Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử

02 Tháng Mười 201000:00(Xem: 18869)
Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử

Ảnh hưởng đạo Phật trong thơ Hàn Mặc Tử

 

Hàn Mặc Tử rất chú trọng về âm nhạc và màu sắc. Đó chính vì tâm hồn Tử có nhiều trạng thái cá biệt, nhiều khi rất bí ẩn u huyền; để diễn tả, phải dùng màu sắc, hình ảnhâm nhạc -nhất là âm nhạc, vì chỉ có âm nhạc mới diễn tả nổi những cái sâu xa, thầm kín, những cái tế nhị, u ẩn của một tâm hồn.

Nhiều khi Tử phải bỏ nghĩa thông thường của chữ, bỏ cả văn phạm của câu, để cho thanh âm tiết tấu phù hợp với những biến chuyển, những rung động, những xao xuyến của tâm hồn - một tâm hồn mênh mông và đối với chúng ta có phần xa lạ - mà văn tự chính xác nhiều khi không diễn tả được thấu đáo, không diễn đạt đúng ý muốn của người thơ.Cho nên xem thơ Hàn Mặc Tử, nhiều khi không nên chấp ở chữ mà hại lời, không nên chấp ở lời mà hại ý. Và muốn nhận thức tình ý trong thơ được đầy đủ, thì phải thưởng thức nhạc thơ trước nhất, vì trong thơ Tử, nhạc đi trước mà ý theo sau, và có khi ý không ở tronglời mà ở trong nhạc.

Trong tâm hồn Tử, không có những bức thành kiên cố ngăn cách tôn giáo của mình và tôn giáo của người, nhất là đối với Phật giáo. Vì không có những bức thành kiên cố ngăn cách giữa tôn giáo mình và tôn giáo người, nên Tử đã đi tìm nguồn cảm hứng trong Đạo Bồ Đề. Và mặc dù tự xưng mình là "Thi sĩ của đạo quân Thánh Giá", Tử vẫn không ngần ngại đem những từ ngữ, những hình ảnh của Phật giáo và dùng trong văn thơ mình, dùng cả vào trong những bài có tinh thần Thiên Chúa giáo nhiều nhất. Như bài Thánh Nữ Đồng Trinh là một.

Bài này Là những lời Tử dâng lên Đức Maria để ca ngợi "ơn phước cả", mà Thánh Nữ đã ban cho Tử trong "cơn lâm lụy". Trong bài có những chữ "Từ Bi", "ba ngàn thế giới", là chữ của nhà Phật, dùng một cách sướng khoái:

Lạy Bà là Đấng tinh truyền thánh vẹn

Giàu nhân đức, giầu muôn hộc từ bi

Tôi ưa nhìn Bắc đẩu rạng bình minh

Chiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giới

Hai chữ "Từ bi", còn thấy dùng trong nhiều bài khác:

Thơ tôi thường huyền diệu

Mọc lên đạo từ bi

(Cao Hứng)

Trời từ bi cảm động ứa sương mờ

Sai gió lại lay hồn trong kẽ lá

(Hãy Nhập Hồn Em)

Nhiều từ ngữ khác của Phật giáo, như "hằng hà sa số" "mười phương" cũng thường gặp trong thơ Tử :

Mây vẽ hằng hà sa số lệ

Là nguồn ly biệt giữa cô đơn

(Cuối Thu)

Đóng cửa mười phương lại

Dồn ánh sáng vào đây

(Điềm lạ)

Trời như hớp phải hơi men ngan ngát

Đắm muôn nghìn tinh lạc xuống mười phương

(Nguồn thơm)

Nhưng đó chỉ là những dấu tích bên ngoài. Trong thơ Hàn Mặc Tử có nhiều bài chịu ảnh hưởng cả hình thức lẫn tinh thần Phật giáo:

Bay từ Đao Ly đến trời Đâu Suất,

Và lùa theo không biết mấy là hương.

(Phan Thiết)

Trở lại trời tu luyện với muôn đêm,

Hớp tinh khí lâu năm thành chánh quả.

(Phan Thiết)

Ngoài những ngôn ngữ phổ thông của nhà Phật, như "thành chánh quả", "sông Hằng", Ta vãi tung thơ lên tận sông Hằng (Phan Thiết). Ngoài những hình ảnh đẹp đẽ của trời "Đao Lỵ", trời "Đâu Suất" - những cõi Phật xa xăm, đầy nhạc, đầy hương, đầy ánh trăng - chúng ta nhận thấy trong bài Phan Thiết, thuyết nghiệp báothuyết luân hồi được thi vị hóa một cách tài tình:con chim Phụng HoàngSân Si mà phải đoạn, và khi trở lại trời tu luyện thành chánh quả rồi, mà vì tập khí chưa tiêu trừ trọn vẹn, nên phải trở xuống trần gian, "nơi đã khóc đã yêu đương da diết" để mà "chôn hận nghìn thu" và "sầu muộn ngất ngư".

Trong bài Phan Thiết, chúng ta còn nhận thấy rằng Hàn Mặc Tử đã nhìn đời bằng con mắt giác ngộ: những hiện tượng trong cõi đời này đều là những tuồng ảo hóa:

Sao tan tành rơi xuống vũng chiêm bao,

Trăng tan tành rơi xuống một cù lao

Hoá đai điện đã rất nên tráng lệ

(Phan Thiết)

Và cõi đời này -mà Phan Thiết là tượng trưng - là nơi đau khổ, là nơi "chôn hận nghìn thu", là nơi "sầu muộn ngất ngư". Vì nhận biết cõi đời là giả tạo, là nơi khổ lụy, Tử đi tìm nơi giải thoát và đã tìm thấy Cực Lạc Quốc Độ của Phật A Di Đà.

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền

(Ngoài vũ trụ)

Cả trời bỗng nổi lên muôn điệu nhạc

Rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác

Rất phương phi trên hết cả anh hoa

(Ra đời)

Vì muôn kinh dồn dập cõi thơm tho,

Thêm nghĩa lý sáng trưng như thất bảo

(Đêm xuân cầu nguyện)

những "ánh sáng vô cùng" "sáng láng cả mọi miền", những tiếng "nhạc thiêng liêng dồn trỗi khắp hư linh", những điệu nhạc "rất trọng vọng, rất thơm tho, man mác" những "cây bằng gấm và lòng sông bằng ngọc", ở trong Tử là vang bóng của "vô lượng quang" của "thiên nhạc", của "hoa sen đủ màu sắc và đủ hào quang mọc trong ao Thất bảo" trên thế giới Cực Lạc mà Tử đã nhìn qua kinh A Di Đà.

Tinh thần Phật giáo còn ảnh hưởng trong nhiều văn thơ của Tử, nhưng nhiều khi hoặc quá tiềm tàng, hoặc bị hình ảnh thơ lấn đi, nên chúng ta không thấy nếu chúng ta không chú ý, không lưu tâm "Ôi trời hạo nhiên đây không phải là công trình châu báu của Người sao? Lòng vô lượng đây không phải do phép màu nhiệm của Đấng Vô Thỉ Vô Chung? (bài tựa Xuân Như Ý). Đó chẳng phải là chữ Tâm được thi vị hóa bằng những hình ảnh tượng trưng? Hàn Mặc Tử đã xác nhận tính chất vô thỉ vô chung của Tâm (lòng vô lượng), mà biểu hiện mầu nhiệmMùa xuân thơm tho, trong đẹp, tràn lan khắp không gian (trời muôn trời) chen lấn vô tận hồn tạo vật, và tồn tại cùng thời gian (năm muôn năm). Nhưng vì là một tín đồ Thiên Chúa Giáo, Tử đã quan niệm cái Tâm bất sanh bất diệt là Đấng Vô Thỉ Vô chung, và coi những hiện tượng do "lòng vô lượng" đã "đưa ra" kia là "công trình châu báu" của Đức Chúa Trời, nên Tử "cao rao danh Cha cả sáng". Như thế Hàn Mặc Tử có phải là một nhà thơ của đạo TC? Nghĩa là Tử phải có một tín đồ dùng thơ để phụng sự Tôn giáo mình? Thưa không phải. Tử tìm vào Đạo - Đạo Thiên Chúa cũng như Đạo Phật chỉ để tìm nguồn cảm hứng, để tìm nguồn an ủi khi bị tình đời phụ rẫy hoặc thể xác dày vò. Lý tưởng chính của Tử là Thơ. Tôn giáo chỉ là những yếu tố phụ vào để làm cho thơ thêm giầu sang và trọng vọng. Do đó nhiều khi bị hứng thơ lôi cuốn, Tử đã thốt ra những lời có thể gọi là "phạm thượng" đối với những Dấng Thiêng Liêng Tử phụng thờ. Ví dụ đương qùy trước Thánh Nữ Maria để ca ngợi ơn cứu nạn, mà Tử dám nói:

Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệ;

Dòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ

Bút tôi reo như châu ngọc đền vua

Thật chẳng khác nào đứng nói cùng một người ngang hàng ngang lứa hoặc Nàng Thơ! Thậm chí trong khi cầu nguyện lúc đêm xuân, mà chàng vẫn để tứ thơ ngang tàng theo hứng:

Ta chắp tay lạy qùy hoan hảo,

Ngửa trông cao cầu nguyện trắng không gian,

Để vừa dâng vừa hiệp bốn mùa xuân

Nở một lượt giàu sang hơn Thượng Đế

(Đêm xuân cầu nguyện).

Nghĩ đến những gì "giàu sang hơn Thượng Đế", Tử biết là một tội lỗi lớn, nên tiếp đó chàng van lơn thầm nguyện:

Tôi van lơn, thánh nguyện Chúa Giêsu

Ban ơn xuống cho mùa xuân hôn phối

Xin tha thứ những câu thơ tội lỗi

Lời xưng tội vẫn không thật nghiêm trang thành kính! Trong khi viết những lời tạ tội, Tử đã nghĩ đến thơ nhiều hơn nghĩ đến Chúa, mặc dù Tử luôn luôn thờ Chúa trên thơ.

Còn đối với Đạo Phật ? Hàn Mặc Tử đi vào Đạo Từ Bi không phải để tu, mà cũng không phải để tìm hiểu những gì cao siêu huyền diệụ Tử vào Đạo Từ Bi cũng như một lãng nhân vào vườn hoa nghìn huơng muôn sắc. Vào không phải với mục đích của nhà vạn vật học hay nhà làm vườn, mà vào với tấm lòng con nhà nghệ sĩ khoáng đạt phong lưu. Vào để thưởng thức những cái Đẹp khác thường vừa giàu sang vừa thanh thoát. Hoa có bao nhiêu hương giống, cũng không cần biết. Vườn hoa có tự bao giờ và rộng đến đâu, cũng không cần biết nốt. Mà chỉ biết rằng có nhiều hương lạ, nhiều sắc lạ, và chỉ biết trải lòng mênh mông. Rồi những gì đã thấm vào tâm khảm thỉnh thoảng trào ra ngọn bút những lúc Thơ về, khi thì đượm đà, khi thì phảng phất, khi thì hiển hiện, khi thì ẩn tàng và tràn ra một cách tự nhiên, khiến lắm lúc nhà thơ rưởng rằng đó là do mình sáng tạo ra chớ không ngờ rằng mình đã chịu ảnh hưởng,

Và tất cả những gì đã thâu nhập được trong tôn giáo, trong Phật giáo, cũng như trong Thiên Chúa Giáo - một khi đã vào thơ Tử thì không còn giữ nguyên chất, vì đã bị tâm hồn Tử biến thể, pha trộn theo quan niệmsở thích của mình. Tử thường nói cùng bạn rằng: -Tôi lợi dụng văn chương và triết lý nhà Phật để làm thơ mà thôi. Tôi dung hòa cả hai thể văn và tôn giáo: Thiên Chúa và nhà Phật. Đó chính là muốn làm giầu cho nền văn chương chung.

Bởi vậy, khi đọc Hàn Mặc Tử, chúng ta nên mở tấm lòng cho rộng rãi, đừng chấp về mặt tư tưởng cũng như về mặt ngôn từ, thì mới dễ cảm động cùng con người thơ phức tạp, mới tận hưởng được tất cả những gì sâu kín ẩn khuất dưới những hàng mây ráng lung linh.

(Nha Trang, mùa xuân Tân Sửu, 1961)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 12137)
Trí Hải đã vượt suối trèo non tìm lên chùa Từ Vân trên núi Ngọc Trảng, phía Tây núi Kim Phụng, đến gặp thiền sư Trúc Lâm...
(Xem: 10343)
Diễm phúc sao trong phút cuối trong một đời kẻ vô nghì như tôi với quá nhiều tội lỗi lại được Hoà Thượng trụ trì ngồi niệm hồng danh Phật tiếp dẫn.
(Xem: 11427)
Hạnh phúc của con người không đến từ sự thù hận, tức giận cho nên sự trang trải tình thương trong cuộc sống xã hội là điều cần thiết nhất để hóa giải sự xung đột.
(Xem: 10877)
Xin nhớ rằng: chính nhờ những trải nghiệm khổ đau chúng ta mới đánh giá đúng đắn và hiểu thấu giá trị đích thực của hạnh phúcan lạc...
(Xem: 10644)
Thường hay tự nhủ rằng: Mình không có được cái diễm phúc sanh nhằm thời có Phật, nhưng được nghe Pháp Phật; được gặp người bạn đồng tu và được làm thân người.
(Xem: 10093)
Thiện tâm không chấp nhận máu đổ để chiến thắng nên ăn chay, không giết hại muôn loài là giải nghiệp sát sanh.
(Xem: 11434)
Những năm trước, hai gốc tùng trước sân như hai đứa trẻ, dáng điệu miệt mài trong cơn gió hiu hắt của mùa thu. Quanh năm suốt tháng, không một lời qua lại...
(Xem: 10212)
Đức Phật không phải là quan tòa để phán xử và tự cho mình có quyền phép để đưa người này vào Thiên Đàng hay đẩy người kia xuống Hỏa Ngục.
(Xem: 11114)
Tôi hát cho mẹ bài Năm Uẩn Chẳng Là Ta phổ nhạc từ Bát Nhã Tâm Kinh. Mắt mẹ vẫn nhắm chặt, hơi thở lên xuống đều đặn.
(Xem: 12685)
Cuộc tu là một chiến trận, binh lực phải được vận dụng để đối phó với những gì thật sự là đối phương, chẳng để nhằm vào những khóm lau bụi cỏ để hái hoa bắt bướm.
(Xem: 10982)
Ðối với đạo Phật, cái chính là tinh thần từ bi bình đẳng. Từ bi bình đẳng là một trong những đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất trong Phật Giáo.
(Xem: 11919)
Sự khác biệt của mọi vật là do nghiệp riêng của chúng, chứ bản chất chúng vẫn là Chân Như. Như sóng sanh khởi từ đại dương, biến thành một làn sóng di động...
(Xem: 11958)
Một chậu quỳnh hoa có nhiều nụ là tin tức được mọi người đón chờ. Chậu hoa được đặt gần bên chánh điện, món quà sang nhất của thiền viện...
(Xem: 10467)
Tháng 8, đất trời hân hoan chào đón những đợt nắng mới, nô nức và nồng nhiệt như cảnh đồng loại đang nô đùa ngoài bể xa.
(Xem: 10907)
Khi đời sống nội tâm của bạn được lành mạnh, sung túc thì cuộc sống bên ngoài cũng sẽ ảnh hưởng theo và ngày càng trở nên phong phú.
(Xem: 10539)
Thực ra, tên gọi và hình thức món chay sẽ không là gì nếu ta không quá xem trọng nó. Mọi vật sẽ trở nên bình thường như những món quà hương vị của cuộc sống...
(Xem: 13498)
Thật vậy, luôn có một sự tương quan chặt chẽ giữa lòng vị thahạnh phúc. Nhiều công trình nghiên cứu còn cho thấy là hành động cho mang lại nhiều xúc động tốt đẹp hơn...
(Xem: 11208)
Thủy vừa nói vừa đưa mắt nhìn ra xa. Đôi mắt đen láy đượm buồn. Trong nhà Thủy là người giống mẹ hơn cả, đặc biệt là đôi mắt.
(Xem: 10566)
Vậy, Tiểu Sư Phụ đi đâu? Cô bé hỏi. Nhìn đôi mắt thủy sắc, tôi trả lời - trả lời với chính mình, đi đâu à? Tôi cũng hỏi câu này nhiều lắm rồi.
(Xem: 10358)
Ca ngợi con ngườihoa sen không chỉ là tôn vinh sự chiến thắng vinh quang sau cùng của chúng, mà còn là ca ngợi sự kiên nhẫn, chịu đựng, gian khổ khó khăn...
(Xem: 12693)
Không ai có thể biết trước những gì sẽ xảy ra vào ngày mai... Thế nhưng ta vẫn có một niềm tin... Vậy thì hãy hành xử một cách tốt đẹp nhất và không hối tiếc gì cả.
(Xem: 11632)
Tôi tự nghĩ hóa ra khủng hoảng kinh tế cũng là những gì liên hệ đến xúc cảm. Tôi nghĩ rằng người ta dung túng quá đáng các thứ xúc cảm tàn phá, chẳng hạn như sự tham lam...
(Xem: 15044)
Tôi cảm thấy rằng những hệ thống không thực tế do con người tạo ra cuối cùng sẽ trở lại trong cung cách nhân bản tự nhiên. Chúng tôi yêu mến tự do.
(Xem: 16294)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 11771)
Ta hiện hữuhiện hữu với cha mẹ, với thầy, với bạn. Ta hiện hữuhiện hữu với con người, với muôn loài và với thiên nhiên. Không có cha mẹ thì sẽ không bao giờ có ta.
(Xem: 11617)
Không biết tự bao giờ, hình ảnh cái hàng rào quê bình dị, thân thương gắn liền với tuổi thơ nhọc nhằn nhưng cũng nhiều niềm vui đã in sâu trong tâm thức của tôi.
(Xem: 13990)
Như một vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên du hành sang phương Tây, ngài cũng đã ca tụng những đạo đức bất bạo động đến hàng triệu người...
(Xem: 12096)
Con thuyền sau những tháng năm đưa khách qua sông, rồi đỗ mục ở bến sông đời lặng lẽ… Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 13644)
Điều cần thiết, trước nhất, là xóa tan cội rễ của những cảm xúc tiêu cực, của phiền não, tiêu trừ chính nguồn gốc của sân hậnthù oán.
(Xem: 12070)
Nắng đã biến thành là thứ tâm linh vô giá, che chở cho đời, cho con người, như bàn tay của Bồ tát Quán Thế Âm, đem niềm vui hạnh phúc cho nhân loại.
(Xem: 11541)
phải chăng sau cánh cửa hẹp là phương trời phóng khoáng, sau ưu phiềnan lạc thảnh thơi, sau bất hạnhhạnh phúc ngọt ngào…
(Xem: 13121)
Theo sự nghiên cứu, chúng tôi không hề thấy có việc đốt vàng mã cúng tế người chết được ghi trong tam tạng kinh điển của nhà Phật.
(Xem: 14236)
Tôi nghĩ con người phải mang theo tâm linh của họ - - và sự đấu tranh của họ. Và tôi nghĩ có thể là một phương pháp bất bạo động.
(Xem: 11767)
Chư Tăng sống có mục đích công ích thì quần chúng sẽ không xa rời đạo Phật; chư Tăngquần chúng đều hướng vào tâm linhcông ích xã hội...
(Xem: 12449)
Giáo lý của Đức Phật bao gồm hai mặt của một thực tại, đệ Nhất nghĩa đế thuộc bình diện siêu việtđệ nhị nghĩa đế thuộc về thế giới hiện tượng.
(Xem: 12088)
Chức năng chính của chùa chiền tự viện là hoằng duơng Phật pháp, thực tập lời Phật dạy và tổ chức các hoạt động có tính giáo dục chứ không chỉ là du lịch mà thôi.
(Xem: 11962)
Để có cái nhìn sâu sắc và thấu triệt được mọi vấn đề của cuộc sống, bạn chỉ cần lặng lẽ quan sát thân tâm mình và hoàn cảnh đương tại một cách rõ ràng, khách quan...
(Xem: 11527)
Trong một kiếp người ta có vật chất ta cũng không thể mang theo lúc chết, không có gì là của mình ngoài nghiệp, điều lành, phước báu mình đã tạo.
(Xem: 11390)
Ngày mới vào lớp một, ngày đó lớp một nhỏ nhất, không có mầm chồi lá như bây giờ, tôi đã có một người bạn. Khá thân. Hắn thương tôi lạ.
(Xem: 11418)
Ở khía cạnh tu học thì những người bạn đạo hoặc huynh đệ đồng tu chính là người thầy của mình, bởi sự tu tập và những kiến giải của họ...
(Xem: 11292)
Đây là cuộc lễ kéo dài nhiều ngày nhất và quan trọng nhất, vì, ngoài lễ cầu hòa bình, còn kèm chúc mừng sinh nhật và truyền quán đỉnh đặc biệt.
(Xem: 13220)
Tôi xem thật là quan trọng để có một đời sống hạnh phúc. Cội nguồn chính của hạnh phúc là trong chính chúng ta.
(Xem: 11572)
Cho đến nay tư tưởng Phật Giáo đã thấm nhuần trong tâm hồn Dân Tộc Việt Nam thành một khối keo sơn khó phai mờ và lay chuyển...
(Xem: 13326)
Ngược dòng thời gian, cách đây cả 2300 năm, Trung quốc là nước đã biết trồng dâu nuôi tầm, lấy kén ươm tơ dệt lụa... Lê Chương
(Xem: 11816)
Những hình ảnh về các sinh hoạt lễ hội của chùa và đình vẫn còn in đậm trong ký ức tôi cho đến ngày nay... Huỳnh Kim Quang
(Xem: 13630)
Vườn tâm hoa tuệ của những câu chuyện đầy yêu thương sẽ được theo những bước chân của mình trên những vấn đề của cuộc sống nơi xứ người để mang lên sẻ chia...
(Xem: 12372)
Tất cả những gì Ngài chọn, tất cả cả những gì Ngài làm và tất cả những gì Ngài nói đều là hành hoạt của một vị Thánh, của một vị Phật.
(Xem: 11108)
Trong đạo Phật, cái thương đích thực nó được làm bằng cái hiểu, không hiểu thì không có thương. Cha mà nếu không hiểu con thì càng thương con, con càng khổ.
(Xem: 13192)
Tự lựcyếu chỉ để mình vượt thoát mọi khổ đau, nó có được khi mình hiểu đến nơi đến chốn, khi mình biết thương mình thật sự.
(Xem: 13290)
Khi trong ta đã có tâm tuệ, mọi hành xử của ta đều có mặt của tuệ, nên chúng không bị đối ngại bởi những nhận thức hữu ngã...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant