Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Tuệ Sỹ, Thơ và Con Đường Trung Đạo

30 Tháng Năm 201200:00(Xem: 9732)
Tuệ Sỹ, Thơ và Con Đường Trung Đạo


TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 1


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2002
Tái bản lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba


TUỆ SỸ, THƠ và CON ĐƯỜNG TRUNG ĐẠO

 Nguyên Siêu

 

ht_thich_tue_sy
HT Thích Tuệ Sỹ

Những năm tháng dùi mài kinh điển trong các tự viện để thể nhập Phật học huyền vi, u hiển, một thời nào đó đã lầu thông giáo lý cao siêu giải thoát, hướng thân lập mệnh trên con đường giác ngộ, để rồi hôm nay là thành quả hiển nhiên có được tận cùng tâm hồn sâu thẳm mà Thầy đang phô diễn như ý nghĩa cao siêu của Đại Bi Tâm.

I. Nhà Phật Học Uyên Bác

Qua các công trình sưu khảo, trước tác, dịch thuật, nghiên cứu Phật Pháp được xem như hạnh nguyện độ sinh, thiết tha vì sự bình yên và an lạc cho con người, Thầy đã gia công đóng góp cho nền văn hóa, học thuật Phật Giáo nước nhà:

a. Tác Dịch Phẩm:

- Bộ A Hàm

Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết

Truyện Pháp

- Tuyển Tập Nikya A Hàm

- Thiền Luận Tập II & III

Tứ Phần Luật Giới Bổn

Yết Ma Yếu Chỉ

Phật Học Bách Khoa Từ Điển

Tinh Hoa Triết Học Phật Giáo

- Thiền và Bát Nhã

Vô Môn Quan

Thiền Quán Cương Yếu

- Thắng Man Giảng Luận

Tô Đông Pha Những Phương Trời Viễn Mộng v.v...

 

b. Các Luận Đề Phật Giáo:

Tánh Không Luận là gì?

- Sự Hủy Diệt Của Một Trào Lưu Tư Tưởng.

- Dẫn Vào Thế Giới Văn Học Phật Giáo

Quan Niệm Về Sự Kết Yếu Trong Tác Phẩm Đại Thừa

Tư Tưởng Phật Giáo Đối Diện Với Hư Vô

Trung QuánVấn Đề Thực Thể

Hiện Tượng Học Là Gì?

Hoa Nghiêm Pháp Giới Quán

Tư Tưởng Là Gì?

- Khái Niệm Về Số Trong Kinh Dịch

Giá Trị Đối Chiếu Trong Những Tương Quan Văn Hóa 

- Cơ Cấu Ngôn Ngữ của Michel Foucault. 

- Những Cuộc Vận Động Của Phật Giáo Việt Nam Cuối Đời Nhà Đường.

Kinh DịchPhật Học Trung Hoa v.v...

 

Một tư tưởng uyên bác được lý giải qua các phạm trù Kinh Luật Luận và Triết lý Đông Tây được giới thiệu một cách tổng quát ở trên là hạt mầm đủ nhân duyên để nảy nở và dâng tặng cho đời.

Qua Luận Đề Tánh Không Luận Là Gì? Thầy đã mượn lời nói của Heidegger:

“Aus der Erfahrung des Denkens.”

“Có thể vay mượn những lời nói như vậy để khởi đầu cho sự chờ đợi tiếng vọng đáp ứng của những gì đó đang ẩn mình trong bóng tối. Những lời nói vay mượn ấy không nhất thiết phải đồng thanh với những điều sắp đáp ứng. Sự tựu thành của những đáp ứng này sẽ không xuất hiện trong những tiếng động náo nhiệt. Đây là sự tựu thành của một cơn mưa như thác lũ, khi con bướm mùa hè đã chịu khép lại những đôi cánh mỏng để lắng nghe trong thầm lặng hơi thở của cỏ nội. Chờ đợi kiên trì và dừng lại trong sự bế tắc của một thời chỉ có ánh sáng vĩnh cửu của mặt trời. Kiên trì và dừng lại để chờ đợi trong sự bế tắc là liều lĩnh ký thác mình cho một cuộc chơi ngoạn mục của thiên diễn, là liều lĩnh đứng lại giữa dòng thác đổ của vạn hữu.”

Đây chính là thái độ nghịch thường của thế nhân mà:

“Không chịu tiệm tiến từng bước vững chắc, như những đợt nhảy của con chim hồng: nhảy bên bờ nước, nhảy đến tảng đá, nhảy trên đất cạn, nhảy trên cành cây, nhảy lên gò cao và cuối cùng bay trong thương khung để lông cánh làm đẹp cho bầu trời.”

Và sau nữa, Tánh Không Luận Là Gì?

“Khi con bướm mùa hè dừng lại trên đóa hoa, khép lại đôi cánh và đong đưa theo cơn gió của cỏ nội hoa ngàn.”

Hay một định nghĩa khác:

“Trong tư tưởng, mọi sự trở thành cô liêu và lững thững”

 

Ấy là triết lý của Tánh Không được nói bằng ngôn ngữ của Thầy. Nhưng chưa đủ, đấy chỉ là một vài ngôn ngữ tiêu biểu. Một đôi cảm xúc đột biến trong dòng suy tư để hiện khởi triết lý Tánh Không qua từng cụm từ rơi rụng mà không mất, như hiện hữu, vĩnh hằng, Tánh Không duyên hợp. Giở sang luận đề: “Sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng”, chúng ta thấy khởi đi bằng hai câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng:

“Xin chào giữa bước chân ra

Chết từ sơ ngộ màu hoa, trên ngàn”

 

Và để từ đó Thầy dựng lên khung trời Tánh Không: “Từ trong lòng Tánh Không Luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế, luôn luôn có những tiếng nói nghe ra như những cơn gió thì thào giữa các sa mạc của hư vô. Ý nghĩa của một cứu cánh nào đó – suy lý hay đời sống – như một ngôi sao trên bầu trời sa mạc. Danh tướng phân biệt, nghĩa và vô nghĩa, nguyên tắc và các nguyên tắc: những dấu hiệu còn sót lại và còn mãi, sau những cơn gió nóng bức và lạnh buốt của hư vô đã từng đi qua và đã từng hủy diệt tất cả. Đó là sự hủy diệt của một trào lưu tư tưởng, từ trong Tánh Không Luận đi ra.”

Đây là phạm trù của Triết lý, tư tưởng, luận học, Thầy đã biểu tỏ con đường lịch nghiệm như cánh chim bằng giữa trời mênh mông vô tận, cho ta những ý vị tuyệt cùng của tri thức không lời hay tuyệt đỉnh của ngôn luận trong văn học Thiền được diễn đạt bằng hình ảnh của non Lô: “Lô Sơn hùng vĩ, phiêu bồng, nhưng u uẩn. Lòng núi giấu kín những tâm sự ngàn năm không nói; lòng núi ủ kín những cuộc đời trầm mặc, những tấm thân gầy khô như hạc, như trúc, những tâm hồn nguội lạnh như tro tàn mùa đông. Núi âm thầm, cho gió ngàn gào thét, cho mây trời vần vũ, và cho những dòng thác từ trên tuyệt đỉnh cao mù đổ ào xuống.”

Như một nhà Thiền học, tâm cảnh duyên thông, sự sự vô ngại để thừa tiếp bản thể của sự vật, Thầy đã hòa đồng cái tâm liễu tri với sự tướng duyên khởi, mà tạo dựng hình hài của thế tục đế, qua sự tồn sinh của sóng biếc sương mù, qua vách đá và màu xanh rừng núi. Nhưng hình hài của thế tục đế như một công án của Thiền, vẽ ra con đường đại ngộ, cho ai nhận chân được tâm cảnh câu không, nhơn pháp vô ngã: “Từ thế kỷ này đến thế kỷ khác, trên dòng lịch sử trường mộng của nhân sinh đổ ầm xuống; có những cuộc thi gan tuế nguyệt diễn ra trong lạnh lùng, cô tịch. Ngày và đêm, đày đọa hình hài và tâm não, đứng chơ vơ, kinh đảm hãi hùng, trên chiếc cầu độc mộc bắc ngang qua ghềnh sanh tử.”

Thẩm thấu của Thiền là vô ngôn mà sự chứng ngộ của Thiền là tuyệt dứt hình tướng, nhưng duyên và tướng cũng là phương tiện để thiền sinh thấy được bản lai diện mục của mình. Qua lời giới thiệu dịch phẩm Vô Môn Quan, Thầy đã nâng tiếng cười và tiếng thét của các Thiền sư lên như là mấu chốt làm phá tung cánh cửa giác ngộ mà ngàn đời bị đóng kín. Tiếng cười sang sảng, tiếng thét đinh tai, tiếng bổng chan chát là thành tố nhiệm màu cho một thế giới tâm linh bùng vỡ.

“Một thời xa xưa tại pháp đường của các Thiền viện, người ta nghe sang sảng những tiếng cười và tiếng thét. Bao nhiêu lời lẽ luận bàn khúc chiết được gửi trả về cho dải sa mạc trên miền Cao Á, nơi đã từng ghi dấu cuộc hành trình khổ nhục của những tâm hồn khát khao tuyệt đối. Nơi đây, sa mạc vẫn cứ thiên thu cô tịch trong cơn gió bức bách của hư vô. Lẽ sống và lẽ chết vẫn mãi mãi bồng bềnh trôi trên hư ảo. Tâm hồn miệt mài nóng cháy, nhưng không cháy tan nổi những giấc mộng hãi hùng của hư vô và hủy diệt. Rồi một ngày mai kia khi thời cơ đến, tiếng cười và thét trỗi lên làm đảo lộn cả nếp sống bình sinh.”

Đó là chân ngôn của Thiền được diễn tả qua phạm trù của tự tính linh giác.

Nơi đây nói lên giá trị Phật Học nghiêm túc, bằng ngôn ngữ Triết học, Triết gia Phạm Công Thiện đã gọi Thầy là: “Vị Thiền sư lỗi lạc nhất, thông minh nhất, uyên bác nhất, trong sạch nhất của Việt Nam hiện nay.” Và để giải thích cho những thắc mắc về câu trên, Triết gia Phạm Công Thiện viết tiếp: “Chỉ có những kẻ bỏ trọn cả đời mình lặng lẽ sống chết với cái gọi là “Bồ Đề Tâm” hay “phát Bồ Đề Tâm” thì may ra mới trực nhận đâu đó khí phách và thần dụng bảng lảng của “nghịch hành thiền”.

Cũng trong giá trị của nhà Phật Học, Giáo sư Nguyễn Minh Cần đã nói lên nỗi xúc động của mình: “Nghĩ đến Thầy, nghĩ đến một tài năng của đất nước, một niềm tự hào của trí tuệ Việt Nam, một nhà Phật Học uyên bác.” Và ông đã dẫn lời nói của học giả Đào Duy Anh: “Thầy là viên ngọc quý của Phật GiáoViệt Nam.” Khi gặp Thầy tại Phật Học Viện Nha Trang, năm 1976, ông nói tiếp: “Đọc đi đọc lại, tôi càng cảm thấy rõ rệt thi tài của một nhà thơ hiếm thấy thời nay và đặc biệt là cảm nhận sâu sắc tâm đại từ, đại bi cao thượng, rộng lớn của một Tăng sỹ với phong độ an nhiên tự tại, ung dung bất chấp cảnh lao tù khắc nghiệt... Đạo vịthiền vị cô đọng trong thơ của Thầy kết tinh lại thành những hòn ngọc báu của thơ ca.”

 

II. Tư Tưởng Và Hành Động Của Kẻ Sĩ Trước Thời Đại.

Trong thực thể của cuộc sống, Thầy không khác chi với mọi người, nếu có sự khác biệt thì cái khác đó là tư tưởng và hành động. Chính tư tưởng và hành động diệu thường này mà Thầy đã sống một cách trọn vẹn trong cái nhân sinh quan của Thầy. Thầy sống bằng cảm nghĩ thuần hậu và việc làm chân chánh cho một quê hương giống nòi, dù gặp bao nghiệt ngã của thời đại.

Tư tưởng và hành động này đã được diễn đạt qua lời nói khẳng khái của Thầy trước bạo lực: “Không ai có quyền kết án tôi, thì cũng không ai có quyền ân xá tôi.” Một tinh thần khí khái bất khuất, Thầy đã thể hiện tinh thần nhà Phật là Bi Trí Dũng, vì lòng từ bi ban vui cứu khổ mà Thầy hòa mình nhận chịu cái khổ trong nỗi khổ của con người, để được phần nào ban cái vui cho thiên hạ. Bản án tử hình là một nỗi khổ, nhưng dưới cái nhìn của lòng từ bi thì nỗi khổ không cơm ăn, không áo mặc, không giáo dục học đường, không tâm linh tôn giáo, không đạo đức gia phong và không tự do tự chủ của hơn 80 triệu đồng bào vẫn là nỗi khổ to lớn hơn. Vì vậy, mà ngồi trong tù, Thầy vẫn điềm tĩnh để làm bài thơ tù bằng tâm thành kính tự tại. Bằng tấm lòng xót thương khi nghĩ đến cuộc đời nhiều đau thương nước mắt, con người đang bị chìm ngập trong cảnh bể dâu:

Cúng Dường

Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bỉnh bát lệ vô ngôn

 

Hai tay dâng bát cơm tù

Cúng dường Tối Thắng Đại Từ Thế Tôn

Cõi trần máu hận trào tuôn

Tay bưng bình bát lặng thầm lệ rơi

(Cúng Dường – Ngục Trung Mị Ngữ)

 

Thầy đã hòa mình trong nỗi đau của kiếp người để cùng chia sẻ nỗi đau ấy với cộng đồng chúng sinh, vì công hạnh của Bồ Tátcứu độ chúng sinh. Nhưng bằng trí tuệ siêu việt và đức tính đại hùng, đại lực, là cái Dũng của nhà Phật thì Thầy không tùng phục trước bạo quyền và chẳng có bạo quyền sắt thép nào giam hãm được Thầy:

Trách Lung

Trách lung do tự tại

Tản bộ nhược nhàn du

Tiếu thoại độc cảnh hưởng

Không tiêu vĩnh nhật sầu

 

Lồng Chật

Trong lồng chật hẹp mà thanh thản

Đi tới đi lui thật nhàn tản

Cười cười nói nói chỉ mình nghe

Cũng trôi qua ngày tù bất tận.

(Trách Lung – Ngục Trung Mị Ngữ)

Cái tâm đã liễu tri vô sự, thiểu dục tri túc, thiểu cầu an lạc mà Thầy đã tạo dựng cho đời sống của một tù nhân. Nhưng chính cái tâm ấy thì không có một nhà tù nào có thể giam giữ được Thầy, dù có mang hình tướng của một người tù, cái tâm ấy vẫn tự tại như niềm vui của thiền định qua bài Biệt Cấm Phòng:

Ngã cư không xứ nhất trùng thiên

Ngã giới hư vô chân cá thiền

Vô vật vô nhơn vô thậm sự

Tọa quan thiên nữ tán hoa miên

 

Xà Lim

Ta ở Trời không vô biên xứ

Cảnh giới hư vô thật rất thiền

Không vật, không người, không lắm chuyện

Ngồi xem hoa rải bởi chư Tiên.

(Ngục Trung Mị Ngữ)

 

Một tư tưởng bất khuất, một hành động kiêu hùng mà từ thủa xa xưa đã có bao anh hùng dân tộc, một Trần Bình Trọng nghĩa khí ngất trời, chết vinh hơn sống nhục: “Ta thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc.” Nhưng, “anh hùng tử chứ khí hùng nào tử”, oai danh Ngài vẫn vang lừng với những trang sử nước nhà qua bao thế kỷ.

Cũng với cái nghĩa khí của người xưa mà không ai có thể giam hãm được tâm thức tỉnh lặng của Thầy:

Tự Vấn

Vấn dư hà cố tọa lao lung?

Dư chỉ khinh yên bán ngục khung

Tâm cảnh tương trì kinh lữ mộng

Cố giao già tỏa diện hư ngung

 

Tự Hỏi

Hỏi mình sao phải ngồi tù?

Bảo rằng làn khói giam từ trong lao

Cảnh tâm trong mộng khiếp sao

Lời xưa đã dạy ngẩng cao nhìn trời.

(Ngục Trung Mị Ngữ)

 

Dòng máu anh hùng bất khuất con Lạc cháu Hồng dựng nước, giữ nước, tự ngàn xưa vẫn luân lưu trường tồn trong dòng máu dân Việt, đã vượt qua bao nhiêu thác ghềnh bão tố đánh đuổi các đoàn quân xâm lược ra khỏi bờ cõi để tạo dựng non sông, dòng máu đó đã hiện tướng trên thân người con nước Việt, mà nhạc sĩ Hoàng Quốc Bảo đã diễn tả trong bài Đêm Sâu:

“Tuệ Sỹ ngồi đó, chiếc bóng sậy gầy. Sững như một ngọn gió. Đôi mắt tròn to, long lanh. Mãi long lanh với miệng cười. Như Niêm Hoa Vi Tiếu... Trông ông khỏe hơn mấy năm trước thật, lúc mới ra tù được một tháng. Ngày ấy, đầu ông như đóng trốc, da bọc sát sọ, mường tượng như Thế thân Thiền sư Vũ Khắc Minh, không ngồi kiết già nhập đại định ở chùa Đậu nữa, mà đi lại, mà nói cười, nhập vào cơn huyễn mộng.

Nay da đầu đã nhuận thắm, những vết chốc ghẻ biến mất, nhưng cái ót sọ ông vẫn nhô ra quá khổ với thân mình. Quá khổ đối với thế tục. Chắc nó phải cứng, khiến bạo quyền lui lại.”

 

Tư tưởng của Thầy luôn đề khởi quan điểm sống đúng trên phạm trù của con người. Sống có ích cho tha nhân, dẫu chỉ là một lời nói hay một hành động. Thầy đã thể hiện một nhân sinh quan thiết yếu cho chính bản thân mình. Vì thế, Thầy luôn luôn tìm tòi học hỏi, sưu khảo, làm việc để tự thăng tiến bản thân và giúp mọi người cùng đạt đến chân thiện mỹ bằng ý hướng chân chính. Thầy hằng quan tâm đến những thế hệ kế thừa, tầng lớp quan trọng của tương lai dân tộc, đạo pháp. Tầng lớp này phải được đào tạo, giáo huấn kỹ lưỡng, được tiếp nhận những tiến bộ khoa học, chuyển hóa ý thức để tài bồi xây dựng một quê hương giàu đẹp. Lịch sử nước nhà có oanh liệt, hào hùng, hay bạc nhược lạc hậu là do trách nhiệm của những người lãnh đạo dân tộc. Đề khởi cho một hướng đi và trao truyền dòng tư tưởng giác ngộ, Thầy đã tâm sự với thế hệ trẻ: “Các con hãy tự hào, với niềm tự hào trong trắngvô tư của tuổi trẻ, từ thời điểm cột mốc này, đã một lầnmãi mãi đứng thẳng trên đôi chân của chính mình, bằng đôi mắt trí tuệ và hùng lực mà nhìn thẳng mà không khiếp sợ vào quyền lực xấu ác của thế gian, tự định hướng đi cho bản thân để làm những việc cần làm cho chính mình và cho mọi người.”

Đứng trước một đất nước mà mọi giá trị đạo đức bị băng hoại, trình độ hiểu biết, kiến thức lỗi thời lạc hậu. Đời sống túng cùng, quẫn bách chỉ biết tìm cầu phương kế sinh nhai càng khiến cho quê hương khó có cơ hội phát triển. Thầy thường suy tư để tìm phương cách đóng góp như thế nào cho ích nước lợi dân, làm bằng cả nhiệt tâm chân chính để “giữ vững con thuyền đạo pháp trong lòng dân tộc”, cũng như để có một xã hội lành mạnh, mang nhiều phong thái đặc thù đẹp đẽ, mà không để lôi cuốn theo những phù phiếm của thế tục. Thầy đã nhắn nhủ với thế hệ kế thừa:

“Nhẫn nhịn đời nhưng không để cho quyền lực đen tối của đời sai sử. Tùy thuận thế gian, nhưng không tự đánh chìm trong vòng xoáy ô trược của thế gian. Các con hãy tự rèn luyện cho mình một tín tâm bất hoại; một đức tính dũng mãnh vô úy; nỗ lực tự huân tập trí tuệ bằng văn, tư, tu để nhìn rõ sự tướng chân ngụy, để thấy và biết rõ mình đang ở đâu, đang đi về đâu; không nhắm mắt phóng càn theo cỗ xe lộng lẫy bên ngoài nhưng rệu rã bên trong, đang lao xuống dốc dài không định hướng.”

Thầy đã hướng dẫn tư tưởng cho các thế hệ sau vì bản thân của Thầy đã kinh qua những sóng gió cuộc đời, những năm dài lao lung trong chốn ngục tù. Bằng tinh thần vô úy, bằng hành động dũng cảm của Bồ Tát Đại Thế Chí, bằng phát nguyện độ tận chúng sinh nơi địa ngục của Bồ Tát Địa Tạng và bằng lời thành khẩn của Tôn Giả A Nan phụng thỉnh Đức Thế Tôn từ bi chứng minh cho con, đời ác năm trược con xin nguyện bước chân vào trước. Thầy mang hành trạng của một Bồ Tát vì đời mà độ sinh, nên Thầy không màng đến an nguy của bản thân. Không khiếp sợ trước bạo lực hung tàn của chế độ. Thầy đi ra từ nơi thai tạng của Bồ Tát, để trú ngụ chốn lầm than, nơi cơ cực mà chia sẻ, đồng cảm với nỗi đau thương của dân tộc, qua bài viết “Một Khía Cạnh Của Vấn Đề Nhân Quyền Tại Việt Nam – Tham Nhũng Một Quốc Nạn”

“Hoàn cảnh đất nước Việt Nam như thế cho nên dân ta phải chịu quá nhiều đau thương và tủi nhục. Đối với giới trí thức nói riêng, mà xã hội Việt Nam truyền thống rất tôn trọng, điều tủi nhục lớn nhất là họ không thể thay những người dân thấp cổ bé miệng nói lên một cách trung thực tất cả những uất ức, những khổ nhọc mà họ phải chịu. Bởi vì, tại Việt Nam ngày nay những người có thể nói thì ngòi đã bị cong; những người muốn nói thì ngòi bút đã bị gãy.

Nhưng tôi rõ một điều, và điều đó đã được ghi chép trong lịch sử. Tri thức chân chính của Việt Nam không bao giờ khiếp nhược.”

 

Đời sống vốn đã cơ cực lầm than, lại còn phải gánh chịu những áp bức bất công từ giai cấp cầm quyền, người dân oằn mình gánh chịu những đau thương thiệt thòi trong cảnh đời khốn khó.

Không thể khoanh tay an nhiên nhìn người dân lao đao nghèo đói khốn cùng, Thầy viết Giác Thư gửi cho nhà nước, nói lên tiếng nói của một tri thức chân chính, cảnh báo những người lãnh đạo đất nước về thực trạng của quê hương dân tộc mà các nhà lãnh đạo đất nước đã chẳng hề lưu tâm đến. 

Viết Giác Thư gửi đi, nhưng Thầy cũng không hy vọng đến tay người nhận:

“Tôi cũng biết rất rõ, trong thủ tục hành chánh của bộ máy quan liêu được cấu tạo với đại bộ phận cán bộ chuyên sách nhiễu và trấn áp dân, đầy dãy tham ô hủ bại, hơn là làm vinh quang cho đất nước, như từng được rêu rao, thì Kháng Thư sẽ phải qua nhiều cấp, trước khi đến cổng của các vị lãnh đạo tối cao, luôn tìm cách chối bỏ trách nhiệm của mình, chỉ nhận những gì được tâng bốc là vinh quang và vĩ đại.”

Chính vì nhận thức như vậy, và biết thật như vậy, hệ thống hành chánh quan liêu, cửa quyền, nên:

“Qua Kháng Thư này, và với nhiều lý do như tôi đã trình bày, mà không được đạo đạt lên Đảng và Nhà nước theo đúng các quy định hành chính phiền hà của pháp chế Xã Hội Chủ Nghĩa. Tôi muốn tự mình dẫn thân đến trước cổng bạo lực chuyên chính, dù biết chắc sẽ bị nghiền nát trước khi thoáng thấy những bóng mờ trên chín tầng vời vợi của uy quyền tuyệt đối; tự dấn thân đến đó để cáo tri cùng quốc dân, đồng bào, bày tỏ sự hèn kém, bất lực của mình trước vô vàn thống khổ mà đồng bào phải âm thầm chịu đựng.”

Đó chính là một trong những phương thức đóng góp cho quê hương đất nước của Thầy.

 

III. Đại Bi Tâm Trong Thơ Tuệ Sỹ

Thầy làm thơ theo cách điệu tục đế hay gửi gấm tâm tình theo dáng dấp chân như? Ngôn ngữ là tiếng nói của thế gian nhưng ẩn tàng đâu đó tình thương chúng sinh vô phân biệt. Một khi âm thanh đã được chuyển hóa bằng lời thánh ca cho sự trùng phùng thi thể chân tâm thì đâu là lời thơ và đâu là trái tim Bồ Tát? Từ đây, dòng máu của trái tim nhỏ xuống làm xanh tươi núi rừng thầm lặng qua bao tháng ngày hội tụ, làm sống lại như thủa ban sơ của trời đất hạo nhiên thanh thản. Dòng máu đó là ngôn ngữ của Bồ Tát cứu đời lầm than, để tồn tại cùng cái tánh tự nhiên thiên hà, chúng sinh, chủng loại mà hình ảnh Bồ Tát Văn ThùPhổ Hiền làm tươi thắm giang sơn cẩm tú:

“Sư tử hống thời phương thảo lục

Tượng Vương hồi xứ lạc hoa hồng.”

 

Sư tử hống thời cỏ hoa xanh biếc

Tượng Vương quay lại hoa hồng xinh tươi

 

Những chốn đau thươngquốc độ của Bồ Tát, nên Bồ Tát chẳng xa rời chúng sinh. Bồ Tát không ở những thế giới nguy nga tráng lệ; Bồ Tát độ sanh để giải thoát chúng sinh và trang nghiêm quốc độ chúng sinh bằng Đại Bi Tâm. Chúng ta hãy cùng lắng nghe những lời cứu khổ:

“Ta không buồn

Có ai buồn hơn nữa?

Người không đi

Sông núi có buồn đi

Tia nắng mỏng xoi mòn khung cửa

Để ưu phiền nhuộm trắng hàng mi

....

Ta lên bờ

Nắng vỗ bờ róc rách

Gió ở đâu mà sông núi thì thầm?

Kìa bóng cỏ nghiêng mình che hạt cát

Ráng chiều xa, ai thấy mộ sương đầm?

(Tĩnh Thất - Bốn – Tuệ Sỹ)

 

Dù đời có nghiệt ngã, Bồ Tát vẫn mang Đại Bi Tâm lao vào nơi khó khăn, đói nghèo cứu khổ độ mê cho chúng sinh. Lòng từ bi không cho Bồ Tát rũ đời buông xuôi mặc cho muôn loài đắm chìm trong bão tố, nắng mưa:

“Kìa bóng cỏ nghiêng mình che hạt cát.”

 

Dẫu là phận cỏ hoa nhỏ nhắn nhưng vẫn mang chút tình với cát mà che chở đem bóng mát cho những hạt cát chung quanh, bởi vì “tình dữ vô tình giai cộng thành Phật đạo.”

Đại Bi Tâm là ngôi nhà Bồ Tát trú ngụ, Đại Bi Ngôn là lời thề độ tận chúng sinh, và Đại Bi Hạnh là thị hiện vào đời bằng đôi tay cứu độ, bằng việc làm lợi ích, để chuyển khổ thành lạc, chuyển mê thành ngộ, chuyển phàm thành thánh.

Đất nước rơi vào thảm trạng khốn cùng, ngay đến muôn thú cũng cảm thấy chơ vơ, lạc lõng:

“Con trâu trắng thẫn thờ góc phố

Nỗi hoài hương nhơi mãi nhúm trăng mòn

Đám sẻ lạnh gật gù trên mái đỏ

Sương chiều rơi có thấy lạnh nhiều hơn?

Một chuỗi rắn rình mò trong hẻm nhỏ

Không bụi đường đâu có chỗ đi hoang?

(Tĩnh Thất - Mười Lăm – Tuệ Sỹ)

 

Một ước mơ cõi nhân gian thành Tịnh Độ để thấy các vị Bồ Tát bất thối là bạn lữ, và cõi Tịnh Độ là thất bảo lưu ly. Đó là hạnh nguyện hay sức mạnh của chân tâm để tác thành thế giới Chơn Đế. Thầy đã trang trải tấm lòng với ước mong một ngày được thành tựu:

“Người không vui ta đi về làm ruộng

Gieo gió Xuân chờ đợi mưa hè

Nghe cóc nhái gọi dồn khe suối

Biết khi nào phố chợ chắn bờ đê.”

(Tĩnh Thất - Hai Mươi Chín – Tuệ Sỹ)

 

Mang chân tâm đóng góp cho quê hương nhưng ước muốn không đạt, đành lui thân về ở ẩn. Chỉ mong một ngày đất nước được phát triển thực sự đem lại niềm vui cho đến tận xóm làng xa xôi hẻo lánh, cho người dân bớt lầm than.

Nhìn đời qua những chấn song của nhà giam chế độ, nhưng tâm quán chiếu ba cõi không yên giống như nhà lửa, đang thiêu đốt thế gian và ướt lệ xót thương. Lệ rơi từ trái tim Bồ Tát. Lệ nhỏ từ đức tánh từ bi, nhìn chúng sinh quằn quại trong khổ đau. Thầy hai tay nâng chén cơm tù lên ngang trán, mắt nhắm lại, cúi đầu thành kính, quán niệm:

“Thượng cúng Chư Phật chi pháp, hạ thí đàn việt chi thực.”

- Đây là chén cơm tù, trên con thành kính dâng lên cúng dường Chư Phật và dưới là bố thí món ăn cho pháp giới chúng sinh được no đủ.

 

Đại Bi Tâm tràn đầy pháp giới. Từng điệu nhạc trời chúc tụng, từng dãy hoa trời đâu miên tung lên tán thán Đại Bi Tâm rạng ngời khắp chốn:

Cúng Dường

“Phụng thử ngục tù phạn

Cúng dường Tối Thắng Tôn

Thế gian trường huyết hận

Bỉnh bát lệ vô ngôn

 

Đây bát cơm tù con kính dâng

Cúng dường Đức Phật đấng Tôn Thân

Thế gian chìm đắm trong máu lửa

Lệ nhỏ không lời, lòng xót thương.

(Cúng Dường – Ngục Trung Mị Ngữ)

 

Đó là những ẩn ngôn của Đại Bi Tâm, không phải là ngôn ngữ thế gian để ca tụng hạnh nguyện vào đời của Bồ Tát độ sinh.

 

IV. Trung ĐạoCon Đường Tu ChứngGiáo Hóa Tha Nhân / Phương Pháp Tinh Yếu Cứu Nguy Quê Hương Dân Tộc.

Con đường chánh đạo là lối về của người tìm cầu giác ngộ, và giác ngộ thì không rời thế gian mà có. Sống trong thế gian không hệ lụy với thế gian. Sống trong vòng đối đãi mà không bị đắm chìm trong khổ và lạc, đó chính là chủ điểm của bậc xuất trần vi Thượng Sỹ.

Khi xưa Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ, sống đời bình thường thế tục, hình tướng cũng giống như mọi người, nhưng tâm thức thiền vị của Ngài siêu phàm, tâm không vướng bụi trần, an nhiên tự tại ung dung như mây trời bất phân sai thù.

Đạo lộ tu chứngcon đường từ phàm đến thánh, tâm niệm không thiên chấp thánh phàm, rộng bước thênh thang trên con đường Trung Đạo, để không bị vướng chấp ở cuối đường giác ngộ. Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ mang hành trang vào đời để thăng hoa cuộc sống thánh thiện cho quê hương dân tộc. Rộng bước trên con đường của ý thức tự tồn, độc lập, giữ vững giềng mối của Đạo thể nhập nơi đời. Ngài không vì sự mong cầu tu chứng mà rời xa đất nước quê hương, và cũng không vì hệ lụy quê hương dân tộc mà không tu chứng giải thoát. Ngài mở ra một chân trời sống hạo nhiên, huyền nhiệm vì giá trị: “Bình Thường Tâm Thị Đạo” hay “Huyền Chi Hựu Huyền”. Đấy là hương thơm của đóa hồng liên đang rực cháy trong lò lửa đỏ.

Tuệ Trung Thượng Sỹ, đề cao tinh thần phụng sự chúng sinh ngay trên quê hương dân tộc của mình. Ngài đã nhập thế một cách trọn vẹn, đem chí nguyện của kẻ sỹ để an bang tế thế, đem hết sức mình phụng sự xã tắc sơn hà, đem đạo thiền để vượt thoát trên tâm lượng phàm tục. Ngài đã đượm nhuần chơn đế dẫu sống trong đời tục đế, siêu xuất thế gian dù sống trong thế gian. Vì thế, đâu cũng là quốc độ của Bồ Tát, và đạo lộ Bồ Tát ứng xử.

Không có một vị Thiền sư chơn chánh nào nhìn thấy quê hương dân tộc trong cảnh đau thương khốn cùng mà không đưa tay cứu giúp, không hòa mình sống và chết cho nòi giống Tổ tiên. Trung Đạo là triết lý của sự tự độ rồi độ tha, tự giác rồi giác tha, là con đường nhiệm màu được đề khởi bằng tấm lòng hộ quốc an dân. Ngài Khuông Việt Thiền sư mở rộng con đường Trung Đạo, cứu nguy dân tộc. Ngài đã gác tam y, cất bình bát để làm ông lão chèo đò tiếp đón sứ giả nước Tàu, nương vào nhơn duyên đó, chuyển khốn thành thông, chuyển bại thành thắng để cho Quốc Tổ thái hòa, thịnh trị an vui. Phải chăng đó chính là sự tu tập trong chốn khốn cùng và chứng đắc giữa quê hương, là tánh Trung Đạo diệu dụng, lý sự vô ngại.

Chúng ta thường nghe lời ca: “Thiền sư xuống núi cứu nguy cho đời”. Đời nguy, Thiền sư không thể ở trên non cao mà thiền định. Thiền sư tu chứng, nhưng không có tâm độ sinh, thời sự tu chứng ấy chưa được rốt ráo viên dung. Sự tu chứng và sự nguy nơi đời là hai mé đường của Trung Đạo, luôn song song và hỗ tương cho nhau. Sự cứu hộ quê hương dân tộc là một thềm đường Trung Đạo của thế gianchuyển hóa thế gian thành Tịnh độ là thềm đường thứ hai của cảnh giới Niết Bàn.

Sự tu tập cẩn trọng nghiêm minh con đường Trung Đạo để vượt thoát ra ngoài nhị biên, đối đãi, chấp ngã, sai thù. Hành trạng hộ quốc an dân của Chư vị Tổ đức Thiền gia còn rạng ngời trong sử sách. Thầy đã bước theo dấu chân của Ngài Tuệ Trung Thượng Sỹ, của Khuông Việt Thiền sư - vị Thiền sư phò trì nước Việt - sống trong quê hương để hộ độ quê hương, hòa cùng nhịp sống của dân tộc để cứu nguy dân tộc, vững vàng trên con đường Bồ Tát Đạo

Bằng chí nguyện của bậc xuất trần, không rời xa đất nước dân tộc, Thầy luôn hòa mình thân cận và khuyến nhủ thế hệ kết thừa, nhằm trao truyền cho các thế hệ sau này kiến văn phụng sự nhân sinh, có sự hiểu biết sâu xa về lịch sử dân tộc, và thấu hiểu giá trị đạo đức, vị tha trong cách hành sử giữa người với người.

Sen vươn mình từ ao nước bùn lầy, tỏa hương khoe sắc làm đẹp cho đời. Chư vị Thiền gia Tổ đức Tông phong mở bày con đường Trung Đạo để thăng hoa quê hương gấm vóc ngày thêm tươi sáng. 

“Anh hùng hào kiệt thời nào cũng có”.

Tiếp nối dòng máu kiêu hùng từ ngàn xưa của Cha Ông, đất nước Việt Nam ngày nay vẫn không thiếu những tấm lòng son sắt của các vị thức giả sĩ phu, không sờn ý chí, không ngại gian nguy. Chư vị đã mạnh dạn nói lên tiếng nói chân chính của con tim nồng nhiệt tình quê hương dân tộc, yêu chuộng tự do dân chủ, kiên cường đấu tranh cho nhân quyền, cho tự do tôn giáo, cho lương tri, lương thức Việt Nam để có một ngày mai thực sự phú cường, hạnh phúc.

Con đường Trung Đạo dài hun hút trong lòng quê hương và dân tộc Việt Nam.

Tháng 4 - 2006

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10182)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11232)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13567)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13706)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22174)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21835)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27346)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17763)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11716)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12312)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25231)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23254)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28557)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22746)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25666)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22265)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13419)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22434)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26327)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18448)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34475)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27344)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28361)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21352)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14878)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19191)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10611)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18555)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15656)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13173)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13414)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14014)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11784)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11621)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11336)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11877)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19931)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12382)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13935)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13267)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31928)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13423)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13320)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11877)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21840)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11081)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12887)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant