Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

7. Thử đi một lần cho biết...

25 Tháng Ba 201100:00(Xem: 9879)
7. Thử đi một lần cho biết...

HOA CỦA MỖI NGƯỜI
Tác giả: Diệu Kim

PHẦN I: HOA CỦA MỖI NGƯỜI

THỬ ĐI MỘT LẦN CHO BIẾT...

10g30 sáng thứ bảy...

Chuẩn bị đi Bến Tre. Quà cho tụi nhỏ nhiều quá, mấy bịch to tướng, xe bus không chịu chở đâu. Mấy lần chứng kiến nhân viên xe bus cằn nhằn khách, thậm chí la những người khách nhà quê chở đồ lên phố, chắc cho con đang đi học, thấy thương! Vậy mà luôn miệng quảng cáo "Chúng ta cùng bus!" Thôi, bây giờ chịu tốn tiền đi xe ôm từ quận 4 ra tới Xa cảng. Hai chiếc mới chở hết đồ, mất 60.000 đồng. Xót ruột. Lại còn nắng, mới đầu xuân mà gắt quá.

Ra Xa cảng, phải vác ba lô đi khá xa mới tới chỗ bán vé, rồi quay trở lại nhờ hai chú xe ôm vác quà ra xe đò. Nếu mình đi xe bus thì ai trông đồ cho mua vé, ai khiêng nổi suốt 200m? Có nhiều người hỏi: "Sao không thuê xe đi cho khỏe?". Trời đất, một buổi giảng mà tốn 700.000 đồng thuê xe, tiền đâu xài sang dữ vậy! Một năm tôi đi 20 lần, 5 năm là bao nhiêu tiền? Nhưng dù có tiền cũng không dám xài cỡ đó, trong lúc phải đi vận động kinh phí từng chút một. Năm 2004, thầy Phổ Hòa lén kêu Bác sĩ Minh thuê chiếc xe cho tôi đi, vì lần ấy giảng tới 5 lớp (tận dụng kỳ nghỉ phép thường niên kéo dài 1 tuần), và chở 12 thùng quà to tướng. Tôi biết được, la oai oái, rồi đi xe đò. Tiết kiệm được 500.000 đồng, nghĩa là mua cho các em được 500 cái bánh. Đi vận động kinh phí rồi mới biết, khó khăn lắm, cho nên phải tiết kiệm một chút.

12g30

Nói 12g xuất bến, mà thực sự giờ này mới ra khỏi cái barie chặn cổng. Bắt đầu chạy như rùa đây, vì sợ bắn tốc độ, mình đi hoài, quá quen cái điệp khúc rùa này!

Xe 50 chỗ, cũng có máy lạnh đàng hoàng, nhưng tắt ngúm. Khách ở quê, đặc biệt mấy chỗ "thiệt là quê" như Tam Nông, Hồng Ngự, Bến Tre, Lấp Vò, Bình Minh, không quen máy lạnh, cứ đòi mở cửa sổ cho gió mát. Nhưng mát nỗi gì, trời nắng chang chang, hắt từ đường nhựa lên rát bỏng da mặt. Lại còn bụi, trời ơi là bụi của hàng trăm hàng ngàn xe đò xe tải lưu thông suốt trên quốc lộ. Thỉnh thoảng, có một khúc đường đang làm dang dở, bụi đá mịt mù, hít vô một cái, cảm giác thiệt rõ cái phổi mình đóng thêm một lớp đen sì. Rồi mắt, rồi mũi, tóc tai, quần áo... Chao ôi cái cõi bụi trần! Không có bụi làm sao thành nhân gian cho Thượng toạ Thần Tú viết bài kệ: "Thân là cây bồ đề. Tâm như đài gương sáng.Thường ngày hằng lau quét. Chớ cho dính bụi trần." Ờ, có bụi nên mình phải lau quét thôi.

Lại tẩn mẩn thương người nhà quê của mình. Đồng hương đồng khói chớ đâu xa. Mấy năm nay người nhà quê toàn đi xe xịn, từ 50 chỗ tới 25, 15 chỗ, nào Mercedès, nào Toyota, nào Ford, năm bảy trăm triệu là thường. Dân miền Tây có phước, chứ không như dân miền Trung chịu cảnh cơm tù, nhét người dưới gầm chở hàng, trói trên nóc xe, hoặc tháo ghế ra bắt khách ngồi chen dưới sàn. Nhưng khổ nỗi, người nhà quê mình chưa hiện đại kịp, và đầu tiên là dị ứng với cái máy lạnh. Thế là, chiếc xe mấy trăm triệu cũng phải mở cửa ra hứng bụi. Mà đóng cửa thì làm sao hút thuốc? Thôi, mở luôn đi cho phà khói vô tư! Đàn bà, con nít có sặc sụa cũng chẳng dám nói gì. Chỉ có đi xe Vĩnh Long, Sa Đéc, là hai tỉnh gần cầu Mỹ Thuận nhất, xem ra "văn minh" hơn cả. Xe máy lạnh răm rắp, ai mở cửa, hút thuốc đều được nhắc nhở, cả tài xế cũng nhịn thuốc 100%. Mới đầu, khách khó chịu, riết rồi quen, tự động chấp hành, khỏi nhắc. Mà thôi, từ nay thế giới kêu gọi tiết kiệm năng lượng, chắc phải tắt máy lạnh rồi đó. Chắc đến lượt người nhà quê thương lại dân thành phố khổ sở vì không quen chịu nóng, chịu bụi. Than ôi, mỗi ngày ở thành phố con hít bao nhiêu là bụi rồi dì ơi, còn dì lâu lâu đi xe mới hít nên dì... chưa ngán. Dì về tới nhà là có ngay cánh đồng xanh thăm thẳm và ngọn gió trong lành lọc ngay cái phổi giùm dì... Ủa, cãi nhau làm chi, muốn vậy thì về quê mà ở, ai cấm. Ừa, đã chọn ở thành phố thì ráng chịu. Thôi, đã nói là tiết kiệm năng lượng cho thế giới thì vui vẻ đi.

Ngủ nghen. Niệm Phật thầm trong đầu rồi từ từ ngủ. Cảm ơn ông tài xế xe này không mở nhạc um sùm. Mấy ông khác "tra tấn" tôi suốt 4 tiếng đồng hồ bằng thứ nhạc trẻ thời thượng, ca từ thì vô duyên, còn giai điệu thì rẻ tiền lại ầm ĩ, nhức buốt cả đầu. Đi xe, sợ nhất là nghe nhạc kiểu đó.


14g

Giấc ngủ vừa lơ mơ thì nghe gọi: "Xuống xe qua phà bà con ơi!" Phà Rạch Miễu bắc từ Mỹ Tho, qua bên kia sông mới là địa phận Bến Tre. Vác ba lô bước xuống. Má ơi, nắng kinh khiếp! Đầu choáng váng, quay một vòng. Ba lô nặng quá, đau điếng cái "vai gầy" mà hồi xưa có người thường âu yếm gọi. Vài bộ đồ thì lẽ ra không nặng đến thế, nhưng vì chất thêm giáo trình, giáo án, sổ điểm, 50 bộ đề thi dày cộm, rồi một xấp mẫu tranh tô màu, rồi máy cassette, băng ca nhạc để dạy các em hát hò, sinh hoạt... Ráng đi! Xuống tới phà, thở khì, và len lén đặt ba lô lên yên sau của một chiếc honda cho nhẹ tay. Hai đứa con trai con gái còn trẻ măng, chở nhau, ngồi sát tới nỗi cái yên còn dư một khúc. Tụi nó cứ tự nhiên rúc rích cười nói thì thầm, coi bộ hạnh phúc quá chừng. Chắc nhiều người chướng mắt. Nhưng thôi, kệ tụi nó. Biết đâu những ngày vui này sẽ rất ngắn ngủi, rồi tụi nó sẽ phải đương đầu với bao nhiêu đau khổ, lo toan. Chúc cho tụi nó được như vầy hoài, còn hơn chứng kiến cảnh cắn đắng, chia tay.

Dòng sông rộng quá. Phà chạy rất lâu. Gió sông thổi tung bay vạt áo. Gió chợt làm se buồn. Cứ mỗi lần nghe gió, nghe mưa, tâm thức bỗng mênh mang một điều gì không rõ, chỉ biết là buồn. Nắng chấp chới trên mặt nước, bến bãi mờ xa tít tắp. Đất đồng bằng quen thuộc, cứ bước ra là gặp những dòng sông tuổi thơ trôi dài theo năm tháng... Mình đã đi qua những chuyến phà cuộc đời, giã từ tuổi thơ, đâu còn quay lại được...

Phà cập bến. Đi dọc theo chiếc cầu, nhìn xuống bãi đất bùn lộ ra vì nước ròng, tuổi thơ lại níu chân lần nữa. Những bãi bùn ẩn giấu những con hến bé xíu ngày xưa tôi thường bắt đem về cho bữa cơm gia đình. Nhà nghèo, quanh năm chỉ biết con hến con cua con cá, còn miếng thịt quả thật xa vời. Hai chị em tôi trở thành những đứa trẻ quê thực sự, suốt ngày lặn hụp nơi bến bãi, mương đìa, quên mất cái gốc thị thành nơi mình đã chào đời. Tôi có thể nhìn mặt bùn mà biết nơi nào có lỗ thở của con hến, chỉ cần đưa nhẹ ngón tay xuống vít lên là được một chú rất to, không cần phải dùng cả bàn tay mà bóp bùn hoặc lấy rổ cào như lũ mới "vào nghề". Tôi kiên nhẫn bắt đến khi nào đầy rổ mới chịu thôi, coi như một "định mức" mà tôi tự đặt ra cho mình và phải hoàn thành.

Ngược lại, thằng Dũng em tôi lại không chịu tỉ mẩn như thế, nó thích làm cái gì cho nhanh, có nhiều mới ham. Bảo nó bắt hến, nó miễn cưỡng xuống bãi, rồi nhắm hơi hơi vừa đủ bữa ăn liền dông lên bờ. Nó nói, mấy con hến nhỏ xíu, chán thấy mồ. Nó bươn bả đi tát mương, bắt cá lóc cá rô bự hơn, hoặc lùng sục trong đám lục bình dù lúc 5g sáng trời lạnh như cắt để xúc lên những con cá bống dừa tròn vo hấp dẫn. Tính cách của hai chị em đã hiện ra rất rõ từ dạo ấy. Sau này, tôi lớn lên, kiên nhẫn góp nhặt từng đồng lương và nhuận bút nhỏ nhoi để sống, xây nhà, còn em tôi sau thời gian đi bộ đội đã dấn thân vào những chuyến đi buôn ở Campuchia, có cả sòng bạc may rủi và cả những bãi đào vàng nghiệt ngã, để cuối cùng chết trẻ vì căn bệnh sốt rét ác tính. Nhìn bãi bùn mà nhớ em, nhớ một thời cơ cực nơi bến sông nghèo...

15g

Lại một chuyến phà. Phà Hàm Luông. Xe đậu rất xa bến, vác ba lô đi mệt mỏi, lòng cứ lo liệu vài năm nữa còn sức để đi hoằng pháp vùng sâu vùng xa như thế này hay không? Cầu mong một thế hệ trẻ lớn lên, tình nguyện xông pha về quê, để tôi có thể yên lòng dừng bước. Tôi đâu có sợ cực, chỉ sợ mình không còn sức mà đi. Cho nên, đặt hy vọng vào người trẻ mai sau.

15g30

Xe đò thảy tôi và mấy bọc đồ to tướng xuống ngã tư Cái Quao, qua khỏi thị trấn Mỏ Cày gần chục cây số. Từ Cái Quao, tôi đón xe ôm vô xã. Anh honda ôm chừng ba mấy tuổi, sốt sắng chất hết đồ lên xe, thật tài tình, trong khi ở Sài Gòn mấy anh xe ôm cứ loay hoay rớt lên rớt xuống, rốt cuộc phải tốn hai xe. Người quê chịu cực giỏi hơn mà! Và anh ta cứ sợ tôi ôm giỏ nặng, khăng khăng treo hết cho tôi nhẹ tay. Tội nghiệp, chạy xe mà có cái tình! Nghe tôi vô chùa, anh càng sốt sắng. Nhưng chạy mãi, hết đường nhựa, tới đường đá nhỏ, tới đường cát, còn vết nước lầy lội, rồi tới đường đất nhỏ xíu... vẫn không thấy chùa đâu. Tôi gọi di động vô nhà Phật tử của sư cô, người ta chỉ đường. Chao ôi, khi con đường đã cụt ngọn thì chùa mới hiện ra. Nghĩa là, tới nơi tận cùng của cái ấp 50 xã Bình Khánh Đông, đi vài chục bước là ra bến sông luôn. Sư cô dám về nơi này hở Sư cô?

16g30

Sư cô cười: "Còn may lắm đó! Kim về hôm qua là phải lội nước bì bõm. Triều cường dâng nước biển lên mấy bữa nay, ngập hết mấy liếp rau, chết ngắt, rồi tràn vô nhà bếp. Sư cô đang rầu, sợ Kim về cực quá!" Anh honda ôm cũng vừa chỉ cho tôi những ngấn nước trên đường và nói nước mới rút hồi sáng. Tôi nhìn ra liếp rau muống tong teo bên phía trái chùa, chẳng còn cọng nào ngóc đầu lên nổi. Một dì Phật tử nói: "Ở đây nước mặn lên hoài cô ơi, chỉ có cây dừa là sống được."

Tôi đã thấy những hàng dừa xõa bóng dọc đường làng và những cụm dừa nước xanh rì dùng để chằm lá lợp nhà. Chợt nhớ câu hát "Ai đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió, có phải người còn đó, là con gái của Bến Tre..." Nhưng cuộc sống thực không thi vị như thế đâu. Cây dừa gánh biết bao nỗi niềm của người nông dân, vì tất cả đều trông đợi vào cây dừa. Một chục 12 trái chỉ có 18.000 đồng, còn tuốt lá ra lấy cọng bán cho thủ công mỹ nghệ thì một ký chỉ 2.000 đồng. Trời ơi, tưởng tượng 1kg cọng thì tuốt mất cả ngày trời! Sư cô buồn buồn: "Nhà nghèo nhiều lắm Kim ơi. Thấy thương lắm. Cả xóm đông vầy mà chỉ có 2, 3 cái nhà tường, nhờ con cái đi làm ở thành phố gởi về." Những túp lá xiêu vẹo bên dòng kinh đã rơi vào mắt tôi từ lúc nãy. Cho nên, khi tôi hỏi: "Chùa mình có bi nhiêu đây hả Sư cô?" thì Sư cô xuýt xoa: "So với đa số nhà dân thì chùa mình là "giàu" quá rồi!".

Chính vì vậy, có lẽ một trong những lý do mà tụi trẻ tối ngày cứ chạy tới chùa là để được chà cái bàn chân lên lớp gạch mát lạnh. Sư cô vừa lau chánh điện vừa thủ thỉ: "Tụi nhỏ đâu có mang dép. Rồi ịn nguyên bàn chân lên gạch nè. Nhưng thấy thương, cô hổng có la."

Chùa rộng có hơn 100m2 , vừa hết chánh điện là ra ngay hậu tổ nhỏ xíu, bên trái có một phòng để Sư cô và bà Năm già ngủ nghỉ. Bên phải là bàn máy may của Sư cô, và cái tivi, đầu đĩa VCD Sư cô mới mua trả góp để có phương tiện chiếu phim thuyết pháp cho Phật tử xem. Lúc nào Sư cô cũng nuôi ước mơ hoằng pháp, nên dành dụm tất cả tiền mà mấy đứa cháu "lì xì" trong năm để mua tivi, và chiếu liền mấy cái đĩa tôi cho hôm tết. Vậy mà còn tận dụng không gian để mở lớp Phật Pháp thiếu nhi theo giáo trình của tôi biên soạn. Lại còn dạy ca hát, và khi tôi đề nghị dạy nữ công thì Sư cô mừng rỡ chịu liền. Lần này tôi đem vải, kéo, chỉ thêu, Sư cô tha hồhoạt động. Tôi còn mừng hơn Sư cô, vì như vậy tôi đỡ dạy vất vả, mà phong trào lại được giữ lâu hơn. Hiếm có một vị đa năng như thế. Người trẻ còn chưa hăng hái cỡ đó, huống chi Sư cô đã xấp xỉ 50 tuổi.

17g

Đi tắm. Chao ôi là nước! Nước trong ao màu lờ lờ. Vốc lên rửa mặt mà... sờ sợ. Tắm vội vàng, và "dũng cảm" gội đầu vì phải tẩy lớp bụi đường dày đặc trên tóc. Thôi kệ, chịu một bữa vậy, cũng như vô chùa Tâm Thành ở Tam Nông từng tắm nước phèn đó mà. Chậc, lần nào về quê cũng bị đen thui là tại nắng, tại nước như vầy. Chưa kịp nhả, lại phải đi tiếp. Vùng sâu vùng xa nào không chịu cảnh nước phèn, nước mặn? Phụ nữ thì quan trọng cái "sắc" lắm, nhưng thôi, đã phát tâm hoằng pháp thì ráng bỏ qua. Cái sắc nào dù đẹp rồi cũng tới ngày hủy hoại. Vậy nghen, đừng bận tâm.

Nhưng thấy vậy mới khâm phục Sư cô hơn nữa. Từ Đại Tòng Lâm đang sung sướng, Sư cô phát tâm về vùng sâu hoằng pháp, chịu đựng cỡ này mà không than một tiếng. Đúng là bậc chân tu. Thế đó, tôi đã tìm ra biết bao tấm gương đạo hạnh chính trong những nơi hẻo lánh, đói nghèo. Cuộc sống còn nhiều điều kỳ diệu, đừng vội nản lòng trước những tiêu cực chung quanh.

17g30

Đói quá, vì từ sáng tới giờ chỉ cầm cự bằng một chén cơm duy nhất, bởi lên xe hay nôn nên không dám ăn gì. Mấy dì Phật tử từ chiều đã xúm xít gói bánh tét đãi tôi, cứ như khách quý. "Trời ơi, cô xuống tới đây là quý thiệt đó chớ. Chùa xa quá, đường khó đi quá, nên quanh năm hổng có ai tới thăm cô ơi!" Nghe mà đứt ruột! Nhìn mấy dì mấy cô ngồi chùm nhum bên đống lá chuối, gói gói, cột cột, chợt nghĩ cái nếp văn hóa truyền thống này sẽ còn được bao lâu? Lớp trẻ cỡ tôi bây giờ đã gần như hết biết gói bánh rồi, cứ đám giỗ hay tết nhứt thì ra chợ mua bánh mứt làm sẵn. Hôm tết, đi dạo khu chợ hoa Nguyễn Huệ, thấy mấy chỗ gói bánh tét, bánh ít, cũng mặc áo bà ba, nấu củi, y hệt ở quê. Nhưng y hệt làm sao được! Cái không khí đó vẫn là không khí biểu diễn, không khí mua bán, làm sao giống như ở đây với tình làng nghĩa xóm gắn bó, với những tâm sự, chia sẻ khi ngồi quây quần bên nhau...

Bếp lửa đỏ hồng suốt buổi, và mùi bánh chín đã thơm lừng. Món bánh tét nhưn chuối, bên ngoài không bọc nếp mà bọc bằng khoai mì bào ra lấy bột, ăn dẻo nhẹo, lạ lùng. Lại còn món canh cũng bằng bột khoai mì, nấu với nấm rơm, ăn thiệt ngộ. Phật tử biết có khách nên đem tới một nắm rau ngổ, rồi mấy trái cà tím non xèo, và hơn chục trái đậu bắp nhỏ nhỏ. Thứ nào cũng có vẻ đèo đẹt vì thiếu nước ngọt, nhưng tôi biết chắc chắn là không có thuốc trừ sâu, thuốc tăng trọng. Sư cô cười: "Bữa nay là được ăn ngon đó nghen. Cả năm cô hổng có đi chợ, vì hổng có tiền. Bà con cho cái gì ăn cái nấy, toàn rau cỏ quanh vườn chấm với nước tương." Tôi kêu trời: "Vậy rồi mai mốt Sư cô bịnh, tốn tiền uống thuốc nha!" "Chớ dân quá nghèo, tiền đâu mà cúng hả Kim? Mình phải chia sẻ với họ chớ!" "Vậy mà để dành tiền mua tivi...", tôi trách yêu. Sư cô khoát tay: "Cái đó là ước mơ hoằng pháp Kim à. Nơi xa xôi này không có giảng sư tới, chỉ còn cách nghe pháp như vậy thôi." Tôi chịu thua: "Con đem thêm cho Sư cô cả trăm cái đĩa nữa kìa, tha hồ Sư cô vừa làm thư viện cho chùa vừa tặng Phật tử!". Mấy dì Bảy, dì Út, cô Năm rộn ràng hẳn lên. Và khói bếp cay nồng ấm cúng quyện vào gió chiều, ôm lấy những gương mặt hiền lành, chất phác. Căn bếp tạm bợ với những tấm tole cũ mục ghép lại, và vách lá đơn sơ chỉ đủ che mấy bộ bàn ghế bằng cây tạp do mấy chú trong làng tự đóng, ngay cả cà ràng ông táo cũng do bà Năm già tự nhào đất sét nắn ra. Vậy mà đông vui tình nghĩa hơn nhiều bữa ăn ở nhà hàng sang trọng tôi đã từng dự một cách miễn cưỡng.

Ăn xong, có một ly nước dừa ngọt lịm đúng "mác" Bến Tre, cái thứ nước mà ở Sài Gòn cỡ mức lương như tôi mỗi lần uống coi như "xa xỉ" vì tới 5.000 đồng một trái. Hóa ra người dân ở đây sống rất "sang" mà họ đâu có hay! Thôi thì, cuộc sống luôn có mặt phải mặt trái của nó, chẳng thứ gì toàn diện.

20g

Phật tử vừa tụng kinh xong, ngồi quây quần nơi chánh điện. Các em nhỏ cũng tề tựu về, cũng tụng kinh đàng hoàng rồi ngồi chung với mấy dì mấy bác. Sư cô đã thông báo "có khách" nên mọi người hẹn nhau đến sinh hoạt. Có cả chú Hải công an ấp và mấy chú đoàn thể địa phương. Ai nấy vui vẻ và hòa đồng, dù gia đình nào cũng là dân Đồng khởi thứ thiệt. Chú Hải kể: "Cô hổng biết đó chớ, hồi sư ông khởi công xây chùa, tụi tôi đem giấy tờ lên huyện xin phép giùm, rồi hè nhau khiêng xi măng, cát đá, tới tối mịt còn chưa ăn cơm. Làng xóm mà không có chùa buồn lắm. Và có Sư cô về thấy ấm cúng, tụi nhỏ vô đây được Sư cô khuyên dạy coi bộ ngoan hơn, bớt phá phách. Nói thiệt, chúng tôi chỉ sợ Sư cô cực khổ quá rồi bỏ chùa mà đi thôi!" Sư cô cười: "Không bỏ đâu chú ơi! Quý vị thương tui quá mà bỏ đi sao được!" Mấy dì Phật tử cũng xúm xít nói cười, tình thương tràn lên ánh mắt. Nhà họ nghèo và xa, nhưng tối nào cũng đi tụng kinh, coi chùa như ngôi nhà thứ hai, thật cảm động.

Tôi chào hỏi mọi người, rồi ôn bài sơ sơ cho tụi nhỏ, sau đó mở băng cassette tập hát những bài dân ca Phật Pháp mà tôi biên soạn. Đúng ngay cái "máu" vọng cổ của bà con Bến Tre! Mấy dì đeo kính lão lên hát vang trời không thua gì xấp nhỏ. Làm một hơi 7 bài luôn. Tôi thử mời ai "dũng cảm" lên hát thử, thì eo ôi, quá nhiều người dũng cảm. Già trẻ lớn bé gì cũng xung phong lên cầm micro. Quả không hổ danh là con của quê hương Đồng khởi. Quen sinh hoạt tập thể, quen chất chiến đấu, không sợ hãi, và quen nếp sống lạc quan yêu đời, bao nhiêu tuổi cũng trẻ trung, năng động. Tiếng cười, tiếng vỗ tay giòn giã. Đức Phật ngồi trên tòa sen nhìn xuống chắc cũng mỉm cười.

Tôi nói: "Chúng ta phải làm cho mọi người hiểu rằng đạo Phật của chúng ta không phải bi quan, yếm thế, thụ động, mà là một đạo tích cực, sáng tạo, luôn sống có ích cho con người, xã hội. Sống với Đạo cũng có nghĩa là làm một cuộc cách mạng trong chính bản thân mình, chống lại cái xấu, cái tiêu cực, để tiến tới cái tốt đẹp, tươi sáng hơn!" Những người con Đồng khởi vỗ tay nhiệt liệt.

Gần 10 giờ đêm, mà chẳng ai muốn chia tay. Mấy dì nói: "Trời ơi bữa nay vui quá!" Bình trà thứ mười mấy đã cạn, bánh kẹo cũng ăn xong, và tôi tặng mỗi vị một cái khăn làm quà kỷ niệm, vì bất ngờ quá đâu có chuẩn bị. Mấy dì xếp cái khăn trìu mến: "Nhìn cái khăn là tui nhớ cô Kim nghen!" Than ôi, có một chút quà mọn mà mọi người quý mến như vậy, so với đô thành xa hoa muốn cho người ta cái gì cũng cân nhắc, e dè. Tôi thầm ước, giá mình làm có tiền mình sẽ luôn luôn tìm về những nơi như thế này để sống với những trái tim thương yêu tha thiết! Chính mấy dì, mấy em đã tặng tôi một món quà vô giá.

23g

Sư cô và tôi cùng chui vào cái mùng bé tí, bề ngang chỉ một mét, tấn bên này thì hụt bên kia, tấn trên đầu thì hụt dưới chân. Thây kệ, chứ chẳng còn cái mùng nào nữa. May mà tôi đem xuống cúng dường hai cái mền. Trải chiếu trên nền gạch chật hẹp giữa hai cái bàn, còn phòng ngủ nhỏ thì nhường cho bà Năm già hơn 70 tuổi. Hai cô cháu cứ thủ thỉ tâm tình, không ngủ được.

Tôi nói: "Lạ thiệt, con đã đi rất nhiều nơi, tổ chức nhiều lớp Phật pháp, nhưng chưa bao giờ gặp nơi nào mà chính quyền gắn bó với đạo pháp như vậy. Có nơi gây khó dễ, có nơi thì thoải mái hơn nhưng cũng đứng bên ngoài mà giúp, còn ở đây mọi người cùng xắn tay áo vô làm." Sư cô nói: "Bởi vậy cô mới ráng bám trụ. Mà bây giờ quen rồi, đi đâu cũng nhớ, quay về." Thôi ngủ đi nghen, mai còn thức sớm dạy học nữa đó. Sư cô còn thức công phu khuya nữa. Tiếng dế kêu nỉ non ngoài hè, xa xa tiếng tàu đêm lướt qua bến sông để lại những đợt sóng nhẹ nhàng vỗ vào trái tim như ru hời êm ái...

5g sáng chúa nhật

Tôi ngủ say một giấc không mộng mị. Trong đầu có nghe văng vẳng tiếng chuôngdịu dàng, nhưng rồi lại thiếp đi. Toàn thân vẫn chưa hết ê ẩm sau một ngày đường. Khi choàng tỉnh dậy, trời se lạnh, tôi co rúm người trong chăn, cuộn mình thưởng thức cái không khí trong lành của miền quê chen một chút khói bếp của bà Năm đang nấu nước pha trà. Khói lá dừa nồng nồng, tôi hé mắt nhìn xuống những đốm đỏ bập bùng như nhảy múa tung tăng trong gian bếp mờ tối. Nhớ ngày xưa còn bé, ở quê ngoại cũng nghèo khổ như vầy, cũng đốt lá nấu cơm khói nồng cả mái tranh xiêu vẹo. Lá rụng khắp vườn, tôi và thằng Dũng gom lại từng rổ thật to, chụm tới đâu nghe tiếng lửa reo giòn tan tới đó. Còn lá dừa thì cuộn lại thành ngọn đuốc, mỗi đêm soi đường cho tôi đi dạy bình dân học vụ. Những năm mới giải phóng, bọn trẻ học sinh chúng tôi phải tham gia tất cả phong trào của nhà nước đề ra, nào xóa mù chữ, nào đắp đê, đào kinh thủy lợi... Hừng hực khí thế. Làm cực mà vui. Nhờ vậy gắn bó với cộng đồng, bà con, làng xã. Tôi đi dạy vỡ lòng cho bà Tư, con Út... kiên nhẫn cầm tay họ viết từng chữ i tờ lên trang giấy trắng.

Tôi đem ngọn đuốc văn hóa soi giùm cho họ, thì đêm về có đuốc lá dừa soi sáng bước chân tôi. Qua cầu khỉ, cầu gòn trơn trợt, có cả sợ ma, sợ rắn rít trong lùm bụi chạy ra. Nhưng không ngày nào chịu bỏ dạy, vì cứ nhớ lớp, nhớ "học trò" già nhứt định đánh vần chữ "ếch" (S) là con..."cóc"!

Đi suốt những mùa hè... cho tới một mùa hè 16 tuổi thì có một ngọn đuốc lá dừa khác cũng theo về chung lối. Thế là đỡ sợ ma, nhưng lại sợ một... thứ khác dịu dàng hơn. Rồi chút ấm áp thơ ngây đó cũng trôi qua, tôi hồn nhiên lớn lên chút nữa, ra đi về một vùng quê khác, bỏ quên những ngọn đuốc lá dừa của tuổi thơ và lớp học bình dân năm nào...

Chợt đêm nay gặp lại, thấy lá dừa vẫn xõa tóc che suốt đời mình, vẫn cháy sáng soi đường cho mình cầm tay những học trò quê cũ. Tôi vẫn đi xóa mù nhưng là xóa mù Phật Pháp, trao tặng những bài học vỡ lòng cho những xóm làng xa xôi heo hút. Vẫn kiên nhẫn cầm tay họ viết từng chữ i tờ của Tam Bảo, Ngũ giới, Vô thường, Nhân quả... Cái nghiệp "cô giáo" ngày nào vẫn tiếp tục, nhưng niềm vui thì lớn thêm nhiều lắm.

7g

Các em đến đông đủ. Tôi xếp các em ngồi xuống nền gạch trên chánh điện và lấy những chiếc kệ tụng kinh thay cho bàn học. Giấy thi đã in sẵn đề, tôi soạn rất tiện và đẹp, photo ra hàng loạt, "chính quy" không thua trường lớp bên ngoài. Tôi gác thi nghiêm túc, không em nào dám gian lận hoặc coppy. Nói chung, lớp học này khá tốt, có nề nếp, tôi rất hài lòng. Đặc biệt, nhiều em còn mặc những bộ đồ vạt hò mà Sư cô may tặng, trông xinh xắn đáng yêu làm sao. Sư cô đi Sài Gòn xin vải về may, thật khéo tay.

Tôi vừa chấm điểm bài kiểm tra, vừa mở băng cho các em học hát. Tập bài hát tôi cũng đánh máy, photo sẵn, trang trí đẹp mắt. Không khí vui và sinh động.

Các em được ăn trưa trong khi chờ tôi soạn phần thưởng. Tôi đã trang bị 60 cái khay nhựa có nhiều ngăn. Các em thích ăn trong cái khay xinh xinh đó, nên tuần nào cũng đòi tới chùa học giáo lý. Mấy dì Phật tử cũng lăng xăng nấu giúp từ sáng, tạo nên sự gắn bó lạ lùng. Từ chuyện ăn thôi, nhưng mỗi người đều có thể gởi gắm tình cảm của mình vào đấy. Cho nên, mỗi dịp đám tiệc không chỉ là ăn, mà còn là cơ hội gắn kết cộng đồng với nhau. Chùa nghèo, chỉ có món bánh mì nguội đem hấp, cuốn với rau sống, chấm nước tương, nhưng cái sự "ngon" ở đây bao gồm cả trạng thái tinh thần nữa.

Lúc trao phần thưởng thì có mấy anh chủ tịch xã, bí thư ấp và mặt trận tổ quốc xuống thăm theo lời mời của Sư cô. Cán bộ rất trẻ và thân thiện. Mọi người cùng ăn bánh mì hấp như tụi nhỏ, và tiễn tôi ra về. Chuyến xe chót tại thị trấn Mỏ Cày sẽ khởi hành lúc 12g. Mấy dì Phật tử xếp một giỏ đầy nào bánh tét, dừa, bánh tráng, bắt tôi phải mang đi. Tôi từ chối không được, dù biết mình xách lên tới thành phố chắc cái lưng cụp lại như hôm nọ. Đến vùng quê nào cũng vậy, các dì cũng trìu mến gởi những món quà quê hương, cây nhà lá vườn, mình không nhận sợ các dì buồn. Thôi thì khệ nệ khiêng nè...

13g30

Xe chờ đủ khách mới chịu lăn bánh. Và lại nắng, lại hai chuyến phà dằng dặc, lại những cơn gió rát da, lại những lớp bụi mù trên đường thiên lý...

Nhưng rồi tôi sẽ trở về, rồi tôi sẽ dâng tặng những gì mà trái tim tôi chân thành ấp ủ. Bàn tay tôi nhỏ bé, nhưng cũng xin góp một chút cho đời, để rồi nhận lại từ cuộc đời những niềm tinhy vọng. Xa rồi Bến Tre. Tạm biệt những hàng dừa xõa tóc bến sông xanh... Tạm biệt những mái lá nghèo nhưng nhân hậu, yêu thương...

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14285)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14555)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11836)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14342)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13255)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14617)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12630)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25189)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27839)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26318)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17197)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16519)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15890)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22095)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17117)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24856)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21927)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19053)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16154)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21696)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16763)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14647)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16678)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25011)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18764)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21191)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14758)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14364)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16600)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 17999)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12893)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14930)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12688)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13877)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14593)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27965)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27139)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14329)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20913)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14660)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24152)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28626)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14723)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13277)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16424)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27191)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 11991)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16050)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21427)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12359)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant