Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Cửa Giải Thoát

20 Tháng Chín 201000:00(Xem: 15556)
Cửa Giải Thoát

Nghiệp:

Trong đạo Phật thường nói ý là căn bản của hành động và lời nói. Khi suy nghĩ điều thiện thì lời nói sẽ lành và hành động khắc đẹp. Nghiệp là một thói quen, có tất thảy ba nghiệp: nghiệp thân, nghiệp khẩu và nghiệp ý.
Nghiệp có thể là nghiệp nhân, nguyên nhân của hành động, nhưng cũng có thể là nghiệp quả, kết quả của hành động. Nghiệp nhân giống như là hạt giống, nghiệp quả ví như là quả. Khi tư duy (khởi tâm) thì nó trở thành một năng lượng, và năng lượng đó chỉ mới là hạt giống. Nhưng hạt giống thì thế nào cũng sẽ thành cây và kết trái. 

Khi mình khởi tâm từ bi thì xung quanh mình là cả một thế giới từ bi. Khi mình khởi tâm muốn giết chóc hay muốn trả thù thì lập tức bên mình là cả một thế giới thù hận. Cho nên phải rất chánh niệm gìn giữ ba nghiệp thân, khẩu và ý, đừng để cho những nghiệp xấu dẫn đi. Chỉ cần mình khởi lên một tâm ý thôi thì quả báo đã được hình thành ngay trong giờ phút ấy rồi. Tuy mình không thấy nhưng tâm niệm ấy đã đi tới người kia và đang ảnh hưởng lên người kia. Có nhiều cái mắt thường chúng ta không nhìn thấy nhưng nếu có ai đó biết chỉ cho chúng ta thì ta lại không tin. Trong không khí không có gì, nhưng trong không khí có hơi nước, hơi nước mình không thấy nhưng nó có hơi nước. Tư duy của mình mình không thấy nhưng nó đang hoạt động. Nó là một năng lượng, nó có mặt và nó đang lên đường. Khi mình có một tư duy rất từ bi, mình thương được người hay làm khó làm dễ mình, thì lúc phát khởi tình thương năng lượng ấy đã lên đường rồi. Tư duy cho đúng thì tâm tư của mình sẽ chuyển đổi được thế giới

Khi chúng ta tư duy thì lời nói chính là kết quả của tư duy ấy, và hành động chỉ là kết quả chót cùng. Một tư duy thiện sẽ đem nhiều ánh sáng đến cho thế giới. Còn tư duybất thiện thì nó sẽ có hại cho thế giới. Cho nên thế giới này có phẩm chất nhiều hay không là do sự đóng góp của mình. Mình sinh ra ở thế giới này thì mình là nghiệp quả của thế giới này. Và mình đang ở đây là do những nghiệp thân, khẩu và ý mà mình đã gây ra trong quá khứ nên mình sinh ra trong thế giới này.

Gieo gió thì gặp bão. Gió là nghiệp nhân, bão là nghiệp quả. Chúng ta biết đóa hoa là biểu hiện của một quả báo. Nói tới “quả báo” người ta hay nghĩ rằng đó là một kết quả xấu, nhưng thực ra không phải vậy. Quả báo của một người làm vườn giỏi là có được những chậu hoa rất đẹp. Nhưng nụ hoa đó không chỉ do một mình người làm vườn tạo ra mà có cả triệu nguyên nhân khác nữa: có nắng, có mưa, có phân bón… có rất nhiều thứ mới tạo ra được bông hoa đó. Dù là đóa hoa, cái bàn, hay cái đèn cũng vậy, cả tôi cũng vậy mà bạn cũng vậy. Sự biểu hiện này là do vô số nhân duyên, có hàng triệu nguyên nhân tới với nhau để giúp cho bông hoa biểu hiện. Trải qua trùng trùng duyên khởi mới tới được một nghiệp quả. Khi nhìn một đóa hoa mình tiếp xúc được với hàng triệu nguyên nhân. Các nguyên nhân tới từ người, từ cầm thú, cỏ cây, thế giới đất đá... Nếu có ai đem tới cho mình một đóa hoa, mình cám ơn người ấy không thì chưa đủ vì đóa hoa đó có mặt ở đây là do vô lượng nguyên nhân

Những bạo động trong xã hộichúng ta đang thấy là kết quả của bao nhiêu tuyệt vọng bao nhiêu tức tối và bực bội đã tích tụ lại. Những chuyện đó mình tưởng là không dính líu gì tới mình, nhưng thật sự là mình cũng có phần trách nhiệm trong đó. Cách mình ăn uống, cách mình hành xử với chính mình cũng tạo nên những nguyên nhân phụ, nguyên nhân xa để đưa tới sự việc này. Do đó, mình có thể chuyển đổi thế giới bằng cách thay đổi lối tư duy, nói năng và hành động của mình. Phải thấy tất cả những gì xảy ra cũng từ cả một cộng đồng.

Trong mỗi một con người đều có biệt nghiệp và cộng nghiệp. Biệt nghiệp là những gì của riêng mình, như tên tuổi là riêng mình, mình là con của ông đó, bà đó, mình sống tại đó. Nhưng mình cũng có cộng nghiệp và gần nhất là gia đình mình. Cộng nghiệp lớn nhất là của xã hội, đất nước và địa cầu của mình. Một triết gia nói “ Con người là tổng thể của tất cả hành động của người đó ”. Tuệ giác có từ khăp muôn phương, không phải chỉ đạo Phật mới có tuệ giác. Những câu rất hay trong thánh kinh, cũng là tuệ giác. Nhìn kỹ và nhìn sâu để thấy hàng triệu nguyên nhân đến với nhau. Khi chúng ta chết thì chúng ta không thể nào trở thành hư vô được. Có một người hỏi tôi là chồng cô ấy đã chết và bây giờ đã đi đâu? Tôi trả lời: một đám mây không thể nào chết được, đám mây có thể thành mưa, thành tuyết, thành nước đá. Người thương của mình khi chết đi cũng chỉ là biến dạng thôi, biến dạng thành nhiều hình thức khác, phải thật thông minh, chăm chú ta mới tìm ra được người đó. Sự tan rã xác thân không phải là sự tan rã của người ấy. Người đó có rất nhiều năng lượng đang biểu hiện cùng khắp. Tư duy được chế tác ra mỗi ngày, mình có mặt trong thân thể mình nhưng mình cũng đang có mặt khắp nơi trên thế giới

Trong quả báoy báochánh báo. Chánh báo là mình và y báohoàn cảnh và môi trường xung quanh, y báo gần nhất là gia đình, làng xóm, xã hội và dân tộc mình. Chính mình cũng tạo ra môi trường của mình. Tại sao mình chọn chỗ này mà không chọn chỗ khác, đi tu chỗ này mà không đi tu chỗ khác? Mình tự chọn y báo cho mình, mình thấy tu chỗ này gần gũi với mình hơn. Trong mình có chánh báo, là sự lựa chọn của mình và y báo là môi trường mình tu. Mình nghĩ tất cả sự sống của mình gói trọn trong thân ngũ uẩn này, nếu trái tim này ngừng đập thì mình sẽ chết liền. Nhưng nhìn chung quanh sẽ thấy mình có những trái tim khác, tuy nó không nằm trong thân thể mình nhưng nó cũng là mình. Mặt trời là trái tim thứ hai, nếu khôngmặt trời thì sẽ không có nắng, và cỏ cây cũng không mọc được, và không có mặt trời thì ta cũng không sống được. Lá phổi rất quan trọng với chúng ta nhưng không có rừng cây thì không có dưỡng khí, nếu không có dưỡng khí thì chẳng ai sống được. Khi ấy lá phổi, trái tim của mình dù có tốt đến mấy cũng chết thôi. Đừng tưởng rằng mình chỉ có một trái tim, mình có nhiều trái tim lắm. 

Pháp Vỡ Thế Nhị Nguyên

Có một chướng ngại rất khó vượt qua mà Bụt gọi là Nhị Nguyên. Nhị nguyên là khuynh hướng phân biệt của chúng ta giữa chủ thể và đối tượng. 

Ta cứ tưởng chủ thể không dính níu gì tới đối tượng, nhưng nhìn kỹ thì chủ thể và đối tượng chỉ là một. Mình cứ nghĩ mình là chủ thể và Làng Mai là đối tượng, là cái bên ngoài. Nhưng phải có chủ thể thì mới có đối tượng, cho nên chủ thể và đối tượng là hai mặt của một đồng tiền. Không có đối tượng thì không có chủ thể và ngược lại, không có chủ thể thì không có đối tượng, hai cái tương tức với nhau.

Chúng ta nghĩ mình có một tri giác riêng biệt và bông hoa nằm ngoài tri giác của mình. Khi mình tới với bông hoa thì mình biết đấy là bông hoa. Con mắt chạm phải bông hoa sinh ra cái thấy. Cái thấy (chủ thể) và cái bị thấy (đối tượng) là hai mặt của một thực tại. Thực tại là thấy bông hoa, con mắt thấy bông hoa sinh ra nhãn thức. Ví dụ mình nói tới một tri giác, khi tri giác thì phải là tri giác cái gì, tri giác về bông hoa, mình tưởng bông hoa nó như vậy, tưởng về Làng Mai như vậy. Mình ráng phân biệt nụ hoa và người ngắm hoa. Vật thể được nhìn và chủ thể nhìn. Một cái tưởng có thể kéo dài chừng một sát na, đơn vị nhỏ nhất của một giây. Trong sát na đó chúng ta có một cái bóng về cái hoa. Thí dụ như trong đêm tối, có một người cầm một bó nhang đang cháy và quay nhiều vòng, thì mình có thể thấy được rất nhiều hình dạng của bó nhang. Nhiều điểm sáng liên tiếp nhau tạo ra một vòng tròn. Nhưng thật ra nó không phải là một vòng tròn. Một triết gia nói là hình ảnh của mình chỉ là một chuỗi dài của những tri giác. Mình mới hé thấy một chút về sự thật thì mình chắc mẻm nó là như vậy. Trong vật lý điện tử nói: “khi mình nhìn sâu vào những điểm nhỏ thì mình có thể thấy được cái tâm của mình ở trong đó”. Cái tâm mình bây giờ như vậy, nhưng chút nữa nó đã khác rồi. 

Khi người cha, người mẹ nhìn con cái của mình thì phải thấy con mình là mình và phải thấy được cả cháu nội, cháu ngoại mình trong con của mình nữa chứ không phải chỉ thấy có con không thôi. Người con ngược lại phải thấy bố mẹ, ông bà, tổ tiên mình đang có trong mình. Sự tan rã của thân này không phải là sự tan rã của sự sống, nó có thể là một bước tiến mới, nó thể là một sự bắt đầu cho một cái gì đó rất thâm sâuđẹp đẽ. Quả báo của mình giống như là một ngân hàng nếu mình tư duy thiện thì ngân hàng của mình đầy những quả báo lành, nếu mình tư duy bất thiện thì ngân hàng của mình đầy những quả báo xấu. Không có cái gì mất đi hết, nó chỉ biểu hiện từ hình thái này qua hình thái khác. Hơi nước bốc lên từ biển cả, sông hồ rồi gặp khí lạnh trên cao nó ngưng tụ lại thành một đám mây và khi đám mây nặng đám mây rơi xuống thành những cơn mưa và làm giọt nước trở lại. Cá nhân và tập thể tương tức với nhau, không có tập thể thì không có cá nhân. Không có cá nhân thì không có tập thể. Lúc giận có thể mình hay nói “ Cuộc sống của con không dính líu gì tới ba má hết ” Nhưng cuộc sống của mình dính líu chặt chẽ với những người mình thương. Mình nghĩ thần kinh thị giác chỉ là của riêng tôi thôi không dính gì tới người ngồi kế bên, nhưng nếu mình đi chung xe với 4 hoặc 5 người thì thần kinh thị giác của mình có liên can với 5 người kia. Khi cái xe đằng trước nhào tới mà người lái xe không phản ứng kịp và bị cái xe kia tông thì tất cả những người trên xe đều chết. Cái gì cũng có cá nhân và tập thể hết. Có những tập thể liên hệ ít và có những tập thể liên hệ nhiều. Những điều mình làm đều dính với nhau. Mình làm ở đây nhưng chỗ kia cũng bị ảnh hưởng. Khi tư duy thì mình tư duy cho cả thế giới chứ không phải cho riêng mình. Khi tha thứ được, thương được thì mình là người có hạnh phúc trước. Dù người đó có đối xử với mình như thế nào thì mình cứ vẫn thương. Có trách nhiệm với mình không thôi chưa đủ mà phải có trách nhiệm cả với thế giới.

Cho dù thân này có tàn hoại thì sự sống của mình vẫn tiếp tục, vẫn rất đẹp đẽ. Vì mình có khả năng sống với những gì Bụt dạy, sống với những tư duy hiền, tư duy biết điều, tư duy từ bi, đừng để cho những tư duy hận thù hay bạo động xâm phạm. Khi có chánh niệm thì sẽ có những tư tưởng từ bi. Ai cũng có Phật tính, đó là khả năng chánh niệm, tỉnh thức sâu sắc. Mình có quyền chế tác ra những tư tưởng từ bi. Tuy đang thực tập cho mình nhưng người khác cũng sẽ được hưởng lợi lạc từ sự thực tập ấy. Có những lúc mình đi không có chánh niệm và mình nói: thôi con sẽ đi cho Thầy, con đi bằng bàn chân của Thầy, đi với sự tỉnh táo thảnh thơi. Làm như vậy thì những vết thương trong lòng sẽ tự chữa lành. Đánh răng súc miệng cũng làm trong chánh niệm với niềm hạnh phúc là mình đang được sống. Trong mỗi phút giây của đời sống mình phải tập như là đang ăn mừng sự sống. Nếu đợi trái tim ngừng đập rồi mới biết ăn mừng sự sống thì đã quá muộn. Cho nên phải ăn mừng sự sống ngay bây giờ. Vui mừng vì mình còn đôi mắt để thấy được những sắc màu kỳ diệu, có đôi chân khỏe để bước được nhưng bước thảnh thơi mà không cần phải ngồi trên xe lăn. Mình thực tập để tiếp xúc với sự sống từng phút từng giây. Không ai có thể tới siêu thì để mua niềm vui và sự hiểu biết được mà phải tự mình nhìn sâu để tiếp xúc với những điều kiện hạnh phúc xung quanh. Muốn như thế thì lúc nào cũng phải đem thân về với tâm, an trú trong phút giây hiện tại và nở một nụ cười. Mình có thể nhìn người kia bằng con mắt từ bi. Bất cứ trong trường hợp nào mình cũng có thể nhìn lại để tạo ra một nguồn năng lượng lành và từ bi cho mình và những người xung quanh. Với những người đang có khó khăn với mình, mình cũng có thể gởi năng lượng lành tới người đó liền bây giờ chứ không cần gặp người đó mới gởi. Mỗi người là một nữ hoàng, là một quốc vương, chúng ta phải có khả năng sử l ‎ý vương quốc của chính mình. Đừng để cho những giận hờn, bực bội nhào tới tấn công, phải làm chủ lấy thân tâmnhất định chỉ đi về hướng tốt lành thôi. Bụt đã ngồi hàng giờ tại cội Bồ Đề và ngài đang ngắm cái tánh không của mỗi người mỗi vật. “Không” ở đây không phải là không có gì hết, không phải là hư vô. Không có nghĩ là không có một thực thể riêng biệt, một sự kiện riêng biệt. Một thiền sư nổi tiếng ở thế kỷ thứ 2 là Long Thọ, ngài đã nói là nhờ không mà tất cả mọi sự mọi việc đều thực hiện được. Nhờ cái hoa không có cái ta riêng biệt nên nó nhận được ánh nắng mặt trời, đất và người làm vườn…, cho nên nó mới biểu hiện được thành một bông hoa. Nhờ tánh không của mọi sự mọi vật mà bạn mới biểu hiện được cũng như tôi mới biểt hiện được. Để cho cái ly này đầy thì trước hết nó phải có mặt. Ta phải biết phân biệt giữa chữ hư vô và không thấy. Không thấy không có nghĩ là không hiện hữu. Trong đời sống vợ chồng mình phải tiếp xúc được với cái tánh không của đời sống lứa đôi. Khổ đau của mình hay của người kia không còn là cái riêng tư nữa. Hạnh phúc của mình phải là hạnh phúc của người kia. Tuyệt vọng của người kia cũng là tuyệt vọng của mình. Phải thấy được sự tương tức đó. Có một câu kệ là “năng lễ sở lễ tánh không tịch”, tức là người lạy và người được lạy đều có tánh không. Khi đứng trước Bụt mình “không” mà Bụt cũng “không” nghĩa là mình không có một thực thể riêng biệt mà Bụt cũng không có một thực thể riêng biệt, nhờ vậy nên mình với Bụt mới tương tức. Con với Bụt là một cho nên mới “cảm ứng đạo giao nan tư nghì”. Nếu mình là mình người kia chỉ là người kia, không có tánh không thì mình sẽ không có truyền thông được với nhau. Muốn có được truyền thông thì phải bỏ cái nhị nguyên. Nếu mình chưa thấy được tánh không của mình, của người khác hay của mặt trời, mình nói mặt trời ơi, nắng ơi, mặt trời và nắng là không cho nên nắng mới đi vào trong tôi được. Nếu như tôi có cái ta riêng biệt và chặn cùng hết thì nắng và mặt trời đâu vào được trong tôi. Mình phải thấy được sự hiện diện của người thương. Đừng để người đó mất đi thì mình mới thấy được người đó đang ở trong lòng mình. Mẹ mới mất nhưng mình cũng thấy rõ là mẹ đang ở trong mình, ba cũng đang ở trong mình. Nếu như con chỉ là con, mẹ chỉ là mẹ thì làm sao con cảm nhận được mẹ trong con? Mình cũng có thể nói với Bụt là: Con có trong Bụt và Bụt đang trong con. Nhận diện tính cách không của mình và nhận diện tính không trong Bụt. Tính không là một trong ba cánh cửa giải thoát : Không, vô tướng, vô tác. Đi qua được hai cánh cửa đó (không và vô tướng) thì thân tâm sẽ rất nhẹ nhàng. “Bồ Tát quán tự tại khi quán chiếu thâm sâu bát nhã ba la mật, tức diệu pháp trí độ bỗng soi thấy năm uẩn đều không có tự tánh, ngài vượt thoát tất cả mọi khổ đau ách nạn”. Nhờ thấy được tánh không mà mình vượt thoát buồn lo, giận hờn. 

Vô Sinh Bất Diệt

Khi ngọn lửa cháy thì nó sẽ nuốt que diêm của tôi, điều này cũng đúng với tuệ giác về không. Ý niệm về không không thể cứu mình được, chỉ khi nào sống được với tánh không thì mới thoát khỏi ràng buộc hệ lụy. Phải tự tu, tự sống mới thấy được. Pháp của Bụt ví như một chiếc bè qua sông nhưng đừng để bị kẹt vào chiếc bè. Bức tượng Bụt có thể rất đẹp nhưng ta đừng để bị kẹt vào tượng Bụt. 

Mình có thể sống với ý niệm về không. Cái bè không phải là bờ sông bên kia, cái bè chỉ là phương tiện đưa mình qua bờ. Và cái bè đó chính là cái ý niệm về không. Lắng nghe lời Bụt, lời Thầy cho sâu sắc, hết lòng thì tự khắc tàng thức của mình sẽ làm việc. Khái niệm không phải là sự sống. 

Nhiều người biết rõ khái niệm về vô thường, nhiều khi họ còn giảng giải hùng hồn về vô thường nhưng không sống được với vô thường, vẫn hành xử như sự vật là thường. Nếu mình thương người này thì mình thương tuyệt đối, mình ghét người này thì mình ghét tuyệt đối giống như là người này xấu hoài xấu mãi vậy. Tốt hay xấu là do nhiều điều kiện đưa đến. Người này hôm nay như vậy nhưng ngày mai họ lại khác, cho nên mình đừng nên đóng khung họ lại mà phải sử dụng lưỡi kiếm vô thường để đừng bị kẹt. Biết được điều này thì mình phải làm cho người xung quanh hạnh phúc ngay lập tức. Mẹ không sống đời với mình, thầy cũng không sống cả đời với mình. Phải sử dụng cánh cửa vô thường để trân quý từng phút giâu khi được sống bên thầy, khi đang còn đầy đủ cả cha lẫn mẹ. Đó chính là tu. Mình phải làm cho cha mẹ, những người xung quanhhạnh phúc ngay bây giờ. Em mình có thể đang mạnh khỏe nhưng biết đâu ngày mai nó bị xe đụng thì sao? ‎Ý niệm về vô thường không phải là tuệ giác về vô thường. Phải sống được với ý niệm vô thường thì mới gọi là có tuệ giác vô thường. Khi bị bệnh thì chỉ cần biết là mình bệnh thôi, đừng để bị kẹt vào căn bệnh, đừng có khổ đau dằn vặt là tại sao hôm qua tôi đang khỏe mạnh mà hôm nay tôi lại như vậy. Vô thường thôi chứ có gì đâu, hôm qua mình khỏe thì hôm nay mình bệnh, hôm nay mình bệnh thì ngày mai mình cũng có thể khỏe, vô thường mà.

Có danh từ Niết Bàn. Niết Bàn là sự tắt ngấm mọi ‎ý niệm, để mình sống được với thực tại. Trái cam là một ý niệm, nhưng khi ăn trái cam vào thì nó là một sự thật. Đừng bị kẹt vào ý niệm vô thường, mình chưa có tuệ giác về vô thường, nên đôi khi mình bị kẹt vào ý niệm vô thường. Vô thường là một pháp, dùng pháp để giải thoát mình chứ đừng dùng pháp để nhốt mình vào một cái kẹt khác. Trong Kinh Kim Cương có nói “ pháp mà còn bỏ huống là cái không phải pháp ”. Cả hai đều phải buông thì mình mới thâm nhập được vào pháp đó. Niết Bàn là sự tắt ngấm của những khái niệm. Khái niệm sinh ra và chết đi cũng là khái niệm, nhưng không có gì sinh ra và cũng không có cái gì chết đi hết. Trong cuộc đời có những khái niệm làm cho mình rất khổ, khái niệm là tri giác, tri giác là cái thấy. Khi chúng ta nhìn sự vật thì chúng ta không thấy hết mà chỉ thấy được một phần của thực tại nên chúng ta khổ. Không có gì đến từ hư không hết. Tờ giấy không tới từ hư không, tờ giấy tới từ rất nhiều điều kiện: cây trong rừng, cây có từ mưa và từ nắng. Sự xuất hiện của cây và lá không phải tới từ sự sinh ra mà là sự tiếp nối của những sự sinh ra đó. Khi nhìn sâu vào tờ giấy mình thấy được kiếp trước và tương lai của nó. “Này tờ giấy của tôi ơi, em đang có mặt trong cuộc đời này, kiếp trước của em là nắng, là đất, là mưa, là cây. Bây giờ em biểu hiện thành một tờ giấy. Sự biểu hiện của em bây giờ là để tiếp nối đường đi thôi bởi vì mình không thể nào từ hư vôhiện hữu được”. Hư vô sẽ không thể trở thành hiện hữu. Không hiện hữu hay hiện hữu cũng là một khái niệm. Khi tôi vẽ một đường thẳng và tôi chấm vào một điểm gọi điểm đó là năm tôi sinh. Mình nghĩ trước cái điểm sinh ra mình chưa là gì cả. Tới chỗ mình chết mình cũng nghĩ tới đây là hết. Nếu nghĩ rằng trước khi sinh ra ta là hư vôsau khi chết đi ta cũng là hư vô thì đó là cái nhìn rất cạn, cái thấy ấy gọi là cái thấy nhị nguyên. Trước khi biểu hiện thành tờ giấy thì tờ giấy đó không phải tới từ hư vô mà tới từ rừng cây, từ nắng, từ mưa, từ đất, tới từ người nghĩ ra cách nghiền cây thành bột để làm giấy, cha mẹ của người công nhân làm giấy và hàng triệu nhân duyên khác nữa. Trải qua trùng trùng duyên khởi tờ giấu mới có mặt ở đây. Cho nên, thay vì nói “mừng ngày sinh nhật của bạn” thì mình nói, “mừng ngày tiếp nối đường đi của bạn”. Nếu điểm sinh ra là một điểm tiếp nối đường đi thì sự chết đi cũng chỉ là một sự tiếp nối đường đi. Khi thấy đám mây tiếp nối thành cơn mưa thì mình nói” “chào em, em nhớ tiếp nối đường đi cho giỏi nhé”. Ý niệm về sinh ra không áp dụng vào thực tại được. Nhìn sâu sẽ thấy rằng mình chỉ là một sự tiếp nối thôi. Bản chất của mình là không sinh không chết. Khi thấy được và sống được với cái thấy ấy thì mình không còn sợ hãi và đau buồn nữa. Mình không sợ rằng đang hiện hữu bỗng trở thành hư vô và cũng sẽ không còn sợ chết nữa. 

Khi đủ điều kiện thì tôi sinh, khi không đủ điều kiện thì tôi cũng chấp nhận để trở thành cái khác. Mình cũng có thể lấy đi những ý niệm về hiện hữu và không hiện hữu. Ví dụ ta có một bao diêm. Nhìn bao diêm ta chưa thấy ngọn lửa, nên cứ tưởng rằng ngọn lửa không có mặt, nhưng thật ra nó đã có mặt sẵn đó rồi, chỉ cần thêm một nhân duyên là quẹt que diêm vào vỏ bao là ngọn lửa xuất hiện. Cho nên khi thấy bao diêm ta có thể nói: “Ngọn lửa ơi, ta biết em đang ở đó”. Khi ngọn lửa đang cháy mà bị tắt thì ta biết rằng vì những điều kiện mất đi nên ngọn lửa ẩn tàng chứ ngọn lửa không chết. Khi nhân duyên đầy đủ thì nó biểu hiện, khi điều kiện không đủ thì nó ẩn tàng, ẩn tàng nhưng vẫn còn đó. Thượng đế là căn nguyên của sự sống là nền tảng của sự sống. Nếu thượng đế là nền tảng của hiện hữu thì ai là nền tảng của không hiện hữu? Nền tảng của Như Lai vượt trên những ý niệm. Như Lai là không từ đâu tới và cũng không đi về đâu. Nếu thượng đế được giải thích về cả hai mặt hiện hữu và không hiện hữu thì mới tương đương với Như Lai. Khái niệm hiện hữu không hiện hữu không diễn tả thực tại được và mình cũng không thể diễn tả thượng đế hiện hữu hay không hiện hữu. Đừng bỏ thượng đếNhư Lai vào trong hộp, mình phải giải phóng hết những ý niệm để thực sống và nếm được thực tại. Hiện hữu hay không hiện hữu không phải là vấn đề. Nhân duyên tới đâu thì tôi biểu hiện như vậy, khi nhân duyên không đủ thì tôi không biểu hiện dưới dạng khác. Mình không kẹt vào cái nào hết, tôi không đi về đâu hết. Thực tại của tôi là không đến không đi, không sinh không diệt. Đừng tả Như Lai theo kiểu đến và đi. Đừng có ngồi đó khen hay mà không thực tập, ta phải thực tập để cho cái khái niệm về không đó đi được vào trong mình. Mình sống từng phút từng giây trong đời sống của mình như là không để mình tiếp xúc được với cái thực tại rất là không của mình. Và thực tại rất là không của người không dễ thương kia. Tại điều kiện nó như vậy nên người kia mới như vậy, tại điều kiện như vậy nên mình mới như vậy. Mình không có gì để tự hãnh diện, hay xem nhẹ người kia, hoặc đề cao người kia hết. Mình giải thoát khỏi những ý niệm rất cạn. 

Vô Tướng

Cánh cửa giải thoát thứ hai là vô tướng. Đừng bị kẹt vào tướng. Nhìn sâu để tiếp xúc với cái tính chân thật của sự vật vốn là không, không có cái ta riêng biệt, vì không có cái ta riêng biệt nên những điều kiện mới có thể vào - ra được. Bị vướng mắc vào đám mây, cho nên khi đám mây mất mình khóc rất nhiều. Mình bị kẹt vào hình tướng nên khi mẹ mất mình khổ bởi vì mẹ không còn biểu hiện ra trong hình tướng này nữa. Mình đang kẹt vào cái hiện hữu và không hiện hữu. Phải biết là người đó chỉ ẩn tàng thôi và sẽ biểu hiện ra dưới những hình thái khác. Đừng để bị lường gạt bởi những cái nhìn cạn cợt của mình. Người thương của mình đang có mặt trong những hình thái mới. Người kia đã mất nhưng mình cũng biết là người đó vẫn còn có trong mình và mình nói “ anh ơi em biết anh vẫn đang còn có đó cho em và em nghe anh còn sống rất nhiều trong em” mình phải cảm nhận được người thương của mình trong mình.

Vô Tác 

Đừng có để một cái gì trước mặt rồi chạy theo dù là quả vị Bụt, tại vì quả vị Bụt đang có trong mình và đang ở đây, tại mình không khám phá thôi. Nếu như mình muốn sinh vào cõi Tịnh Độ thì đừng có chạy đi tìm Tịnh Độcõi tịnh độ đang có mặt bây giờ và ở đây. Nếu muốn thành Phật thì mình đã và đang thành Phật. Mình đã là cái người mà mình muốn chạy theo. Như là hoa sen, nó đã đủ đẹp rồi, nó không cần trở thành một bông cúc. Nếu có đủ niệm định và tuệ thì hạnh phúc, niềm vui ở cõi Tịnh Độ đang có mặt với chúng ta. Bầu trời xanh, tiếng chim hót là tịnh độ. Chúng ta có thể rong chơi trong cõi tịnh ấy.

Có thể dùng bùn để chế tác ra hoa sen, dùng những cái rủi ro trong cuộc đời để làm nên hạnh phúc. Hãy học cách dừng lại mà đừng tiếp tục chạy, chạy sẽ chỉ gây nên tàn phá mà thôi. Nếu bước một bước và mình dừng lại được với giây phút hiện tại thì mình đang thực tập vô tác. Tiếp xúc bây giờ và ở đây thì mình sẽ tiếp xúc ngay với Tịnh Độ. Cõi Tịnh Độ lúc nào cũng có mặt cho mình, chỉ tại mình cứ mải mê chạy theo hết cái này tới cái kia nên không có mặt cho cõi tịnh mà thôi. Hạnh phúc là cái có thể sờ mó được mà không cần chạy theo. Không cần có thêm một điều kiện nào nữa để đạt hạnh phúc. Trong thánh kinh có câu truyện kể về một người nông dân khám phá ra trong một thửa ruộng nhỏ có một kho tàng. Trở về nhà ông bán hết tất cả những mảnh ruộng của mình đi bởi vì ông đã có cả một kho tàng rồi. Cái kho tàng đó chính là cõi Tịnh Độ của mình. Nếu mình có khó khăn thì mình sẽ dùng chính cái bùn đó để làm nên bông sen. Tu tập là tập dừng lại. Đừng đợi tới khi chết mới về cõi Tịnh Độ, phải thấy là cõi Tịnh Độ đang có mặt ở đây. Mình có thể bước vào cõi Tịnh Độ bằng chánh niệm. Một phút chứa đựng cả thiên thu. Cõi tịnh độ là một cái gì đó rất thật, rất rõ ràng không phải chỉ là ý niệm. Mỗi bước chân có ý thức mình có thể đi trong cõi Tịnh. Tu tập như vầy thì chúng ta sẽ chữa lành những buồn khổ của chúng tađồng thời cũng chữa lành quả địa cầu này. Bụt vốn là một người rất đơn giản nên những điều Ngài dạy cũng rất đơn giản, không rắc rối mà thật thâm sâu

Chúng ta là một gia đình tâm linh. Tăng thân của chúng ta có mặt cùng khắp, và tình huynh đệ là cái gì đó có thật. Những lời dạy của Bụt là những điều Bụt đã trao truyền để làm tỉnh dậy đức Bụt trong lòng ta. Phải tu nếu không sẽ uổng lắm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 16226)
Một buổi sáng rằm, đầu mùa đông ngoài trời se lạnh, nhưng trong căn phòng khách cửa mở ra hướng Nam không bị gió thổi xốc vào nên cũng khá ấm áp.
(Xem: 14793)
Mất cũng phải hết một ngày đêm suy nghĩ đến nhức đầu mệt óc, cắn trụi móng của ngón tay cái, thằng Thạch mới tìm ra được cách giải cho bài toán hóc búa...
(Xem: 16207)
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này.
(Xem: 15226)
chúng ta có một cuộc sống may mắn hay rủi ro thì điều ấy đã được quyết định bởi tâm thứchành nghiệp của chính chúng ta. Điều này được biết đến như là định luật nhân quả.
(Xem: 16851)
Chủ quanlạc quan đều là hai thái độ dẫn đến việc người ta sống vô tư, nhưng xét về bản chất thì một bên là không lường trước mọi việc còn một bên thì biết rõ mọi việc và chấp nhận…
(Xem: 15752)
Không gì tuyệt đẹp hơn hình ảnh của mùa xuân, khi hoa đào hoa mai hé nở, khi những mầm xanh đang e ấp chờ đợi trăng nước tháng ngày...
(Xem: 17978)
Con thật may mắn đã đến được với Đạo Pháp bằng tâm chí thành. Tinh hoa của Đạo Pháp được gói trọn trong hai Bồ- Đề Tâm.
(Xem: 15883)
Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”... Huệ Trân
(Xem: 15102)
Ngày tôi nhận ra con đường đích thực của cuộc đời mình, em đã khóc rất nhiều. Em muốn tôi vẫn là tôi của những ngày mới quen nhau.
(Xem: 14325)
Bản chất của mùa xuânchuyển hóa. Nó có khả năng chuyển hóa đối với những gì đang có mặt nơi nó để nó trở thành mùa xuân cho chính nó...
(Xem: 15305)
Em hãy trở về nhìn sâu vào tâm em bằng đôi mắt thiền quán, với ý chí quyết liệt, với hướng đi cao khiết, với tấm lòng thanh bạchmở rộng...
(Xem: 17646)
Thử tắt điện thoại một ngày… Một cuộc “biến mất” không dự báo trước, đối với nhiều người. Đó là một cách biểu hiện của vô thường, dành tặng cho những người thân-thương.
(Xem: 17843)
Mỗi lần đi qua những cánh đồng đang mùa gặt, tôi lại nhớ về những ngày thơ ấu êm đềm ở làng quê. Cái hương quê ngai ngái mùi lúa mới ấy như cứ mãi vấn vít lòng tôi...
(Xem: 15095)
Nhân dịp đầu năm, đi chùa lễ Phật, nhìn thấy muôn hoa đua nở, vẻ đẹp tao nhã của thiên nhiên như lời chúc phúc tốt lành đến với tất cả mọi người.
(Xem: 14606)
Nói đến Tết, chúng ta thường nghĩ tới một dịp vui đầu năm mới - Tết Nguyên đán (còn gọi là Tết cả).
(Xem: 15354)
Quãng đời ấy, là quãng đời của tôi có thật, nhưng xin quý vị đọc mà đừng tin, vì sự kiện ấy là của một thời gian đã đi qua, nó đã trở thành nắng mưa, sương gió,...
(Xem: 13316)
Cuối năm, trời trở nên rét hơn. Những cơn gió từ sông thổi vào mang theo hơi nước lạnh buốt. Con sông mùa này trông mênh mông, quạnh quẽ.
(Xem: 13061)
Gió thổi làm những chiếc lá lay động, làm nhánh cây, cành cây bâng khuâng, làm rừng xanh, đìu hiu xao xuyến. Con chim đang ngủ trong tổ giật mình thức giấc...
(Xem: 15408)
Em mới mười một tuổi, mẹ bỏ em lại bên chân núi. Ruộng dưa mênh mông, em ngơ ngác như con bù nhìn rơm giữa nắng và gió.
(Xem: 16553)
Về quê vào những ngày cuối năm mới thấy sao yêu đến vậy cái đồng đất quê mình, thương biết mấy những chị, những mẹ một nắng hai sương trên ruộng đồng.
(Xem: 11839)
Sau giờ thiền toạ sáng nay, lắng nghe lại lòng, hình như có dòng sông nào đó tuôn chảy qua đời, bắt được tiếng hơi thở thánh thót của vũ trụ...
(Xem: 13336)
Phật của ngoại nhỏ xíu, chỉ cao hơn gang tay tôi một chút - dĩ nhiên, đó là gang tay của một cậu bé mười tuổi. Phật cũng không đẹp chi lắm...
(Xem: 17879)
Tự do chính là quyền cơ bản của một con người. Do vậy ai tước đi tự do của người khác đều là hành vi vi phạm nhân quyền.
(Xem: 16151)
Khái niệm về thảnh thơi có lẽ nó đơn giản hơn nhiều khi ta đừng gắng thêm cho nó, cái “mốt”, cái danh, cái lợi và cái lòng kiêu hãnh hơn người… Có ai cấm ta những thứ đó đâu...
(Xem: 14022)
Nói về mùa xuân, ai cũng hình dung đến những điều tốt đẹp đang chờ đón mình trong năm mới. Nhưng rồi mùa xuân cũng đi qua, xuân năm nay trở thành xuân năm trước.
(Xem: 12604)
Hạnh phúc vĩnh hằng là sự tự do bình yên nội tại, sự tĩnh lặng nơi tâm thức, không bị khuấy động bởi những tranh đua, nhiễu nhương của cuộc đời.
(Xem: 16346)
Chúng ta là những lữ khách trên hành tinh này. Chúng ta có mặt ở đây nhiều lắm là chín mươi hay một trăm năm.
(Xem: 15456)
Năm Canh Dần trôi qua với biết bao nhiêu sự kiện xảy ra trên khắp thế giới. Hội nghị cấp cao Đông Á với sự xuất hiện của Nga và Mỹ, người Việt Nam đầu tiên đoạt Huy chương Fields danh giá...
(Xem: 14846)
Vị thầy người Nhật của tôi đã ra đi năm ngoái, quá trẻ, quá sớm. Bà chỉ mới năm mươi bốn tuổi, và không có ai để truyền thừa Pháp. Bà chỉ có năm người đệ tử...
(Xem: 19035)
Ta yêu chuộng sự sống một cách tha thiết, và ta sống hết lòng trong từng khoảnh khắc là do ta có ý thức rõ ràng về sự chết. Cái chết chắc chắn sẽ đến với chúng ta.
(Xem: 15449)
Liên hệ của mọi cá thể trong vũ trụ này là liên hệ duyên sinh. Cái này có mặt là nhờ sự có mặt của những cái khác, không có cá thể nào tự tồn tại riêng biệt...
(Xem: 13540)
Mưa thật nhiều suốt đêm qua, những ánh chớp loé sáng, vẫy vùng trên bầu trời như rượt đuổi nhau với những nụ cười sáng rực. Mưa trút xuống dù không mời gọi, như réo rắc...
(Xem: 13731)
Trăng thì vằng vặc trên cao, trên bầu trời, sáng đẹp. Nhưng, trăng của tấm lòng, của chân tâm, thật là gần gũi, bình dị, trong sáng, thanh tịnh, không một gợn sóng mây...
(Xem: 14176)
Thuở xưa, khi Phạm Dự (Brahmadatta) là vua nước Ba-la-nại (Benares), Bồ-tát thọ sanh vào đời làm một chú Linh Dương sống trong một bụi cây gần bên hồ nước ở trong cánh rừng.
(Xem: 14905)
Trong học tập cũng như trong công việc, lười biếng, thiếu ý chí, thiếu kiên định là những nguyên nhân đưa đến sự thất bại. Khó tìm đâu trên cõi đời này một người có được thành công mà người đó là một kẻ lười biếng...
(Xem: 17853)
Mình có một đôi chân vững chãi, một đôi mắt sáng và một tấm lòng trong, hãy nương tựa vào mình. Đôi bàn chân sẽ cho bạn phương tiện đi tới...
(Xem: 14947)
Dạo ấy, vào khoảng cuối thập niên 50 và đầu thập niên 60 của thế kỷ trước, Phật học viện Trung phần Hải Đức tại Nha Trang thấy cần phải mở rộng việc đào tạo tăng tài.
(Xem: 14488)
Thời đại ngày nay, trong chúng ta ai mà lại không bận rộn, ai mà lại có dư thì giờ đâu bạn nhỉ? Mặc dù đôi khi tôi cứ nghĩ là chúng ta chỉ tự tìm cho mình sự bận rộn mà thôi!
(Xem: 17681)
Đời như cơn gió bên thềm, mênh mông, vô định. Có cái gì là của mình đâu mà trói buộc? Cứ nhẹ nhàng thôi, như gió bên thềm vậy...
(Xem: 20562)
Sự vững chãi của bạn là một điều nhiệm mầu. Bởi có rất nhiều người đang tin vào bạn, họ sẽ vững chãi theo và niềm tin ấy miên viễn trong tâm thức...
(Xem: 19346)
Xuất gia có nghĩa là ra khỏi nhà, rõ hơn là ra khỏi căn nhà mình đang ở; dứt khoát bỏ mà đi khỏi căn nhà mình đang được chở che bảo bọc, hay đang bị ràng buộc, hệ lụy vương mang.
(Xem: 16911)
Tình yêu không làm cho ai khổ đau, nhưng ở trong đời có quá nhiều người bị khổ đau bởi tình yêu là do trong tình yêu của họ có nội dung của khao khát, chiếm hữu, riêng tư và tình dục.
(Xem: 15515)
Sau bữa ăn trưa, tôi hỏi một vị Tăng sĩ trẻ, Thầy đã ăn xong chưa? Vị ấy trả lời - dạ! con đã ăn xong. Tôi cười và nói, Thầy chưa ăn xong đâu, ngày mai Thầy lại tiếp tục ăn lại...
(Xem: 17011)
Trong đời sống hàng ngày, ta cố ý nói sai sự thật để đánh lừa người khác là chính ta không những chỉ phá hoại và làm thương tổn lời nói của ta, mà chính ta còn làm thương tổnphá hoại sự hiểu biết và nhân cách của ta nữa.
(Xem: 15704)
Bạn biết không? Mọi niềm vui xảy ra trong thế gian đều dẫn đến hậu quả của thất vọng và khổ đau. Tại sao? Vì lòng tham của con người đối với các lạc thú thế gian là vô hạn...
(Xem: 15019)
Sống giữa đời, ai cũng mưu cầu một vài niềm hạnh phúc. Hạnh phúc được xem nhưmục tiêu thiết yếu nhất mà loài người nói riêng và vạn loài tồn sinh khác nói chung hướng đến tìm cầu.
(Xem: 14746)
Trong cuộc sống có đôi khi chúng ta lầm tưởng, mọi thứ đều diễn ra quá êm đẹp và theo chiều hướng tốt để ta có thể đạt được cái mà chúng ta muốn có.
(Xem: 14823)
Có thể nói vạn vật hữu hình khó đứng vững và tồn tại trước những cơn thịnh nộ của bão tố. Thế nhưng, đôi khi đâu đó cũng có những cành hoa bé nhỏ yếu ớt đã sẵn sàng trụ lại sau những cơn cuồng nộ của tự nhiên.
(Xem: 17765)
Mỗi khi nghe đến mấy bài hát diễn tả những sinh hoạt nơi đồng quê, như cảnh gặt hái của ngày mùa, hay những buổi tối giả gạo dưới trăng tôi chợt nhớ đến quê tôi tha thiết.
(Xem: 15531)
Chúng ta luôn đặt ra cho mình rất nhiều mục tiêu, song trên bước đường theo đuổi chúng, phải chăng bạn đã đánh mất giá trị tự thân của cuộc sống? Lao đầu vào việc theo đuổi mục đíchtrở thành nô lệ của mục đích.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant