Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

12. Cuộc Ðời Của Ðức Phật

13 Tháng Năm 201100:00(Xem: 5842)
12. Cuộc Ðời Của Ðức Phật

Tấm lòng rộng mở
THUẦN HÓA TÂM HỒN
Nguyên tác: Taming the Monkey Mind
Tác giả: Thupten Chodron - Dịch giả: Thích Minh Thành

Phần Ba
TRUYỀN THỪA LỜI PHẬT DẠY

 

Trong những phần trước chúng ta đã nhìn thấy được những tinh yếu của những lời Phật dạy cũng như cách thức áp dụng những tinh yếu đó vào cuộc sống của chúng ta trong thế kỷ này. Nhưng chúng ta có thể thắc mắc về cội nguồn của đạo Phật và về phương thức mà đạo Phật thuần chất đã được truyền thụ cho đến thế hệ hiện nay của chúng ta. Tại sao lại có nhiều truyền thống khác nhau trong Phật giáo và những truyền thống đó là gì? Ðạo Phật đã được hành trì như thế nào ở những nước khác nhau? Tất cả những vấn đề trên sẽ được thảo luận trong phần này.

-ooOoo-

XII. CUỘC ÐỜI CỦA ĐỨC PHẬT

Cảm kích tất cả chúng ta

"Ðức Phật đã miêu tả những chân lýgiá trị muôn đời và đã phát huy những đạo lý không chỉ cho Ấn Ðộ mà còn cho cả nhân loại. Ðức Phật là một trong những vị chân nhân đạo đức vĩ đại nhất xuất hiện trong thế gian này" (Albert Schweizer, học giả người Pháp về thần họctriết học đã đoạt giải Nobel).

Ðời sống của những bậc chân nhân đã nâng cao giá trị của loài người chúng ta. Thật là một ân phước, những vị ấy đã xuất hiện và sinh sống giữa loài người chúng ta. Tiểu sử của những bậc chân nhân như vậy làm cho chúng ta phấn chấn. Những vị ấy đã chỉ bày phương pháp để chúng ta vượt qua những khó khổ và làm lợi lạc cho tha nhân. Chúng ta có thể tìm thấy rằng những việc xảy ra trong đời sống của Ðức Phật có nhiều việc tương tự với những gì chúng ta đang gặp phải trong cuộc sống, tương tự với những nỗ lựcchúng ta đang thực hiện để tu sửa bản thân.

Sinh ra năm 560 trước tây lịch (TL), Ðức Phật là một thái tử thuộc hoàng tộc Thích-ca của xứ Ca-tỳ-la-vệ, ngày nay là Nepal. Trước khi mãn nguyệt khai hoa, mẹ của thái tử nằm mộng thấy một số điềm lành. Chuyện kể rằng khi vừa mới sinh ra, thái tử bước đi bảy bước và tuyên bố: "Ðây là lần tái sinh cuối cùng của ta."

Một số người cảm thấy vô cùng sung sướng khi được nghe kể về những điều mầu nhiệm xảy ra trong lúc Phật đản sanh cũng như đời sống sau này của Ðức Phật; đó là những điều biểu thị cho những thành tựu tâm linh của Ngài. Một số người khác thì lại nghi ngờ vì những mẩu chuyện như vậy chưa được giải thích về phương diện khoa học.

Ðây là vấn đềchúng ta có thể tranh luận bất tuyệt, nhưng làm như vậy là đi lạc đề. Ðiều quan trọng là chúng ta tu tậpthành tựu được những phẩm chất cao thượng bằng cách sống theo Chánh pháp. Những giai thoại kể về những bậc thánh nhân chỉ nên là nguồn cảm hứng. Những giai thoại đó có thể làm gương mẫu sống động giúp chúng ta phát triển đời sống tâm linh. Tốt nhất là bạn nên xem những giai thoại có nhiều tính chất mầu nhiệm huyền bí đó là nguồn phấn khích tích cực và làm cho chúng ta hưng phấn hơn, có lợi cho cuộc sống. Nếu bạn không thể thấy theo chiều hướng như vậy thì cũng không phải là vấn đề quan trọng. Trong những giai thoại kể về Ðức Phật, bạn hãy tập trung tâm ý vào những đoạn mà theo bạn là có ý nghĩa nhất.

Mẹ của Ngài mệnh chung bảy ngày sau khi đản sinh. Ngài được người mẹ kế là Kiều Ðàm Di săn sóc nuôi dưỡng. Một nhà hiền trí nói với cha Ðức Phật (vua của thành Ca-tỳ-la-vệ) rằng đứa trẻ sau này sẽ là một người kiệt xuất vĩ đại: hoặc là một vị hoàng đế vĩ đại với quyền lực về kinh tế, chính trị và xã hội, hoặc là một thánh nhân vĩ đại với trí tuệtừ bi dắt dẫn mọi người trên con đường tâm linh.

Nhà vua mong muốn con của mình đạt được điều tốt đẹp nhất; và theo quan điểm của nhà vua, điều tốt đẹp nhất là quyền lựcgiàu có hơn người. Rõ ràng là nhà vua không thấy được giá trị của sức mạnh tâm linhnăng lực tâm linh của thái tử. Nhà vua đã xây dựng nên một cuộc sống tốt đẹp nhất (theo quan điểm của bản thân nhà vua) để cho thái tử được hưởng thụ và trưởng thành. Trong cuộc sống này, thái tử Tất-đạt-đa có tất cả mọi thứ mà đồng tiền có thể mua được. Tất cả mọi điều không được ưa thích đều bị tống ra ngoài bức tường bao kín cung điện và thái tử không được phép ra ngoài thành vì vua cha sợ rằng thái tử sẽ phải chạm mặt với thực tế cạnh tranh nghiệt ngã của đời sống và e rằng những điều ấy làm cho thái tử không được vui.

Khi còn là một đứa trẻ, thái tử Tất-đạt-đa đã là người từ áithành công về cả hai phương diện võ nghệ và văn tài. Lớn lên, Ngài lập gia đình và có một đứa con. Từ thành công này đến thành công khác, trong mọi phương diện, thái tử đã đáp lại những kỳ vọng của gia đìnhxã hội. Vì vậy, đối với mọi người Ngài là hiện thân của "thành công."

Một ngày nọ, thái tử cùng với người đánh xe vượt qua khỏi cấm thành, Ngài thấy một người già da nhăn, ốm yếu, lưng còng, hôi hám đang đi trên đường. Ðối với một thái tử được bảo bọc kỹ lưỡng thì đây là một cảnh trạng vô cùng lạ lẫm trong cuộc đời vì những người già cả như thế này từ lâu đã bị cấm bén mảng vào bên trong bức tường của cấm thành. Khi thái tử hỏi người đánh xe về người già ấy thì biết được rằng mọi người đều không thể tránh khỏi quá trình già yếu, rệu rã và hôi hám. Trở về hoàng cung, thái tử trở nên lặng lẽ, trầm mặc hơn. Thế là thứ hạnh phúc toàn vẹnthế gian mà lâu nay vua cha chủ động xây dựngthái tử "được" uốn nắn theo để ước mơ đã vỡ tan như bong bóng nước trong mưa.

Một ngày khác, thái tử lại cùng với người đánh xe phiêu lưu ra ngoài và thấy một người bệnh hoạn đang rên rỉ trong cơn đau nhức. Khi hỏi ra thái tử biết được rằng mọi người đều bị nhiều loại bệnh tật rình rập, chi phối, áp đảo; cuối cùng bị bệnh tật làm cho mê mệt, tê liệt và ngã quỵ, mặc dù không ai muốn như vậy cả.

Ra ngoài thành lần thứ ba, Ngài thấy một xác chết. Người đánh xe giải thích cho Ngài biết rằng chết là điều không thể tránh khỏi và tất cả chúng ta đều phải từ bỏ thân thể này, từ bỏ trần gian này với những thú vui và những gì thân ái yêu thương nhất. Nghe vậy thái tử cảm thấy kinh khiếp, hãi hùng. Ngài bỏ nếp suy nghĩ do vua cha tác động và lèo lái; Ngài bắt đầu tự đề khởi nếp suy nghĩ riêng về ý nghĩa của đời người: người ta không có chọn lựa nào khác ngoài cảm giác già nua, đau bệnh và chết ư! Thế thì tất cả những của cải vật chất, tất cả những quyền lực và uy thế mà Ngài đang có chẳng còn nghĩa lý gì nếu chúng không chống lại được già nua, xấu xí, rệu rã; không chống lại được bệnh hoạn, suy kiệt và hôi hám; không chống lại được dấu chấm hết của mạng sống, gục ngã, xuôi tay? Ngài nhận ra rằng ngay cả gia đình, bè bạn, mặc dầu họ dành cho Ngài một tình thương yêu vô bờ bến, nhưng họ không thể bảo vệ Ngài thoát khỏi già, bệnh và chết. Họ cũng chẳng bảo vệ được bản thân của họ nữa mà.

Trong chuyến đi ra ngoài thành lần thứ ba, Ngài thấy một khất sĩ ăn mặc đơn giản, thanh bần. Người đánh xe giải thích rằng đây là một người đã bỏ lại sau lưng những phiền lụy của đời sống trần gian, đang đi tìm ý nghĩa của cuộc đờigiải pháp cho những vấn đề của nhân sinh theo một phương pháp thánh thiệntrong sạch nhất.

Ðêm hôm đó sau một buổi đại yến linh đình, Ngài nhìn thấy cảnh tượng những vũ nữ xinh đẹp huy hoàng đầu hôm, giờ đây đang nằm sóng soải ngủ quên, có nàng ngái ngủ, ú ớ chuyện đâu đâu, có nàng phát ra tiếng thở nặng nề, mê mệt. Nàng nào cũng tóc tai rũ rượi sau một đêm dài múa hát. Những yêu kiều, tươi tắn, rực rỡ trong buổi yến tiệc vừa rồi té ra chỉ là sự căng nụ và bừng nở của một loài hoa rồi sau đó... Nhìn thấy sâu xa thực chất của những biến thái khác nhau đó, Tất-đạt-đa quyết định phải tìm cho ra giải pháp cho cái bản chất bất như ý của cuộc đời. Ngài thấy việc đắm chìm trong dục lạc giác quanvô nghĩavô vọng vì một ngày nào đó, người sống với những tham đắm ấy phải chết và bỏ lại tất cả. Những người ấy chưa từng trải nghiệm và không bao giờ có thể trải nghiệm toàn bộ năng lực tiềm ẩn của con người.

Thái tử bước giã biệt người vợ và đứa con thân yêu rồi cùng với người đánh xe rời khỏi hoàng thành. Cởi bỏ y phục và đồ trang sức đế vương của một thái tử, Ngài khoác lên mình mảnh áo đơn sơ rồi cắt tóc, quyết tâm tìm ra lời giải cho những bí mật của cuộc đời. Trước hết, Ngài lên đường đi tìm kiếm một vị đạo sư.

Trong những năm đầu, Ngài thọ học với những vị đạothiền định nổi tiếng nhất thời bấy giờ và đạt được những thành tựu thập phần viên mãn theo giáo lý của những vị này. Thế nhưng tâm thức của Ngài vẫn chưa thoát khỏi vòng vây của tham lam, sân hậnsi mê, vẫn còn bị trói buộc trong "có không còn mất". Ðể xoay xở tìm lối thoát siêu vượt lên, Ngài quyết định tu tập theo những pháp môn tột cùng của khổ hạnh. Cùng với năm người bạn, Ngài tu tập theo pháp môn thiền định ròng rã 6 năm, hạn chế tối đa việc ăn uống. Mặc dầu Ngài đạt được những tầng thiền định cao thượng nhất đương thời nhưng tâm trí Ngài vẫn không được giải thoát hoàn toàn. Bằng kinh nghiệm của chính bản thân sau nhiều năm tháng cần khổ tu tập, Ngài nhận ra rằng hành hạ bản thân không phải là nền tảng của sự chứng đạt tâm linh, ngọn nguồn của Vô Thượng Giác.

Chánh Ðẳng Chánh Giác

Từ bỏ đường lối khổ hạnh cực đoan, sức khỏe dần dần hồi phục trở lại, Ngài liền đi đến Bồ đề đạo tràng thuộc khu vực Ðông Bắc Ấn Ðộ rồi ngồi tĩnh tọa dưới cội cây Bồ đề. Với hùng lực và quyết tâm cao nhất. Ngài dũng mãnh phát nguyện không bao giờ đứng dậy rời khỏi chỗ thiền tọa khi chưa được giác ngộ hoàn toàn.

Câu chuyện kể tiếp rằng Ma vương, chủ tể của loài ma, đã xua lực lượng đến ngăn cản, không cho Ngài tiếp tục thiền định. Chúng ta có thể xem Ma vương là những thế lực từ bên ngoài đến để gây trở ngại cho chúng ta hay là một phần tâm thức của chính chúng ta còn phân vân, chấp thủu mê. Một trận chiến xảy ra giữa Ðức Phật và quân đội của ma, giữa sáng suốtu mê, giữa thánh thiệnphàm tình, tục lụy. Trận chiến này có nhiều ý nghĩa đối với những tâm hồn nhạy bén với những giá trị tâm linh và là nguồn khích lệ đối với những người hướng thiện, muốn chống lại những tham lam thấp kém.

Trước hết, Ma vương đã đưa ra những chiến binh hung hãn nhằm chận đứng việc thiền định của Ngài, nhưng Ðức Phật đã chuyển hóa những vũ khí của ma quỷ thành một trận mưa hoa thơm ngát. Ðiều này có thể hiểu là nỗi sợ hãitính chất sân hận trong tâm thức của chúng ta có thể dùng lòng yêu thương để chế ngựchinh phục.

Kế đến, Ma vương đã gửi những nàng con gái khả ái và nõn nà, xinh tươi và thơm tho như mộng đến để làm cho Bồ Tát phải bị lôi cuốnxao lãng tâm ý, hầu phá vỡ tâm thức tập trung cao độ của Ngài. Nhưng Tất-đạt-đa đã chuyển hóa những nàng con gái kiều diễm này thành những cái túi đựng đồ đang trong quá trình hư mục và bắt đầu tiết ra mùi hôi thúi. Nhục nhã và xấu hổ, chúng lẫn trốn tức thì. Cần nhắc nhở rằng lòng ham muốn của chúng ta sẽ không còn một chút sức lôi cuốn khi chúng ta nhìn xuyên thấu qua lớp võ hào nhoáng bên ngoài của những đối tượng mà chúng ta chấp thủ, ái luyến.

Cuối cùng, Ma vương đã tấn công đến tư cáchnhân thân của Bồ Tát; nó đặt vấn đề Bồ Tát có đủ thiện nghiệp sâu dày, tư cách để ngồi chỗ đó hay không. Tất-đạt-đa đã dùng tay chạm lên quả địa cầu, vị nữ thần của quả đất xuất hiện, xác nhận rằng Ngài đã huân tập đầy đủ phước đứcthiện nghiệp sâu dày. Ðiều này biểu thị rằng những nghi ngờ do dự của chúng ta sẽ tan biến nếu chúng ta dựa trên nền tảng của thực tại, tức là chính cái thực tạichúng ta đang sống, đang sống trong, đang sống với. Chính cái thực tạichúng ta đã vượt qua được bức màn ảo giácthiên kiến, cố chấp; chính cái thực tại đã được chúng ta nhìn xuyên thấu được bản chất tàng ẩn của nó. Bị thất bại, Ma vương bỏ đi.

Trong đêm đó, Bồ Tát tiếp tục thiền định, dần dần tẩy sạch tâm tư khỏi các cấu uế sau cùng tinh tế của vô minhchấp ngã. Bình minh hôm ấy Bồ Tát đạt được Phật quả Vô Thượng Chánh Ðẳng Giác, tức là đã đoạn trừ hoàn toàn tất cả các cấu nhiễm trong tâm tư và đã thành tựu viên mãn mọi đức tánh thù thắng tối cao.

Ban đầu Ðức Phật cảm thấy ngần ngại trong việc tuyên thuyết giáo pháp, không biết người nào có thể hiểu được kinh nghiệm phi thường này hay không? Lúc ấy, có những vị thiên do Phạm thiên dẫn đầu xuất hiệnthỉnh cầu Phật thuyết giảng, nói rằng chắc chắn sẽ có những người có tâm hồn trong sáng, ít nhiễm bụi trần, khi nghe được giáo pháp, những người ấy sẽ có được lợi lạc.

Khi biết rằng năm người bạn ẩn sĩ đã từng cùng tu khổ hạnh chung với mình đang ở Sarnath, Ðức Phật du hành tới nơi ấy. Nhận ra Ðức Phật từ xa nhưng năm người bạn ẩn sĩ này vẫn còn giữ trong lòng cảm giác giận hờn và khinh ghét vì trước kia họ là những người từng chứng kiến sự kiện Ðức Phật giảm hẳn khổ hạnh đến mức độ gần như bỏ luôn lối tu cổ điển này. Họ nêu lên ý kiến chung là không tiếp đón Ðức Phật. Tuy nhiên khi Ðức Phật đến gần, khi được diện kiến tôn nhan sáng rỡ hào quang từ bitrí tuệ của Ðức Phật thì cảm giác giận hờn và thành kiến xa xưa của họ tan biến như mây mù trước ngọn gió ban mai mát mẻ thanh lương. Thay đổi hẳn thái độ, năm người bạn ẩn sĩ khổ hạnh tiếp đón Ðức Phật nồng nhiệt, thập phần kính ngưỡng. Nhân duyên chín muồi Ðức Phật tuyên bố bài pháp thoại đầu tiên, khởi sự sự nghiệp truyền bá giáo pháp vô thượng.

Bài pháp thoại đầu tiên này nói về Tứ thánh đế. Năm vị ẩn sĩ bừng tỉnh ngộ và xin được thọ giáo tu hành theo Ðức Phật. Chẳng bao lâu sau đó cả năm vị đều chứng được quả vị A-la-hán. Như thế, cộng đồng Tăng-già đã được chính Ðức Phật thành lập.

Suốt 45 năm còn lại, Ðức Phật du phương giáo hóa khắp mọi nơi thuộc miền Bắc Ấn Ðộ. Mọi người, thuộc mọi thành phần xã hội đều có thể xin quy y, theo về với Ngôi Tam Bảo để sống cuộc đời lợi lạc an vui, tu tập theo những lời của Ðức Phật dạy bảo. Một ngày nọ, Ngài quay trở về thành Ca-tỳ-la-vệ để thuyết pháp độ cho gia đình. Nghe được những buổi pháp thoại do Ðức Phật tuyên thuyết vua Tịnh Phạn cũng đạt được nguồn phước lạc vô biên. Nhà vua phát tâm quy y Tam Bảotu hành theo lời dạy của Ðức Phật. Người con trai là La-hầu-la cũng xuất gia trở thành vị Tỷ-kheo và sau này trở thành vị đệ nhất về mật hạnh.

Sau khi Tịnh Phạn Vương qua đời, dì mẫu của Ðức Phật cùng với 500 nữ nhân dòng họ Thích-ca xin được xuất gia. Ban đầu Ðức Phật từ chối, có lẽ là vì Ngài không muốn rằng dì mẫu có ý định xuất gia chỉ vì nỗi đau khổ do vua Tịnh Phạn, chồng bà, mới vừa qua đời.

Kiều Ðàm Di mẫu đã thể hiện quyết tâmý chí xuất trần cao độ của mình. Bà cùng với 500 nữ nhân cạo sạch tóc, mặc y vàng đi bộ theo Ðức Phật hàng trăm dặm từ thành Ca-tỳ-la-vệ đến Tỳ-xá-ly. Ananda, người thị giả trung thànhđắc lực của Ðức Phật đã hỏi Phật rằng phụ nữ có khả năng chứng được quả vị A-la-hán không. Ðức Phật trả lời rằng phụ nữ có khả năng chứng quả A-la-hán. Sau đó, Ðức Phật cho phép đoàn phụ nữ này được gia nhập tăng đoàn. Như thế, giáo đoàn ni được thành lập, mở cửa ngỏ giải thoát cho mọi người phụ nữthiện duyên. Da-du-đà-la cũng xuất gia vào ni đoàn và cũng đắc được quả vị A-la-hán cao quý.

Phật giáo tác động vào xã hội

Nhìn từ nhiều khía cạnh, Ðức Phật là một nhà cách mạng xã hội trong thời đại đó. Ngài lên tiếng đả kích mạnh mẽ các nghi lễ cầu cúng mang nặng tính hình thức; khiến người ta phải suy nghĩ đến mục đích của các buổi tế lễ Bà-la-môn đương thời đang được tiến hành. Ðức Phật cũng lên án việc phân biệt đối xử và những bất công xã hội khác trong hệ thống giai cấp. Tuy sống trong bối cảnh văn hóa như vậy nhưng Ngài đã không để cho những tập tục hủ lậu ấy xâm nhập vào trong sinh hoạt của đoàn thể Tăng-già. Ðức Phật đã kiên quyết với lập trường rằng mọi người đều phải được đối xử một cách bình đẳng. Trong giáo đoàn của Ðức Phật, lòng kính trọng được dành cho những vị trưởng lão cao hạ và những vị đã chứng đạo chớ không dành cho những người thuộc một giai cấp đặc biệt nào đó trong xã hội.

Ở Ấn Ðộ thời cổ đại, thân phận của người phụ nữ không được xem trọng, dù vậy Ðức Phật đã làm sửng sốt nhiều người khi Ngài công khai thừa nhận năng lực tâm linh của phụ nữ. Ðức Phật đã cho phép phụ nữ được thoát ly khỏi gia đình mặc dù theo phong tục ngàn đời của xã hội thời bấy giờ thì người phụ nữ luôn luôn phải sống dưới sự cai quản của người đàn ông: trước hết là người cha, kế đến là người chồng, và khi tuổi già thì nương với những người con trai.

Có nhiều vị trưởng lão ni xuất chúng đã đạt được quả vị A-la-hán. Những lời huấn thị của những vị ni này được ghi lại trong tác phẩm Trưởng Lão Ni Kệ thuộc hệ thống kinh tạng Pali. Một số người cho rằng lúc đầu Ðức Phật không muốn chấp nhận cho người nữ xuất gia; sau đó Ngài thay đổi quan điểmmiễn cưỡng chấp nhận; điều này hàm ý rằng có thể đó là một sai lầm khi Ngài đổi ý như vậy. Nên được nhắc rằng Ðức Phật của chúng ta cũng đã từng không muốn tuyên thuyết Chánh pháp nhưng sau đó Ngài đổi ý. Tại sao trong sự kiện đó không ai bảo rằng Ngài đổi ý như vậy là sai cả!

Ngược lại tính chất chuyên chế của hầu hết hệ thống chính quyền Ấn Ðộ thời cổ đại, Ðức Phật ủng hộ một hệ thống điều hành có tính cộng hòa và dân chủ hơn. Ngài đã dựa trên hệ thống này để thành lập nên cộng đồng Tăng-già. Các vị Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni đã thọ giới cụ túc 10 năm thì được xem là những vị đã vững chãi trên con đường tu tập và được gọi là những vị cao hạ. Những vị cao hạ này họp mặt với nhau trong những buổi thảo luận, xây dựng nên những đường lối và đưa vào thực hiện trong các cộng đồng Tăng-già.

"Nội quy" của cộng đồng Tăng-già là những giới điều mà Ðức Phật đã thiết lập cho các Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni. Trong thời mà những vị đệ tử đầu tiên gia nhập tăng đoàn thì chưa có một giới điều nào cụ thể cả. Những giới điều được thiết lập khi có những vị Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni làm những hành động có hại cho bản thân và cho người khác hay những hành động xúc phạm đến mọi người. Khi những hành động như vậy được trình báo cho Ðức Phật biết thì Ngài tuyên bố rằng trong tương lai, những người đệ tử đã thọ cụ túc giới không nên có những hành động như vậy nữa. Theo trình tự như vậy những giới điều được hình thành.

Những giới điều cốt lõi gồm: không sát hại mạng sống của con người, không trộm cắp, không nói dối về những quả vị tâm linh mà mình đã chứng được và không hành dâm. Những giới điều khác nhằm điều chỉnh tác phong của Tỷ-kheo và Tỷ-kheo ni, quy chế về y phục, về cách hành xử giữa những Tỷ-kheo với nhau, giữa Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni và những oai nghi tế hạnh khác. Tăng đoàn cũng không được sử dụng bất kỳ loại dược chất gây nghiện nào cả.

Song song với hội chúng tăng ni xuất gia Ðức Phật còn có nhiều đệ tử cư sĩ từ tất cả mọi thành phần xã hội, mọi tầng lớp xã hội. Mối liên hệ giữa hội chúng xuất giahội chúng tại giatính chất hỗ tương lợi lạctrân trọng lẫn nhau. Chức năng của hội chúng Tăng-già là hết lòng tu tập theo lời dạy của Phật, nêu gương lành sống động cho người khác, đồng thời giáo huấn, hướng dẫn đời sống hướng thượng lại cho mọi người. Ðể thực hiện được việc này các vị Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni phải sống một cuộc sống đơn giản thanh bần. Tăng ni không dấn thân vào việc đồng áng hay thương mại để kiếm sống vì những nghề nghiệp này sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian mà đúng ra phải dành cho việc học giáo lýthực tập thiền định; những nghề nghiệp này cũng dễ làm cho người ta đắm nhiễm và tham trước.

Vì vậy mà mỗi buổi sáng các vị Tỷ-kheo và Tỷ-kheo-ni đi hóa duyên tuần tự nơi nhà cư sĩ để có được thực phẩm hằng ngày. Mặc dầu việc này đôi khi bị xem là "đi xin," thật ra không phải như vậy. Các vị tăng ni không mở miệng hỏi xin và không bắt buộc ai phải mang phẩm vật ra cúng dường hay bố thí. Tăng ni chỉ im lặng, chậm rãi đi ngang qua những gia đình; những người nhận thức được giá trị tâm linh của con đường đạo, khởi thiện tâm và muốn ủng hộ thì đem phẩm vật ra cúng dâng với tâm tự nguyện và hoan hỷ.

Những người xuất gia không phải là những người sống ký sinh vào xã hội. Thật ra người xuất gia đang thực hiện một vai trò quan trọng trong cuộc đời, củng cố tầng đạo đức sâu nhất trong tâm thức xã hội. Những thế hệ của tăng ni đã là những người gìn giữ những lời dạy của Ðức Phật từ thiên niên kỷ này sang thiên niên kỷ khác, đồng thời làm cho những lời dạy đó trở thành những hiện thực sống động. Nhờ vào việc đưa giáo pháp thâm nhập vào dòng chảy tâm thức của bản thântăng ni thăng hoa được hành vitrí tuệ của mình rồi lại đem những pháp lạc này chỉ dạy lại cho cư giaphổ biến cho mọi người có đủ thiện duyên. Tăng ni tu học đúng theo Chánh pháp truyền thống là những người đem bản thân ra để chứng minh rằng người ta có thể trở nên thanh tịnh hơn, từ ái hơn và rộng lượng hơn.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là chỉ vì được xuất giahành vi của một người trở nên thanh khiết một cách tự nhiên. Hầu hết những người con Phật dù là tại gia hay xuất gia đều chưa phải là Phật! Những vị ấy đang trong quá trình tu họccố gắng đạt được chánh quả. Mặc dầu con đường đạo mà Ðức Phật chỉ dạy là con đường hoàn hảo và thuần thiện nhưng những con người cụ thể đang tu tập theo con đường đó không phải ai cũng luôn đạt được sự hoàn hảo và thuần thiện đó.

Khi Ðức Phật 80 tuổi, sau 45 năm giảng dạy giáo hóa chúng sinh, Ngài thị tịch ở thành Câu-thi-na. Trong sự kiện quan trọng này, điều nổi bậtchúng ta có thể ghi nhận ở đây là thay vì chỉ định một người thừa kếthiết lập nên một cơ cấu quyền hạn, Ðức Phật khuyến khích tất cả những đệ tử của mình hãy lấy Chánh pháp tức là lấy những lời mà Ngài đã dạy làm vị đạo sư, làm vị hướng dẫn và chỗ nương tựa tâm linh. Như vậy, Ðức Phật đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tâm thành khẩn của mỗi cá nhân trong việc tu tập, đồng thời Ðức Phật cũng biểu lộ ý hướng rằng với mục đích tiến bước trên con đường giải thoátgiác ngộ, hội chúng Tăng-già hãy sống chung hòa hợp theo tinh thần cộng hòa trong mối quan hệ tương thân và tương kính với nhau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 19845)
Lửa trong Cái Trí là một quyển sách của sự thâm nhập quan trọng được hướng dẫn bởi Krishnamurti, Ông Không dịch
(Xem: 20913)
Một tấm lòng, một con tim hay một thông điệp mà Mặc Giang nhắn gởi: “Cho dù 10 năm, 20 năm, 30 năm. Năm mươi năm nửa kiếp còn dư, Trăm năm sau sỏi đá còn mềm...
(Xem: 19254)
Nữ Phật tử ở khắp nơi trên thế giới đang cố gắng đổi mới, và bộ sưu tập này đề cập đến các hoạt động của họ ở Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái, Campuchia, Nepal, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật, Đức, Anh...
(Xem: 40515)
Đa số dân chúng là Phật tử thuần thành và số lượng tu sĩ khá đông đảo nên Miến Điện mệnh danh xứ quốc giáo với hai đường lối rõ rệt cho chư Tăng Ni: PHÁP HỌC (Pariyattidhamma) và PHÁP HÀNH (Patipattidhamma).
(Xem: 21248)
Khi trình bày vấn đề, chúng tôi chọn văn học Phật giáo Lý-Trần để minh họa, bởi lẽ văn học Phật giáo Lý- Trần là kết tinh của những tinh hoa văn học Phật giáo Việt Nam.
(Xem: 41054)
Đức Phật là người đầu tiên xướng lên thuyết Nhân bản, lấy con người làm cứu cánh để giải quyết hết mọi vấn đề bế tắc của thời đại. Cuộc đời Ngài là cả một bài thánh ca trác tuyệt...
(Xem: 24093)
Tinh thần Bồ tát giới, không những được đề cao ở các kinh điển Bắc Phạn mà ngay ở trong kinh điển Nam Phạn hay Pàli cũng hàm chứa tinh thần này.
(Xem: 23038)
Không bao lâu sau khi Đức Thế Tôn nhập Niết bàn, tôn giả Đại Ca Diếp tập họp 500 vị đại Tỳ kheo tại giảng đường Trùng Các, bên dòng sông Di Hầu, thành Tỳ Xá Ly, để chuẩn bị kết tập kinh luật.
(Xem: 17839)
Biết Phật pháp, ứng dụng được Phật pháp vào đời sống của mình, đó là phước báu lớn nhất mà mình nhận được trong cuộc đời này. Bởi nhờ đó, mình đi không lầm lẫn.
(Xem: 26942)
Tập sách nhỏ này, là một tập tài liệu vô cùng quí giá, do sự tham khảo các kinh sách của Đức Thế Tôn để lại với các tài liệu tác giả đã sưu tầm và tham quan tại một số địa phương...
(Xem: 20718)
Trước khi Người nhập diệt Đại Bát-Niết-bàn, Phật đã khuyên những đệ tử kính đạo nên viếng thăm, chiêm bái bốn nơi để được tăng thêm sự truyền cảm về tâm linh của mình...
(Xem: 33623)
Trong giới biên khảo, sử gia giữ một địa vị đặc biệt, vì sức làm việc phi thường của họ. Họ kiên nhẫn, cặm cụi hơn hết thảy các nhà khác, hi sinh suốt đời cho văn hóa...
(Xem: 21008)
Sân hận không thể vượt thắng bằng sân hận. Nếu người ta biểu lộ sân hận đến chúng ta, và chúng ta thể hiện giận dữ trở lại, kết quả là một thảm họa.
(Xem: 28899)
Nền giáo học của Phật giáo có nội dung rộng lớn tận hư không pháp giới. Phật dạy cho chúng ta có một trí tuệ đối với vũ trụ nhân sinh, giúp chúng ta nhận thức một cách chính xác...
(Xem: 12688)
Tập sách Lối về Sen Nở bao gồm những bài viết, bản dịch, bài tham luận trong các kỳ hội thảo, đăng rải rác trên các tạp chí, nguyệt san Phật giáo mấy thập niên qua.
(Xem: 25283)
Mọi người đều biết là Đức Phật không hề bắt ai phải tin vào giáo lý của Ngài và Ngài khuyên các đệ tử hãy sử dụng lý trí của mình dựa vào các phương pháp tu tập...
(Xem: 19135)
Con ơi, hãy can đảm vươn mình đứng dậy hiên ngang như con mãnh sư để nhìn ngắm cuộc đời, đừng sợ hãi lẩn tránh, cũng đừng toan tính gì hơn cho cuộc đời này nữa.
(Xem: 17515)
Lắng nghe hay ngắm nhìn thực tại thì có thể thực hiện bất cứ ở đâu và lúc nào vì tâm và cảnh luôn có mặt tại đây và bây giờ mà không cần chờ đợi một thời gian...
(Xem: 25773)
Thật vậy, trên bất cứ một khía cạnh nào, Đức Phật đều giữ cho tôn giáo của Ngài không bị vướng mắc vào những thứ cành lá chết khô của quá khứ.
(Xem: 19002)
Krishnamurti đã quan sát rằng chính động thái của thiền định, trong chính nó, sẽ sáng tạo trật tự cho sự hoạt động của suy nghĩ mà không có sự can thiệp của ý muốn...
(Xem: 18981)
Trong Đạo Phật, khi tâm thức chúng tatrình độ khởi đầu, chúng ta được dạy cho những sự thực hành nào đấy để thực tập. Khi qua những thực tập ấy, tâm thức chúng ta đã phát triển một ít...
(Xem: 29013)
Đức Phật dạy rằng hạnh phúcvấn đề thiết thực hiện tại, không phải là những ước mơ đẹp đẽ cho tương lai, hay những kỷ niệm êm đềm trong quá khứ.
(Xem: 18903)
Tư tưởng Lão Tử rất nhất quán nên dù chỉ viết hai bài về Lão Tử Đạo Đức Kinh nhưng trong đó cũng liên quan hầu như toàn bộ tinh hoa đạo lý của nhà Đạo Học vĩ đại này.
(Xem: 33318)
Thầy bảo: “Chuyện vi tiếu nếu nghe mà không thấy thì cứ để vậy rồi một ngày kia sẽ thấy, tự khám phá mới hay chứ giải thích thì còn hứng thú gì.
(Xem: 38386)
Sở dĩ chúng ta mãi trôi lăn trong luân hồi sinh tử, phiền não khổ đau là vì thân tâm luôn hướng ngoại tìm cầu đối tượng của lòng tham muốn. Được thì vui mừng, thích thú...
(Xem: 31235)
Nếu không có cái ta ảo tưởng xen vào thì pháp vốn vận hành rất hoàn hảo, tự nhiên, và tánh biết cũng biết pháp một cách hoàn hảo, tự nhiên, vì đặc tánh của tâm chính là biết pháp.
(Xem: 18219)
Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về tôn giáo mình... HT Thích Bảo Lạc
(Xem: 24492)
Ðức Thế Tôn muốn cho thầy vun trồng thêm niềm tin nên Ngài mới dạy thêm rằng: Này Upakàjivaka, những người hết phiền não trong thế gian này là người thắng hóa trong mọi nơi.
(Xem: 19448)
Một trong những nhân tố chính yếu cung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơi bày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng...
(Xem: 17900)
Truyện thơ Tôn giả La Hầu La - Tác giả: Tâm Minh Ngô Tằng Giao
(Xem: 23038)
Khi tại thế, Ðức Phật đi hoằng hóa nhiều nước trong xứ Ấn Ðộ, đệ tử xuất gia của ngài có đến 1250 vị, trong đó có Bà Ma Ha Ba Xà Ba Ðề...
(Xem: 18021)
Bởi vì sự mở mang một cái trí tốt lành là một trong những quan tâm chính của chúng ta, người ta dạy học như thế nào là điều rất quan trọng. Phải có một vun quén của tổng thể cái trí...
(Xem: 32186)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
(Xem: 17382)
Ðối tượng của tuệ giác Phật họcthuyết minh tận cùng chân lý của vạn pháp. Khoa học đang khởi đầu bước lên trên con đường tận cùng chân lý của Phật học.
(Xem: 17430)
Với một sự sáng suốt tuyệt đối và một niềm thương cảm vô biên Ngài nhận thấy con người tác hại lẫn nhau chỉ vì vô minh mà thôi...
(Xem: 16069)
Muốn sáng tạo sự giáo dục đúng đắn, chắc chắn chúng ta phải hiểu rõ ý nghĩa của sống như một tổng thể, và muốn có điều đó chúng ta phải có thể suy nghĩ, không cố chấp...
(Xem: 18569)
Tôi thức dậy trong một sự yên tĩnh như thế ấy ở Pomona. Tiếng chim hót vang rừng những không thể nói là tiếng ồn. Nó lại càng làm cho sự yên lặng thêm sâu hơn về bề sâu là khác.
(Xem: 20765)
Ngày xưa có một chú tiểu Sa Di đến học Phật giáo với một vị thầy rất sáng suốt. Chú là một đứa đệ tử rất tốt. Chú rất lễ phép, thành thật và biết vâng lời.
(Xem: 18066)
Đóa sen, nếu nhìn dưới kính hiển vi và suy luận theo thiên văn học, là nền tảng của vũ trụ và cũng là một phương tiện giúp ta khám phá vũ trụ.
(Xem: 20105)
Mái Kim Các Tự làm bằng gỗ mịn thoai thoải dốc xuống. Đường nét kiến trúc vừa nhẹ nhàng vừa đẹp đẽ. Đó là một kiệt tác phẩm của lối kiến trúc đình viên...
(Xem: 14879)
Tác phẩm Đôi bạn hành hương (Công Chúa Tinh Khôi và Hoàng tử Ếch) là một điển hình trong cõi văn đầy màu sắc Phật giáo của Chiêu Hoàng.
(Xem: 20905)
Điều tôi muốn là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi đau khổ, một con đường đã được khám phá hơn hai ngàn năm trăm năm nay nhưng mãi đến thời gian gần đây tôi mới ý thức được nó.
(Xem: 15069)
Đức Phậttiêu biểu tuyệt hảo về Từ, Bi, Hỷ Xả. Đó là Tứ Vô Lượng Tâm toàn bích, không một tỳ vết, thể hiện qua suốt cuộc đời thị hiện ta-bà của Ngài.
(Xem: 15761)
Cám ơn nàng. Nàng đã đem lại cho ta SỰ THẬT. Nàng đã cho ta thấy cái phi lý của tưởng tượng. Ta sẽ không còn ôm giữ một hình ảnh nào, vì Phật đã dạy: Pháp còn phải bỏ huống chi phi pháp.
(Xem: 12938)
Cha cô vẫn nói, cô giống mẹ từ chân tơ, kẽ tóc, vừa xinh đẹp, vừa tài hoa. Cha thương nhớ mẹ bao nhiêu là yêu quí cô bấy nhiêu.
(Xem: 14507)
Bàng bạc khắp trong tam tạng kinh điển, hằng hà sa số mẩu truyện, đức Phật thường nhắc đến sự liên hệ giữa Ngài và các đệ tử, giữa chúng sanh và Ngài trong những kiếp quá khứ.
(Xem: 14906)
Diệu nhắm mắt lại, không biết mình đang mơ hay tỉnh. Phép lạ nào đã biến đổi tâm hồn Quảng đến không ngờ?
(Xem: 29392)
“Chẳng có ai cả” là một tuyển tập những lời dạy ngắn gọn, cô đọng và thâm sâu nhất của Ajahn Chah, vị thiền sư lỗi lạc nhất thế kỷ của Thái Lan về pháp môn Thiền Minh Sát.
(Xem: 12768)
Giáo lý vô ngã đề cập trực tiếp đến cách thức mà chúng ta đang nhận hiểu về bản thân mình và thế giới quanh ta, chỉ ra những điểm hợp lý và bất hợp lý trong cách nhìn nhận đó.
(Xem: 14518)
Tôi thích nhìn ngắm những sự việc như chúng là và đối diện những sự kiện; thuộc cá nhân tôi không có cảm tính của bất kỳ loại nào, tôi xóa sạch tất cả điều đó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant