Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

06. Mảnh Trăng Tiền Kiếp

31 Tháng Mười 201200:00(Xem: 6448)
06. Mảnh Trăng Tiền Kiếp
NGƯỜI TRỒNG HOA VÀ CHÀNG TU SĨ
Tác giả: Minh Đức Triều Tâm Ảnh


Mảnh Trăng Tiền Kiếp

Hoàng đế Mễ Sa thả lỏng dây cương cho con long câu chậm vó lại. Con lương mã tinh khôn đang phóng nước đại, chợt cảm thấy dây cương lỏng dần, vội hãm đà đổi sang nước kiệu nhỏ. Nhà vua như rã rời, ngựa cũng đã thấm mệt, thế mà bóng con thú lại biến mất lần nữa. Suốt một thời oanh liệt trên lưng ngựa, chưa lần nào ngài để kẻ thù trước mắt vuột khỏi, thế mà lần này, con hươu sao bé nhỏ lại như nhởn nhơ, bỡn cợt thật đáng hận vô cùng!

Nhà vua miên man suy tưởng mặc cho con tuấn mã chạy rủng rải theo lối mòn. Khi mở choàng mắt, nhà vua thấy một con suối, ngài khoan khoái vô cùng; vội xuống ngựa và vục đầu trong dòng nước mát. Khi ngẩng lên, thì bờ bên kia, một con hươu sao! Nhanh như cắt, hoàng đế vọt đến bên ngựa, chụp vội cây cung. Vừa mới giương cung thì con hươu sao đưa mắt tròn đen lay láy nhìn nhà vua rồi lại lủi mất. Thịnh nộ nhưng trầm tĩnh, nhà vua lại lên ngựa, phóng qua suối, đuổi theo chân con thú. Nắng chiều lấp lánh trên ngàn cây. Tiếng vó ngựa dồn dập thoảng động rồi chìm mất giữa đám lá rừng xào xạc.

Trời đã sẫm tối. Hoàng đế Mễ Sa lại một lần nữa chậm vó. Núi rừng trùng điệp vây quanh. Một vài bóng chim đập cánh uể oải. Hoàng đế chợt giật thót mình, lo lắng nhìn quanh. Mải đuổi theo con thú, nhà vua đã lạc mất đường về. Núi rừng lạnh lùng hoang dã. Đâu đây đã vọng tiếng hổ gầm.

Không biết trải qua bao nhiêu giờ khắc căng thẳng lầm lủi dưới bóng đen càng lúc càng dày sâu, nhà vua thấy xa xa thấp thoángánh đèn. Theo chân ngựa, ngài tìm lần về điểm sáng. Chẳng bao lâu, ánh lửa từ cây đèn mù u hiện rõ trong tầm mắt, soi tỏ một chái am tranh, hoàng đế thở phào xuống ngựa.

Chợt cánh cửa trúc mở toang, bóng người, cây đèn và tiếng nói như hiện ra cùng một lúc.

- Kính chào bệ hạ! Bần tăng chờ đợi bệ hạ nơi này đã lâu.

Hoàng đế Mễ Sa kinh ngạc đến đớ cả người. Mãi một lúc sau, nhà vua mới thốt được nên lời:

- Làm sao... mà đại sư biết trẫm... trẫm đến mà đón?

Nhà vua thấy rõ chủ nhân là một vị sa-môn rất già.

Vị sơn tăng mỉm cười nhẹ, nụ cười dịu dàng mát mẻ tỏa sáng như mảnh trăng buổi sơ thu, rồi khoát tay, bước trái qua một bên:

- Xin cung thỉnh bệ hạ vào thảo am ngơi nghỉ đã! Bệ hạ rong ruổi nhiều, long thể chắc đang thấm mệt.

Nhà vua mặc dầu còn bỡ ngỡ cũng vội dắt ngựa tiến vào.

- Cỏ lúa đều đã được dành sẵn, bệ hạ hãy giao ngựa cho bần tăng.

Hoàng đế Mễ Sa chậm rãi bước vào tịnh thất. Ngài đưa mắt nhìn quanh. Một tấm ngọa cụ bện bằng cỏ đặt nằm sắt vách tường phía đông. Hai chiếc bồ đoàn trải giữa phòng cùng bộ đồ trà bé nhỏ bày trên chiếc kỷ. Nơi vách nứa chính giữa, treo buông thả một bức tranh thủy mặc, nét bút khoát hoạt, mờ ảo đầy vẻ phóng dật, tiêu sái. Không khí thiền am như toát ra cái gì đó, nửa xa lạ, nửa thân thiết.

Nhà vua nhè nhẹ cởi hài, ngồi ghé lên bồ đoàn, lại đưa mắt nhìn bức tranh lần nữa. Sao lạ, có cái gì kỳ quái ở bức tranh này? Ta đã từng thấy nó ở đâu? Nó quen thuộc lắm! Nhà vua săm soi nhìn kỹ. Nét bút này, giản phác, mạnh mà mau lẹ - chuyên để vẽ lan trúc - mà sao tác giả lại phối hợp thêm những nét “bát mặc” của vương gia đời Đường? Lối “bát mặc” thì dễ loạn mà ở đây không loạn, chứng tỏ nghệ sĩ đã biến được cái “vô pháp” thành “hữu pháp”. Vẽ sơn thủy như tác phẩm này dẫu chưa đạt được “vẽ núi đứng như núi bay, vẽ suối chảy như suối dừng lại” (sơn phi tuyền lập), nhưng cũng tạm coi là những nét tĩnh, nét động đã toát ra đúng độ, hài hòa, khí vận trôi chảy tự nhiên, nhất quán. Đây chính là nét bút mà nhà vua rất yêu thích, nếu không muốn nói là một tâm đắc độc đáo của mình. Giấy thì đã cũ vàng, nhưng nhà vua vẫn nhìn không lầm lộn là loại “kim tiền” làm ở Cao Ly và Vân Nam - giấy màu xám, phẩm chất thô, có nhiều vôi - chỉ dùng trong hạng dân dã.

Nhà vua bần thần nghĩ ngợi. Một rung động thoảng qua làm nhà vua tái mặt. “Nét bút này chẳng lẽ là của ta?”

- Bệ hạ thấy bức tranh đó thế nào?

Nhà vua chỉ loáng thoáng nghe mơ hồ câu hỏi. Tâm trí nhà vua vẫn đắm chìm trong dòng suy tưởng. Ta có bao giờ dùng loại giấy “kim tiền” này? Nếu không tìm ra giấy đời Tống, hiệu Đông Tân đường làm bằng bẹ tre, thì ta dùng giấy của đất Sở, Hồ Bắc. Mà bức tranh này, nếu đúng là ta vẽ, thì ta đâu đã vẽ hoàn tất?

Tiếng vị sư già như gió thoảng bên tai:

- Bần tăng nhớ hồi xưa, cách đây gần bốn mươi năm về trước, người vẽ nên bức tranh này đã nói như sau: Cái đặc biệttác phẩm này là “vô pháp” mà thành ra “hữu pháp”. Mực vẩy theo lối “bát mặc”, tưởng là loạn mà không loạn. Đây là một trường phái riêng, vừa cổ kính như thời gian đọng trên ngôi thành xưa rêu mục, vừa mới mẻ như giọt sương long lanh trên đầu lá buổi sơ xuân... Hà... hà... hà... Người ấy cười vui khoái thích rồi tiếp - Tuy thế... phải để ý, đằng sau những giọt sương kia, loáng thoáng ẩn hiện vành trăng sơ huyền thăm thẳm và xa xôi...

Hoàng đế Mễ Sa sực tỉnh.

- Mảnh trăng? Đại sư nói mảnh trăng nào?

Ngọn đèn mù u chợt tỏa sáng rộng dưới tay nhà vua, ngài cố nhìn cho rõ bức tranh hơn tí nữa. Rõ ràng ở đây không có mảnh trăng nào. Vậy đâu là mảnh trăng sơ huyền mà vị sư già nói đến?

Hoàng đế Mễ Sa như chợt sáng ý ra, gật đầu:

- Đại sư nói phải! Ở tác phẩm này còn thiếu một mảnh trăng. Thêm một mảnh trăng sơ huyền ẩn ẩn hiện hiện sau màn sương, bức tranh sẽ tỏa sáng, có tư tưởng và tăng xúc cảm hơn.

Vị sư già dường như không nghe lời của nhà vua, vẫn tiếp tục với chuỗi hồi ức quá khứ:

- Người vẽ là một nhà sư có tài cao chí lớn. Tâm thì như chứa cả ngũ nhạc, mà trí thì như kình ngư biển lớn vùng vẫy. Ôi! Nét bút của y mới tài hoa phong vận làm sao? Người xưa nói rằng, đọc văn là biết người. Ở đây, ta có thể xem tranh và tinh thần của nó mà đọc ra đường chỉ vận nghiệp duyên mai hậu. Bức tranh này: còn nghiệp chướng si mê, tù trong lục đạo, trăm dây phiền não, nghiệp báo không rời. Bần đạo đã nói như thế sau khi y phác thảo nên bức họa này. Và đây là lời nói của y như còn mồn một bên tai: Hiền huynh! Tiểu đệ sinh ra trong một gia đình nghèo khó, lại đi tu từ nhỏ, thành thử chuyện đời chưa từng biết qua. Như hiền huynh từng giáo dụ thì chúng sanh, ai ai cũng phải trải qua những kinh nghiệm khoái lạc và đau khổ trong ba cõi sáu đường rồi mới có thể giác ngộ. Vậy thì đệ nguyện kiếp sau sinh làm hoàng đế để xem thử mùi vị cao sang quyền thế nó như thế nào. Nếu lúc ấy mà đệ đắm say vào vinh hoa dục lạc, thì hiền huynh tìm cách nhắc cho đệ tỉnh thức nhé! Hiền huynh ơi! Bức tranh này đệ vẽ đang còn dang dở. Giả như khi đó đệ vì: tình ái si mê, tù trong lục đạo, trăm dây phiền não, nghiệp báo không rời... thì hiền huynh nhớ đưa ra, không chừng đệ nhớ lại mà tỉnh ngộ cũng nên.

Hoàng đế Mễ Sa bàng hoàng. Ngọn đèn trên tay rơi đổ xuống nền đất. Mảnh trăng sơ huyền từ trong bức tranh hiện ra lấp lánh sau màn sương. Nhà vua đứng bất động.

Vị sư già thoáng nhẹ nụ cười trong tối, tiếng nói bây giờ ấm và mạnh như một hồi chuông thu không:

- Tâu bệ hạ! Vầng trăng đó đã chờ bệ hạ gần suốt bốn mươi năm nay. Bần tăng nhớ lời hẹn ước xưa về đây lập thảo am chờ nhân duyên để tái ngộ cố nhân! Con hươu sao hồi trưa là một chút phép mọn của bần tăng, để dẫn dắt bệ hạ về đây xem lại tác phẩm của mình đang còn dang dở!

Vị sư già dứt tiếng mà hoàng đế Mễ Sa như còn miên man trong cõi mộng xa thẳm nào.

Sau khi thắp đèn, chuyên một tách trà nóng ấm cho nhà vua, vị sư già lại thở dài:

- Ôi! Thoáng chốc mà chúng ta xa nhau gần nửa thế kỷ rồi! Vật đổi sao dời, sinh sinh hóa hóa, chuyện xưa nào khác giấc mộng đầu hôm. Chúng ta vốn là đôi bạn đồng đạo dưới chân ngọn Thiên Lĩnh, nay thì kẻ là bệ ngọc mình rồng, người thì đang còn áo đà dép cỏ. Giờ đây, ước nguyện làm hoàng đế đã thỏa chưa, hả cố nhân tài cao phong vận? Mảnh trăng sơ huyền có bao giờ lặn khuất? Bệ hạ thấy thế nào? Ôi! Sá gì chiếc ngai vàng tanh hôi danh lợi lẫn quyền uy sớm còn tối mất? Cát bụi trần ai hãy trả về cho cát bụi trần ai! Khi cơ duyên chín muồi thì trái cây kia rụng xuống. Hãy tỉnh ngộ đi thôi bệ hạ!

Đột nhiên, hoàng đế Mễ Sa rướn người dậy, thò hai tay chụp vội bức tranh, chạy vọt ra rừng đêm mất dạng.

Vị sa-môn già nhìn đăm ra khung cửa một lúc lâu rồi quay vào, thoáng đọng hai hạt sương không rơi trên khóe mắt.

Ngọn đèn mù u lụn bấc leo lét tàn. Vị sư già lựa một thế ngồi thoải mái trên nệm cỏ, lưng dựng thẳng, môi thoảng nụ cười xa rộng, rồi hơi thở cũng dường như chìm tan vào cõi mênh mông, hư tĩnh...

Mảnh trăng sơ huyền cong cong nằm nghiêng bên cửa sổ từ từ khuất vào một đám mây.

 

 Yên Hà các, Đạm Lư hiên 1980
 (cùng viết với Pháp đệ Pháp Tông)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 10182)
Sự sinh ra cao quý, tự dothuận lợi này thật khó có được. Cầu mong con không lãng phísử dụng nó một cách có ý nghĩa.
(Xem: 11232)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
(Xem: 13567)
Xuất phát từ một nhận thức có tính thuyết phục về đạo Phật, quyển "Thuần Hóa Tâm Hồn" được viết với một văn phong hiện đại, trong sángtinh tế; nghiêm trang nhưng vẫn đan xen đôi nét hóm hỉnh.
(Xem: 13706)
Một cách khái quát, Thiền có thể hiểu là trạng thái tâm linh vút cao của một hành giả đã chứng ngộ. Với nghĩa này, Thiền cũng là Đạo, là Phật, là Tâm...
(Xem: 22174)
Các khoa học gia ngày nay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vào chế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn do thực vật đem lại...
(Xem: 21835)
Chúng tôi đi với hai mục đích chính: Thay mặt toàn thể Phật tử Việt Nam chiêm bái các Phật tích và viết một quyển ký sự để giới thiệu các Phật tích cho Phật Tử Việt Nam được biết.
(Xem: 27346)
Tâm tánh của chúng sinh dung thông không ngăn ngại, rộng lớn như hư không, lặng trong như biển cả. Vì như hư không nên thể của nó bình đẳng...
(Xem: 17762)
Tây phương Cực lạccảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnhvô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
(Xem: 11716)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
(Xem: 12312)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Namtrách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
(Xem: 25231)
Chúng ta tu Thiền là cốt cho tâm được thanh tịnh trong lặng. Từ tâm thanh tịnh trong lặng đó hiện ra trí vô sư. Trí vô sư hiện ra rồi thì chúng ta thấy biết những gì trước kia ta chưa hề thấy biết...
(Xem: 23254)
Đối tượng nghiên cứu của xã hội học là con người, trong khi đó, xã hội học Phật giáo có những bước nghiên cứu xa hơn không chỉ nói về con người mà còn đề cập đến các loài hữu tình khác...
(Xem: 28556)
Một chủ đề chính của cuốn sách này là qua thực hành chúng ta có thể trau dồi tỉnh giác lớn lao hơn suốt mỗi khoảnh khắc của đời sống. Nếu chúng ta làm thế, tự dolinh hoạt mềm dẻo liên tục tăng trưởng...
(Xem: 22746)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
(Xem: 25666)
Con đường thiền tậpchánh niệm tỉnh giác, chứng nghiệm vào thực tại sống động. Khi tâm an định, hành giả có sự trầm tĩnh sáng suốt thích nghi với mọi hoàn cảnh thuận nghịch...
(Xem: 22265)
Với người đã mở mắt đạo thì ngay nơi “sắc” hiện tiền đó mà thấy suốt không chướng ngại, không ngăn che, nên mặc dù Sắc có đó vẫn như không, không một chút dấu vết mê mờ...
(Xem: 13982)
Trên đời này, hạnh phúc và khổ đau; chiến tranh và hòa bình; giàu và nghèo… nếu chúng ta chịu khó tu tập một chút và giữ tâm thật bình thản, chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều hay vô cùng.
(Xem: 13419)
Bước đường hành đạo của đức Phật thật sinh động trong khung cảnh Ấn Ðộ cổ đại được minh họa bằng các trích đoạn kinh kệ từ Tam Tạng Pàli nguyên thủy đầy thiền vị hòa lẫn thi vị...
(Xem: 22432)
Bắt đầu bằng cách bỏ qua một bên tất cả những mối quan tâm ở bên ngoài, và quay vào quán sát nội tâm cho đến khi ta biết tâm trong sáng hay ô nhiễm, yên tĩnh hay tán loạn như thế nào.
(Xem: 26327)
Kinh Nghĩa Túc đã bắt đầu dạy về không, vô tướng, vô nguyệnbất khả đắc. Kinh Nghĩa Túc có những hình ảnh rất đẹp về một vị mâu ni thành đạt.
(Xem: 18448)
Bản thể hiện tiền là Sự Sống Duy Nhất vĩnh hằng, luôn hiện tiền, vượt quá hằng hà sa số dạng hình thức sinh linh vốn lệ thuộc vào sinh và diệt.
(Xem: 18949)
Khi bạn chú tâm đến sự yên lặng, ngay lập tức có một trạng thái cảnh giác nhưng rất im lắng ở nội tâm. Bạn đang hiện diện. Bạn vừa bước ra khỏi thói quen suy tưởng của tâm thức cộng đồng...
(Xem: 34475)
Đây là phần thứ 2 trong 3 phần chính của cuốn Zen no Rekishi (Lịch Sử Thiền) do giáo sư Ibuki Atsushi soạn, xuất bản lần đầu tiên năm 2001 tại Tôkyô.
(Xem: 27344)
Thật ra chân lý nó không nằm ở bên đúng hay bên sai, mà nó vượt lên trên tất cả đối đãi, chấp trước về hiện hữu của Nhị Nguyên. Chân lý là điểm đến, còn hướng đến chân lý có nhiều con đường dẫn đến khác nhau.
(Xem: 28361)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
(Xem: 21352)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạchạnh phúc...
(Xem: 14878)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổvô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
(Xem: 19190)
Bồ Tát Quán Thế Âm là một trong những hình tượng gần gũi nhất với hầu hết tín đồ Phật giáo, dù ở bất cứ nơi đâu, dù thuộc tầng lớp nào. Ngài là biểu tượng của lòng đại bi...
(Xem: 10611)
Giáo dục của chúng ta là sự vun đắp của ký ức, sự củng cố của ký ức. Những thực hành và những nghi lễ của tôn giáo, đọc sách và hiểu biết của bạn, tất cả là sự củng cố của ký ức.
(Xem: 18555)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
(Xem: 15656)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
(Xem: 13173)
Chư Bồ Tát, tùy theo hạnh nguyện thù thắng khác biệt mà mỗi vị mang một danh hiệu khác nhau, tựu trung hạnh nguyện của vị nào cũng vĩ đại rộng sâu không thể nghĩ bàn...
(Xem: 13414)
Tuy ra đời khá sớm trong dòng văn học Phật giáo, nhưng cho đến nay, điểm thú vị của độc giả khi đọc lại tập sách này là vẫn có thể nhận ra được những vấn đề quen thuộc với cuộc sống hiện nay của bản thân mình.
(Xem: 14014)
Chân lý chỉ có một, nhưng mỗi người đến với chân lý bằng một con đường khác nhau. Dù bằng con đường nào đi nữa thì đó cũng là hạnh phúc lớn nhất trong cuộc đời...
(Xem: 11784)
Đây là kết quả của 17 năm trường mà Ngài Huyền Trang đã ở tại Ấn Độ. Đi đến đâu Ngài cũng ghi lại từ khí hậu, phong thổ cho đến tập quán và nhất là những câu chuyện liên quan đến cuộc đời đức Phật...
(Xem: 11621)
Chính là nhờ vào con đường tu tập, vào sự bứng nhổ tận gốc rễ cái ảo tưởng rằng ta là một cá thể riêng biệt mà ta tìm lại được hạnh phúc chân thật sẵn có trong ta.
(Xem: 11335)
Đức Phật thuyết Pháp, chư tăng gìn giữ pháp Phật để vĩnh viễn lưu truyền làm đạo lý tế độ quần sanh. Vì thế, Phật, Pháp và Tăng là ba món báu của chúng sanh...
(Xem: 11877)
Sân chùa yên ả không một tiếng lá rơi. Mặt trời áp má lên những vòm cây xum xuê, chỉ để rớt nhiều đốm nắng rất nhỏ xuống đất, không nóng bức, không khó chịu...
(Xem: 19931)
Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
(Xem: 12382)
Ở xứ Tây Tạng, tạo hóa và dân sự dường như bảo nhau mà giữ không cho kẻ lạ bước vào! Núi cao chập chùng lên tận mây xanh có tuyết phủ...
(Xem: 13935)
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni ra đời cách đây đã hơn 25 thế kỷ. Những gì ngài để lại cho cho chúng ta qua giáo pháp được truyền dạy khắp năm châu là vô giá...
(Xem: 13267)
Trong các vị cao tăng Trung Hoa, ngài Huyền Trang là người có công nghiệp rất lớn, đã đi khắp các nơi viếng Phật tích, những cảnh chùa lớn, quan sátnghiên cứu rất nhiều.
(Xem: 31927)
Những phương pháp và lời hướng dẫn mà Đức Phật đã đề ra giúp chúng ta có thể từng bước tiến đến một sự giác ngộ sâu xa và vượt bậc, và đó cũng là kinh nghiệm tự chúng Giác Ngộ của Đức Phật.
(Xem: 13423)
Vào một buổi chiều lười biếng ở Sydney, tôi mở Tivi và thấy chương trình Oprah Winfrey đang tranh luận về kiếp trước kiếp sau, cuộc tranh luận rất sôi nổi.
(Xem: 12747)
Đây là một cuốn nhật ký ghi chép cuộc hành trình đi về Ấn Độ để học đạo. Tác giả nhân khi chùa Văn Thù Sư Lợi tổ chức chuyến đi hành hương các Phật tích tại Ấn đã tháp tùng theo...
(Xem: 13320)
Sách gồm những lời phát biểu của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma về Phật giáo và vài vấn đề liên quan đến Phật giáo, chọn lọc từ các bài diễn văn, phỏng vấn, các buổi thuyết giảng và các sách của Đức Đạt-Lai Lạt-ma.
(Xem: 11877)
Trời bên này đã thật sự vào thu rồi đó! Buổi chiều, con đường về nhà hai bên rừng có ngàn lá đổi sang màu trái chín, đẹp kỳ diệu.
(Xem: 21840)
Ni sư Ayya Khema viết quyển tự truyện này không vì mục đích văn chương, mà để chúng ta từ câu chuyện đời của Ni sư tìm được những bài học giá trị về con đường đạo Người đã đi qua.
(Xem: 11081)
“Đạo lý nhà Phật, là một nền đạo lý thâm trầm, siêu việt hơn hết”. Ấy là lời nói của nhiều nhà thông thái xưa nay trên hoàn võ, và cũng là một mối cảm của chúng tôi nữa.
(Xem: 12887)
Các chân sư thực hiện những kỳ công của các ngài mà không chút tự hào, với một thái độ giản dị hồn nhiên hoàn toàn như trẻ con. Các ngài biết rằng, năng lực của tình thương luôn che chở các ngài.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant