Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

08. Sự tích Đức Chuẩn Đề

02 Tháng Tư 201200:00(Xem: 9992)
08. Sự tích Đức Chuẩn Đề
SỰ TÍCH PHẬT A-DI-ĐÀ VÀ BẢY VỊ BỒ TÁT
 Phật học tạp chí Từ Bi Âm (200-204)
Thanh Tâm sưu tầm và đánh máy


SỰ TÍCH ĐỨC CHUẨN ĐỀ

 Đức Chuẩn Đề vốn là Thất Cu Chi Phật Mẫu.

Ngài thường thuyết Kinh Đà La Ni, nguyện cầu cho tất cả trong Thế gianXuất thế gian đều thành tựu những sự nghiệp tu tập.

Vì tấm lòng từ bi vô hạn của Ngài với quần sanh như mẹ thương yêu đám con khờ, nên kêu là “Phật mẫu”.

Ngài thường diễn nói rằng: Chơn như thiệt tướng và tánh chơn thường của tất cả chúng sanh xưa nay đều sẳn có trong bản giác chư Phật vậy, nên trong đó gồm đủ các đức dụng khắp cõi Hà sa.

Nhưng ngặt vì cứ hủy báng chánh pháp, chẳng tin lời của Phật, tự mình tổn cho mình, nên phải trầm luân đọa lạc, dẫu cho ngàn vị Phật ra đời cũng khó mà cứu chữa đặng.

Ngài thấy vậy nên mới sanh lòng từ mẫn, lập pháp môn phương tiệnđiều phục các việc trần cấu của người sơ cơ nhập đạo, và muốn đồng với Chư Phật một nguồn giác, để dứt chỗ “vọng” mà quy về nơi “chơn”.

Nay xin tuyên dương bửu tượng của Đức Chuẩn Đề ra đây, đặng cho những người mộ đạo chiêm ngưỡnglễ bái, thì được phước vô lượng vô biên.

Bửu tượng của Ngài có nhiều vẻ quang minh tốt đẹp, đều chiếu diệu cả mình, còn thân tướng thì sắc vàng mà có lằn điển quang trắng.

Ngài chỉ ngồi kiết già, trên thì đắp y, còn dưới thì mặc xiêm đều trọn một sắc trắng mà có bông, lại có đeo chuỗi anh lạc và trên ngực có hiện ra một chữ “vạn”.

Còn hai cườm tay có đeo hai chiếc bằng ốc trắng, hai bên cánh tay trỏ có xuyến thất châu coi rất xinh lịch, lại hai trái tai có được ngọc bửu đương và trong các ngón tay đều có đeo vòng nhỏ.

Trên đầu thì đội mão Hoa quang, trên mão ấy có hóa hiện ra 5 vị Như Lai.

Nơi mặt Ngài có 3 con mắt, trong mỗi con mắt ấy coi rất sắc xảo, dường như chăm chỉ ngó các chúng sanh mà có ý sanh lòng từ mẫn vậy.

Toàn thân của Ngài có mười tám cánh tay, mỗi bên chín cánh.

Hai bàn tay ở trên hết thì kiết ấn Chuẩn đề, như tướng đương lúc thuyết pháp.

Tay trái thứ hai cầm lá phướn như ý, còn tay mặt cầm cái thí vô úy.

Tay trái thứ ba cầm một bông sen đỏ, còn tay mặt cầm cây gươm.

Tay trái thứ tư cầm một bình nước, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi Ni ma bửu châu.

Tay trái thứ năm cầm một sợi dây Kim cang, còn tay mặt cầm một trái la ca quả.

Tay trái thứ sáu cầm một cái bánh xa luân, còn tay mặt cầm một cái búa.

Tay trái thứ bảy cầm cái pháp loa, còn tay mặt cầm cái thiết câu.

Tay trái thứ tám cầm một cái bình như ý, còn tay mặt cầm một cái chày kim cang.

Tay trái thứ chín cầm một cuốn Kinh Bát nhã Ba La Mật, còn tay mặt cầm một xâu chuỗi dài.

Ngài ngồi trên tòa sen, dưới có hai vị Long Vương ủng hộ. Đó là bửu tượng của Ngài đại lược như vậy, nếu ai có lòng trì niệm, muốn chiêm vọng và quán tưởng, thì vọng niệm chẳng sanh mà chơn tâm hiển hiện.

Nếu công phu thuần thục lâu rồi, chẳng có chút gì gián đoạn, thì sẽ đặng phước quả rất rộng lớn, có ngày đạt tới nơi cực quả bồ đề nữa.

Song đương thời kỳ mạt pháp, những người sơ cơ hành giả, tam nghiệp chưa thuần, chẳng hay làm theo phương pháp chư quán, nên tâm sanh biếng nhác, thì tự nhiên phải mất hẳn hột giống bồ đề.

Nếu ai nương theo Kinh Pháp của Ngài mà thọ trì, thì mau đặng chỗ linh nghiệm.

Đương lúc quán tưởng thần chú của Ngài, thì cần nhứt phải tương phù, thì nẻo sanh tử nào mà ra chẳng khỏi, chỗ Niết bàn nào mà chứng chẳng đặng!

Vậy nên phải ân cần chuyên chútu tập theo yếu pháp của Ngài, thì sẽ thấy rõ các việc hiệu quả.

Nghĩ coi, từ đời vô thủy trải vô lượng số kiếp nhẫn nay, chúng sanh chỉ bị màn vô minh che lấp, mắt chánh nhãn phải lu mờ, rồi vọng tâm phấn khởi, thường tạo nghiệp đa đoan, cho nên phải bị luân hồi trong vòng Lục đạođọa lạc vào nẻo Tam đồ.

Ai là người có chí nguyện muốn ra khỏi cái nạn khổ ấy, đặng mau đến chỗ diệu quả vô thượng bồ đề, thì phải nhứt tâm chơn thật đến trước Thánh tượng, mà đứng cho ngay và chấp tay đảnh lễ, chí tâm quán tưởng tôn dung của Ngài và duyên niệm thập phương Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo, thì thể của ta như hư không, chẳng có chỗ nào là chỗ chướng ngại, và tánh lại thường trụ, đoạn trừ đặng các tướng qua lại động tịnh. Hễ có cảm thì có ứng là lẽ tất nhiên như vậy.

Bởi vì Ngài thường mẫn niệm các chúng sanh trong đời vị lai, phước căn thiển bạc và ác nghiệp dãy đầy, nên mới lập ra một pháp môn quán tưởng có chín chữ Phạm là: “Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề ta bà ha”.

Nếu vẽ chín chữ ấy thành như cái mặt “Viên minh bố liệc phạm thơ đồ” rồi mỗi đêm thường quán tưởng, thì các tội đều tiêu diệt và sẽ được tăng ít phước điền nữa.

Chí như người tại gia hay là người xuất giatu tập theo hạnh chơn ngôn nói trên đây, và tụng trì chú Đà la ni cho đủ chín mươi muôn biến, dẫu cho vô lượng kiếp đến nay có tạo những tội thập ác, ngũ nghịch và tứ trọng, phải mắc vào ngũ vô gián tội đi nữa, thì cũng thảy đều tiêu diệt tất cả.

Chú Đà la ni chép y dưới đây:

Nam mô Phật đà da, Nam mô đạt mạ da, Nam mô tăng già da. Án tất đế, hộ rô rô, tất đô rô chỉ rị ba, kiết rị bà, tất đạt rị bố rô rị ta bà ha.

Nếu trì tụng được như vậy, thì đến ngày thọ chung đặng thác sanh vào chỗ thiện duyên và hưởng nhiều sự khoái lạc nữa.

Nói về phần hiệu quả của những người tại gia, tu theo pháp Tam quy ngũ giới, một lòng kiên cố, chẳng có chút nào thối chuyển, mà lại có lòng xu hướng và trì tụng chú Đà la ni, thì kiếp sau sẽ sanh về cõi Trời, hưởng phước đức đời đời, hay là sanh trong cõi nhơn gian, hoặc làm vị Quốc vương, hoặc làm bực Công hầu..thường gần gũi với các vị Thánh hiềnchư thiên hay ái kỉnh, thường hết lòng ủng hộ gia trì, chẳng khi nào bị đọa vào đường ác thú.

Còn nếu những người ấy ra kinh doanh trong trường thế cuộc, thì không có tai hại gì, cho đến nghi dung cũng đoan chánh, lời nói rất ôn hòa, tâm không phiền não, an nhàn tự tại, lui tới thung dung, hưởng phước một đời, rất nên mỹ mãn.

Nói về phần hiệu quả của các vị xuất gia, nếu giới cấm đã hoàn toàn, công hạnh đã thuần thục, mỗi ngày ba thời tụng niệm, rồi y theo giáo pháp của Đức Chuẩn Đềtu hành, và chí nguyện cầu đến chỗ tất địa Xuất thế gian của Chư Phật, thì tự nhiên tâm không sất ngại, tánh lại viên minh, một màu thanh tịnh, không còn trước nhiễm nơi cảnh hữu vi, chỉ thấy định huệ hiện tiền.

Chừng đó sẽ chứng đặng quả địa “Ba La Mật” rất viên mãn, rồi có ngày sẽ chứng đến quả “Vô Thượng Chánh Đẳng Bồ Đề”.

Thoảng như quán tưởng thấu đáo tới chỗ thâm lý, thì đương lúc hiện tại cũng chứng được Phật quả Đại thừa.

Có phải là pháp môn của Đức Chuẩn Đề rất vi diệu và rất thuần túy hay không?

Tuy chơn ngôn từ ngữ như vậy, chớ toàn thị là vô tướng pháp giới, mà lục độvạn hạnh cũng là từ trong pháp giới lưu bố ra.

Nói tóm lại, Đức Chuẩn Đề Phật Mẫu là một vị Pháp thân Bồ tát ở cõi trang nghiêm thế giới, không có giáng sanh nơi cõi nhơn gian. Song giáo Pháp của Ngài rất nên bí mật mà nay được rõ biết đây, là nhờ Đức Thích Ca giải rõ chỗ lý địa và hình tướng, nên người sau mới biết công đức và họa bửu tượng mà thờ như vậy.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26649)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20016)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18203)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32865)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18801)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31663)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32585)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20151)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26353)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20335)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23801)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23915)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15133)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant