Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Tình người

15 Tháng Chín 201100:00(Xem: 8651)
06. Tình người

Thích Nhất Hạnh
TÌNH NGƯỜI
Truyện của tác giả khi còn là chú điệu
Lá Bối xuất bản

6. Tình người

Chú có một cái thơ, em đã để trên bàn của chú.

- Thơ ở đâu gởi đến thế, chú mãn?

- Hình như ở Pháp thì phải. Em không nhìn kỹ, chỉ nhớ là có tem lạ thôi.

Tưởng là thơ của Thanh Lương gởi về, tôi mừng rỡ. Nhưng không, chỉ là cái thơ trả lời về việc mua báo “La Pensée Bouddhique”.

Hơn hai năm nay, tôi không được tin Thanh Lương mà cũng chẳng biết Thanh Lương ở đâu để gởi thơ. Nhưng lòng tôi không bao giờ không nghĩ đến Thanh Lương, người bạn trẻ ngoại quốc mà tôi rất mến yêu ấy. Vâng, Thanh Lương là một thanh niên Pháp. Cái tên Thanh Lương là cái tên mà tôi đã đạt cho anh. Anh tên là Marty, Daniel Marty. Một tiền duyên nào đã khiến cho chúng tôi gặp nhau và mến nhau dưới mái chùa Báo Quốc thân yên. Đó là vào hồi năm 1947, hay 48 gì đó, tôi không nhớ rõ. Tôi được thầy cho ra học tại Phật Học Đường Báo Quốc. Mỗi tháng tôi về thăm thầy và thăm chùa một lần, vì đường đi rất khó khăn, tuy chỉ phải đến đàn Nam Giao rồi vượt qua vài đồi thông nhỏ. Quân đội Pháp chiếm đóng cả vùng Nam Giao và đặt ở đó một căn cứ quân sự. Thỉnh thoảng mới có các thầy và các điệu đi ngang qua những con đường hẻo lánh trên núi, còn thường dân ít có ai dám đi lại. Nhất là dân thành phố Huế mới hồi cư. Không ai lên đó làm chi. Chùa báo Quốc ở gần ga mà người ta cũng ít dám lên thì đủ biết.

Hầu hết mọi nơi, trên các đồi cao người ta đều có dựng “lô cốt”. Có những lúc Tây với Việt Minh bắn nhau rầm rầm.

Có những đêm mọi nhà đóng cửa kín mít người ta nằm nghe tiếng hò reo biểu tình vang dậy và tiếng súng nổ liên thanh. Có những buổi sáng thức dậy người ta thấy trên đường Nam Giao một vài xác người bị ám sát hồi hôm và khắp đường, những khẩu hiệu viết bằng vôi dấy máu ...

Chính trong độ ấy, chúng tôi gặp nhau. Tôi, một học tăng Việt Nam khoác áo nâu sòng, còn Thanh Lương thì là một thanh niên Pháp tại ngũ.

Sáng hôm đó sau giờ Bố Tát, nghĩa là giờ mà chúng tăng hợp lại để kiểm điểm hành vi trong mỗi nửa tháng - tôi về chùa rất sớm, khi sương mai chưa ráo trên đầu ngọn cỏ. Một cái đãy bằng vải đựng chiếc y vàng và vài quyển kinh. Một cái nón lá trên tay. Một niềm vui nhẹ: được về chùa, thăm thầy, thăm chú Tâm Mãn, thăm lại ngôi chùa cổ kính.

Tôi vừa vượt khỏi một cánh đồi thì có tiếng ai gọi. Nhìn lên thì ở phía trên đồi, có một chàng lính Tây đưa tay vẫy. Tôi tưởng người ta muốn đùa người tu hành cho nên cứ quay mặt về phía trước mà tiếp tục đi. Nhưng bỗng tôi có cảm giác đây không phải là chuyện chơi. Bởi vì đàng sau tôi có tiếng giày thình thịch, của một quân nhân chạy theo. Chắc họ khám xét. Có lẽ tôi mang một cái đãy bằng vải khả nghi. Tôi liền đứng lại, đợi cho người kia chạy tới.

Người kia chạy tới. Đó là một thanh niên quân nhân. Mặt mày, khôi ngô, sáng sủa.

Anh ta hỏi tôi:

- Đi đâu?

Nghe hai tiếng “đi đâu” lơ lớ, tôi biết chắc rằng anh chàng chỉ biết nhiều lắm là hai ba câu tiếng Việt là cùng, nên bật cười. Tôi hỏi lại bằng tiếng Pháp:

- Nếu tôi trả lời bằng tiếng Việt thì ông có hiểu không?

Nghe tôi nói tiếng Pháp được, mặt anh chàng tươi lên. Anh cho tôi biết không phải là anh gọi tôi lại để khám xét đâu, mà là để hỏi thăm. Tôi hỏi anh muốn hỏi thăm gì. Anh đáp:

- Tôi muốn hỏi thăm chú ở chùa nào.

- Tôi ở chùa Báo Quốc.

- Chùa báo Quốc? Có phải là ngôi chùa lớn ở trên một đồi cao, gần phía ga phải không?

- Chính đấy.

Anh chỉ lên phía nhà máy nước gần đó mời tôi:

- Nếu chú không bận lắm, xin mời lên trên này chơi, nói chuyện một lát.

Tôi ngập ngừng, vì sẵn không ưa lính Tây, và cũng vì sợ Việt Minh, nhưng thấy đôi mắt của anh lính có vẻ khẩn khoản, tôi lấy làm lạ và nhận lời. Chúng tôi leo lên ngồi trên nhà máy nước.

Anh kể chuyện với tôi rằng trước đây hơn mười hôm, anh có vào chùa Báo Quốc. Anh vào với năm người khác, lúc mười giờ đêm, vào để lục soát bọn Việt Minh mà người ta đã báo cho bọn anh rằng đang tụ họp trong chùa.

- Chúng tôi mang súng ống đi vào quyết bắt cho được bọn Việt minh. Người ta bảo chúng tôi phải bắt cho kỳ được, nếu cần thì cứ giết đi. Chúng tôi cũng tin tưởng như thế. Nhưng vào chùa, chúng tôi đâm hoảng.

- Nghĩa là các ông thấy quá nhiều Việt Minh chứ gì!

- Không! Không! Nếu thấy Việt Minh thì chúng tôi đã không hoảng, dù cho Việt Minh có đông đến bao nhiêu đi nữa chúng tôi vẫn cứ tấn công.

Tôi lấy làm lạ:

- Nhưng vì sao các ông lại hoảng?

- Chúng tôi không ngờ, chú ạ. Từ trước, hễ chúng tôi đi tầm nã lục soát ở đâu, thì thường dân đều hoảng hốt cả lên.

- Vì dân chúng bị khủng bố và sách nhiễu quá nên họ sợ họ tránh. Thường dân Việt Nam chúng tôi rất sợ cảnh “bị bố” ấy.

- Rieng tôi, tôi không hề có tật sách nhiễu khủng bố dân chúng. Có lẽ vì họ đã bị những người đi trước làm phiền, thành thử chúng tôi đi đến đâu người ta cũng sợ ...

Thế mà đêm hôm ấy, chúng tôi vào chùa Báo Quốc, và chính chúng tôi đã sợ ... Chú biết tại sao không? Đèn trong chùa vặn nhỏ, ánh sáng lờ mờ, nhưng khi đi vào, chúng tôi cứ tưởng đang đi vào một cái chùa hoang.

Yên lặng hoàn toàn. Không có âm thanh nào, ngoài tiếng tích tắc của một chiếc đồng hồ báo thức để gần đâu đấy. Gót giầy của các bạn đồng hành cố ý dậm lên sỏi một cách dữ dội. Không, không có một tiếng động nào. Tôi linh cảm rằng trong chùa có đến hằng trăm người, nhưng không ai lên tiếng. Tiếng quát của một bạn đồng đội làm cho tôi khó chịu. Không có tiếng ai trả lời. Ánh đèn “bin” của tôi loé lên trong gian phòng. Một cảnh tượng trang nghiêm quá đổi hiện ra trước mắt chúng tôi: hằng năm sáu mươi nhà tu hành đang ngồi tĩnh tọa bất động trên giường ngủ của họ ...

- Chính các ông vào chùa nhằm giờ tọa thiền đấy, tôi gật đầu.

- Vâng, võ lực của chúng ta đã chạm vào một sức mạnh vô hình. Tôi thú thậtchúng tôi đã hoảng lên và vì thế đã vội vàng nhè nhẹ rút ra khỏi chùa. 

Các nhà tu đã xem thường chúng tôi quá! Họ đã không lên tiếng trả lời, họ đã không tỏ ra một vẻ gì lo sợ, hoảng hốt.

- Không phải họ xem thường các ông đâu! Họ bình tĩnh quá đấy mà thôi.

- Thì chính chúng tôi đã nghiêng mình trước đức điềm tĩnh đáng trọng đó. Chúng tôi đứng yên lặng ngoài sân chùa, dưới một gốc cây to, chúng tôi đợi như thế có đến gần nửa giờ. Bỗng một hồi chuông ngân dài và sau hồi chuông đó, chúng tôi mới thấy sự sống bình thường trở lại trong chùa.
Một nhà tu thắp đèn sáng và ra mời chúng tôi vào. Nhưng chúng tôi chỉ nói ý định của chúng tôi mà thôi, rồi chúng tôi xin phép ra về. Từ hôm ấy, tôi mới bắt đầu nghĩ về người Việt Nam.

Trước kia, từ lúc mới qua, chúng tôi chỉ mới nghe nói về dân Việt mà thôi, chứ chưa hiểu tí gì về người dân Việt. Bây giờ nhờ tìm hiểu, tôi đã có thể nói là tôi rất mến người Việt Nam.

Trong chúng tôi có nhiều thanh niên trạc tuổi chú và tuổi tôi nữa, chú ạ. Chúng tôi nhớ nhà, nhớ quê hương lắm. Nhìn những người dân sống lam lũ ở đây, chúng tôi nhớ những bà con họ hàng của chúng tôi đang sống lam lũ ở phhía trời Tây. Người ta bảo chúng tôi qua đây để giết Việt Minh, chúng tôi không biết có giết được Việt Minh không, hay là chúng tôi sẽ bị Việt minh giết ... để rồi chúng tôi không thể về với ba má chúng tôi ...

Thấy nếp sống an lànhthanh tịnh của các nhà tu Việt Nam, thấy cảnh lam lũ người dân Việt, mà tôi nghĩ đến đời sống của loài người trên mặt đất này. Chú ạ, giữa Việt Minh với chúng tôimối thù vạn đại nào không, mà bỗng nhiên chúng tôi lại phải qua đây ...

Tôi cảm động nắm lấy tay người quân nhân trẻ tuổi, tôi kể cho anh nghe rằng tôi có một người bạn học năm xưa, đi đầu quân để đánh Tây và đã lập được nhiều chiến công.

- Một hôm, bạn của tôi lên chùa ôm lấy tôi mà khóc ầm lên. Trong một buổi chiều tấn công chiếm đồn, núp sau hốc dá, anh đã nhìn thấy thanh niên quân nhân Pháp đương ngồi thì thào tâm sự. “Nhìn thấy gương mặt khôi ngô trong sáng và còn ngây thơ của hai thanh niên, tôi đã không nỡ nào bóp vào cò súng, chú ơi! Người ta sẽ cho tôi là yếu mềm, sẽ bảo rằng nếu tất cả chiến sĩ Việt Nam đều như tôi thì mấy lúc nữa mà nước nhà không chui vào ách ngoại xâm, nhưng mẹ ơi! Trong một phút con đã thương hại kẻ thù như mẹ thương con vậy. Nếu mẹ tôi đã khóc cho em tôi tử nạn, thì cái chết của hai thanh niên kia cũng sẽ làm cho hai bà mẹ Pháp đau xót bên phía trời Tây”. Đấy anh xem, tình nhân loại tràn ngập trong lòng người thanh niên Việt ...

Người quân nhân suy nghĩ hồi lâu. Có lẽ anh cũng như tôi, đang nhận thấy tất cả cái vô lý của sự giết chóc. 

Chiến tranh gây nên thảm họa, và bọn đầu xanh lăn đầu vào súng đạn để chết một cách oan ứcđau thương

Chúng tôi từ giã nhau vì mặt trời đã lên cao. Anh hẹn với tôi sẽ lên thăm tôi ở chùa mỗi ngày chủ nhật. Anh cho tôi biết tên anh là Daniel Marty, hai mươi mốt tuổi. Anh học vừa xong ban Trung Học thì người ta cho anh sang đây. Anh cho tôi xem ảnh của mẹ anh, của hai em anh, một em trai và một em gái. Chúng tôi từ biệt nhau trong một cái nhìn hiểu biết.

Từ đó, mối tình của chúng tôi sâu đậm. Tôi giảng đạo Phật cho anh nghe và cho anh mượn sách Phật của Rhys David, của Neel, của La Vallée Poussin. Anh mến đạo Phật và muốn sống đời Phật tử. Tôi đưa anh vào lạy Phật và đặt cho anh pháp danhThanh Lương. Anh rất vui vẻ khi nghe tôi giảng về hai chữ Thanh Lương, bởi vì anh yêu một nếp sống thanh tịnh, trong sáng, mát mẻ.

Tôi dạy cho anh một ít tiếng Việt và sau đó mấy tháng, anh đã có thể võ vẽ hỏi chuyện chú Tâm Mãn.

Chúng tôi thân với anh đến một mực độ khá cao. Anh kể với tôi rằng độ này anh không phải đi “bố ráp” như trước. Có thơ nhà gởi qua, anh cũng đưa tôi xem. Và thấy tôi, khi nào anh cũng chấp tay vái chào như một Phật tử.

Một hôm chú Mãn đề nghị đãi anh bạn Thanh Lương một bữa tiệc chay ở chùa. Thanh Lương vui vẻ nhận lời ngay. Người đạo hữu của chúng tôi đã tấm tắc khen những trái bùi ngon và bát canh rau hương vị đậm đà. Món cháo nấm của chú Tâm Mãn nấu ngon quá đã làm cho Thanh Lương nghi không phải thức ăn chay. Tôi phải giải thích mãi. Thanh Lương mới tin là thực.

Có những hôm ngồi bên tháp, chúng tôi đàm đạo về giáo lý, về văn chương. Nghe tôi ca ngợi văn chương Pháp, mắt Thanh Lương sáng lên. Anh có cái tự hào của người dân một nước văn hóa. Tôi cũng nói đại lược cho anh nghe về văn chương Việt Nam và về nền văn minh rất cổ của đất Việt.

Tình của chúng tôi đang vào thời nồng đượm thì một hôm anh đến báo tin với tôi rằng đơn vị anh sẽ dời đi một nơi khác. Chúng tôi chia tay ngậm ngùi. Anh bảo rằng rất có thể anh được trở về Pháp. Anh nói:

- Bao giờ tôi cũng không quên nét mặt dịu hiền của chú. Đạo Phật đã làm cho tâm hồn chú êm dịu, trong sạch, từ bi. Không biết còn có dịp nào để tôi có thể gặp chú được nữa không.

Tôi tiễn đưa anh ra tận mé dưới tam quan chùa Báo Quốc và nhìn vào mắt anh:

- Dù ở đâu đi nữa, nếu anh còn tưởng nhớ đến đức Phật thì tôi vẫn còn ở mãi bên anh. Đạo Phật đã làm cho chúng ta gần nhau, biết nhau, mến nhau. Tôi chắc rằng tâm hồn anh sẽ trong sáng mát lành mãi mãi, vì trong tâm anh đã có đức Phật; là con Phật, chúng ta sẽ mãi mãi được gần nhau.

- Tôi sẽ viết thư cho chú.

- Vâng, tôi sẽ sung sướng mà nhận được thư anh.

Một tháng sau, tôi nhận được thư anh báo tin là anh sẽ về Pháp rồi lại đi Algérie. Anh hứa sẽ viết thư cho tôi; nhưng từ ấy đến nay, tôi không còn được tin tức gì của anh nữa.

Không biết bây giờ đây, Thanh Lương người con Phật ấy, ở tại chốn nào? Có được bình an không? Tôi tin rằng dù hoàn cảnh nào đi nữa, tâm hồn anh cũng được an tĩnh. Tình nhân loại đã tràn ngập hồn anh, và cũng như người bạn tôi, anh đã thấy tràn ngập hồn anh, và cũng như người bạn tôi, anh đã thấy tất cả cái vô lý của chiến tranh tàn hại. Ôi chiến tranh! Bao nhiêu thanh niên tuấn tú khôi ngô lăn mình vào cảnh chết! Bao nhiêu mái đầu xanh vô tội chưa kịp biết giá trị cuộc đời đã vội lao đầu vào ngọn lửa tử thần như một lũ thiêu thân. Để làm gì? Nào ai có biết?

Bao giờ cho hết những cảnh máu rơi?

Bao giờ đừng có những bà mẹ già trông con nơi quê hương mòn mỏi? Hỡi các thanh niên Việt Nam, hỡi các thanh niên Pháp, hỡi các thanh niên thế giới! Các anh chưa nếm vị đời, các anh còn đầu xanh vô tội! Các anh không thể bị xô vào các cuộc chém giết vô nghĩa! Cuộc đời cần có các anh, các anh phải cố công xây đắp sự sống an lạc, tươi vui, từ hòa, trong tình nhân loại.

Tiếng chuông ngân nga trong bóng hoàng hôn xuống. Hỡi Daniel! Thanh Lương! Ở bên trời xa, anh có nghe tiếng chuông chùa vọng lại không? Anh hãy cứ tin tưởng ở tương lai nhân loại, hãy cầu nguyện cho suối từ bi của đức Phật mau dập tắt được ngọn lửa cuồng bạo của loài người!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14283)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14551)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11834)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14340)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13253)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14612)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12628)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25184)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27833)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26314)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17194)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16517)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15888)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22091)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17113)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24855)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21923)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19051)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16150)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21692)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16759)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14644)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16676)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25008)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18762)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21189)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14756)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14362)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16598)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 17996)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12891)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14928)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12686)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13875)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14589)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27962)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27136)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14325)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20912)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14658)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24149)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28622)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14721)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13275)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16422)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27189)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 11989)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16048)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21425)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12357)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant