Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cả Đêm, Rừng Sālā Không Ngủ

09 Tháng Tư 202119:44(Xem: 3509)
Cả Đêm, Rừng Sālā Không Ngủ
Cả Đêm, Rừng Sālā Không Ngủ

Minh Đức
Triều Tâm Ảnh

 
Chết Và Tái Sinh


Thế là đến chiều tối, đức Phật và chúng tỳ-khưu mới tới được nơi dự định. Trăng vừa lên, sương mù bàng bạc, không gian như trải một màn lụa mỏng. Đất trời thanh sạch như không nhiễm một chút bụi trần, có lẽ là do có sự hiện thân của một nhân cách siêu việt chăng? Cái đó để thiên nhiênvà siêu nhiên trả lời. Tuy ai cũng cảm nhận có một cái gì đó rất lạ lùng, nó ở ngoài tế bào não vàlý trí suy nghiệm.

Sau một hồi tới lui hít thở không khí trong lành,đức Phật bảo tôn giả Ānanda chuẩn bị chỗ nằm giữa hai cội cây sālā hùng vĩ. Ấy là lấy cành lá quét dọn xung quanh hai cội cây, gấp tấm tăng-già-lê làm hai, tôn giả chọn hướng rồi trải dài theo như thân người. Đức Thế Tôn nằm xuống trong tư thế nghiêng về bên vai phải, đầu hướng về bắc, mặt hướng về tây, lưng ở phía đông và chân thì duỗi về nam. Chư tỳ-khưu chừng mấy trăm vị thì ngồi rải rác cả rừng cây, bao quanh đức Thế Tôn. Gần đức Phật nhất là chư tôn giả Ānanda, Upāli, Anuruddha, Mahā Cunda, Upavāna... Và chư vị trưởng lão ai cũng biết là Thế Tôn chọn chỗ này, giữa hai cội cây sālā này, và ngay đêm nay, đức Chánh Đẳng Giác sẽ Niết-bàn.

Cả rừng cây sālā cũng trở nên trầm mặc, dường như chúng cũng cảm nhận được thời khắc linh thiêngtrọng đại. Rồi đột nhiên, có cái gì rùng rùng chuyển động và có cái gì siêu nhiên tác độngmà cả rừng cây sālā bỗng trổ hoa trái mùa, từng chồi, từng nhánh vươn dài ra, đầy gốc, đầy thân, hoa bung nở, ngào ngạt hương. Lát sau, cánh hoa rơi rụng trên y áo của đức Phật và phủ nhẹ lên thân ngài. Cả mấy trăm vị tỳ-khưu ngơ ngácngắm nhìn hoa rơi, đầy người, đầy rừng. Lát sau nữa, nhạc trời réo rắt, bay bổng như hằng ngàn giai điệu cùng hợp tấu từ hư không đổ tràn xuống. Lại có một loại hoa lạ lùng nhiều sắc màu, lấp lánh sắc màu, từng đợt, từng đợt, nhẹ nhàng chao lượn giữa rừng cây rồi như đồng loạt phủ quanh chỗ nằm của đức Tôn Sư. Và rồi, bột hương không biết từ đâu, lấp lánh bụi vàng thơm nồng nàn cũng đồng rơi xuống, rải vàng khắp nơi... Dường như người, trời, thiên nhiên, ai cũng muốn cúng dường đức Phật trong giờ khắc nghiêm kính linh thiêng này...

Tôn giả Anuruddha chợt cất tiếng nói:

- Tiếng nhạc kia là của chúng Càn-thát-bà muốncúng dường đức Phật. Hoa trời kia tên là Mandārava(1), là chúng thiên nữ của thiên chủ Đế Thích cúng dường; bột hương chiên đàn kia là của chúng dạ-xoa nữ của Tứ Trấn thiên vươngcúng dường... Thế là Phạm thiênĐế Thíchthiên vươngTứ Đại thiên vương, chúng chư thiên, càn-thát-bà, dạ-xoa... đồng vân tập đến rừng cây này rồi - bạch đức Tôn Sư! 

Đức Phật nói:

- Ừ, Như Lai thấy rồi!

Tôn giả Ānanda cảm khái:

- Ôi! Hoa vi diệu, hương vi diệunhạc trời vi diệuđều muốn cúng dường đức Thế Tôn cả!

Đức Phật bảo:

- Này Ānanda! Họ cúng dường tùy theo tâm ý của họ, sở thích của họ; nhưng như vậy cũng chưa thật sự biết cách cúng dường Như Lai đâu!

- Xin đức Đạo Sư hãy cho đệ tử hiểu sâu về tôn ý? Thế nào là biết cách cúng dường, bạch Thế Tôn?

- Nếu có tỳ-khưu, tỳ-khưu-ni nào, cận sự nam,cận sự nữ nào biết thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chơn chánh trong chánh pháp và hành trì đúng chánh pháp; làm được như vậy mới thật sự biết kính trọngkính lễ, biết cúng dường Như Lai. Ông phải học tập như vậy, hành trì như vậy và sau này cũng phổ cập rộng rãi cho tứ chúng hiểu cách cúng dường chơn chánh, đúng pháp và luật như vậy, này Ānanda! 

Tôn giả Ānanda khẽ cúi đầu, ghi nhận.

Lúc ấytôn giả Upavāna đang đứng hướng phía trước mặt đức Phật nên ngài khẽ bảo:

- Này Upavāna! Ông hãy đứng sang một bên!

Tôn giả Ānanda nghe vậy, tự nghĩ trong lòng: “Tôn giả Upavāna là bậc thánh vô lậu, trước đây đã từng nhiều năm làm thị giả khá chu đáo, hết lòng với đức Đạo Sư! Không biết, tôn giả đứng hầu một bên như vậy mà lại bị đức Đạo Sư quở trách: Hãy đứng sang một bên!? Không biết có nhân, có duyên gì không nhỉ?!”

Đức Phật đọc được tâm ý ấy, ngài mỉm cười:

- Rất đông chư vị thiên thần ở mười phương thế giới tụ hội để chiêm ngưỡng Như Lai.Cho đến mười hai do tuần xung quanh Kusinārā, Upavattana, rừng sālā thuộc dòng họMallā, không có một chỗ nào, nhỏ cho đến đầu một sợi tóc, một hạt cải mà không đứng đầy những thiên thần có uy lực tụ họp. Một số chư vị thiên thần ở hướng mà tỳ-khưu Upavāna đang đứng, họ than phiền rằng: “Chúng ta từ rất xa đến chiêm ngưỡng Thế Tôn. Thật là hy hữu, chư vị Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng Giác xuất hiện ở đời; và tối hôm nay, trong canh cuối cùngThế Tôn sẽ nhập diệt. Nhưng nay, vị tỳ-khưu có oai lực (vì ngài đã đắc tứ thánh quả) này lại đứng ngang trước Thế Tôn, khiến chúng takhông thể chiêm ngưỡng ngài trong giờ phút cuối cùng”. Đấy là nhân, đấy là duyên, này Ānanda!

- Thế thì hạng chư thiên nào tâm còn phàm tục mà “than phiền” như vậy, thưa Tôn Sư?

- Đấy đúng là hạng chư thiên có tâm tư phàm tục. Và còn có hạng chư thiên ở giữa hư không, ở trên đất còn nhiều phàm tâm hơn thế nữa. Những vị này khóc than, với đầu bù tóc rối, với cánh tay duỗi cao, thân bổ nhoài, lăn lộn qua lại: “Thế Tôn nhập diệt quá sớm,Thiện Thệ nhập diệt quá sớm, vậy là con mắt pháp biến mất giữa thế gian tối tăm này rồi!”

- Có hạng chư thiên nào không than phiền, không khóc than sầu muộn không, thưa Tôn Sư!

- Có chứ, và có rất nhiều! Do những vị này đã làm nhẹ đi, rỗng đi, diệt ba phần, diệt bốn phần vô minh và ái dục – thì họ biết quán như thực tướng: “Các hành là vô thường, làm sao sự kết hợp hữu vi lại có thể khác được!” Họ tự hỏi như vậy, mà thực ra họ đã thấy như vậy.

- Thật là kỳ diệu, bạch đức Tôn Sư!

Ngẫm nghĩ một lát, tôn giả lại thưa:

Thuở trước, sau mỗi mùa an cưchư tăng các phương về hầu thăm Thế Tôn. Trong số họ có những vị trưởng lãođại trưởng lão với công hạnh tu tập vững chắcvững chắc vềtrí tuệ, vững chắc về thiền địnhvững chắc về tri túc biết đủ, vững chắc về thần thông,vững chắc về trì luậtvững chắc về kinh pháp... Nay Thế Tôn nhập diệt rồi, đệ tử không còn có dịp tiếp dẫn họ, giao du với họ, thân cận với họ để học hỏi, để tôn trọng, để cung kính những đức lớn, tâm lớn, tuệ lớn kia nữa rồi!

- Ông còn đấy, này Ānanda! Ông hãy cung kínhtôn trọng kho tàng kinh pháp ở trongtâm trí, cộng với sở văn, kiến văn của ông do tư duy mà có, chiêm nghiệm mà có, thẩm sát mà có, kia mà!

Tôn giả cúi đầu, lại nói nữa:

- Đấy là thiệt thòi nhỏ, có tính cách cá nhân, còn một thiệt thòi lớn hơn, là cả châu Diêm-phù-đề này, khi Thế Tôn diệt độ rồi, chẳng còn đâu là nơi chốn để chư thiênnhân loại,tứ chúng cung kínhđảnh lễchiêm ngưỡng và cúng dường nữa, bạch Thế Tôn!

- Cũng còn đấy, cũng có đấy, này Ānanda! Là bốn thánh tích còn lại. Chỗ “Như Lai đản sanh” là một thánh tích. Chỗ “Như Lai chứng ngộ dưới cội bồ-đề” là một thánh tích. Chỗ “Như Lai chuyển pháp tại Vườn Nai” là một thánh tích. Chỗ “ Như Lai diệt độ giữa hai gốc cây sālā” này là một thánh tích.

Sau này, những ai trong thời gian đi hành hương chiêm bái bốn thánh tích ấy với tâmthâm tín, với tâm hoan hỷ - mà từ trần, mà trút hơi thở - thì người ấy, vị ấy sẽ được hóa sanh vào cõi thiện thúcảnh giới chư thiên ngay tức khắc. Đấy không là lợi lạc tối thượngcho chúng sanh hay sao, này Ānanda!

Dường như ngại rằng không còn cơ hội để học hỏi nữa, tôn giả lại thưa tiếp:

- Chúng đệ tử sẽ xử lý thân xá-lợi của đức Tôn Sư như thế nào?

- Các ông đừng có lo lắngđể tâm về xá-lợi của Như Lai! Là một tỳ-khưu, một sa-mônhữu học, mỗi người hãy tự nỗ lựctinh tấn để tự cứu độ mình, sống không phóng dật,cần mẫn trên con đường giác ngộgiải thoát - đấy là mục đích cần yếu và tối thượng. Có những học giả sát-đế-lỵ, những học giả bà-la-môn, những học giả gia chủ thâm tín Tam Bảo, những vị này họ sẽ lo chu đáo về thân xá-lợi của Như Lai.

- Thế còn cái kim thân của Thế Tôn hiện giờ đây, chúng đệ tử phải làm sao?

Đức Phật lại phải ân cần giải thích:

Xử sự thân Chuyển luân Thánh Vương như thế nào thì hãy xử sự thân Như Lai như vậy.

- Vậy “pháp táng thân” của đức Chuyển luân Thánh vương ấy như thế nào, bạch Thế Tôn!

- Theo cổ lệ từ ngàn xưa, thân của Chuyển luân Thánh vương được vấn tròn bằng năm trăm lớp vải quý, vải thơm các loại. Rồi được đặt trong một hòm dầu bằng sắt, hòm sắt này được một hòm sắt khác đậy kín. Một giàn hỏa gồm mọi loại trầm hương được xây dựng lên, thân của đức Chuyển Luân được đem thiêu. Và tại ngã tư đường, bảo thápcủa vị ấy được xây dựng lên để tôn trí xá-lợi cho dân chúng lễ báicung kínhcúng dường. Đấy là cách “pháp táng thân” của vị Chuyển luân Thánh vương còn lưu lại trongcổ sử.

Vậy, thân của Như Lai cũng nên thực hiện như thế. Và sau này, những ai đem hoa, vòng hoatrầm hươngcác loại hương liệu đến cúng dườngđảnh lễ bảo tháp với tâm thâm tín và hoan hỷ thì những người ấy sẽ được lợi íchhạnh phúc dài lâu, này Ānanda!

- Thế những ai trên đời này được vinh hạnh xây dựng bảo tháp để cho thế gian cung kínhlễ báicúng dường, bạch Thế Tôn!

- Chỉ có bốn hạng người là được phép xây dựng bảo tháp. Phật Chánh Đẳng Giác là một. Phật Độc Giác là hai. Phật Thanh Văn Giác là ba. Đức Chuyển Luân Vương là bốn, này Ānanda!

- Vì lý do gì, nhân gì, duyên gì mà bốn vị ấy được xây dựng bảo tháp còn những vị khác thì không, bạch Thế Tôn?

- Vì họ có công đức lớn với thế gian. Và vì những ai, sau này, cung kínhlễ báicúng dường bảo tháp với tâm thâm tínhoan hỷ thì họ sẽ được an vui, lợi lạc lâu dài. Đấy là nhân, đấy là duyên, này Ānanda!

Hỏi xong những câu hỏi quan trọng về hậu sự của đức Phậttôn giả Ānanda đi khuất ra phía xa, lặng lẽ khóc, tự nghĩ mà tủi thân: “Ta nay vẫn còn là kẻ hữu học, còn phải tự lotu tập. Nay bậc Đạo Sư sắp diệt độ rồi, còn ai trên đời này thương tưởng ta nữa!”

Thấy Ānanda vắng mặt lâu, đức Phật hỏi:

- Ông Ānanda đi đâu, không thấy.

Tôn giả Anuruddha trả lời:

- Vị ấy tủi thân, đang đứng khóc, bạch Tôn Sư.

Đức Phật lại gọi vào rồi dạy:

Như Lai đã nói tại đền miếu Cāpāla rồi, rằng là “không thể có một sự kiện, một hiện tồn sanh, trú, hữu vibiến hoại nào mà không diệt mất”. Vậy, buồn rầu, khóc than, bi lụy thì có ích gì đâu, có đi ngược lại được với định luật hữu vi đâu – hãy nói cho Như Lai xem với nào?

Đệ tử biết nhưng vẫn sầu não!

- Trước sau ông cũng vào dòng Bất Tử thôi, vì công đức của ông quá lớn, nó sẽ huân tụ một năng lực vĩ đại để chuyển ông vào dòng mà!

Đệ tử tự xét có công đức nào đâu, nội tâm vẫn cứ trào vọt cảm xúc, không tự chủđược.

Đức Phật cất giọng trầm ấm:

Đã lâu ngày, ông đối với Như Lai, với thân nghiệp đầy lòng từ ái, lợi íchan lạc, có một không hai; vô lượng với khẩu nghiệp đầy lòng từ ái, lợi íchan lạc, có một không hai; vô lượng với ý nghiệp đầy lòng từ ái, lợi íchan lạc, có một không hai. Tác thành được bacông đức lớn lao ấy, sao lại gọi là không có công đức? Thôi đừng tự khiêm nữa! Đừng tủi thân nữa! Hãy cố gắng tinh tấn lên, ông sẽ chứng bậc vô lậu, một thời gian ngắn nữa thôi!

Rồi Thế Tôn lại nói với đại chúng:

- Chư vị A-la-hán, Chánh Đẳng Giác quá khứ hay vị lai - những bậc Thế Tôn ấy đều có những thị giả tối thắng như Ānanda của Như Lai hiện nay vậy.

Sao được gọi là thị giả tối thắng? Vị tỳ-khưu thị giả tối thắng là người có trí và hiểu rõ: Lúc này là đúng thời để vị tỳ-khưu này, vị tỳ-khưu-ni này, vị cận sự nam này, vị cận sự nữnày, vua chúa này, quan đại thần này, gia chủ này, giáo chủ ngoại đạo này... yết kiến Như Lai!

Và ngoài ra, vị tỳ-khưu thị giả như Ānanda còn thu hút tứ chúng bởi khả năng kỳ lạ của mình. Ấy là khi một tỳ-khưu, một tỳ-khưu-ni, một cận sự nam, một cận sự nữ... đượcdiện kiến Ānanda, được nghe Ānanda thuyết pháp - họ đều hết sức mừng vui, hoan hỷ, tươi rạng nét mặt. Nếu gặp được Ānanda, diện kiến Ānanda nhưng Ānanda lặng thinh, không nói gì, và pháp cũng không thuyết thì họ vô cùng buồn bã, nét thất vọng hiện rõ trên từng khuôn mặt. Đấy không là điều kỳ diệu, lạ lùng, hy hữu của vị thị giả tối thắngnày hay sao?

Có rất nhiều tiếng cười vui lan nhẹ giữa rừng cây. Và tôn giả Ānanda của chúng ta, nhờnăng lượng mát mẻvô phiền xung quanh tác động, nên đã cảm thấy thân tâm thư thái.

Tôn giả quay sang một yêu cầu:

Thế Tôn chớ có diệt độ tại đô thị nhỏ bé, hoang vu và vắng lạnh này. Có những nơi khác to lớn hơn như Campā (Chiêm-bà), Rājagaha (Vương Xá), Sāvatthi (Xá-vệ), Sāketa (Sa-kỳ), Kosambī (Kiều-thưởng-di), Bārāṇasī (Ba-la-nại) – là những kinh đô, những thành phố đông đúc, phú cường, thạnh mậu. Tại chỗ ấy, có đại chúng sát-đế-lỵ, có đại chúng bà-la-môn, có đại chúng gia chủ rất thâm tín Tam Bảo, các vị này sẽ cúng dườngthân xá-lợi Như Lai.

- Chớ có nói như vậy, này Ānanda! Chớ nói rằng đô thị này nhỏ bé, hoang vu, vắng lạnh. Thuở xưa có vị vua tên là Mahā Sudassana (Đại Thiện Kiến), là một đức Chuyển Luân Vương, là vị pháp vương, trị vì như pháp, thống lãnh bốn thiên hạchinh phục, hộ trìquốc dân, đầy đủ bảy báu. Cũng tại đây, tại Kusinārā này là kinh đô của vua Mahā Sudassana, với tên gọi là Kusāvatī (Câu-xá-bà-đề); phía đông và phía tây rộng đến mười hai do tuần, phía bắc và phía nam rộng đến bảy do tuần. Kinh đô Kusāvatī này rất phồn thịnhphú cường, dân cư đông đúc, dân chúng sung mãnthực phẩm phong phú – không thua gì thành phố Āḷakāmandā của chư thiên đâu. Suốt ngày, suốt đêm, kinh đô Kusāvatī này, vang dậy chín loại tiếng: Là tiếng voi, tiếng ngựa, tiếng xe, tiếng trống lớn, tiếng trống nhỏ, tiếng tỳ bà, tiếng hát, tiếng xập xõa, tiếng chuông. Và tiếng thứ mười làlời mời gọi mọi người, bạn hữu xung quanh: “Hãy uống đi, hãy ăn đi” do ai cũng hào sảng, do ai cũng sung mãn tài lộc ,vật thực!

Nói đến đây, đức Phật thấp giọng xuống:

- Các ông có biết vị vua tên là Mahā Sudassana (Đại Thiện Kiến) là ai không? Chính ông ta là một tiền thân của Như Lai vậy. Sở dĩ Như Lai chọn diệt độ ở đây, còn để lại một bài học về tồn vongthịnh suy của hữu vi pháp, của thế gian pháp nữa đó. Một bậc giác ngộ,xuất trần, rốt lại phải kinh qua tất cả, chiêm nghiệm tất cả, và cuối cùng, xả ly tất cả!

Thấy đại chúng yên lặng, có vẻ lãnh hội bài học, đức Phật nói tiếp:

- Này Ānanda! Trời đang sáng trăng, ông và thêm vài vị tỳ-khưu hãy đi vào Kusinārā,thông báo với dân chúng dòng Mallā, nói rằng, đêm nay, vào canh ba, Như Lai sẽ diệt độtại rừng cây sālā, phía đông, giáp ranh thành phố. Ông chỉ nói thế thôi. Còn mọi việckhác, hãy để dành cho các Vāseṭṭhā!(1)

Không lâu sau, từng đoàn người, từng toán người, với đèn đuốc kéo dài trên những con đường đi về rừng cây sālā. Một số trong họ khóc lóc sầu muộn, tiếc thương với nhữngcảm xúc khó nói nên lời. Một số thì lặng lẽ, trầm mặc nhưng dáng bước đi có vẻ không được tự chủ cảm xúc. Và ai ai cũng muốn đảnh lễ đức Tôn Sư lần cuối.

Tôn giả Ānanda tự nghĩ: “Nếu ta để dân Mallā ở Kusinārā đảnh lễ Thế Tôn từng người một, thì suốt đêm cũng không xong. Ta nên để cho họ đảnh lễ theo từng gia tộc”.

Và quả vậy, theo cách sắp xếp ấy, chừng đầu canh hai, mọi người đã thỏa nguyện. Sau đó, lác đác có ít người về còn đa phần thì ở lại, họ ngồi đầy những nơi có thể ngồi được.

Tuy nhiên, đêm ấy vẫn có một du sĩ ngoại đạo từ xa, tên là Subhadda cứ khăng khăng muốn gặp đức Phật cho bằng được. Sợ đức Phật mệt, tôn giả Ānanda nói nhỏ mọi người tìm cách ngăn cản.

Đọc thấy tâm ý của Subhadda là thành khẩnđức Phật bảo cho ông ta vào. Và câu hỏi của Subhadda là như sau:

- Bạch Thế Tôn! Hiện tại trên toàn cõi châu Diêm-phù-đề này, có sáu giáo phái, sáu vịgiáo chủ nổi danh cùng đệ tử của họ đang hoằng hóa, giảng nói khắp nơi. Họ là những vị hội chủ, giáo trưởng, sư trưởng giáo hội, có tiếng tốt, có danh vọngkhai tổ giáo phái, được quần chúng tôn sùng, ngưỡng mộ như các ngài Pūraṇa Kassapa, Makkhali Gosāla, Ajita Kesakambalī, Pakudha Kaccāyana, Nigaṇṭha Nātaputta và Sañjaya Belaṭṭhiputta. Tôi muốn hỏi Thế Tôn, là trong các vị ấy, ai là người đạt đạo, ai là người đãgiác ngộ như các vị đã tự cho như vậy; hay một số họ đã giác ngộ, đạt A-la-hán quả còn số khác thì chưa?

Đức Phật nói: 

- Thôi này Subhadda! Hãy để vấn đề ấy sang một bên vì chúng thật vô ích và phù phiếm. Nếu ông có biết rõ điều ấy, thì phiền não, khổ đau ở trong ông vẫn không giải quyết được, có phải vậy không?

- Bạch, đúng như thế!

- Bây giờ ông hãy lắng nghe và suy nghiệm kỹ những điều Như Lai sắp nói đây! Những điều đơn giản thôi, nhưng nó là trọng tâm của con đường thoát khổ.

- Tâu vâng!

Khi biết ông du sĩ đã sẵn sàng, đức Phật nói đến những pháp căn bản nhất mà cũng rốt ráo nhất. Ngài không thuyết giảng cao xa, dài dòng mà chỉ nói vắn tắt, giản đơn. Ngài không nhắc đến khổ đếtập đếdiệt đế mà chỉ nói đạo đế là con đường diệt tận khổ đauphiền não - đấy là bát chánh đạo. Ngài nói rằng, trong pháp và luật nào không có bát chánh đạo là không có đệ nhất sa-môn, đệ nhị sa-môn, đệ tam sa-môn, đệ tứ sa-môn. Ngược lại, pháp và luật nào có bát chánh đạo, có người thực hành bát chánh đạo, có người thành tựu bát chánh đạo thì bốn loại sa-môn kia thật không kể xiết, không thể đếm hết được. Và ông nên lưu ý rằng, sáu giáo phái, sáu giáo chủ mà ông vừa kể tên, tronghệ thống tư tưởng của họ, pháp và luật của họ, không hề có bát chánh đạo, không biết gì về bát chánh đạoVậy thì chứng đắcgiác ngộgiải thoátquả vị A-la-hán có hay không thì ông có thể tự trả lời được rồi đấy!

Như một tấm vải trắng dễ nhuộm màu, thời pháp ngắn gọn của đức Phật đã thấm nhuận tức khắc vào tâm trí Subhadda. Vui mừng xiết bao, hoan hỷ xiết bao khi ông đã thấy được con đường, ông bèn quỳ gập xuống xin nhận đức Phật làm Đạo Sư. Và ông lại còn muốn xuất gia nữa.

Đức Phật nói:

- Trước kia, ông sống và tu với ngoại đạo. Theo pháp và luật của Như Lai – thì trường hợp của ông, muốn xuất gia, muốn thọ đại giới thì phải sống biệt trú bốn tháng, sau đó mới được tăng-già xem xét.

Đệ tử sẵn sàng biệt trú bốn năm, bạch Thế Tôn!

- Thế là tốt! Bây giờ ông đã là cư sĩ áo trắng của Như Lai rồi đó.(1)

 Du sĩ Subhadda này được xem là đệ tử cuối cùng của đức Phật vậy.

Trong không gian và cả núi rừng đều yên lặng, sau câu chuyện của Subhadda, đức Phậtnhìn trời nói:

- Bây giờ đã sang canh ba, Như Lai sắp ra đi rồi đấy. Vậy trong chúng tỳ-khưu có ai muốn hỏi gì không? Có thắc mắc gì, có vấn nghi gì về pháp và luật thì đây là lúc nên đem ra hỏi nhất.

Thấy ai ai cũng im lặng, ngài nói tiếp:

- Nếu ai đó ngại ngùng không dám hỏi thẳng Như Lai thì có thể nhờ bạn đồng phạm hạnh hỏi hộ? Nếu không hỏi thì sau này đừng có hối hận. Và nếu không hỏi thì sau này đừng than van rằng: Ôi, ta không còn đạo sư, ta không còn được nghe lời giáo huấn củađạo sư nữa!

Cả rừng người thảy đều yên lặng.

Đức Phật lại nói:

- Pháp và luật - Như Lai đã trăm phương ngàn cách khéo giảng, khéo thuyết. Như Laicũng đã vận dụng thiện xảo thuyết ngôn, trình bày, phân tích chi ly, cặn kẽ. Mai này, pháp và luật ấy là thầy của các ông, là đạo sư của các ông đó! 

Thấy sự yên lặng kỳ lạ của chúng tỳ-khưu, tôn giả Ānanda thốt lên:

- Thật kỳ diệu và hy hữu thay, bạch Thế Tôn! Đệ tử tin rằng trong chúng tỳ-khưu này, không có ai nghi ngờ, phân vân, thắc mắc gì về pháp và luật; cũng không có ai nghi ngờ, phân vân, thắc mắc gì về đức Phật, đức Pháp, đức Tăng cả.

Đức Phật gật đầumỉm cười:

- Ông nói đúng! Ông và cả đại chúng có niềm tin như vậy là đúng. Ông và đại chúngkhông phân vân, nghi ngờ, thắc mắc gì là đúng. Tại sao vậy? Vì Như Lai vừa hướng tâm, và vừa thấy biết rõ ràng, cả mấy trăm vị tỳ-khưu hôm nay, tại rừng sālā hoa nở ngạt ngào hương này, người thấp nhất thì cũng đã đi vào dòng, chắc chắn không còn rơi vào bốn đường khổ, và trong mai hậu, năm bảy kiếp sau, sẽ đặt bàn chân trên đỉnh đồi cao của giải thoát và tự do.

Nói đến ngang đây, đức Phật sửa lại dáng nằm sư tử, tay phải làm gối kê cao hơn một chút, thoảng giọng lời rất nhẹ:

- Này Ānanda! Ông còn sống bốn mươi năm nữa trong giáo hội, vậy sau này, nếu xét thấy có những giới điều nào xem ra là quá tiểu tiết, nhỏ nhặt thì tăng-già có thể bỏ bớt đi, không ảnh hưởng đến định và tuệ giải thoát đâu.

- Thưa vâng, bạch Thế Tôn!

- Còn nữa, hãy ghi nhớ cho kỹ, đây là lời nhắn gởi, khuyên nhủ đến hàng hậu học sa-môn: “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”.

Đó là lời cuối cùng của đức Đạo Sư.

Rồi Thế Tôn chánh niệman trú hơi thở, tức khắc đi vào sơ thiền. Xuất sơ thiền, vào nhị thiền. Xuất nhị thiền, vào tam thiền. Xuất tam thiền, vào tứ thiền. Xuất tứ thiền, vào định không vô biên xứ. Xuất không vô biên xứ, vào định thức vô biên xứ. Xuất thức vô biên xứ, vào định vô sở hữu xứ. Xuất vô sở hữu xứ, vào định phi tưởng phi phi tưởng xứ. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, vào diệt thọ tưởng định...

Tôn giả Ānanda chăm chú quan sát, đến ngang đây, tôn giả nói với tôn giả Anuruddha:

Thế Tôn đã diệt độ rồi, thưa tôn giả.

- Chưa! Thế Tôn chưa diệt độ. Ngài mới đi vào diệt thọ tưởng định thôi, này hiền giả!

Rồi đức Phật xuất diệt thọ tưởng định, xuống phi tưởng phi phi tưởng xứ định. Xuất phi tưởng phi phi tưởng xứ, xuống vô sở hữu xứ định. Xuất vô sở hữu xứ, xuống thức vô biên xứ định. Xuất thức vô biên xứ, xuống hư không vô biên xứ định. Xuất hư không vô biên xứ, xuống định tứ thiền. Xuất tứ thiền, xuống định tam thiền. Xuất tam thiền, xuống định nhị thiền. Xuất nhị thiền, xuống định sơ thiền. Xuất sơ thiền, lên định nhị thiền. Xuấtnhị thiền, lên định tam thiền. Xuất tam thiền, lên định tứ thiền. Từ trong tứ thiền thâm sâutịch mặc, không thấy một dấu hiệu gì, như một làn gió nhẹ đi qua, biệt tăm, ngài đi vào vô dư y, tịch diệt Niết-bàn.

Ngay giây khắc ấy, đại địa chấn độngrung động, sấm trời chớp giật điện quang, hoa sālā bỗng dưng rơi rụng đầy đất, đầy rừng. Chư vị tỳ-khưu đa văn đã được nghe giảng nói, rằng là, đây là điềm báo triệu khi một đức Chánh Đẳng Giác ra đi, là một trong tám nhân, tám duyên, là hiện tượng tự nhiên liên hệ với định luật tâm, định luật pháp.

Thấy biết như thế nào thì mặc dầu, nhưng khi bậc Đại Giác chợt nhiên vắng bóng trênthế gian, có người bàng hoàng, ngơ ngác, có người an tĩnhđiềm nhiên cũng là lẽ thường.

Đại phạm thiên Sahampati có vẻ thấy rõ sự thật khi thốt lên bài kệ:“Chúng sanh ở trên đời. Từ bỏ thân ngũ uẩn. Bậc Đạo Sư cũng vậy. Đấng Tuyệt Luân trên đời. Bậc Đại HùngGiác Ngộ. Như Lai đã diệt độ”.

Còn thiên chủ Sakka, là môt thánh đệ tử:“Các hành là vô thường. Có sanh phải có diệt. Đã sanh, chúng phải diệt. Nhiếp chúng là an lạc”.

Tôn giả Anuruddha là bậc thánh vô lậu:“Không phải thở ra vào. Chính tâm trú chánh định. Không tham ái tịch tịnh. Sa-môn hướng diệt độChính tâm tịnh bất động. Nhẫn chịu mọi cảm thọ. Như đèn sáng bị tắt. Tâm giải thoát hoàn toàn”.

Tôn giả Ānanda do chỉ mới vào dòng:“Thật kinh khủng bàng hoàng. Thật râu tóc dựng ngược. Khi bậc Thiện Toàn Năng. Bậc Giác Ngộ nhập diệt”.

Thế là cả rừng cây sālā, người, gió, cành lá... chợt trở nên lao xao không còn yên tĩnh nữa. Dù nhiều vị tỳ-khưu đã Nhập Lưu rồi nhưng vẫn tuôn trào cảm xúc, không làm chủ được mình. Có vị la to lên, hét to lên ai cũng nghe: “Mặt trời mặt trăng tắt rồi. Con mắtthế gian tối đen rồi!” Có vị lặng lẽ sụt sùi, lẩm bẩm: “Hai vị thượng thủ ra đi, bây giờ lại thêm Tôn Sư ra đi nữa, có sự trống vắng thê lương nào hơn hoàn cảnh hiện nay chứ! Ôi! buồn quá!”

Tôn giả Anuruddha thấy khu rừng như nhuốm màu tang tóc, ngài đứng lên, nói giọng lớn, khuyên nhủ mọi người:

- Thôi, chư hiền giả cùng cận sự hai hàng! Chư vị chớ có sầu não, chớ có khóc than nữa. Phải chăng chư vị không biết, nghe lời dạy bảo của đức Thế Tôn? Và câu nói cuối cùng của đức Đạo Sư là gì? Là “Các pháp hữu vi là vô thường, hãy tinh tấn, chớ có phóng dật”. Chư hiền giả có còn nhớ không?

Đại chúng nghe lời, quan cảnh yên lặng và trang nghiêm trở lạiTôn giả Anuruddha đã quen với công việc trong cuộc ra đi vĩ đại của tôn giả Sāriputta nên cắt đặt ngay phận sự cho các vị trưởng lão:

Tôn giả Upāli và tôi sẽ thay nhau thuyết pháp cho đại chúng để giữ sự thanh tịnh vàtrang nghiêm bên kim thân của đức Đạo SưChư tôn giả Ānanda, Upavāna, Mahā Cunda thì hãy đi vào thành Kusinārā, thông báo rộng rãi cho các tộc Mallā là đức Thế Tôn đã tịch diệt Niết-bàn. Cứ thông báo vậy thôi là các Vāseṭṭhā họ tự biết phải làm những gì.

Rồi sự việc diễn tiếnthời gian như ngưng lại. Trời đã sáng. Trong không gian tĩnh lắng và rừng cây sālā trầm mặc chỉ còn nghe vọng pháp âm của nhị vị tôn giả như những hồi chuông tỉnh thức cho kẻ ở lại thấy rõ định luật như thực của lẽ sống chết, tụ tan, sinh diệtcủa hữu vi pháp. Ngàn xưa cũng vậy và ngàn sau cũng vậy. Và đấng Siêu Việt ra đi, đã khéo xuất ly, như làn khói ngang trời mất tích giữa không gian vô tận; như cánh gió qua rừng cây, tan vào non xanh, không hề lưu dấu. Vô hànhvô trúvô vi, vô tạo tác chính là chỗ về, là nơi an nghỉ tuyệt đối của các bậc xuất trần đã làm xong mọi bổn phận tại thế.Vô ngônvô đối, vô khả tỷ.


(1) Kinh điển dịch âm là hoa Mạn-thù hay hoa Mạn-đà-la.

(1) Tên gọi chung của tộc người Mallā của Kusinarā, cũng gọi Mallā của Pāvā.

(1) Sau này, đúng bốn năm, tôn giả Ānanda cho ông thọ đại giới, và nhờ tu tập, nhờ tinh cần, nhờ hướng tâm đúng, ông đắc quả vị A-la-hán

Trích: ● Một cuộc đời một vầng nhật nguyệt Tập 6

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3369)
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên Thủy y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, bắt đầu Vũ Kỳ An Cư (Vassavāsa) từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
(Xem: 4447)
Mong rằng quý vị có thể tìm được những thông tin hữu ích để giúp mình có chọn lựa tốt trong việc ăn uốngcách sống để duy trì hoặc cải thiện sức khỏe của mình.
(Xem: 3450)
Trước tiên muốn hiểu về vấn đề này, chúng ta phải biết rõ, tin sâu và chấp nhận thuyết “nhân quả, luân hồi” !
(Xem: 3334)
Cơn dịch Coronavirus vẫn tiếp tục hoành hành khắp nơi, đã gần hai năm rồi nhưng chưa thấy có dấu hiệu nó suy yếuchấm dứt, thậm chí ngược lại, nó còn sinh sản ra những chủng mới nguy hiểm hơn.
(Xem: 3749)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021
(Xem: 3050)
Đọc tiểu sử của Hòa Thượng Tuệ Sỹ để chúng ta biết rằng Ngài là một bậc Vô Sư Trí, tự tu học, nhưng biết rất nhiều sinh ngữ như: Anh, Pháp, Đức và các cổ ngữ như: tiếng Phạn, Pali, Tây Tạng v.v…
(Xem: 3385)
Giới luật Phật giáo không dành riêng cho đối tượng nào nhưng hàng xuất gia là đối tượng bắt buộc phải học giới luật Phật giáo.
(Xem: 3432)
Trong suốt những năm tháng hoằng pháp độ sanh Đức Phật luôn chú trọng đến mục đích chính là giải thoát con người ra khỏi ...
(Xem: 3345)
Với tâm kiêu ngạo, tự cao tự đại mà nói nhiều lại càng nguy hiểm hơn. Điều mà vị Tỳ-kheo vô sự cần thể hiện là bớt nói lại và nghe nhiều lên.
(Xem: 3535)
Đức Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” hay “Tâm dẫn đầu các pháp”, tâm ý quyết định kết quả của hành vi con người.
(Xem: 3213)
“Thiền sư Thường Chiếu (?-1203), thế hệ Thứ Mười Hai, thiền phái Vô Ngôn Thông.
(Xem: 4070)
Vì muốn tạo sự thanh thản cho chư Tôn Đức Tăng Ni và quý Phật Tử Học Viên trong thời điểm căng thẳng của Covid-19, cho nên Giáo Hội quyết định chọn 3 ngày cuối của 2 tuần lễ và 3 ngày cuối tuần lễ thứ nhất là ngày 9, 10, 11/07/2021...
(Xem: 3662)
Bắt phong trần phải phong trần. Cho thanh cao mới được phần thanh cao.
(Xem: 3472)
“Phật tánh là Như Lai tạng” (phẩm Như Lai tánh). Tạng có nghĩa là bao trùm chứa giữ tất cả chúng sanh và muôn sự muôn vật, tất cả hiện hữu thanh tịnhbất tịnh.
(Xem: 3520)
Đừng vấn vương quá khứvọng tưởng tương lai Quá khứ đã qua rồi Ngày mai còn chưa tới
(Xem: 3794)
Chữ nghiệp trong nhà Phật nói, ý nghĩa của nó rất sâu rộng. Ở đây, chúng tôi chỉ xin giải đáp một cách đại khái sơ lược thôi.
(Xem: 3187)
Phật giáo trên con đường truyền bá và hội nhập luôn gắn liền với hai yếu tố căn bản: khế lý và khế cơ.
(Xem: 3343)
Câu chuyện nhỏ, do cơ duyên, xảy ra đã lâu, dường như lâu tới hơn hai thế kỷ! Lâu vậy, mà như không lâu, câu chuyện, ngỡ bình thường mà...
(Xem: 3224)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu
(Xem: 5386)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm
(Xem: 3502)
Vận mạng của một thực thể đi qua trong nhận thức được giới hạn ở hai đầu sinh và diệt, đoạn và thường của không gianthời gian
(Xem: 3742)
Trong bài phát biểu của Ngài trước đám đông đến từ Tây Tạng vào ngày 27 tháng 3 năm 2006 vào cuối buổi thuyết giảng
(Xem: 3418)
Theo Phật giáo, nghiệp là hành động có tác ý, chủ ý của thân (Kāya, 身), khẩu (Vacī, 口), ý (Mano, 意).
(Xem: 3491)
Bạch Đức Thế Tôn, sau khi một chúng sanh qua đời họ sẽ tái sanh về đâu?
(Xem: 3666)
Từ xưa đến nay người ta vẫn thường nhắc đến chữ Tâm trong đời sống, coi đó như một phẩm chất đạo đức, một yếu tố ...
(Xem: 3416)
Mỗi năm, khi mùa mưa đến, chư Tăng Ni thường thu xếp mọi duyên để tập trung về một trụ xứ nhằm thực hiện phận sự an cư.
(Xem: 3805)
Một thời Phật du hóa tại nước Xá-vệ, trong rừng Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo rằng:
(Xem: 3748)
Từ xưa đến nay, nhiều người cho rằng, Đạo Phật chuyên nói về những điều cao siêu huyền bí, rất khó để một con người bình thường thực hành theo.
(Xem: 3579)
Phật giáo Nam tông Theravāda tuy không chú trọng về lễ nghi, cúng bái hoặc sám tụng nhưng trong các nghi lễ Phật giáo thì...
(Xem: 3699)
Xung quanh các hiện tượng mê tín dị đoan “có tổ chức” diễn ra gần đây, đã có nhiều ý kiến trái chiều về “con đường tu tập”
(Xem: 3487)
Lắng nghe và thấu hiểu là hai chất liệu vô cùng cần thiết để hiến dâng cho đời, có khả năng xóa đi những nỗi khổ niềm đau
(Xem: 4065)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn.
(Xem: 3662)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra...
(Xem: 4052)
Có hôm nghe một trí thức Việt Nam cho rằng, Phật giáo xem cuộc đời sanh đó, tử đó, thật chẳng có ý nghĩa gì. Mọi sự mọi vật trên thế gian trong cái nhìn của đạo Phật, đều là huyển, ảo.
(Xem: 3470)
Năm 1959 một sự đe dọa của Tàu Cộng chống lại Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa đến sự phản kháng ở Lhasa.
(Xem: 3345)
Đạo Phật ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ và trải qua bao cuộc thăng trầm của lịch sử, vẫn phát triển rực rỡ đến ngày nay.
(Xem: 3715)
Theo quan điểm Phật Giáo, tâm của một người bình thường thì yếu đuối và bị lệch lạc bởi những ảo tưởng và nỗi khổ mà họ chất chứa bên trong.
(Xem: 3666)
’Khi một ngôi sao đốt cháy hết nhiên liệu, nó có thể bắt đầu quá trình suy sụp.
(Xem: 4216)
Trong cuộc sống, chúng ta thường mong muốn có được hạnh phúc và tránh né sự hiện hữu của khổ đau đến với mình.
(Xem: 3950)
Phật pháp có nhiều pháp môn tu tập thích hợp cho nhiều căn cơ, hoàn cảnh khác nhau.
(Xem: 3464)
Dưới ánh mặt trời, mọi ảo tượng, ảo ảnh đều tan biến. Mọi thứ đều hiển lộ. Không gì khuất tất. Không gì có thể gợi lên sự hoài nghi, mộng tưởng.
(Xem: 3440)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thậtsự thật thứ nhất là "Khổ đau".
(Xem: 3465)
Thiền sư Pháp Loa đã kế thừa và để lại di sản lớn cho thiền phái Trúc Lâm nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.
(Xem: 3069)
Trong kỳ Đại Hội Khoáng Đại kỳ II lần nầy chúng con tôi) được phép trình bày với quý Ngài và quý vị một đề tài có liên quan đến sự tu học
(Xem: 3219)
Kinh Đại Bát Niết Bàn nói: “Phật tánh gọi là đại tín tâm. Vì do tín tâmĐại Bồ tát được đầy đủ Bố thí ba la mật cho đến Bát nhã ba la mật.
(Xem: 4549)
Thời đại bây giờ hầu như con người cứ bị xoáy vào cơn lốc của cuộc sống một cách mãnh liệt, thế nên rất nhiều người cảm thấy bức bối...
(Xem: 3881)
Theo Kim Cang Thừa, con đường nhanh chóng để tỉnh thức là nhìn thẳng vào tâm của chính bạn và nhận ra bản tánh thật của tâm.
(Xem: 3215)
Hiện nay, Phật giáo Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hoằng pháp, coi đó là chiến lược mũi nhọn để phát triển Phật giáo.
(Xem: 3351)
Sau khi đức Thế Tôn thành đạo, Ngài suy tư và tuyên bố rằng: “Xa lìa dục vọng, được sự tịch tịnhthù thắng nhất!”
(Xem: 3716)
Tại Kinh Thành có một vị cư sĩ, có thể nói là bậc “Thiên kinh vạn quyển”, viết không biết bao nhiêu bài bình giảng về giáo lý...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant