Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

03. Linh Quang Tự và chiếc răng của Phật

11 Tháng Hai 201200:00(Xem: 11914)
03. Linh Quang Tự và chiếc răng của Phật
MÙI HƯƠNG TRẦM
Nguyễn Tường Bách
(Ký Sự Du Hành Tại Ấn Độ, Trung Quốc, Tây Tạng)

PHẦN THỨ BA
TRUNG QUỐC, XỨ SỞ CỦA BỒ-TÁT

LINH QUANG TỰ VÀ CHIẾC RĂNG CỦA PHẬT

 Bắc Kinh là kinh đô của ba triều đại Nguyên, Minh, Thanh từ thế kỷ thứ 13. Đó là ba triều đại tôn sùng đạo Phật nên tại Bắc Kinh và các vùng phụ cận ta thấy còn vô số chùa chiền. Thế nhưng trong các chùa đó có một nơi đặc biệt, đó là Linh Quang tự, nơi thờ một chiếc răng của Phật. 

Được xếp trong số Bát đại tự nằm phía tây Bắc Kinh, Linh Quang tự chỉ là một ngôi chùa nhỏ với một ngôi tháp gạch cao 51m. Trên tầng thứ hai của tháp là chỗ thờ một chiếc răng của Phật. Tôi được lên chiêm bái bảo vật vô song này sau khi đi nhiễu nhiều vòng quanh tháp. Răng được chứa trong một bảo tháp nhỏ bằng vàng, sau "cửa" của tháp là một đóa sen cũng bằng vàng và trên đó là răng Phật. Dưới ánh sáng, chiếc răng nằm trên hoa sen hiện ra huyền ảo, tôi thấy răng to hơn bình thường, dễ chừng phải bằng ngón tay cái. 

Linh Quang tự được kiến lập năm 1071. Trong thời nội loạn năm 1900 chùa bị quân đội nước ngoài phá hủy nặng nề. Về sau, khi trùng tu, các nhà khảo cổ Trung Quốc tìm thấy một chiếc hộp gỗ, bên ngoài ghi hộp chứa răng của Phật. Tháp mà ta thấy ngày nay mới được xây cách đây có 40 năm để thờ chiếc răng đó. Ngày nay theo các tài liệu thì có nơi cho là răng đến Trung Quốc trong thế kỷ thứ 5, nơi thì nói trong đời Tống (960-1279). Thế nhưng không ai biết được làm sao chiếc răng Phật từ Ấn Độ mà qua đến Trung Quốc này được? Có lẽ chỉ có một người biết rõ, đó là một tăng sĩ có tên Đạo Tuyên

"Đức Thế Tôn dùng lực đại bi làm nát thân kim cương thành vô số các hạt xá lợi nhỏ, chỉ có bốn răng nanh là còn nguyên vẹn". Đó là một câu ta đọc được trong "Đại bát Niết-bàn kinh" [5], phẩm Cúng dường xá lợi. Trong phẩm đó ta còn thấy thêm: "Thiên Đế lấy một răng nanh xá lợi của Phật ở bên phải hàm trên, đem về thiên cung xây tháp cúng dường… Lúc đó có hai con quỉ La-sát ẩn thân sau lưng Đế Thích, nên không ai nhìn thấy. Hai quỉ lấy trộm được một cặp răng nanh xá lợi". Khá khen cho quỉ La-sát, chúng cũng biết quí trọng xá-lợi nên mới đi ăn trộm. Thế nhưng chúng bị một vị tướng nhà trời rượt theo lấy lại, đó là Vi đà thiên. Rồi hơn ngàn năm sau, Vi đà thiên đợi một vị tăng tên là Đạo Tuyên tu học xuất sắc, giới luật trọn vẹn, sống trong đời Đường Trung Quốc để trao cho. 

Đạo Tuyên (596-667) là nhân vật lịch sử, xuất gia từ năm 16 tuổi. Lúc Huyền Trang về nước ông được cử vào ban phiên dịch kinh sách. Song song, ông là người nghiêm túc trì giới, truyền bá giới luật nên được xem là khai tổ của Luật tông Trung Quốc, cũng được gọi là Nam Sơn Đại sư. Giới hạnh của Đạo Tuyên cao tới mức mà ông luôn luôn có thần thánh hầu cận. Theo Tống cao tăng truyện, ngày nọ ở chùa Tây Minh, thình lình ông trợt chân té nhưng có người đỡ. Người đỡ ông là một thiếu niên không phải tầm thường, tự xưng là thần hộ pháp Vi đà tướng quân, trao cho ông chiếc răng Phật. Đó là chuyện "Vi đà thiên hoàn Phật nha" (Thiên tướng Vi đà trả lại răng Phật)[6].

blank

Vi đà thiên tướng là vị hộ pháp ta hay gặp trong các chùa ở Trung Quốc. Thông thường chùa có một tiền điện thờ Di-lặc, vị Phật tương lai. Xung quanh Di-lặc là bốn vị Thiên vương gồm Trì Quốc Thiên vương, sắc trắng cầm đàn tì bà; Tăng Trưởng thiên vương, sắc xanh cầm bảo kiếm; Quảng Mục thiên vương, sắc đỏ cầm rắn và Đa văn thiên vương sắc lục, tay trái cầm lọng, tay mặt cầm ngân thử (chuột bạc). Sau lưng Di-lặc là tượng Vi đà tướng quân, mặt rất trẻ trông như một thiếu niên nhưng hết sức oai phong. Tượng Vi đà nhìn vào chính điện, tức là Đại Hùng bảo điện, nơi thờ các vị Phật. Hoạt động của nhân thiên trong sân, giữa tiền điện và chính điện hẳn không lọt qua cặp mắt của 

Vi đà. Nhất là tiền cúng dường của khách thập phương chắc không có quỉ La-sát nào trộm cắp được, tôi tự nhủ khi thấy các chùa Trung Quốc với vô số khách viếng thăm và cúng dường. Về sau khi đi Tây Tạng, tôi thấy lại các vị hộ pháp trong các đền thờ Phật, dù nơi đây các vị được trình bày khác hẳn. Thế nhưng nơi đây vắng bóng vị Vi đà tướng quân và tiền cúng dường của thập phương thì nằm vương vãi khắp nơi, xem ra không ai dám trộm cắp. Có lẽ trên cao nguyên Tây Tạng thiêng liêng này, trong một xứ sùng tín tuyệt đối, Vi-đà không còn ngồi sau lưng Di-lặc để canh chừng chính điện nữa mà dưới chân Ngài để nghe giảng pháp.
 
 




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26649)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20016)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18203)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32865)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18801)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20151)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26353)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20335)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15133)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant