Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

SÁU: Cội Thông Già Trên Sườn Núi Tuyết

13 Tháng Sáu 201200:00(Xem: 9402)
SÁU: Cội Thông Già Trên Sườn Núi Tuyết

TUỆ SỸ ĐẠO SƯ

Thơ và Phương Trời Mộng - Tập 2


Tác giả: Nguyên Siêu
Ban Tu Thư Phật Học Hải Đức Nha Trang
In lần thứ nhất
California - Hoa Kỳ 2006

flowerba

Sáu

 

Cội Thông Già Trên Sườn Núi Tuyết

 

 

Qua mấy nghìn năm, cội thông trên sườn núi tuyết vẫn hiên ngang, sừng sững, im lìm, thi gan cùng tuế nguyệt, mặc cho nắng sớm mưa chiều.

Thông vươn mình cao vút với tấm thân sù sì, nứt nẻ của những mảnh vỏ hình dáng vuông, tròn bất nhất, biểu tượng cho sự tăng trưởng không giới hạn. Những nhánh thông vươn xa tạo nên bóng mát cho cỏ cây trên mặt đất. Lá thông xanh mướt, uốn mình vi vu theo gió ngàn như những nhạc khúc bất tận. Bão táp mưa sa cũng không làm mất đi nét kiêu hùng của cội thông.

Sức sống của cội thông là tiềm năng ẩn kín trong lòng đất, những đường rễ dài ăn sâu dưới mặt đất đã thu hút dưỡng chất để nuôi thông cho cành lá xum xuê. Nhờ sức sống sung mãn tốt tươi nên tàng thông đã là nơi nương tựa cho bao nhiêu loài sinh vật, cho chim chóc có nơi trú ngụ bốn mùa.

Khác với mọi năm, mùa đông năm nay tuyết rơi ngập tràn làm những cây thông con phải gục đầu hứng chịu trong cơn giá buốt. Bao nhiêu cây rừng yếu sức, co ro lạnh giá, cành lá chơ vơ, khẳng khiu gầy guộc trắng xóa trong màn tuyết. Thế nhưng, trong không khí buốt giá của mùa đông giữa núi rừng tuyết phủ, cội thông ngàn năm kia như vẫn toát ra một sức sống ấm áp để che chở cho vạn loài.

Cội thông như nhận biết bổn phận của mình giữa núi rừng sương tuyết, nên thông cứ mãi vươn lên bất tận. Nắng lửa mùa hè gay gắt ụp xuống đầu thông, mưa đêm tầm tã như thác đổ, thông cũng trải mình đón nhận, không than van, trách cứ. Phải chăng đó là đức tính nhẫn nhục ngàn đời của thông, thẳng thắn hiên ngang giữa bầu trời, để góp lời reo vui cùng gió ngàn, mây trắng. Phải chăngđặc tính uy hùng bất khuất cố hữu của cội thông mà người xưa đã thốt lời ước mong:

“Kiếp sau xin chớ làm người,

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.”

(Nguyễn Công Trứ)

 

Chừng ấy đủ biết sức uy dũng của thông như thế nào. Với bản chất hướng thượng, cho dầu cheo leo nơi vách đá, trên sườn núi cao hay nơi thung lũng sâu thẳm, thông vẫn vươn mình đứng thẳng, không cong queo như các loài thảo mộc khác.

Hàng ngàn năm trôi qua, cội thông trên sườn núi tuyết, dù vươn cao tỏa rộng, ngạo nghễ với núi đồi, nhưng vẫn hòa mình với thiên nhiên, cỏ cây, vách đá.

Thông nghe tiếng suối reo như mang bao tự tình của núi rừng xuôi về biển cả, hòa nhập vào đại dương xanh thẳm. Thông ngắm mây trời bềnh bồng đây đó như gởi gắm bao tâm sự ngàn đời ủ kín trong lớp vỏ nứt nẻ. Bất chợt một hôm nào đó, núi rừng thầm nghe tâm sự của thông được gió ngàn mang lên tận đỉnh núi. Nơi đó, một bản trường ca về bầu trời và mặt đất, về bóng nắng và không khí, về sức sống của muôn loài từ thuở khai thiên lập địa được tấu lên khúc nhạc hùng thiêng, tán dương vẻ đẹp mầu nhiệm, thiên thu, diễm tuyệt của hóa công có đôi tay tạo dựng toàn bích. Lời ca đó được mang đi qua bao núi đồi, thung lũng, đồng bằng biển khơi gieo rắc hạt mầm, chủng loại của thông bất diệt.

Ánh nắng của ngày dần tắt, chỉ còn vương lại đôi chút tia sáng yếu ớt trên ngọn thông xanh, báo hiệu ngày sắp tàn và đêm buông xuống. Núi rừng u tịch. Sương đêm nặng hạt trên chót lá. Cội thông im lìm như lắng nghe nỗi lòng của loài thảo mộc, của ghềnh đá, của loài chim đêm, côn trùng sâu bọ nơi hoang dã đã cùng chia sẻ với nhau một kiếp phù sinh. Rải rác đó đây, nhiều sinh thể đang chuyển mình dưới lớp lá thông khô. Từ dưới lớp lá thông khô ấy, các sinh thể xây dựng một xã hội sống vi tế của ốc sên, dế nhủi, của các loài sâu bọ muỗi mòng, kiến đất. Chúng nương nhờ sự che chở của bóng thông mà quanh năm được yên ổnĐời sống đó tạo thành làng mạc, phố thị, sân ga, ấy là nỗi bình yên của mặt đất. Chúng không mơ một ngày nào đó sẽ biến thành trăng sao, các vì tinh tú trên bầu trời xanh thẳm, và chúng cũng không mơ sẽ hóa thân thành cội thông ngàn năm để che mưa, chở nắng cho núi rừng được tươi mát. Chúng bằng lòng nếp sống yên bình cạnh gốc thông già mà an hưởng tuổi đời dưới tàng lá mục, để rồi một hôm nào đó hóa thân làm kiếp phù sinh:

 

Mộng Ngày

 

Ta cỡi kiến đi tìm tiên động

Cõi trường sinh đàn bướm dật dờ

Cóc và nhái lang thang tìm sống

Trong hang sâu con rắn nằm mơ.

 

 Đầu cửa động đàn ong luân vũ

 Chị hoa rừng son phấn lẳng lơ

 Thẹn hương sắc lau già vươn dậy

 Làm tiên ông tóc trắng phất phơ.

 

Kiến bò quanh nhọc nhằn kiếm sống

Ta trên lưng món nợ ân tình

Cũng định mệnh lạc loài Tổ quốc

Cũng tình chung tơ nắng mong manh

 

 Ta hỏi kiến nơi nào cõi tịnh

 Ngoài hư không có dấu chim bay

 Từ tiếng gọi màu đen đất khổ

 Thắp tâm tư thay ánh mặt trời?

 

Ta gọi kiến ngập ngừng mây bạc

Đường ta đi, non nước bồi hồi

Bóc quá khứ, thiên thần kinh ngạc

Cắn vô biên trái mộng vỡ đôi

 

 Non nước ấy trầm ngâm từ độ

 Lửa rừng khuya yêu xác lá khô

 Ta đi tìm trái tim đã vỡ

 Đói thời gian ta gặm hư vô.

 

 (Tuệ Sỹ - Sàigon 1984)

 

Đó là lẽ sống của vạn loài cóc nhái, kiến rừng, ong bướm ... trên triền núi tuyết với sức sống không héo mòn, sung mãn tự thuở man nhiên.

Sáng nay bầu trời quang đãng, nắng lên cao cho tuyết trên đỉnh tan dần, pha loãng vào từng gốc cây, khe đá thấm sâu vào lòng đất. Cội thông ngàn năm của núi rừng vẫn luôn hiện hữu với lá hoa, mây ngàn, cỏ nội, khói đá, sương hôm... và nguyện làm cội thông hùng vĩ, cao chót vót trên sườn đồi trước khung cảnh bao la của trời đất.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 26641)
Nếu Đạo đức Phật giáo là một nếp sống đem lại hạnh phúc an lạc, nếp sống ấy cũng là một nếp sống đề cao cho con người vào một vị trí tối thượng...
(Xem: 20014)
Thực hành Phật giáo là tiến hành một cuộc chiến đấu giữa những thế lực tiêu cựctích cực trong tâm bạn. Thiền giả nỗ lực làm tiêu mòn điều tiêu cực...
(Xem: 18201)
Ðức Phật khuyên chúng ta nên thường xuyên suy ngẫm về cái chết, hàng ngày hay vào bất cứ lúc nào. Nó sẽ khơi dậy trong chúng ta sự tỉnh thứcý thức cấp bách...
(Xem: 32856)
Acarya Nagarjuna (A Xà Lê Long Thọ) giữ một địa vị hầu như vô song trong hàng các bậc Thánh Phật giáo trình bày xiển dương lời dạy của Phật Thích Ca Mâu Ni cho lợi lạc của thế giới.
(Xem: 18799)
Theo hiểu biết cơ bản của Phật giáo, tâm hồn về bản chất luôn mang tính sáng suốtthông tuệ. Thế nên, những rắc rối về tình cảm không hề tồn tại trong bản chất cơ bản của tâm hồn...
(Xem: 31659)
Bố thí là hạnh đầu tiên trong sáu hạnh của Bồ Tát. Nguyên âm chữ Phạn là Dàna có nghĩa là sự cho, dịch sang tiếng Hán Việt là Bố thí.
(Xem: 32582)
Bát Chánh Đạo rất dễ nhớ, nhưng ý nghĩa của chúng thâm sâu và đòi hỏi một sự hiểu biết về nhiều lãnh vực liên quan trong giáo lý của Đức Phật.
(Xem: 20148)
Trong nhà Phật dạy điều hòa thân này giống như ông chủ điều hòa bốn con rắn sống chung trong một cái giỏ vậy. Chúng luôn luôn thù địch nhau, muốn yên phải tìm cách điều hòa...
(Xem: 26352)
Đức Thích Ca Mâu Ni đã vì một đại nguyện lớn lao, một lòng từ vô lượng mà khước từ mọi hạnh phúc, quyền uy, tiện nghi vật chất để cầu đạo giài thoát.
(Xem: 20331)
Tâm đại từ bi có hai tính cách: Tính cách cứu khổ thì thay thế chúng sinh mà chịu mọi khổ não cho họ; tính cách cho vui thì có thể bỏ hết tất cả phước lạc mà cho chúng sinh.
(Xem: 23799)
Tôi tự cho rằng tôi có thực hay đó chỉ là một ý nghĩ về tôi do tôi tưởng nghĩ về tôi hoặc một ý nghĩ hay một hình ảnh về tôi do kẻ khác hay những kẻ khác tưởng nghĩ về tôi?
(Xem: 23911)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
(Xem: 15131)
Lang thang trên đất nước Myanmar rộng lớn bạn sẽ không ngừng được tiếp xúc với hàng loạt xưởng thủ công tạc tượng Phật từ đá (chủ yếu là đá cẩm thạch)...
(Xem: 15038)
Nhìn thấy rõ tướng vô thường và khổ đau đang bủa xuống quanh cuộc sống, đêm rằm tháng hai âm lịch, Thái tử lên ngựa Kiền-trắc (Kanthaka) cùng với người hầu cận...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant