Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

14. Người thầy khả kính

04 Tháng Sáu 201100:00(Xem: 8187)
14. Người thầy khả kính

BÓNG ÁO NÂU
TẬP SÁCH VỀ CUỘC ĐỜI THƯỢNG TỌA THÍCH CHƠN THANH

Phần II: Truyện ký Bóng áo nâu
Ðồng tác giả:
Thu Nguyệt - Ðỗ Thiền Ðăng - Thiện Bảo

Người thầy khả kính 

- Bữa nay chùa cho ăn ớt hả con?

Thầy hỏi đùa lúc nhìn thấy ni sinh Thánh Tâm nét mặt tỏ vẻ không vui, bực bội, nhăn nhó khi đến lớp. Thánh Tâm giật mình, đảnh lễ thầy. Cô thầm biết ơn sư phụ đã nhắc nhở. Người tu cũng lắm khi phiền não, khi thì có thể vượt qua, khi thì cũng đa đoan mang nặng. Ngoài oai nghi, người tu còn phải khéo giữ những phút không hài lòng, phải biết kềm chế, không nên thể hiện quá rõ ràng trên nét mặt. Nhìn một thầy, hay một cô mặt mày sân si nổi giận thiệt khó coi. Thầy không nói ra nhiều lời nhưng sự ân cần nhắc nhở nhẹ nhàng khéo léo ấy làm cô ghi nhớ mãi. Thầy vào lớp, bao giờ cũng cũng đi vòng xuống các dãy bàn nhìn ngắm tận nơi đàn con thân yêu của mình. Thấy một thầy trị nhật đứt tay, dán băng một chút thầy cũng hỏi. Sau những lời ái ngữ dịu dàng thân thiện bao giờ thầy cũng xoa hoặc ký yêu lên đầu những đứa học trò mà thầy luôn cảm giác chúng thật gần gũi. Thầy luôn nhớ cái ký nhẹ lên đầu của bổn sư thầy lúc đưa thầy ra học ở Phổ Quang. Cái cảm giác đầm ấm ấy không bao giờ thầy quên được. Có lẽ vì vậy mà bây giờ thầy muốn truyền lại cho những đứa học trò của mình cái cảm giác được sư phụ yêu thương ấy. Giờ lên lớp của thầy ai cũng thấy thoải mái. Những bài pháp thầy trao thật nhẹ nhàng. Mà chính thân giáo của thầy mới là bài học dễ nhớ nhất. Chính vì vậytăng ni sinh rất quí yêu thầy. Có những buổi đi dạy về, chiếc xe của thầy treo lúc lĩu nào là thức ăn, trái cây bánh mức... đủ các vật thực mà các học trò thương yêu dành để dâng thầy.

Bao giờ cũng vậy, thầy đến lớp đúng giờ, dù bận chuyện gì thầy cũng cố gắng sắp xếp để không bỏ buổi dạy. Có hôm trời mưa lớn, nhưng đến giờ là thầy đội áo ra đi. Có lần hay tin mẹ ở quê bệnh nặng, thầy vô cùng sốt ruột, đứng ngồi không yên, nhưng kẹt giờ dạy, chưa sắp xếp được, thầy nhờ thầy Trí Hải về thăm, chăm lo cho mẹ phụ với gia đình, thầy dạy xong rồi mới về sau. Ðối với thầy, lên lớp truyền giáo là một nhiệm vụ vô cùng thiêng liêng cao cả. Khi dạy đến những bài giáo lý cao, khó hiểu, thầy bỏ rất nhiều công sức suy nghĩ, tìm cách dẫn giải thật dễ hiểu để giảng, rồi lên lớp cứ hỏi đi hỏi lại xem các tăng sinh đã hiểu chưa, còn chỗ nào gúc mắc là thầy tận tình giảng đến nơi đến chốn, khi nào trò thông cả rồi thì thầy mới cảm thấy tạm an lòng

Có những khi các tăng sinh làm bài không tốt, thầy không quỡ trách, chỉ khuyên răn. Thầy biết tuổi trẻ còn nhiều nông nỗi. Làm một vị thầy dạy giáo lý không như một vị thầy giáo ngoài đời. Giáo lý không phải chỉ là kiến thức phải đem vào trí óc mà còn là một sự vỡ lẽ, sáng ra. Nếu không làm cho người nghe thông hiểu, tự thấy được cái đúng, cái hay mà chỉ là sự áp đặt, nhồi nhét thì giáo lý không có giá trị. Bởi vậy, khi trò không thuộc bài, chưa thông suốt, thầy không giận mà chỉ thấy tội nghiệp, thương học trò cạn nghĩ, ngộ tính chưa cao, còn phải vất vả nhiều trên đường tu tập

Ðối với tăng ni sinh ở tỉnh, ở các vùng quê, thầy càng dành cho nhiều ưu ái. Mỗi lần có các khóa giảng cho tăng ni dù ở các tỉnh đồng bằng hay tận ngoài Trung, ngoài Bắc, thầy cũng rất nhiệt tình đi. Tận tâm, tận lực không nề hà mọi điều kiện gian khó. Những trường hợp khó khăn tìm đến thầy giúp đỡ, không bao giờ bị chối từ. Bằng mọi cách thầy tạo điều kiện để nâng đỡ. Có lần một tăng sinh ở quê lên làm thủ tục nhập học, giấy tờ còn thiếu vài thứ, thầy vi vu cho qua. Biết lỗi vì sự dễ dãi của mình, thầy dặn vị tăng nọ: “Tôi làm vầy là không đúng nguyên tắc đâu, thôi thầy cố gắng học nghen”. Không nhiều lời nhưng tất cả tấm lòng từ ái, bao dung thể hiện trong cái vỗ vai thân thiện như truyền trao ý chí, nghị lực và lòng kỳ vọng. Vị tăng đứng lặng nhìn thầy, trào dâng niềm cảm xúc. Có những bậc thầy mang tấm lòng như thế đối với tăng sinh, thì môi trường giáo dục tăng ni càng khởi sắc, tăng ni vững niềm tin vào sự dìu dắt chân tình của các bậc tôn túc, thêm phấn chấn mà cố gắng hơn.

Ở trường đã thế, còn ở chùa, đối với các thầy, các chú nhỏ hơn, thầy cũng luôn có cách dạy dỗ hòa ái. Mỗi lần có chú nào phạm lỗi, thầy không bao giờ nổi giận trách phạt ngay, đợi đến hôm sau, khi kẻ phạm lỗi đã có một độ lùi để phản quang tự kỷ lại mình, thầy mới gọi lên khuyên bảo. Thầy thường nói: Dạy người phải dạy trong chánh niệm. Nếu vì giận dữ mà dạy thì không làm chủ được ý nghĩ, lời nói. Ý nghĩ lời nói của mình, mình còn chưa làm chủ được thì làm chủ dạy bảo ai?! Bao giờ cũng vậy, trước khi trách phạt một tăng chúng trong chùa, dù là nhỏ tuổi mấy, thầy cũng nghiêm trang thắp nhang trên bàn thờ Phật rồi mới cho gọi người lên để nói. Có lần, hai chú trong chùa cải nhau kịch liệt, thầy đến can nhưng hai người vẫn chưa thông, tuy không cải nhau nữa nhưng thái độ còn chưa chịu hòa hợp. Thầy im lặng về phòng, để qua hai buổi tối mới gọi hai người lên. Sau khi thắp hương lễ Phật xong, thầy bảo hai người cùng quì bên nhau lạy Phật. Rồi thầy nói:

- Hai thầy thấy đó. Hai thầy hình tướng như nhau, mặc áo như nhau, quì lạy Phật cũng như nhau, vậy mà sao không biết thương nhau? 

Im lặng một lúc như để hai người lắng lòng suy nghĩ, thầy ôn tồn nói tiếp:

-Tôi kể hai thầy nghe: Hồi trước, lúc hòa thượng Thanh Từ còn làm giám viện ở đây, có lần trong bữa cơm, có hai thầy vì giành nhau một trái chuối, mới đầu là giỡn chơi, sau thành ra nổi sân thiệt, một thầy giằng mạnh làm bể cái chén, lúc đó thầy Thanh Từ đi qua nhìn thấy. Sau đó, một hồi chuông họp chúng đổ lên, cả chùa có mặt đầy đủ. Thầy Thanh Từ tuyên bố trục xuất hai thầy ấy ra khỏi học viện vì thiếu oai nghi trong giờ thọ thực. Hai thầy hối hận đắp y sám hối nhưng thầy Thanh Từ vẫn cương quyết không thay đổi hình thức kỷ luật. Tất cả chúng bùi ngùi xót xa tiễn hai thầy ấy ra khỏi học viện. Thầy Thanh Từ đau lòng hơn ai hết, thầy rơi nước mắt đứng nhìn hai vị ấy ra đi. Học viện ngày đó nhờ có thầy Thanh Từ mà tăng chúng oai nghiêm, nề nếp răm rắp, tiếng tốt vang xa, những người đã kinh qua thời gian ở học viện Huệ Nghiêm thời ấy đa số đều thành đạt. Tôi chưa học tập nổi ở thầy Thanh Từ tinh thần đó để giúp các thầy trao dồi đạo đức, kỷ cương, mong mấy thầy hãy tự ý thức giữ gìn phạm hạnh để mà tu tiến. Sống trong chúng mà không áp dụng trọn vẹn pháp lục hòa thì làm sao mà tu được. Làm người, ai không có những lúc sai lầm, mình cũng vậy. Thế nhưng sao lúc mình sai thì mình dễ dàng bỏ qua, chậc lưỡi một cái là xong, còn khi người sai thì mình ghi xương khắc cốt? Ai sai, tạo nghiệp, người đó đã mắc tội rồi, cớ gì mình lại nhào vô chia phần hùn, cùng lãnh thêm cái tội bởi người đó nữa? Mấy thầy ngẫm coi phải không? Giống như một người đang té xuống bùn, mình thấy vậy thay vì đưa tay kéo người ta lên, mình lại nhảy xuống xỉa xói người đó một trận, mình dính bùn luôn! Mấy thầy còn nhỏ, cũng nên chọn lấy một bộ kinh nào đó mà sám hối thọ trì hằng ngày để tâm đừng chạy theo cảnh, nhàn cư vi bất thiện. Thôi, tôi không nói nhiều, vì tôi biết mấy thầy cũng thừa hiểu mọi chuyện, chẳng qua là còn chưa kềm được mình thôi. Mình đi tu trước nhất là rèn cái này đó. Thôi ráng nghen, đừng giận nhau nữa, giận nhau không có lợi mình, lợi người. Mỗi người lùi một chút sẽ thấy đất trời rộng rãi, không gian trống trải, dễ chịu hơn. Sống trong vui vẻ không sướng hơn sống trong bức bối buồn bực sao? Tui nói vậy, hai thầy thấy hết phiền não chưa? Phiền não là do mình chuốc, thôi buông đi nghen! Không buông thì bán tôi mua...

Những lời từ ái chân thành của thầy làm hai chú vô cùng cảm động! Chút tự ái cá nhân tan biến. Thầy là vậy. Khoan dung độ lượng, luôn lấy từ tâm mà sách tấn mọi người.

Con đường đầy gai nhọn khiến người ta nhẹ bước. Con đường đầy cỏ mịn hoa thơm cũng khiến người ta nhẹ bước. 

Ðối với các đạo tràng tu học của Phật tử thầy cũng rất tận tình. Dù bận mấy, hễ nơi nào mời là thầy đến. Các đạo tràng đa số là người trung niên, nhìn họ thầy thấy thương lắm. Cuộc sống bươn chãi vất vả, nhín thời gian đến chùa nghe pháp là tốt lắm rồi. Có lần thầy đi ngang qua khu chợ đầu mối bán cá, nghe mùi tanh hôi bốc lên nồng nặc, thầy bùi ngùi nói với chú thị giả chở thầy:

- Chú thấy không, dân người ta ngoài đời mần ăn khổ lắm. Mùi hôi như vầy, mình đi ngang một chút còn thấy ngặt mình khó chịu, vậy mà người ta phải sống với nó quanh năm. Mình là người tu, phước báu sâu dày, phải cố gắng giữ. Phải biết thương những người còn kém phước, chưa biết đạo. Những phật tử đến được với chùa mình phải hết sức thương yêu, dìu dắt họ. Họ cực vậy mà vẫn dành tiền cúng chùa, bát cơm ngàn nhà nặng lắm, không một giây phút nào ta được quên. Không nên mặc nhiên coi sự cúng dường của phật tử như một sự trao đổi: ai biết cúng dường Tam Bảo người đó có phước. Chúng ta phải luôn nhớ đến trọng trách của người thọ nhận, hộ trì Tam Bảo. Phải đem hết sức mình dìu dắt chúng sanh.

Lên lớp cho phật tử thầy không có thái độ thân cận như đối với tăng sinh nhưng rất nhiệt thành. Luôn giữ một khoảng cách tôn nghiêm nhưng rất từ bi. Thầy chọn những bài giảng thiết thực phù hợp với nếp sống tu tập tại gia. Chưa có giáo trình chính thức cho những lớp giáo lý dành riêng phật tử, thầy nhằm vào những bài pháp căn bản nhưng giảng rất rõ ràng. Thầy để ý quan tâm chuyện thời sự cũng nhằm giúp cho bài giảng đối với phật tử thêm phần cụ thể sinh động, dễ nghe, dễ nhớ và thiết thực, bổ ích hơn. 

Quê hương và gia đình luôn là nỗi niềm thương yêu da diết trong thầy. Mỗi lần về quê, đi dọc theo bờ con sông nhỏ, thầy cảm giác thật yên bình. Ngày xưa khi còn nhỏ, thầy nhìn thấy con sông cái lớn rộng mênh mông, đầy cả một trời tưởng tượng. Những ngày mưa, gió to sóng lớn, nhìn con sông thấy mình thật nhỏ nhoi, cảm giác lạ lùng và sợ hãi. Ðó là những ngày thơ ấu, khi thầy chưa được nhìn thấy biển, chưa biết biển là gì. Bây giờ, về quê nhìn con sông, thấy như hiểu được từng con sóng, từng cụm lục bình trôi bơ bất trên sông.

Thầy thỉnh tượng Phật về an vị ở chùa Hải Huệ, buổi lễ an vị Phật rất long trọng, cả xóm Bà Tri vui như có hội lớn. Ơn nghĩa với quê hương thầy lo chu tất. Mỗi lần về quê vài ngày, thăm gia đình xong là thầy lên chùa ở, góp ý chăm lo chùa chiền. Hàng xóm láng giềng ai cũng quí mến, có điều kiện là thầy sẵn lòng giúp đỡ mọi người

Người cô của thầy giờ đã là trụ trì ở chùa Phước Thạnh, thầy cũng hết sức quan tâm. Thầy nói: “Mai mốt tôi già, sẽ về đây ẩn tu với cô”. Cô cất sẵn cho thầy một cái thất. Chùa Phước Thạnh có lễ, thầy về chăm lo chu đáo. Cơ sở vật chất chưa khang trang, mỗi lần lễ lớn, thỉnh quí thầy về dự, bao giờ thầy cũng nhường nơi tốt nhất cho khách, còn thầy lên chánh điện nằm ngủ dưới bệ thờ Tổ Ðạt Ma, giản dị bình thường như thuở còn là một chú sa di nhỏ. 

Nhà có sáu anh em. Tuy xuất gia từ nhỏ nhưng với các em trong gia đình, thầy luôn là người anh cả thân thương nhất. Mỗi đứa em trong nhà thầy đều thăm hỏi quan tâm ân cần lo lắng chu đáo. Thầy là sợi dây kết nối thâm tình, hòa thuận cả nhà. Nhắc đến anh hai là trong mắt tất cả mọi người em đều ánh lên niềm thương yêu kính phục. Việc gì cũng hỏi ý kiến anh hai, việc gì cũng nghe anh hai chỉ bảo. Dẫu không ở nhà nhưng hình bóng thầy phủ trùm tất cả. Tất cả niềm vui hạnh phúc của gia đình đều bắt nguồn, tỏa ra từ thầy. 

Với ông bà cụ, thầy là tất cả niềm tin yêu hy vọng của ông bà. Phải xa cha mẹ từ bé, tình thương thầy dành cho cha mẹ dồn gấp nhiều lần. Ðối với cha mẹ thầy vừa là con trai vừa là con gái. Thầy lo lắng chăm sóc từ việc lớn đến việc nhỏ, từ việc ngoài đến việc trong. Có những buổi trưa, thầy ngồi tỉ mỉ cắt móng tay móng chân cho ông bà, chăm chút thương yêu không kể xiết! Mỗi lần hay tin ông hoặc bà lên thăm, thầy ra cổng chùa đứng đón, đi tới đi lui như đứa trẻ đợi mẹ đi chợ về. Chưa mắc được điện thoại cho ông ở nhà, phải nhờ điện thoại hàng xóm, thầy hẹn ngày giờ gọi điện về thăm ông, không bao giờ thầy quên. Biết lòng thầy thương ông vô tận nên các huynh đệ bạn bè, học trò của thầy cũng thường xuyên ghé thăm hoặc điện thăm ông, thầy luôn dặn dò mọi người phải nhớ giờ ông tụng kinh, đừng làm phân tâm ông lúc tụng kinh lạy Phật. Thầy rất chú tâm tạo mọi điều kiện thuận tiện nhất cho ông bà tu tập tại nhà. Thầy là một tấm gương đại hiếu.

An cư kiết hạ

nguồn sinh lực của tăng già

An cư kiết hạ là một thông lệ từ lâu của các đạo sĩ Ấn Độ khi tăng đoàn Phật giáo hãy còn chưa xuất hiện. Thời tiết Ấn Độ có vẻ khác hơn Việt Nam hay Trung Quốc cũng như các quốc gia khác: Từ tháng một đến tháng tư là mùa xuân, từ tháng chín đến tháng mười hai là mùa đông. Ấn Độ không có mùa thu. Một năm chia làm ba mùa rõ rệt như thế, nên các đạo sĩ qui định vào những tháng mưa gió nên an trú một nơi nhất định để bảo tồn sức khoẻ và tăng cường đạo lực. Giáo đoàn Phật giáo hợp thức hoá thông lệ này bắt đầu từ Lục quần Tỳ kheo (sáu thầy tỳ kheo chuyên gia khai duyên cho Phật chế giới). Suốt mấy tháng mùa mưa, nhóm sáu thầy tỳ kheo này lang thang du hoá khắp nơi không kể gì mưa gió, đạp dẫm lên hoa cỏ mùa màng mới đâm chồi hay những loài côn trùng vừa sanh nở. Cư sĩ chê trách hàng sa môn Thích tử thật quá đáng, các đạo sĩ khác vẫn có những tháng sống cố định, ngay đến loài cầm thú vẫn có mùa trú ẩn của nó, còn các vị hành đạo này thì luông tuồng không biết nghỉ chân vào mùa nào cả. Lúc ấy, đức Phật ở tại nước Xá Vệ, trong thành Cấp Cô Độc, biết được sự việc xảy ra liền ban hành quyết định cấm túc an cư cho toàn thể tăng đoàn trong các tháng đầu mùa mưa, tức từ mồng một trăng tròn của tháng A-sa-đà đến hết trăng tròn của tháng A-thấp-phược-đê-xà (Theo ngài Huyền Trang là nhằm 16 tháng 5 của Trung Quốc, sau vì muốn lấy ngày rằm tháng bảy Vu Lan làm ngày Tự tứ nên chọn ngày An cư là 16 tháng 4). Phật giáo Việt Nam cũng tuân theo nguyên tắc này nhưng thời gian có khác một chút. Nghĩa là thời tiết Việt Nam tuy thể hiện rõ rệt chỉ có hai mùa nắng và mùa mưa, nhưng vẫn qui định theo bốn mùa như Trung Quốc: xuân, hạ, thu, đông. Như vậy thời điểm để tu sĩ Phật giáo Việt Nam an cư là bắt đầu từ ngày rằm tháng 4 đến rằm tháng 7 (mùa hạ), đó gọi là tiền an cư. Hậu an cư là dành cho trường hợp đặc biệt, có duyên sự khẩn thiết thì có thể bắt đầu an cư từ 17 - 4 cho đến 17 - 5, và kết thúc dĩ nhiên cũng phải đủ 90 ngày như tiền an cư (cùng làm lễ Tự tứ, nhưng phải ở lại cho đủ số ngày). Riêng hệ phái Nguyên Thuỷ chọn thời điểm kiết hạ vào ngày rằm tháng 6 cho đến ngày rằm tháng 9. Tuỳ theo quốc độ, địa phương mà có những mùa an cư không hoàn toàn giống nhau, ở Việt Nam, một vài nơi còn có thêm kiết đông bắt đầu từ rằm tháng 9 đến rằm tháng 12 là dựa theo tinh thần của Luật Bồ Tát.

Vì sao lại phát sinnh thêm kiết đông thay vì chỉ có kiết hạ? Có phải an cưthời gian để tăng già tích luỹ nguốn sinh lực hay không?

Hàng xuất gia trong giáo đoàn Phật giáo bao giờ cũng tâm niệm hai nhiệm vụ cần phải sớm thành tựu: thượng cầu Phật đạohạ hóa chúng sanh. Song lộ trình tiến đến quả vị Phật hay Thánh quả thật gian truân cách trở, không phải là vấn đề một sớm một chiều hay một kiếp. Vì vậy việc tự lợi là một nhu cầu cần thiết cho bất cứ một hành giả nào còn vương mang pháp hữu lậu, chưa có phần dự vào dòng Thánh. Nếu như thời gian dành cho việc đi lại bên ngoài quá nhiều, mà căn bản phiền não vẫn còn sâu kín bên trong thì kết quả hoàn toàn sai với tinh thần hóa độ của đức Phật. Người bị trói tất nhiên không bao giờ cởi trói được cho người khác. Người có thật nhiều hạnh phúc, vượt lên trên những khổ đau triền phược mới có thể đưa người ra khỏi dòng tục bến mê. Hóa độ thì xem như chia phần, bớt đi. Mặc dù một ngọn đèn có thể thắp sáng hàng trăm nghìn ngọn đèn khác. Song một khi ngọn đèn ra trước gió, thì sự an nguy cũng giống như một người hành đạo chưa liễu đạo mà phải đương đầu với ngũ dục trần lao. Thế mới biết, an cưthời gian quý báu để người tu hànhđiều kiện nhìn lại chính mình, soi thấu bệnh tật phiền não hoặc mới huân tập hoặc lâu đời mà đoạn trừ, trị liệu. Ngoài ra việc tránh ngộ sát côn trùng hay không ảnh hưởng mùa màng của người thế tục cũng là một duyên cớ để trưởng dưỡng lòng từ bi. Song lý do trước mới là tinh thần chính yếu của việc cấm túc an cư.

Bộ Luật Tư Trì Ký định nghĩa: Lập tâm một chỗ gọi là Kiết; bộ Nghiệp Sớ định nghĩa: Thu thúc thân vào chỗ tịch tĩnh gọi là An. Như vậy dù kiết hạ hay kiết đông an cư thì mục đích chính vẫn là thúc liễm thân tâm, trau dồi giới đức. Tỳ kheo hay tỳ kheo ni nào không quan tâm đến việc tu tập thiền định để bồi dưỡng trí tuệ thì thật không xứng đáng là bậc mô phạm tỉnh thức. Sự khắc khe này cũng chỉ vì đức Phật muốn bảo hộ sức sống của tăng-già bằng việc triển khai năng lực tu tập của mỗi cá nhân. Nếu ai trong hàng xuất gia đệ tử Phật không tôn kính vâng giữ lời huấn thị của đức Phật, xem an cư là một điều bó buộc, một phương tiện nhỏ nhặt thì quả thật người ấy không những tự chối bỏ phần tự lợi mà gây ảnh hưởng không tốt cho tăng đoàn. Cũng như bác nông phu mỗi năm phải làm ruộng, nếu năm nào bỏ bê không chăm lo đến mùa màng thì bác sẽ bị nghèo nàn đói thiếu. Hàng Bí Sô nếu không có những ngày tháng cùng sinh hoạt cộng trú để sách tấn lẫn nhau thì làm sao có điều kiện để tạo thành năng lực hoà hợp và kiểm chứng giá trị thanh tịnh? Kết thúc khoá an cưTự Tứ, một hình thức tối quan trọng để tổng kết quá trình tu tập tiến triển hay lui sụt của từng cá nhân qua ba tiêu chuẩn: thấy, nghe, nghi. Những ai vượt ra khỏi phạm vi giới luật, buông lung theo ba nghiệp, hành động theo bản năng cố hữu thì sẽ bị cử tội giữa đại chúng để bổ khuyết sửa chữa.

Một lần, sau mùa an cư các thầy tỳ kheo lần lượt về vấn an đức Phật và trình bày công phu tu tập của mình. Đức Phật hỏi:

- Vừa qua các ông có được an lạc không?

- Thưa an lạc lắm ạ!

- Thế trong ba tháng ấy các ông tu tập pháp gì?

Các thầy tỳ kheo vui vẻ trả lời:

- Bạch Thế Tôn, chúng con thực hành pháp tịnh khẩu, tự mỗi người giữ im lặng tuyệt đối.

- Đức Phật quở trách

- Các ông thật vô trí, được sống chung sao không chịu trao đổi hay nhắc nhở nhau tu tập mà lại thực hiện pháp câm như thế, vậy an cư được lợi ích gì chứ? Các ông phải luôn sinh hoạt trong niệm đoàn kết, trên dưới thuận hoà, cùng thống nhất ý kiến, cùng bàn bạc trao đổihọc hỏi lẫn nhau, lẽ nào không thấy được giá trị của thấy, nghe và nghi làm tiêu chuẩn để thanh lọc mỗi người. Các ông đã bỏ phí một mùa an cư. Các ông đã hành động phi pháp.

Năng lực của đại chúng quả thật như biển (Đức chúng như hải) sẽ nâng đỡ những con thuyền lành tốt, khôn khéo chiều theo từng đợt sóng, và sẽ đào thải tất cả những con thuyền hư thủng ra khỏi lòng đại dương. Tăng đoàn muốn hòa hợp theo đúng bản chất của nó như nước với sữa thì buộc mỗi cá nhân phải tự nỗ lực, trang nghiêm chính mình. Ngày nay, những người trí thức ở phương Tây luôn tranh thủ cho mình một khoảng thời gian một tháng hay nhiều hơn trong năm để tu nghiệp, tức là bồi dưỡng thêm nghề nghiệp. Người tu sĩ Phật giáo lấy trí tuệ làm sự nghiệp lẽ nào không đầu tư vào công phu thiền định. Không có thời gian để cùng nhau nhắc nhở giới luật. Tứ niệm xứ, Tứ thánh chủng… Một mình một cõi du hóa lơ lỏng trong nhân gian thì rất khó cho việc thành tựu tuệ giác, hóa độ viên mãn.

Cũng như những giáo hội khác, ngày nay ở Việt Nam không còn giống như thời Phật ở Ấn Độ là hàng xuất gia không phải mỗi người du hóa một phương, mang theo ba y một bình bát và ngủ dưới gốc cây, nhưng lối sống theo từng tông phái, chùa riêng, tổ đình riêng, thầy riêng đệ tử riêng thì cũng xem như rời rạc, chưa đoàn kết hoà hợp. Vì lẽ chưa dung hoà đó mà Kiết hạ an cư đã trở thành qui luật rất cần thiết để làm phương thuốc hồi sinh, làm sống lại tình Linh Sơn cốt nhục mà lắm lúc vì những nguyên do gì đó, vì bệnh nghiệp cá biệt nào đó đã làm cho anh em cùng nhà phải bút chiến, khẩu chiến phân tranh cao hạ, làm cho sư tử phải trọng thương chỉ vì loài trùng ăn gặm trong thân sư tử. Hơn nữa, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam hôm nay nhắm vào tinh thần thống nhất về tổ chức (thống nhất ý chí và hành động) thì Kiết hạ an cư là một phương tiện thuận lợi cho giáo hội xây dựng tăng đoàn đoàn kết hòa hợp và thống nhất mọi mặt theo phương châm: “Đạo pháp - Dân tộc - chủ nghĩa xã hội”.

Rõ ràng, ba tháng an cư, cửu tuần tu học đích thực là nguồn năng lực quí báu làm nóng lại và bền vững hơn tinh thần thanh tịnh hòa hợp của tăng-già. Chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy sự hưng thịnh của Phật pháp khi chốn tòng lâm ngày ngày giới luật nghiêm minh, đêm đêm toạ thiền niệm Phật, trên dưới hoà hợp, tu tập trong niệm đoàn kết an hoà.

Mùa An Cư - PL 2544

Thích Chơn Thanh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14283)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14551)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11834)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14340)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13253)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14614)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12628)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25186)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27836)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26316)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17195)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16517)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15888)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22092)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17115)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24855)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21925)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19051)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16152)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21693)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16761)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14645)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16676)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25008)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18762)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21189)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14756)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14362)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16598)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 17997)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12891)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14928)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12686)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13875)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14591)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27965)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27139)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14329)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20913)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14660)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24151)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28623)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14723)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13275)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16422)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27189)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 11989)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16048)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21426)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12357)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant