Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 14: Đề Xướng Một Nền Văn Hóa Nhân Bản Thực Sự

16 Tháng Giêng 201100:00(Xem: 8801)
Chương 14: Đề Xướng Một Nền Văn Hóa Nhân Bản Thực Sự


VÌ SAO TIN PHẬT 

Hòa thượng K. Sri Dhammananda - Thích Tâm Quang dịch Việt - California, Hoa Kỳ, 1997
Nguyên tác: What Buddhists believe, Malaysia, 1987

PHẦN V
MỘT TÔN GIÁO CHO SỰ TIẾN BỘ THỰC SỰ 
CỦA NHÂN LOẠI
Chương 14
ĐỀ XƯỚNG MỘT NỀN VĂN HÓA 

NHÂN BẢN THỰC SỰ

-ooOoo-

TÔN GIÁO HIỆN ĐẠI

Phật Giáo đủ mạnh để đối đầu với bất cứ quan điểm hiện đại nào được đưa ra nhằm thách thức tôn giáo.

Những tư tưởng Phật Giáo đóng góp phần to lớn vào sự phong phú của nền tư duy kim cổ: Giáo lý về nguyên nhântương đối, học thuyết về duy thức, về thực dụng, sự nhấn mạnh về đạo đức, sự không chấp nhận một linh hồn thường còn, sự không quan tâm về sức mạnh siêu nhiên bên ngoài, sự chối bỏ nghi thứcnghi lễ tôn giáo không cần thiết, sự kêu gọi sử dụng lý tríkinh nghiệm, và sự tương hợp với các khám phá khoa học hiện đại, tất cả quan điểm của Phật Giáo nhằm thiết lập tính thích ứng ưu việt cho những yêu cầu hiện đại.

Đạo Phật có thể đáp ứng tất cả những đòi hỏi cho một tôn giáo hữu lý thích hợp cho nhu cầu của thế giới tuơng lai. Phật giáo rất khoa học, hữu lý, tiến bộ, xứng đáng cho một người trong thế giới hiện đại này hãnh diện được tự gọi mình là Phật Tử. Thật ra, Phật Giáo còn tính khoa học hơn phương cách của khoa học; Phật Giáo còn tính xã hội hơn cả chủ nghĩa xã hội.

Trong số những bậc khai sáng tôn giáo vĩ đại chỉ riêng Đức Phật khuyến khích tinh thần điều tra nghiên cứu của tín đồ, và Ngài khuyên họ không nên chấp nhận bằng niềm tin mù quáng ngay cả đến giáo lý của chính Ngài. Cho nên chẳng có gì quá đáng khi gọi Đạo Phật là một tôn giáo hiện đại.

Phật Giáo là cả một kế hoạch phối hợp rất tỉ mỉ về phương cách sống một cuộc đời thực tiễn và một hệ thống tư tưởng cẩn trọng của sự tự tu học. Nhưng hơn thế nữa Đạo Phật là một phương pháp giáo dục rất khoa học. Tôn giáo này có khả năng tốt nhất trong bất cứ khủng hoảng nào để hồi phục được niềm an lạc nội tâm và giúp chúng ta bình tĩnh đối đầu với bất cứ thay đổi xẩy ra trong tuơng lai.

Không lạc thú giác quan, liệu ta có thể chịu đựng nổi đời sống được không? Không niềm tin vào sự bất tử, con người có thể có đạo đức không? Không cầu viện đến thần thánh, con người có thể tiến bộ đúng đường hướng được không? Được, đó là câu trả lời của Phật Giáo. Những cứu cánh này có thể đạt được bằng sự hiểu biết và bằng cách thanh lọc tâm ý. Hiểu biết là chìa khóa tiến lên con đường cao cả hơn. Thanh lọc tâm ý đem bình tĩnh, an lạc cho đời sống và khiến cho con người không dính mắc và tách rời hẳn được những cái bất thường của thế giới hiện tượng.

Đạo Phật quả là một tôn giáo thích hợp cho thế giới hiện đại khoa học. Ánh sáng đến từ thiên nhiên, từ khoa học, lịch sử, kinh nghiệm của loài người, từ mọi nơi trong vũ trụ, được rạng rỡ với Giáo Lý Cao Quí của Đức Phật.

TÔN GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KHOA HỌC

Tôn Giáo thiếu khoa học sẽ bị tê liệt, khoa học thiếu tôn giáo sẽ bị mù quáng.

Ngày nay sống trong thời đại khoa học, hầu hết mọi khía cạnh của cuộc đời chúng ta đều bị ảnh hưởng bởi khoa học. Từ khi nền cách mạng khoa học khởi sự vào thế kỷ thứ mười bảy, khoa học không ngừng ảnh huởng lớn lao đến những gì chúng ta nghĩ và làm.

Tác động của khoa học đặc biệt rất mạnh mẽ đối với các niềm tin đạo giáo cổ truyền. Nhiều quan niệm tôn giáo căn bản sụp đổ dưới áp lực của khoa học hiện đại và không còn được chấp nhận bởi người trí thức và những người hiểu biết am tường. Không còn có thể thừa nhận chân lý chỉ nguồn gốc từ sự ức đoán thuộc thần học hay căn cứ trên các quyền lực trong các kinh điển tôn giáo biệt lập hẳn với cách nhìn khoa học. Thí dụ, các nhà tâm lý hiện đại đã tìm ra và cho thấy là tâm ý con người cũng giống như xác thân vật chất, hoạt động theo các định luật thiên nhiên do nguyên nhân gây nên chứ không có sự hiện hữu của linh hồn bất biến nào như một số tôn giáo đã dạy.

Một số nhà tôn giáo ưa không lưu ý gì đến những khám phá khoa học mâu thuẫn với những giáo điều của họ. Thói quen tinh thần cứng ngắc như vậy đương nhiên là một chướng ngại cho sự tiến bộ của loài người. Từ khi người hiện đại không chịu tin tưởng vào điều gì một cách mù quáng, dù rằng điều ấy đã đưọc chấp nhận theo truyền thống, những nhà tôn giáo này chỉ có thể thành công trong việc gia tăng hàng ngữ những người không niềm tin bằng lý thuyết sai lầm của họ mà thôi.

Mặt khác nhiều nhà tôn giáo lại thấy cần điều chỉnh đại chúng chấp nhận lý thuyết khoa học bằng cách đưa ra những giải thích mới về giáo điều của họ. Đó là trường hợp về Thuyết Tiến Hóa của Darvin. Nhiều nhà tôn giáo vẫn kiên địnhcon người được tạo ra trực tiếp bởi Thượng Đế. Darwin, trái lại, cho rằng con người tiến hóa từ loài khỉ, một học thuyết đánh đổ giáo lý về quyền sáng tạo của thần thánh và sự phạm tội của loài người. Từ khi những nhà tư tưởng giác ngộ chấp nhận thuyết của Darwin, những nhà thần học ngày nay không được chọn lựa gì hơn là đưa ra cách giải thích mới về giáo lý của họ cho phù hợp với thuyết mà trước đây họ đã từng chống đối.

Dưới ánh sáng của những khám phá khoa học hiện đại, không mấy khó khăn để hiểu rằng những quan điểm tôn giáo đối với vũ trụđời sống chỉ thuần túy là những tư tưởngtính cách quy ước mà các tôn giáo đó đã thay thế vào từ lâu. Thông thường quả đúng khi nói tôn giáo đã góp phần vĩ đại trong công cuộc phát triển và tiến bộ của nhân loại. Tôn giáo thiết lập các giá trị, các tiêu chuẩn và đặt ra các nguyên tắc để hướng dẫn đời sống loài người. Tuy nhiên với tất cả những gì tốt đẹp đã làm, tôn giáo vẫn khó có thể tồn tại trong thời đại khoa học tiên tiến nếu những tín đồ vẫn cứ khăng khăng nhốt chặt chân lý trong các hình thứcgiáo điều, vẫn cứ khích lệ các nghi lễpháp môný nghĩa nguyên thủy đã bị thoái hóa.

PHẬT GIÁO VÀ KHOA HỌC

Cho đến đầu thế kỷ vừa qua, Đạo Phật chỉ giới hạn trong các quốc gia chưa được tiếp xúc gì với khoa học hiện đại. Tuy nhiên, ngay từ lúc đầu, Giáo lý của Đức Phật lúc nào cũng mở rộng cách tư duy khoa học.

Lý do tại sao Giáo Lý được tinh thần khoa học dễ dàng chấp nhận một cách nhiệt tình là do Đức Phật không bao giờ khuyến khích niềm tin cứng nhắc và giáo điều. Ngài không tuyên bốPhật Pháp căn cứ trên niềm tin, đức tin, hay thiên khải, mà là để cho ta quyền tư duy linh độngtự do.

Lý do thứ hai là tinh thần khoa học có thể tìm thấy trong phương cáchĐức Phật đã dùng để tiếp cận với Chân Lý. Phương pháp của Đức Phật dùng khám phá và trắc nghiệm Chân Lý rất giống phương pháp của nhà khoa học. Một khoa học gia quan sát thế giới bên ngoài một cách khách quan, và chỉ thiết lập một lý thuyết khoa học sau khi đã nhiều lần thực hành thành công các thử nghiệm.

Sử dụng phương thức giải quyết tương tự từ 25 thế kỷ trước, Đức Phật quán chiếu thế giới nội tại bằng tâm buông bỏ và khuyến khích đệ tử của Ngài không nên chấp nhận giáo lý nào cho đến khi tự mình điều nghiên, phán đoán và kiểm chứng được sự thật của giáo lý đó. Giống như nhà khoa học ngày nay không cho rằng công trình thực nghiệm của mình không thể bị lặp lại bởi người khác, Đức Phật cũng không tuyên bố rằng kinh nghiệm Giác Ngộ của Ngài là độc quyền của Ngài.

Vì vậy trong phương thức chứng ngộ Chân Lý, Đức Phật là một nhà phân tích giống như nhà khoa học ngày nay. Ngài thiết lập một phương pháp thực hành thực tiễn, khoa học để đạt đến Chân Lý Tối Thượngchứng nghiệm Giác Ngộ.

Tuy Phật Giáo rất đồng dạng với tinh thần khoa học, nhưng sẽ không đúng nếu ta đồng hóa Phật Giáo với khoa học. Quả thực là những công trình áp dụng thực tiễn của khoa học đã giúp cho nhân loại hưởng một cuộc sống tiện nghi hơn và kinh nghiệm được những thứ tuyệt vời mà trước đó không ai dám mơ ước. Khoa học đã có thể làm cho con người bơi giỏi hơn cá, bay cao hơn chim, và đi bộ trên cung trăng. Nhưng phạm vi kiến thứctrí tuệ quy ước của khoa học có thể chấp nhận được bị giới hạn vào chỉ những bằng chứng đã thực nghiệm. Và chân lý thuộc khoa học lại bị lệ thuộc vào sự thay đổi không ngừng. Khoa học không thể giúp con người kiểm soát được tâm mình và cũng chẳng giúp gì việc kiểm soát và hướng dẫn về đạo đức. Cho dù đã đạt những kỳ công, khoa học thật ra vẫn bị nhiều giới hạnPhật Giáo không mắc phải.

GIỚI HẠN CỦA KHOA HỌC

Người ta thường nghe nói rất nhiều về khoa học về cái khoa học có thể làm, nhưng rất ít về cái khoa học không thể làm. Kiến thức khoa học bị giới hạn về dữ kiện nhận được từ các giác quan. Khoa học không có khả năng nhận ra thực thể thăng hoa từ dữ kiện giác quan. Chân lý của khoa học được xây dựng trên sự quan sát thuần lý về các dữ kiện giác quan không ngừng thay đổi. Cho nên chân lý của của khoa học là một chân lý tương đối không đứng vững với thời gian. Và khoa học gia, nhận thức được sự kiện này nên lúc nào cũng sẵn sàng loại bỏ một lý thuyết nếu lý thuyết này sẽ được thay bằng một lý thuyết khá hơn.

Khoa học cố gắng hiểu thế giới bên ngoài và đã rõ ràng chỉ đề cập qua loa thế giới bên trong con người. Cả đến khoa tâm lý học thực ra cũng chưa tìm hiểu nguyên nhânbản tâm trạng bất an của con người. Khi một người bị dao độngchán ghét đời sống, và thế giới nội tâm đầy xáo trộnlo âu, khoa học ngày nay vẫn chưa có lợi khí gì để giúp người đó. Xã hội học phục vụ cho môi sinh có thể mang lại con người một mức độ hạnh phúc nào đó. Nhưng không giống như thú vật, con người cần phải có cái gì ngoài tiện nghi vật chất và cần đến sự giúp đỡ để đương đầu với các dao động và khổ đau phát xuất từ kinh nghiệm tiếp xúc với cuộc sống hàng ngày.

Ngày nay nhiều người bị phiền nãosợ hãi, bồn chồn, và bất an. Khoa học thất bại trong việc cứu họ. Khoa học không thể dạy một người bình thường kiểm soát được tâm mình khi bị lôi cuốn bởi thú tính đang đốt cháy nội tâm.

Khoa học có thể nào làm cho con người tốt hơn không? Nếu có thể được thì tại sao các hành động hung bạo và thủ đoạn vô luân đầy rẫy tại các quốc gia rất tiến bộ về khoa học? Có công bình không khi nói rằng mặc dầu đã đạt những tiến bộ và những lợi ích đắc lực giúp cho con người, khoa học vẫn không chuyển hóa được nội tâm con người: khoa học chỉ càng làm họ nâng cao thêm cảm nghĩ lệ thuộc và thiếu thốn? Thêm vào sự thất bại đã không mang được an ninh đến cho nhân loại, khoa học còn làm cho mọi người cảm thấy càng bất ổn hơn bởi sự đe dọa thế giới có thể bị tàn phá đại quy mô.

Khoa học không thể đưa ra một mục đíchý nghĩa cho cuộc sống. Khoa học không thể cung cấp những lý do rõ ràng cho kiếp sống của con người. Thực ra, bản chất khoa học hoàn toàn thế tục và không quan tâm gì đến mục tiêu tinh thần của con người. Duy vật chủ nghĩa gắn liền với tư tưởng khoa học chối bỏ mục tiêu tâm linh cao hơn sự thỏa mãn vật chất. Bởi cách lý thuyết thiên về chọn lựa và các chân lý tương đối của nó, khoa học không lưu ý đến một số vấn đề thiết yếu nhất và bỏ lại nhiều câu hỏi không được trả lời. Chẳng hạn, khi hỏi về những sự bất bình đẳng (khác nhau) giữa người và người, khoa học không có một câu giải thích nào về câu hỏi vượt quá phạm vi hẹp hòi của khoa học này.

CÓ HỌC VÅN NGU DỐT

Đức Phật đã phát hiện một tâm ý siêu việt không bị giới hạn vào dữ kiện-giác quan và vượt qua cái luận lý giăng bẫy trong phạm vi của sự nhận thức tương đối. Trái lại, trí thông minh con người, được hành hoạt trên căn bản kiến thức do thâu thập và tàng trữ, dù là trong lãnh vực tôn giáo, triết học, khoa học hay mỹ thuật. Tâm thức chúng ta thu nhận qua các giác quan, một loại thông tin yếu kém về nhiều mặt. Chính những tín hiệu được tiếp thu hết sức giới hạn này đã làm sự hiểu biết của ta về thế gian bị bóp méo.

Một số người rất hãnh diện là họ biết quá nhiều. Thực ra càng biết ít bao nhiêu thì chúng ta lại càng chắc chắn nắm vững việc giải thích bấy nhiêu ; càng biết nhiều bao nhiêu, chúng ta lại thấy ra được sự giới hạn của mình bấy nhiêu.

Một học giả lỗi lạc có lần viết một cuốn sách và coi đó là một kiệt phẩm. ông ta cảm thấy cuốn sách này bao gồm tất cả những hạt ngọc văn chương và triết lý. Rất hãnh diện về thành quả này, ông đưa kiệt tác của ông cho một người đồng nghiệp cũng tài giỏi như ông và yêu cầu đồng nghiệp này xem lại cho ông. Thay vì hiệu đính, người đồng nghiệp yêu cầu ông, tác giả viết vào một mảnh giấy tất cả những gì ông biết và tất cả những gì ông không biết. Tác giả ngồi xuống và suy nghĩ xâu xa, nhưng sau một hồi lâu ông đã không viết được gì về những cái ông biết. Rồi sang câu hỏi thứ hai, ông cũng lại chẳng viết ra được tất cả những gì ông không biết. Cuối cùng, với cái ngã đã đặt xuống mức thấp nhất, ông bỏ cuộc, nhận định ra với tất cả những gì mình đã biết, thật ra mình vẫn còn dốt nát.

Về phương diện này, Socrates, một triết gia nổi tiếng thành Athen của Thế Giới Cổ Xưa, khi hỏi về điều ông biết, ông trả lời: 'Tôi chỉ biết một điều - là "tôi không biết"'.

VƯỢT QUA KHOA HỌC

Phật Giáo vượt qua ra ngoài khoa học hiện đại trong việc chấp nhận một lãnh vực hiểu biết rộng lớn hơn là lãnh vực cho phép bởi đầu óc khoa học. Phật Giáo công nhận kiến thức sanh khởi từ các giác quan cũng như công nhận kinh nghiệm thân chứng do sự trau dồi tinh thần. Do rèn luyện và phát triển tập định tâm cao độ, kinh nghiệm tôn giáo có thể hiểu được và kiểm chứng được. Kinh nghiệm tâm linh này không phải là điều có thể hiểu dưới cách thử nghiệm trong một ống nghiệm hay quan sát dưới kính hiển vi.

Chân lý mà khoa học khám phá chỉ tương đốilệ thuộc vào những sự thay đổi, trong khi chân lý khám phá bởi Đức Phật là chung kết và tuyệt đối: Chân Lý của Giáo Pháp không thay đổi theo thời giankhông gian. Hơn nữa, trái với cách thuyết lý có tính cách chọn lựa của khoa học, Đức Phật khuyến khích người trí không nên bám níu vào các lý thuyết về khoa học hay về những lãnh vực khác. Thay vì thuyết lý, Đức Phật dạy nhân loại làm sao sống một cuộc đời chính đáng cũng như để tìm ra Chân Lý Tối Thuợng. Bằng cách sống một cuộc đời đứng đắn, bằng cách làm lắng dịu các giác quan, và bằng cách buông bỏ hết tham ái. Đức Phật chỉ con đường để chúng ta có thể khám phá ngay trong chính chúng ta ra được bản chất của kiếp sống, và cũng có thể tìm thấy được mục đích thực sự của cuộc đời.

Sự tu tập rất quan trọng trong Phật Giáo. Một người học nhiều nhưng không tu tập giống như một người có thể đọc ra các công thức nấu nướng từ một cuốn sách gia chánh đồ sộ chất lượng mà lại không cố gắng nấu ra một món ăn nào. Người đó không thể hết đói được bằng kiến thức trong sách vở. Tu tập là một điều kiện tiên quyết của sự giác ngộ mà một số trong các trường phái Phật Giáo, như Thiền Tông phải được thực hành ngay cả trước kiến thức.

Phương pháp khoa học hướng ra ngoài, và các khoa học gia hiện đại khai thác thiên nhiên và những yếu tố cho tiện nghi của họ, thường khi họ không lưu tâm đến nhu cầu phải hòa hợp với môi sinh và do đó làm ô nhiễm thế giới. Ngược lại, Phật Giáo hướng vào bên trong, và quan tâm đến sự phát triển nội tâm. Ở một mức độ thấp hơn, Phật Giáo dạy cá nhân làm sao điều chỉnhđối đầu với những biến chuyểnhoàn cảnh của đời sống hàng ngày. Trên một mức độ cao hơn, Đạo Phật tượng trưng nỗ lực của con người muốn vượt lên khỏi chính họ do sự tu tập trau dồi tinh thần hay phát triển trí tuệ.

Phật Giáo có một hệ thống hoàn chỉnh về rèn luyện tinh thần liên quan với việc đạt đưọc tuệ giác về thực tướng của sự vật để dẫn đến sự tự chứng ngộ hoàn toàn Chân Lý Tối Thượng - Niết Bàn. Hệ thống này vừa thực tiễn vùa khoa học, nó bao gồm sự quan sát vô tư những trạng thái cảm xúctinh thần. Giống một nhà khoa học hơn là một vị thẩm phán, người hành thiền quan sát thế giới bên trong bằng tâm chánh niệm.

KHOA HỌC KHÔNG TÔN GIÁO

Nếu khônglý tưởng đạo đức, khoa học là mối nguy cơ cho toàn thể nhân loại. Khoa học tạo máy móc, máy móc trở thành chúa tể. Đạn và bom là những món quà của khoa học cho một thiểu sốuy quyềnđịnh mệnh thế giới tùy thuộc vào họ. Trong lúc đó thì số nhân loại còn lại sống chờ đợi khổ não, sợ hãi, không biết lúc nào các vũ khí hạch nhân, hơi độc, vũ trang chết người - những thành quả của nghiên cứu khoa học làm ra để giết chóc rất hiệu nghiệm - sẽ được sử dụng tới họ. Khoa học không chỉ hoàn toàn bất lực trong việc cung cấp cương lĩnh đạo đức cho nhân loại mà còn đổ dầu thêm vào ngọn lửa ái dục của con người.

Khoa học mà thiếu đạo đức chỉ có nghĩa là phá hoại: Khoa học trở thành con quái vật khổng lồ tàn bạo mà con người khám phá ra. Và bất hạnh, chính con quái vật này càng ngày càng trở nên hung hãn hơn cả con người. Nếu con người không tìm cách chế ngự và điều khiển con quái vật đó bằng sự tu tập đạo lý, con quái vật này không bao lâu sẽ áp đảo con người. Không có sự hướng dẫn của tôn giáo, khoa học đe dọa thế giới bằng sự tàn phá. Trái lại, khoa học khi đi đôi với tôn giáo như Phật Giáo có thể biến đổi thế giới này thành một thiên đường thanh tịnh, an ổnhạnh phúc.

Không lúc nào như bây giờ là lúc hết sức cần thiết có sự hợp tác giữa khoa học và tôn giáo vì lợi íchphục vụ tốt nhất cho nhân loại. Tôn giáo không khoa học sẽ bị tê liệt, khoa học không tôn giáo sẽ bị mù quáng.

VINH DANH PHẬT GIÁO

Trí tuệ của Phật Giáo thiết lập trên nền tảng từ bi giữ một vai trò thiết yếu nhằm sửa sai hướng đi nguy hiểm của khoa học hiện đại. Phật Giáo có thể cống hiến sự lãnh đạo tinh thần để hướng dẫn công cuộc nghiên cứu và phát minh của khoa học, đẩy mạnh một nền văn hóa rực rỡ cho tương lai. Phật Giáo có thể cung cấp các mục tiêu giá trị cho sự tiến bộ của khoa học đang đứng trước một con đường vô vọng bế tắc vì bị nô lệ bởi chính những phát minh của mình.

Albert Einstein đã ca ngợi Phật Giáo khi ông viết trong bài tự thuật của ông: "Nếu có tôn giáo nào có thể đương đầu với nhu cầu khoa học hiện đại, thì đó phải là Phật Giáo". Phật Giáo không cần phải xét lại để "cập nhật hóa" với những khám phá khoa học gần đây. Phật Giáo không cần thiết phải đầu hàng khoa học về quan niệm của mình vì Phật Giáo bao gồm khoa học mà còn vượt qua khoa học. Phật Giáo là cây cầu nối giữa tư tưởng tôn giáo và khoa học bằng cách động viên con người khám phá những tiềm năng thầm kín trong chính con người và môi trường chung quanh. Phật Giáo không bị ảnh hưởng bởi thời gian!

TÔN GIÁO CỦA TỰ DO

Phật Giáotôn giáo của tự dolý trí cho con người sống một cuộc đời cao thượng.

Phật Giáo không cấm cản một người nào học hỏi giáo lý của các đạo khác. Thực ra, Đức Phật khuyến khích các tín đồ tìm hiểu về những đạo khác và so sánh giáo lý của Ngài với giáo lý của các tôn giáo khác. Đức Phật dạy nếu tôn giáo nào có giáo lý hợp với lẽ phảithuần lý trí, các tín đồ của ngài được tự do tôn trọng những giáo lý ấy. Có một số nhà tôn giáo cố gắng kìm giữ các tín đồ của mình trong tối tăm, có tín đồ không được phép chạm đến những đồ vật hay sách vở của tôn giáo khác. Họ bị chỉ thị không được nghe những lời thuyết giảng của tôn giáo khác. Các tín đồ bắt buộc không được nghi ngờ giáo lý của tôn giáo mình dù giáo lý đó có thể không thuyết phục được họ. Càng bắt các tín đồ nghĩ theo một chiều, các tôn giáo ấy càng dễ dàng nắm vững được họ. Nếu một ai sử dụng tự do tư tưởngnhận thấy lúc nào mình cũng ở trong tối tăm, thì các tôn giáo viện lý đó là ma quỷ đã nắm hồn người đó. Con người tội nghiệp đó không được cho cơ hội sử dụng lương tri, giáo dục, hay trí thông minh của mình. Những ai mong muốn thay đổi quan điểm về tôn giáo thì được dạy rằng phải tin tưởng là họ không đủ toàn hảo để được sử dụng tự do ý chí trong việc phán xét bất cứ điều gì cho chính họ.

Theo Đức Phật, tôn giáo nên để cho cá nhân có quyền tự do lựa chọn. Tôn giáo không phải là luật pháp mà là hệ thống kỷ luật nên hành theo với óc hiểu biết. Với người Phật Tử, nguyên lý đạo giáo thực sự chẳng phải là luật lệ do thần quyền, cũng chẳng phải luật pháp của con người mà là định luật thiên nhiên.

Trong thực tế hiện nay, không có tự do tôn giáo thực sự ở bất cứ phần đất nào trên thế giới này. Con người không có cả đến tự do để suy nghĩ. Khi một người nhận định không tìm thấy sự thỏa mãn với tôn giáo mình đang theo nó không giải đáp thỏa đáng một số vấn đề nào đó, người đó không được tự do chối bỏ nó để chấp nhận một tôn giáo khác đáp ứng người ấy. Lý do là vì các thẩm quyền tôn giáo, các nhà lãnh đạo, và thân quyến đã lấy đi mất sự tự do của người đó. Con người không được chọn lựa tôn giáo theo nhận thức của mình. Ta không có quyền gì bắt người khác phải chấp nhận một tôn giáo đặc biệt nào đó. Một số người bỏ đạo mình vì tình, không hiểu rõ tôn giáo của người hôn phối. Không nên thay đổi đạo để chiều theo cảm xúc và các nhược điểm của con người. Ta phải suy nghĩ rất cẩn thận trước khi đổi đạo. Tôn giáo không phải là một vấn đề để thương lượng mua bán; không nên đổi đạo để được lợi lạc vật chất cá nhân. Tôn giáo dùng cho việc phát triển tinh thần và tự giải thoát.

Người Phật Tử không bao giờ cố gây ảnh hưởng để người đạo khác đến và theo đạo mình vì lợi lạc vật chất. Người Phật Tử cũng chẳng lợi dụng sự nghèo đói, bệnh tật, mù chữngu muội của con người để gia tăng dân số Phật Tử. Đức Phật khuyên những ai muốn theo Ngài, đừng nên vội vàng chấp nhận giáo lý của Ngài. Ngài khuyên họ hãy nghiên cứu cẩn thận giáo lý đó có thực tiễn mà họ có thể theo được hay không.

Đạo Phật dạy rằng niềm tin suông hay nghi thức bên ngoài không đủ để đạt trí tuệ và sự toàn hảo. Trong ý nghĩa đó việc chuyển hoán bên ngoài trở nên vô nghĩa. Động viên Phật Giáo bằng sức mạnh ắt có nghĩa là muốn truyền bá công bằngtình thương bằng phương tiện áp bức và bất công. Không quan trọng gì đối với một người theo Đức Phật có tự gọi mình là Phật Tử hay không. Phật Tử biết rằng chỉ do sự hiểu thấu và sự hành trì của chính mình mới có thể gần tới mục tiêuĐức Phật đã giảng dạy.

Trong đồ chúng của mọi tôn giáo đều có những kẻ cuồng tín. Cuồng đạo rất nguy hiểm. Kẻ cuồng tín tự mình không thể đi đúng đường theo lẽ phải và ngay cả theo các nguyên tắc khoa học quán sát và phân tích. Theo Đức Phật, một Phật Tử muốn phát triển tâm linh phải là một người tự do với một tâm hồn cởi mở và không là công cụ cho một ai cả. Phật Tử nương tựa nơi Đức Phật, nhận Ngài là nguồn chỉ đạocảm hứng tối cao. Người đó nương tựa nơi Đức Phật không phải do mù quáng mà là do hiểu biết. Đối với Phật Tử, Đức Phật không phải là vị cứu tinh, cũng chẳng phải là một vị thần có nhân dạng và thần thông rửa sạch được tội lỗi của người khác. Người Phật Tử xem Đức Phật như vị Thầy chỉ dạy họ con Đường đi đến giải thoát .

Phật Giáo bao giờ cũng ủng hộ sự tự dotiến bộ của nhân loại. Phật Giáo bao giờ cũng tán thành công cuộc phát huy kiến thứctự do con người trong mọi phạm vi của đời sống. Không có một điều gì trong Phật Pháp cần phải loại bỏ trước những phát minh và kiến thức khoa học hiện đại. Khoa học càng khám phá ra các điều mới lạ, thì lại càng tiến đến gần Đạo Phật hơn.

Đức Phật giải phóng con người thoát khỏi sự trói buộc của tôn giáo. Ngài cũng giải thoát con người khỏi sự độc quyền và chuyên chế của giới tăng lữ. Chính Đức Phật là người đầu tiên khuyên con người vận dụng lý trí và đừng để mình bị dẫn dắt như trâu bò ngu tối, tuân theo tín điều của tôn giáo. Đức Phật tán thành tính duy lý, dân chủ, và tác phong thực tiễn, đạo đức trong tôn giáo. Ngài giới thiệu tôn giáo để mọi người tu tập đúng với phẩm cách của con người.

Đức Phật khuyên nhủ các thiện tín không nên tin vào một điều gì mà không xem xét cho đứng đắn. Trong Kinh Kulama, Đức Phật đưa ra những cương lĩnh cho một nhóm thanh niên như sau:

"Không nên chấp nhận điều gì căn cứ:
Chỉ theo báo cáo, truyền thống hay tin đồn,
Chỉ theo tài liệu trong kinh sách
Chỉ theo các lý lẽ và lập luận
Chỉ theo sự can thiệp của riêng mình
Chỉ theo điều gì có vẻ là đúng
Chỉ theo kiến giải riêng mình
Chỉ theo tài năng dường như có của người khác.
Chỉ theo lý do: Điều ấy là của Thầy mình".

"Nhưng khi chính các bạn biết những điều gì bất thiệnxấu xa có khuynh hướng làm hại bạn và người khác, hãy loại bỏ các điều đó đi.

"Và khi chính các bạn biết những điều gì thiện và tốt đẹp, dẫn đến phúc lợi tinh thần của bạn và người khác, hãy chấp nhận và hành theo những điều đó".

Người theo Phật được khuyên dạy chỉ chấp nhậntu tập sau khi đã cẩn thận quan sát và phân tích, và sau khi chắc chắn các phương pháp hợp với lẽ phải dẫn đến điều thiện cho mình và cho người khác.

Người Phật Tử chân chính không ỷ lại vào sức mạnh bên ngoài để được giải thoát, và cũng không mong cầu thoát khỏi cảnh khổ nhờ sự can thiệp của một thần quyền không biết rõ nào. Người tu Phật tận lực nhổ hết gốc rễ phiền não trong tâm để đạt được hạnh phúc trường cửu. Đức Phật dạy: "Nếu ai nói xấu Như Lai, giáo lý và các đệ tử của Như Lai, không nên bất bình và xao xuyến, vì nếu phản ứng như thế chỉ làm hại mình. Mặt khác, nếu ai tán dương Như Lai, giáo lý và các đệ tử của Như Lai, cũng đừng vì thế mà vui mừng, xúc độnghãnh diện, vì phản ứng như vậy chỉ làm trở ngại cho sự phán đoán chính đáng. Nếu ta hãnh diện, ta không thể suy xét các điều tán dương có đúng là thật và của chính nơi chúng ta hay không. (Kinh Brahma Jala). Đó là thái độ vô tư một Phật Tử chân chính.

Đức Phật phát huy sự tự do tới mức độ cao nhất không chỉ ở tinh hoa tốt đẹp của con người mà cũng ở trong các phẩm tính siêu phàm. Đó là sự tự do mà không tước đoạt phẩm giá của con người. Đó là sự tự do giải phóng con người khỏi nô lệ vào tín điềuluật lệ độc đoán hay những hình phạt của tôn giáo.

NHỮNG NHÀ HOẰNG TRUYỀN GIÁO PHÁP

"Hãy tiến lên, các Thầy Tỳ-Kheo, cho điều thiện và hạnh phúc của nhiều người, vì lòng từ bi cho thế gian cho điều thiện, lợi íchhạnh phúc của trời và người". (Đức Phật)

Khi chúng ta dở lại các trang sử Phật Giáo, chúng ta thấy những nhà truyền giáo Đạo Phật đã đưa ra bức thông điệp cao quí của Đức Phật trong một đường lối hòa bình và tôn kính. Sứ mạng hòa bình như vậy khiến những ai đã dùng phương pháp bạo động để truyền bá tôn giáo của mình phải nên hổ thẹn.

Những nhà hoằng truyền Phật Pháp không tranh đua với người tôn giáo khác để đổi đạo người ta giữa nơi phố chợ. Không có nhà hoằng pháp hay nhà sư nào của Phật Giáo đã thuyết giảng ác ý với những người "không tin đạo". Tính bất khoan dung trong tôn giáo, trong văn hóaquốc gia không phải là thái độ Phật Giáo nơi những người thấm nhuần tinh thần Phật pháp thực sự. Gây hấn không bao giờ được tìm thấy trong lời dạy của Đức Phật.Thế giới đã nhuốm máu và đau khổ đủ rồi do bệnh của giáo điều, của cuồng đạo và thiếu khoan dung. Trong tôn giáo hay trong chính trị, người ta đã cố tình ra sức lôi kéo nhân loại chấp nhận cách sống của mình. Khi làm như vậy, có nhiều khi họ đã tỏ thái độ thù nghịch với các tín đồ của tôn giáo khác.

Phật Giáo không tranh chấp với các truyền thống, tập tục, mỹ thuật và văn hóa quốc gia mà các dân tộc đã chấp nhận như một lối sống mà còn để chúng thăng hoa hiện hữu. Thông điệp về tình thươngtừ bi của Đức Phật đã rộng mở cõi lòng những người có thiện chí chấp nhận giáo lý của Ngài, do đó Đạo Phật trở thành một tôn giáo thế giới. Những quốc gia độc lập đã đón mời và hân hoan chào mừng những nhà truyền giáo Đạo Phật với lòng tôn kính xứng đáng. Phật Giáo không bao giờ dùng ảnh hưởng của thực dân hay của bất cứ sức mạnh chính trị nào để truyền bá đến bất cứ một quốc gia nào cả.

Phật Giáo là một lực lượng tinh thần đầu tiên được biết trong lịch sử đã quy tụ được một số các chủng tộc ngăn cách bởi những chướng ngại khó khăn nhất như xa xôi, ngôn ngữ, văn hóaluân lý. Động lực chính không phải là tranh đoạt thị trường quốc tế, xâm lấn đất đai quyền lực hay thúc đẩy di dân để chiếm lĩnh lãnh thổ mới. Mục tiêu của Phật Giáo là chỉ cho người dân làm thế nào đạt được bình anhạnh phúc hơn bằng cách tu tập Phật Pháp.

Một tấm gương sáng chói của những đức tính và phương cách giải quyết trong công cuộc hoằng phápHoàng Đế Asoka (A Dục). Vào thời đại Hoàng Đế Asoka, Phật Giáo truyền bá đến nhiều quốc gia Á Châu và các quốc gia Tây Phương. Hoàng Đế này gửi những nhà truyền giáo Phật Giáo đến nhiều phần đất trên thế giới để giới thiệu thông điệp hòa bình của Đức Phật. Hoàng Đế Asoka kính trọngủng hộ mọi tôn giáo vào thời ấy. Thái độ khoan dung của Ngài với các tôn giáo khác thật phi thường. Một trong những dòng chữ khắc trên bia trụ đá Asoka, hiện còn tồn tại đến ngày nay tại Ấn Độ đọc như sau:

"Ta không nên chỉ tôn vinh tôn giáo riêng của mình và chỉ trích các tôn giáo khác, mà ta nên kính trọng tôn giáo của những người khác vì lý do này hay lý do nọ. Làm như vậy là giúp tôn giáo mình phát triển và cũng là giúp ích các tôn giáo khác. Hành động ngược lại là chính ta đã đã đào huyệt cho tôn giáo mình và cũng làm hại cho tôn giáo khác. Bất cứ ai vinh danh tôn giáo mình và chỉ trích tôn giáo khác do lòng sùng mộ đạo mình, "nghĩ rằng làm như vậy sẽ làm rạng danh tôn giáo mình', nhưng ngược lại, chính là đã làm tổn thương nghiêm trọng tôn giáo mình, vậy nên hòa thuận thì tốt hơn. Hãy lắng nghe tất cả, sẵn sàng lắng nghe những học thuyết của các tôn giáo khác".

Vào năm 268 trước Tây Lịch, Ngài đã biến giáo lý của Đức Phật thành một lực lượng sống động tại Ấn Độ. Các bệnh viện, cơ sở xã hội, trường đại học cho nam và nữ, các giếng nước công cộng, và trung tâm giải trí được thiết lập do phong trào mới của Ngài, và nhờ đó người dân nhận thức được sự tàn bạo của những cuộc chiến tranh phi lý.

Thời đại vàng son trong lịch sử Ấn và các nuớc khác tại Á Châu, giai đoạn mà mỹ thuật, giáo dục, văn hóa, và văn minh tiến tới tột đỉnh - bộc phát vào thời kỳ ảnh hưởng Phật Giáo mạnh nhất tại các xứ này. Các cuộc thánh chiến, các cuộc viễn chinh thập tự giá, những tòa án dị giáo, và những sự kỳ thị tôn giáo không làm hoen ố biên niên sử của các quốc gia Phật Giáo. Viện Đại Học vĩ đại Nalanda tại Ấn thăng hoa từ thế kỷ thứ hai đến thứ kỷ thứ chín là một sản phẩm của Phật Giáo. Đây là viện đại học đầu tiên mà chúng ta được biết và đã mở cửa cho học sinh khắp năm châu thế giới.

Trong quá khứ, Phật Giáo đã có khả năng hiện diện tại nhiều xứ sở Phương Đông mặc dù phưong tiện truyền thông và chuyên chở rất khó khăn và người ta phải vượt qua núi non và sa mạc. Mặc dù những khó khăn trở ngại ấy, Phật Giáo vẫn truyền bá thật xa và thật rộng. Ngày nay, thông điệp hòa bình này đang lan tràn tại Tây Phương. Những người Tây Phương chú ý đến Đạo Phậttin tưởng Phật Giáotôn giáo duy nhất có thể hòa hợp với khoa học hiện đại.

Những nhà hoằng hóa Phật Pháp thấy không cần hay không muốn đổi đạo những người đã có một tôn giáo thích hợp để tu tập. Nếu h? thấy thỏa mãn với tôn giáo của họ, thì không cần đến những nhà truyền bá Phật Giáo đổi đạo cho họ. Các nhà giáo hóa Đạo Phật hoàn toàn hỗ trợ các nhà truyền đạo của các đức tin khác nếu những lý tưởng của những vị này là chuyển hóa những kẻ độc ác, tội lỗivô học thành người biết sống một đời sống đạo hạnh. Người Phật Tử hoan hỉ khi nhìn thấy sự tiến bộ của các tôn giáo khác bao lâu mà những tôn giáo này thực sự giúp đỡ người dân sống một cuộc đời đạo hạnh theo niềm tin của họ và vui hưởng hòa bình, hòa hợphiểu biết. Mặt khác các nhà hoằng pháp Đạo Phật cảm thấy đáng tiếc về thái độ của một số nhà truyền giáo đã phiền hà các tín đồ của đạo khác bởi không cần gì phải tạo thêm một bầu không khí cạnh tranh không lành mạnh để quy nạp đổi đạo nếu mục đích của họ chỉ là dạy người dân sống hợp đạo lý.

Khi giới thiệu Giáo Pháp với người khác, nhà truyền bá Đạo Phật không bao giờ đem sự tưởng tượng quá đáng vẽ lên cuộc sống thiên đường để lôi cuốn lòng ham muốn của con người và làm khởi sanh lòng tham dục của họ. Thay vì như vậy, các vị này cố gắng giảng giải cho họ hiểu bản chất thực sự về đời sống con người và của thiên giới như Đức Phật đã từng dạy.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 14275)
Toàn bộ lý do vì sao phải học tập về Giáo Pháp (Dhamma), những lời dạy của Đức Phật, là để tầm cầu một con đường vượt qua khổ não, đạt đến an bìnhhạnh phúc.
(Xem: 14549)
Trong Phật giáo, chúng ta không tin vào một đấng Tạo hóa nhưng chúng ta tin vào lòng tốtgiữ giới không sát hại sinh linh. Chúng ta tin vào luật nghiệp báo nhân quả...
(Xem: 11832)
Ðạo Phật cốt đào luyện tâm hồn người hoàn toàn trong sạch, nên cực lực sa thải những tính: tham lam, sân hận, oán thù... đang trú ẩn trong tâm giới người.
(Xem: 14338)
Với niềm vui lớn lao, vua Tịnh Phạn chúc mừng hoàng hậu và thái tử vừa mới đản sinh. Dân chúng tổ chức các buổi hội hè tưng bừng và treo cờ kết hoa rực rỡ trên toàn quốc.
(Xem: 13246)
Tập sách này gồm có những bài viết đơn giản về Phật Pháp Tại Thế Gian, Cốt Tủy Của Ðạo Phật, Vô Thượng Thậm Thâm Vi Diệu Pháp, những điều cụ thể, thiết thực...
(Xem: 14609)
Tập sách này là kết tập những bài báo viết trên Bản Tin Hải Ấn và Phật Giáo Việt Nam trong cùng một chủ đề. Đó là Con Đường Phát Triển Tâm Linh.
(Xem: 12625)
Chúng tôi viết những bài này với tư cách hành giả, chỉ muốn đọc giả đọc hiểu để ứng dụng tu, chớ không phải học giả dẫn chứng liệu cụ thể cho người đọc dễ bề nghiên cứu.
(Xem: 25178)
Cư sĩ sống trong lòng dân tộc và luôn luôn mang hai trọng trách, trách nhiệm tinh thần đối với Phật Giáo và bổn phận đối với cộng đồng xã hội, với quốc gia dân tộc.
(Xem: 27827)
Chúng tôi viết quyển sách này cho những người mới bắt đầu học Phật. Bước đầu tuy tầm thường song không kém phần quan trọng, nếu bước đầu đi sai, những bước sau khó mà đúng được.
(Xem: 26311)
Pháp môn Tịnh Độ cao cả không cùng, rộng lớn như trời che đất chở. Đây là Pháp môn tổng trì của chư Phật ba đời, là đạo mầu đặc biệt trong một đời giáo hóa của đức Thích Ca.
(Xem: 17190)
Đôi khi mọi người nghĩ cái chết là sự trừng phạt những việc xấu xa mà họ đã làm, hoặc là sự thất bại, sai lầm, nhưng cái chết không phải như vậy. Cái chết là phần tự nhiên của cuộc sống.
(Xem: 16513)
Sách này nói về sự liên quan chặt chẽ giữa con người và trái đất, cả hai đồng sinh cộng tử. Con người không thể sống riêng lẻ một mình nếu các loài khác bị tiêu diệt.
(Xem: 15886)
Cuốn sách “Tin Tức Từ Biển Tâm” của nhà văn Phật giáo Đài Loan – Lâm Thanh Huyền – quả là một cú “sốc” tuyệt vời đối với các nhà Phật học Việt Nam.
(Xem: 22087)
Người cư sĩ tại gia, ngoài trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình, xã hội còn có nhiệm vụ hộ trì Tam Bảo. Cho nên trọng trách của người Phật Tử tại gia rất là quan trọng...
(Xem: 17111)
Mỗi sáng lúc mới thức dậy, trong trạng thái mơ màng chưa tỉnh hẳn, chúng ta phải bắt đầu lôi kéo tâm thức vào một đường hướng rõ ràng: tự đánh thức lên lòng ngưỡng mộ cao rộng đến buổi rạng đông...
(Xem: 24851)
Làm sao tôi có thể hành thiền khi quá bận rộn với công việc và gia đình? Làm sao tôi có thể phối hợp hoạt động với ngồi yên một chỗ? Có các nữ tu sĩ không?
(Xem: 21917)
An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xả là nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hòa hợp...
(Xem: 19048)
Tập sách này không phải là một tiểu luận về tâm lý học nên không thể bao quát hết mọi vấn đề nhân sinh, mục đích của nó nói lên sự tương quan của Ý, Tình, Thân và tiến trình phiền não...
(Xem: 16148)
Đức Phật tuy đã nhập diệt trên 25 thế kỷ rồi, nhưng Phật pháp vẫn còn truyền lại thế gian, chân lý sống ấy vẫn còn sáng ngời đến tận ngày hôm nay. Đây là những phương thuốc trị lành tâm bệnh cho chúng sanh...
(Xem: 21689)
Những gì chúng ta học được từ người xưa và cả người nay dĩ nhiên không phải trên những danh xưng, tiếng tăm hay bài giảng thơ văn để lại cho đời, mà chính ngay nơi những bước chân của người...
(Xem: 16756)
Đối với Phật giáo, tính cách quy ước của tâm thức biểu lộ từ một sự sáng ngời trong trẻo. Những khuyết điểm làm ô uế nó không nội tại nơi bản chất của nó mà chỉ là ngoại sanh.
(Xem: 14643)
Đọc “Trung bộ kinh” chúng ta có được một đường lối tu hành cụ thể như một bản đồ chỉ rõ chi tiết, đưa ta đến thành Niết bàn, cứu cánh của phạm hạnh.
(Xem: 16675)
J. Krishnamurti, cuộc sống và những lời giáo huấn của ông trải dài trong phần lớn thế kỷ hai mươi, được nhiều người tôn vinh là một con ngườiảnh hưởng sâu sắc nhất vào ý thức của nhân loại...
(Xem: 25003)
“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”...
(Xem: 18760)
Quyển sách này là kết quả của những cuộc nói chuyện và những cuộc thảo luận được tổ chức ở Ấn độ bởi J. Krishnamurti với học sinh và giáo viên của những trường học tại Rishi Valley...
(Xem: 21187)
Gốc rễ của xung đột, không chỉ phía bên ngoài, nhưng còn cả xung đột phía bên trong khủng khiếp này của con người là gì? Gốc rễ của nó là gì?
(Xem: 14755)
Với hầu hết mọi người chúng ta, sự liên hệ với một người khác được đặt nền tảng trên sự lệ thuộc, hoặc là kinh tế hoặc là tâm lý. Lệ thuộc này tạo ra sợ hãi...
(Xem: 14361)
Bàn về Cách kiếm sống đúng đắn tìm hiểu những phương cách cho chúng ta tham gia, nhưng không đắm chìm, công việc của chúng ta. Trong một thế giới điên cuồng để sản xuất...
(Xem: 16596)
Phật Giáo dạy nhân loại đi vào con đường Trung Đạo, con đường của sự điều độ, của sự hiểu biết đứng đắn hơn và làm thế nào để có một cuộc sống dồi dào bình anhạnh phúc.
(Xem: 17993)
Đọc Tu Bụi của tác giả Trần Kiêm Đoàn, tôi có cảm tưởng như nhìn thấy một mảnh bóng dáng của chính mình qua nhân vật chính là Trí Hải. Đời Trí Hải có nhiều biến cố.
(Xem: 12890)
Suy nghĩ không bao giờ mới mẻ, nhưng sự liên hệ luôn luôn mới mẻ; và suy nghĩ tiếp cận sự kiện sinh động, thực sự, mới mẻ này, bằng nền quá khứ của cái cũ kỹ.
(Xem: 14927)
Hầu hết mọi người sẽ vui mừng để có một sự an bình nào đấy của tâm hồn trong đời sống của họ. Họ sẽ hân hoan để quên đi những rắc rối, những vấn đề...
(Xem: 12684)
Sau thời công phu khuya, tôi được phân công quét chùa. Tay cầm chiếc chổi chà, tôi nhẹ bước ra sân và leo lên cầu thang phía Ðông lang chính điện.
(Xem: 13874)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựaĐức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
(Xem: 14588)
Sống cùng với xã hộicần phải đi đến việc cùng chung có một tinh thần trách nhiệm cộng đồng. Còn kiến thức thì giúp chúng ta khám phá thiên nhiên đồng thời với nội tâm của chúng ta.
(Xem: 27959)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
(Xem: 27133)
Trong Đường Xưa Mây Trắng chúng ta khám phá ra Bụt là một con người chứ không phải là một vị thần linh. Đó là chủ tâm của tác giả...
(Xem: 14323)
”Vượt Khỏi Giáo điều” không phải chỉ đề cập đến những vấn nạn đời thường, nó còn tiến xa hơn một bước nữa là vạch ra cho con người một hướng đi, một hành trình tu tập tâm linh hầu có thể đạt đến cứu cánh giác ngộ giải thoát ngay trong kiếp sống này.
(Xem: 20909)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
(Xem: 14657)
Duy tâm của Phật giáo không công nhận có cảnh nào là cảnh thật, hết thảy các cảnh đều do tâm hiện, lá chuối cũng tâm hiện, bóng người cũng tâm hiện, như hoa đốm giữa hư không.
(Xem: 24145)
Để hỗ trợ cho việc phát triển và thực thi tâm hạnh từ bi, việc chủ yếu là phải vượt qua những chướng ngại. Nơi đó, hạnh nhẫn nhục đóng vai trò quan trọng...
(Xem: 28620)
Guru (Đạo Sư) giống như một viên ngọc như ý ban tặng mọi phẩm tính của sự chứng ngộ, một người cha và bà mẹ dâng hiến tình thương của mình cho mọi chúng sinh...
(Xem: 14720)
Cuốn sách nhỏ này không phải đã được viết ra để phô bày kiến thức của tác giảkiến thức ấy không có gì đáng để được phô bày. Nó mong ước được là một người bạn hơn là một cuốn sách.
(Xem: 13271)
“Không có tẩu thoát khỏi sự liên hệ. Trong sự liên hệ đó, mà là cái gương trong đó chúng ta có thể thấy chính chúng ta, chúng ta có thể khám phá chúng ta là gì...
(Xem: 16418)
Quyển sách này đã đem lại cho độc giả một cái nhìn mới của Tây phương đối với Phật giáo trước đây vốn hoàn toàn xa lạ và hiện nay đang rất thịnh hành ở châu Âu và châu Mỹ.
(Xem: 27187)
Milarepa là Thánh St. Francis của Tây Tạng. Chúng ta không thể nhầm lẫn âm điệu của những ca khúc này với âm điệu của những ca khúc Fioretti...
(Xem: 11986)
Trí Phật là trí kim cương. Thân Phật là thân kim sắc, cõi Phật là cõi hoàng kim, thì Đạo Phật tất nhiên là Đạo Vàng. Ánh Đạo Vàngkim quang của đức Từ bi rộng lớn phá màn vô minh, chỉ rõ đường chánh.
(Xem: 16048)
Milarepa là một trong những đạo sư tâm linh nổi tiếng nhất của mọi thời. Ngài không những là một nhà lãnh đạo kiệt xuất của dòng phái Kagyu, mà cũng là một đạo sư rất quan trọng đối với mọi trường phái của Phật giáo Tây Tạng.
(Xem: 21424)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
(Xem: 12356)
Cuốn sách nhỏ này do Hòa Thượng Tiến Sĩ K. Sri Dhammananda là một cuốn sách có giá trị, đáp ứng được những câu hỏi như chết đi về đâu và chết rồi đã hết khổ chưa...
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant