các học thuật khoa học Châu Âu nỗ lực đưa vào nghiên cứu. Kéo dài đến giữa thế kỷ thứ 17 những kết luận hợp lý mới được thiết lập.

Vào năm 1686 giáo sư giải phẫu học người Ý tại Đại Học Bologna là Marcello Malpighi đã xác định được các đường gờ, đường xoắn ốc và đường vòng trong dấu vân tay khi để lại trên bề mặt. Một thế kỷ sau đó, vào năm 1788, nhà giải phẫu học người Đức Johann Christoph Andreas Mayer là người Châu Âu đầu tiên công nhận rằng dấu vân tay của mỗi cá nhân khác nhau. Đến năm 1880, Tiến Sĩ Henry Faulds một lần nữa chứng minh, dựa trên các nghiên cứu của ông: “dấu vân tay của mỗi người là duy nhất”. Mặc dù những thành viên trong gia đình có cùng hệ thống Gen di truyền và môi trường phát triển trong bụng mẹ nhưng cũng ở vị trí khác nhau. Đó chính là vân tay của mỗi người duy nhất và không ai giống ai cả. Đường nét vân tay sẽ không thay đổi trong suốt cuộc đời. Hiện nay để sử dụng công nghệ bảo mật an toàn người ta còn có thể dùng máy quét mắt cho dịch vụ này.

Năm 1882, cảnh sát Pháp và Anh quốc đã sử dụng biện pháp này đầu tiên lăn ngón tay của người dân trên các hồ sơ căn cước. Thực tế cho thấy là không có ai trên quả địa cầu này, từ trong quá khứ, hiện tại và tương lai có dấu vân tay trùng hợp với bất kỳ ai. Kể cả các cặp song sinh.

Trên bình diện đó rõ ràng có sự khác nhau và như thế mới dễ dàng phân biệt, giúp cho các cơ quan quản lý tiềm năng con người tìm ra dấu vết của những người có hành vi phạm tội trong xã hội ngày nay.

Xét về tình trạng tâm lý cũng như hoàn cảnh sinh hoạt vật chất, mỗi chúng ta cũng có ít nhiều khác nhau tùy theo quả báo hay phước báo của mỗi người. Nhưng nhìn với góc độ chung, chúng ta cũng có thể thấy rõ nhiều điểm tương phản nhau. Như người nghèo khổ, thiếu thốn vật chất thì khổ đã đành nhưng ngược lại người giàu sang, quyền quývật chất dư dả mà lại khổ tâm, trong lòng lo lắng bất an đủ điều. Đây có phải là nghiệp báo không?

Trong xã hội phát triển hiện nay, cũng có nhiều người tuổi trẻ mê mẫn trong công ăn việc làm, đến lúc gần tuổi nghỉ hưu lại phát sinh bệnh tật. Thậm chí chưa nhận được lương hưu để tận hưởng tuổi già thì đã nhắm mắt xuôi tay. Tâm linh cũng bị bỏ quên. Lúc cận tử thì tâm thần bấn loạn, chẳng biết víu vào đâu. Thế là chỉ đành theo nghiệp lực dẫn dắt muôn nơi trong mê mờ tăm tối “U minh nẻo trước xa xôi dặm về”. Lạc loài trong kiếp sống tha hương. Vui hay buồn, khổ hay hạnh phúc dường như đan xen nhau trong tấm lưới vô hình của cuộc đời.

Tôi có một người đệ tử tại gia, cô ấy đã kết hôn với một người chồng thuộc công dân Thụy Sĩ gốc hơn 25 năm qua. Vợ chồng có được hai người con trai. Nay đã trưởng thành, học xong các trường Đại Học và có việc làm ổn định, chưa kết hôn. Nhưng rất tiếc các con của cô không nói được tiếng Việt. Còn cô ở lúc sinh thời chỉ biết chăm lo cho gia đình nhỏ của mình, không tiếp xúc với cộng đồng Việt Nam hay các hội đoàn người Á Châu. Trong gia đình nhỏ đó, cô cũng không thường nói tiếng Việt cho các con làm quen. Hơn nữa, cô chỉ nghĩ đơn giản là cô cần phải thực tập tiếng Đức cho thành thạo mới mong xin được việc làm. Nên các con của cô dường như không biết gì về phong tục tập quán và văn hóa Việt Nam. Cô cũng không có niềm tin vào tôn giáo nào cả. Chỉ sống theo đạo Ông Bà, đặt một bát nhang trên tủ cao rồi đến ngày nào nhớ thì lạy, thắp nhang nghi ngút, không hình không tượng.

Năm 2016, cô phát hiện mình đã bị bệnh Ung Thư. Lúc bấy giờ, chồng của cô cũng trở nên lạnh nhạt. Người Thụy Sĩ mà lại bị ảnh hưởng rượu chè bê tha. Đến lúc gần nghỉ hưu, anh ta mắc chứng bệnh mất trí nhớ. Hai người con trai đến tuổi trưởng thành đã ra ngoài sống riêng. Căn nhà vắng lạnh cô đơn. Cô chợt nghĩ đến gia đình và những người thân yêu bên cạnh đã khiến cô trở nên trầm cảm. Trong tình trạng này, bệnh lại thêm bệnh. Tinh thần bất an, lối sống mệt mỏi. Mất phương hướng trong cuộc đời này. Cô như người mất hồn.

Trong lúc nguy nan, tình cờ dạo bước bên bờ hồ Luzern vào một buổi chiều thu, cô gặp được một người Việt Nam chuyện trò qua lại mới biết ở Luzern có một ngôi chùa Việt và cô hỏi thăm tìm về lạy Phật. Từ đó cô thường xuyên đi chùa mỗi khi có lễ, thành tâm dâng hoa hương cúng Phật, tìm hiểu Phật pháp. Không bao lâu, cô đã phát tâm quy y Tam Bảo, phát nguyện ăn chay và rất tinh tấn sám hối, đọc kinh, niệm Phật, nghe thuyết pháp mỗi ngày qua các băng giảng.

Từ khi biết đạo Phật, cô có lối sống nhẹ nhàng hơn. An nhiêntự tại. Nhờ tinh thần thoải mái, cô sống trong niềm tịnh tín hỉ lạc, chân thành với ba ngôi Tam Bảo, xả bỏ những điều ác xưa nay đã tạo như nghiệp sát sanh… Có lần cô kể chuyện như một lời thành tâm sám hối, “người chồng đi câu cá về và bảo cô phải đập đầu cá trong lúc nó còn vùng vẫy trên mặt đất”. Tuy cô không muốn nhưng vì chồng con nên cô đã làm như thế. Lúc đang kể lại những chuyện quá khứ, bỗng dưng nước mắt của cô ràn rụa như chợt nhận ra sự tội lỗi của mình đã tạo. Cô thành tâm sám hốitinh tấn hành trì ngũ giới như những nguyên tắc đạo đức của Phật giáo được cô áp dụng vào đời. Nhất là giới không sát sanh.

Từ đó, cô cố gắng hóa giải, không cho bất kỳ ác niệm nào khởi lên làm khổ mình, khổ người. Cô thực tập sống với tâm hồn rộng mở bao dung, sẵn sàng chia sẻ yêu thươngtha thứ. Dường như cô đã tìm ra được điểm tựa tinh thần nên nhanh chóng thay đổi lối sống trước đây, chuyên tâm trong niệm tỉnh thức với thiện nghiệp hiện tại. Hiểu rõ sự vô thường. Và sống thanh thản, biết đối diện với sự thật đang đến. Qua đó, bệnh tình của cô đã sống khỏe và kéo dài thêm được vài năm. Tưởng chừng như cô đã chiến thắng được căn bệnh nan y này. Nhưng nghiệp lực hiện tại đã bám lấy cô cho đến giây phút cuối cùng. Tuy thời gian ngắn ngủi, nhưng với tâm hồn thanh thảntự tại đã giúp cô vượt qua những ngày tháng dày vò, thân tâm đau khổ như trong địa ngục hỏa thiêu. Biết được căn bệnh Ung Thư vào thời kỳ giai đoạn cuối nên cô đã quyết định về Việt Nam luôn để sống gần gũi gia đình cha mẹ ruột. Và rồi, cô cũng đã trút hơi thở cuối cùng tại Việt Nam. Cô ra đi một mình, một bóng đơn côi. Chồng và các con của cô không có mặt để tiễn đưa cô. Thật sự cô đã để lại trần gian những đứa con trai ngơ ngác không biết nói tiếng “mẹ đẻ” và người chồng tội nghiệp mất trí của cô ở Thụy Sĩ. Vô thường biến dịch. Thời gian dần trôi qua rồi họ cũng sẽ quên hình bóng của cô đã từng sống với họ trong suốt 25 năm qua. Cát bụi sẽ trở về với cát bụi. Nhắc đến cô ấy, dường như ít người biết. Chỉ một vài Phật tử trong chùa thường tiếp xúc với cô. May ra còn nhớ đến tên cô và thầm cầu nguyện cho hương linh của cô sớm được vãng sanh về miền cực lạc. Chúng tôi mượn câu chuyện thật ở đời này để hôm nay xin được chia sẻ cùng quý Phật tử.

Ở Thụy Sĩ, kiến trúc quy hoạch cở sở hạ tầng các bệnh viện đều được xây gần với nghĩa trang, nhà quàng tang lễ và lò hỏa thiêu. Có lẽ đây cũng là phương tiện để dễ dàng lo cho hậu sự khi con người đến lúc mãn phần một kiếp người chăng?

Vào tháng 6 năm 2020, có dịp tôi nằm viện, nhìn những giọt nước chuyền chậm chạp đều đặn chảy vào ven như đang tiếp sức cho một cơ thể yếu ớt. Nếu còn cứu được thì cơ thể đó sẽ lại phải đối diện với bao điều đối đãi trong cuộc đời này.

Ai đã từng hành trì Phật phápgiác liễu được vô thường thì khi ở vào trạng thái như này sẽ dễ dàng buông bỏ tất cả. Tâm không dường như trống không. Của cải vật chất hay tình người thương ghét cũng không còn giá trị nữa. Lúc này càng thẩm thấu bản chất của cuộc sống. “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đại khổ không, ngũ ấm vô ngã”. Chỉ có lời niệm Phật nhắc nhở định tâm và giọt nước biển mong manh đang từ từ rót vào trong sự tĩnh lặng và an nhiên. Từng giọt từng giọt nối tiếp nhau tựa như dòng chảy của thời gian mang theo bao nghiệp lực nương theo một kiếp người. Càng nhận ra tánh vô thường của các pháp hữu vi. Có cái gì là trường cửu? Một giọt nước nhỏ xuống ngay khi sanh liền diệt, giọt sau tiếp nối cũng không hằng nguyên thể. Đâu phải đợi khi lìa đời này con người mới thật sự chết. Sự sống và con người muôn thuở vẫn luôn chịu sự vô thường chi phối trong từng sát-na, già và chết đi từng ngày, từng giờ, từng phút… Thành, Trụ, Hoại, Không là một định luật tự nhiên. Chúng ta hãy quán tưởng một tiểu vũ trụ thu nhỏ như thân ta vậy!

Trong bài thơ “Giọt Vô Thường” Mặc Nhiên đã tâm sự:
Tạm gác lại những chuyện đạo vui buồn
Không nghĩ ngợi ngày sau hay dĩ vãng
Cứ nằm đây yên tĩnh chẳng lo toan
Nhìn nước biển nối nhau vào cơ thể
Chậm chạp, Nhẹ đều,
Buông rơi tất cả.
Đôi mắt khép, thay lời chào thanh thản
Một kiếp người chớp nhoáng bỗng tan nhanh. ….
Ngỡ như…
Đang giạt vào quên lãng!
Giật mình, tĩnh giấc trên giường bệnh viện
Cô Y tá vào thay bịch nước truyền
Thầm cảm nhận nhiệm mầu trong giây phút
Mỉm nụ cười theo nhịp sống hôm nay
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Ta có thêm ngày nữa để yêu thương”.

Nghiệp lực sẽ đưa ta vào vòng sanh tử. Cho dù trở lại đời này có được sanh vào một gia đình giàu có, không phải chịu sự nghèo đói. Chúng ta cũng không thể thoát khỏi một sự thậtĐức Phật đã từng chỉ dạy cho chúng ta thấy. Đó là KHỔ.

Cho dù gia tài có kết xù bao nhiêu, tiền tài có nhiều bao nhiêu cũng không thể mua được sức khỏe, sự an lạc và sự bình yên trong tâm hồn. Thong dong và tự tại! Chỉ có câu niệm Phật và sự tu tập hành trì Phật pháp, mang đạo vào đời mới mong giúp ta đoạn trừ những nỗi khổ niềm đau trong cuộc đời này.

Khi nhận biết được cuộc đời là khổ và luân hồi, bồng bềnh lên xuống trong ba cõi sáu đường như dòng tuần hoàn xoay vòng trong cơ thể của con người. Từ trong một trái tim sinh học nhỏ bé, dòng máu đỏ tuần hoàn đi khắp cơ thể rồi trở về lại tim./.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10343)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11426)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10875)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10642)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10092)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11433)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10209)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11114)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12685)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10982)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11916)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11957)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10467)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10907)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10539)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13497)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11208)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10565)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10357)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12692)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11630)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15042)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16292)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11770)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11615)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13989)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12095)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13643)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12069)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11541)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13121)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14235)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11767)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12448)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12085)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11962)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11525)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11389)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11417)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11290)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13220)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11571)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13325)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11815)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13628)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12372)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11105)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13192)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13290)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
(Xem: 13965)
Mỗi tuần lễ đều có hai ngày mà chúng ta không cần phải bận tâm lo âu đến và suy nghĩ đến. Ngày thứ nhứt là Hôm Qua...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant