Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sách Văn Học Phật Giáo
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Chương 5 Phát Triển Tâm Trí

15 Tháng Tư 201400:00(Xem: 4319)
Chương 5 Phát Triển Tâm Trí

ĐẠO PHẬT TRONG ĐỜI SỐNG HÀNG NGÀY   
Tác giả: Nina Van Gorkom

Chương 5 
Phát triển tâm trí (Bhåvanå)


Đức Phật nói rằng chúng ta cần phải chứng ngộ sự vô thường của tất cả các pháp. Tất cả mọi người đều phải chịu sinh, già, bệnh, tử. Tất cả mọi thứ đều thay đổi. Những gì chúng ta đang hưởng thụ hôm nay có thể thay đổi vào ngày mai. Nhiều người không muốn đối mặt với sự thực ấy; họ quá dính mắc vào những thứ dễ chịu mà họ tận hưởng qua mắt, tai, mũi, lưỡi và thân. Họ không nhận ra rằng những thứ đó không phải là hạnh phúc thực sự.

Đức Phật chữa vô minh của mọi người bằng cách giúp họ có được cái hiểu đúng về cuộc đời của họ; Ngài dạy họ Giáo pháp. Đức Phật dạy nhiều cách khác nhau để phát triển thiện pháp như bố thí, trì giới hay phát triển tâm trí (Bhåvanå). Bhåvanå hay phát triển tâm trí là một loại thiện pháp ở mức độ cao hơn, bởi vì trí tuệ được phát triển thông qua Bhåvanå.

Chúng ta có thể phân vân liệu trí tuệ, paññå có cần thiết. Câu trả lời là chỉ có hiểu mọi thứ như chúng là mới có thể tiêu diệt được vô minh. Do vô minhmọi người cho những pháp bất thiện là thiện. Vô minh tạo nên khổ đau. Đức Phật luôn giúp mọi người có cái hiểu đúng về các tâm khác nhau của họ. Ngài giải thích tâm thiện và tâm bất thiện là gì để mọi người có thể phát triển thêm thiện pháp.

Chúng ta có thể kiểm chứng qua chính cuộc đời của mình rằng Đức Phật dạy chân lý. Giáo pháp của Ngài là thực không chỉ đúng với những Phật tử mà còn đối với tất cả mọi người, không tùy thuộc vào chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo mà mỗi người theo đuổi. Sự dính mắc hay tham lam (tiếng Pali là lobha), sân hay giận dữ (tiếng Pali là dosa) và si (tiếng Pali là moha) đều là chung cho tất cả mọi người, không chỉ riêng Phật tử. Chẳng phải mọi người đều cần diệt trừ lobha, dosa, moha ư?

Mọi người luôn không nhận ra rằng lobha, dosa và moha dẫn đến khổ đau. Họ có thể nhận ra sự bất thiện khi nó thô tháo, nhưng không nhận ra khi nó vi tế hơn. Chẳng hạn, họ biết rằng tâm là bất thiện khi có lobha rất thô như tham lam hay dục vọng, nhưng họ không nhận ra lobha khi nó vi tế hơn, như sự dính mắc đối với những thứ đẹp đẽ hay người thân. Tại sao lại là bất thiện khi dính mắc vào thân quyến và bạn bè? Đúng là chúng ta chắc chắn hẳn có lobha, nhưng chúng ta cần phải nhận ra rằng sự dính mắc khác với tâm từ trong sáng (tiếng Pali là metta). Khi chúng ta nghĩ rằng chúng tatâm từ trong sáng, cũng vẫn có thể có những khoảnh khắc của sự dính mắc. Dính mắc không phải là thiện; sớm hay muộn nó cũng mang đến khổ đau. Mặc dù mọi người không muốn công nhận sự thật này, một ngày nào đó họ sẽ kinh nghiệm rằng lobha mang đến bất hạnh. Thông qua cái chết, chúng ta sẽ mất những người gần gũi yêu thương. Và khi bệnh tật hay tuổi già tác động lên khả năng ngũ quan của chúng ta, chúng ta không còn có thể hưởng thụ những thứ đẹp đẽ qua mắt và tai nữa.

Nếu chúng ta không có cái hiểu đúng về các thực tại trong cuộc sống, chúng ta sẽ không biết làm thế nào để chịu đựng được sự mất mát người yêu thương. Chúng ta đọc trong Kinh Phật tự thuyết – Udana (Chương VIII, Phẩm Påìaligåma, Số 8) rằng trong khi Đức Phật ngự gần Savatthi, tại Đông Viên, Lộc Mẫu giảng đường, Visakha đã đến gặp Ngài. Visakha đã mất cháu gái, đến gặp Đức Phật trong bộ quần áo và đầu tóc ướt sũng. Đức Phật đã nói:

“Này Visakha, Vì sao bà đến đây với áo ướt đẫm, với tóc ướt đẫm, vào lúc quá sớm như vậy?”

“Bạch Thế tôn, đứa cháu khả ái dễ thương của con đã mệnh chung. Cho nên con, với áo ướt đẫm, tóc ướt đẫm, con đến đây sáng sớm như vậy.”

“Này Visakha, Bà có muốn tất cả người ở Savatthi là con và là cháu của bà không?”

“Bạch Thế tôn, con muốn”

“ Nhưng này Visakha, có bao nhiêu người ở Savatthi mạng chung hàng ngày?”

“Bạch Thế tôn, có mười người , hay là chín, tám, bảy, sáu, năm, bốn, ba, hai; hoặc có thể một người chết ở Savatthi mỗi ngày. Ở Savatthi không ngày nào không có người chết, thưa Thế tôn”

“Bà nghĩ thế nào, này Visakha? Như vậy Bà có khi nào khỏi bị quần áo ướt, đầu tóc ướt không?”

“Thưa không, bạch Thế tôn!. Thật là vừa đủ cho con, bạch Thế tôn, số con cháu như vậy là quá nhiều”

“Này Visakha, những ai có một trăm người thân yêu, những người ấy có trăm sự đau khổ! Những ai có chín mươi, tám mươi… ba mươi, hai mươi người thân yêu, những ai có mười…. có một người thân yêu, những người ấy có một sự đau khổ. Những ai không có người thân yêu, người ấy không có đau khổ. Ta nói rằng họ là người không có sầu muộn, không có tham đắm, không có ưu não”

Những người thấy được rằng việc nô lệ cho sự dính mắc với con người và những thứ xung quanh mình là bất thiện thì đều muốn phát triển thêm hiểu biết về các thực tại bằng cách phát triển tâm trí, bhåvanå. Nghiên cứu Giáo lý của Đức Phậtgiảng giải Giáo lý ấy cho những người khác là thiện nghiệp, nằm trong bhåvanå. Khi nghiên cứu Giáo lý, paññå sẽ được phát triển. Nếu ta muốn hiểu những gì Đức Phật dạy, cần phải đọc kinh sách như đã được đưa đến cho chúng ta hiện giờ qua “Tam tạng”: Tạng Luật, Tạng Kinh và Tạng Vi diệu pháp. Tuy nhiên, chỉ nghiên cứu thôi vẫn chưa đủ. Chúng ta cần phải kinh nghiệm sự thực của Giáo pháp trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Chỉ khi đó chúng ta mới biết mọi thứ như chúng thực sự là. Dạy Giáo pháp cho những người khác là thiện nghiệp ở mức độ cao. Bằng cách này, chúng ta sẽ không chỉ giúp người khác có thêm hiểu biết về cuộc đời của họ, mà còn giúp chúng ta phát triển hơn hiểu biết của chính mình. Dậy Giáo pháp là cách giúp đỡ người khác phát triển thiện phápdiệt trừ bất thiện pháp hiệu quả nhất.

Một phương thức khác của thiện nghiệp nằm trong bhåvanå là sự phát triển sự an tịnh hay “samatha bhåvanå”. Trong samatha có đề mục thiền tạo duyên cho sự an tịnh, sự tự do tạm thời khỏi tham, sân và si. Chúng ta cần phải có cái hiểu đúng về đề mục thiền và cách đạt được sự an tịnh. Khi samatha đã phát triển đến mức độ cao thì có thể đạt tới các tầng thiền (jhåna). Tuy nhiên, việc đắc thiền vô cùng khó khăn và ta cần tích lũy đủ nhân duyên mới có thể đạt được điều ấy. Khi tâm là tâm thiền (jhånacitta) thì sẽ không có tham, sân và si. Jhåna là tâm thiện ở mức độ cao. Jhåna không phải là trạng thái khác thường có được khi dùng một số loại ma túy. Những người sử dụng ma túy muốn đạt được mục đích mong muốn một cách dễ dàng, hành động của họ bị thúc đẩy bởi tâm tham. Những người rèn luyện samatha có mong muốn chân thành để thanh lọc mình khỏi tham, sân và si; họ không tìm kiếm những kinh nghiệm ngây ngất hay mang tính giật gân.

Samatha có thể làm trong sạch tâm, nhưng nó không thể tận diệt được phiền não ngủ ngầm. Khi citta không phải là jhåna citta thì tham, sân và si vẫn chắc chắn lại sinh khởi. Những người thực hành samatha không thể xóa bỏ niềm tin vào bản ngã, và chừng nào vẫn còn ý niệm về ngã thì phiền não không thể bị tận diệt. Sự dính mắc vào ý niệm về ngã chỉ có thể bị tận diệt thông qua vipassanå. Vipassanå hay thiền minh sát là một phương thức khác của thiện nghiệp nằm trong bhåvanå. Thông qua sự phát triển vipassanå, vô minh về các thực tại sẽ bị loại bỏ. Ta có thể học thấy mọi thứ như chúng là bằng cách hay biết, chẳng hạn khi chúng ta thấy, nghe, ngửi, nếm, khi chúng ta tiếp nhận tác động trên thân căn hoặc khi chúng ta suy nghĩ. Khi chúng ta kinh nghiệm rằng tất cả mọi thứ trong và xung quanh chúng ta chỉ là các hiện tượng tinh thần hay danh (nama) và hiện tượng vật chất hay sắc (rupa) sinh rồi diệt, chúng ta sẽ bớt coi chúng là ta, là ngã.

Lý do gì khiến tất cả chúng ta luôn có xu hướng dính mắc vào một cái ngã? Lý do là vì sự vô minh của chúng ta, chúng ta không biết mọi thứ như chúng là. Khi chúng ta nghe một âm thanh, chúng ta vô minh về các hiện tượng khác nhau đang sinh khởi trong khoảnh khắc chúng ta nghe âm thanh đó. Chúng ta nghĩ rằng có ai đó đang nghe. Tuy nhiên, không có ai đang nghe cả; đó chỉ là một citta nghe âm thanh. Citta là danh, nama, là một thực tại kinh nghiệm cái gì đó. Citta nghe thì kinh nghiệm âm thanh. Bản thân âm thanh không kinh nghiệm cái gì cả, nó là rúpa. Rúpa là thực tại không kinh nghiệm cái gì cả. Âm thanhnhĩ cănnhân duyên cho cái nghe xảy ra. Nhĩ căn cũng là sắc. Chúng ta có thể băn khoăn liệu có đúng nhĩ căn không kinh nghiệm cái gì không. Nhĩ căn chỉ là một loại sắc trong tai có khả năng tiếp nhận âm thanh, nhưng bản thânkhông kinh nghiệm âm thanh. Nó chỉ là một nhân duyên cho danh (nama) kinh nghiệm âm thanh. Mỗi citta có nhân duyên riêng của nó mà nhờ đó citta đó sinh khởi. Cái thấy được tạo duyên bởi nhãn căn – là rúpa và đối tượng thị giác – cũng là rúpa. Không có cái ngã hay người nào đó làm các chức năng khác nhau như thấy, nghe, ngửi, nếm, tiếp nhận dấu ấn qua thân căn hay suy nghĩ. Đó là các nama khác nhau, mỗi một nama đều sinh khởi bởi điều kiện nhân duyên riêng của nó.

Chúng ta đọc trong Đại kinh đoạn tận ái (Trung bộ kinh Tập I, số 38) rằng Đức Phật, trong khi ngự ở Savatthi, tại Động Jeta, đã nói với tì kheo Sati – người hiểu sai về Giáo lý của Đức Phật. Sati đã hiểu Đức Phật dạy rằng, các thức là trường tồn, và rằng nó là một người đang nói, cảm thọkinh nghiệm những nghiệp tốt hay xấu. Một số vị tì kheo đã nghe thấy tà kiến của Sati. Sau khi đã giải thích cho Sati nhưng không thành công, họ đã nói cho Đức Phật về việc này. Đức Phật đã gọi Sati đến và nói:

“Này Sati, có thật chăng, Ông khởi lên ác tà kiến như sau: “Theo như tôi hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác”?”

“Thật sự là vậy, bạch Thế Tôn. Theo như con hiểu pháp Thế Tôn thuyết giảng, thì thức này dong ruỗi, luân chuyển nhưng không đổi khác”

“ Này Sati, thế nào là thức ấy?”

“ Bạch Thế Tôn, chính thức ấy nói, cảm thọ, kinh nghiệm chỗ này, chỗ kia, kết quả các hành động thiện ác”

“Này kẻ mê mờ kia, vì ai mà Ông lại hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy? Này kẻ mê mờ kia, có phải chăng, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói là thức do duyên khởi, không có duyên, thì thức không hiện khởi? Và này kẻ mê mờ kia, không những Ông xuyên tạc Ta, vì Ông đã tự chấp thủ sai lạc, Ông còn tự phá hoại Ông và tạo nên nhiều tổn đức. Này kẻ mê mờ kia, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnhđau khổ lâu dài cho Ông”

…Rồi Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo và nói:

“ Chư Tỷ-kheo, các Ông có hiểu pháp Ta thuyết giảng giống như Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá này, không những đã xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, mà còn tự phá hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức?”

“ Bạch Thế Tôn, không. Bạch Thế Tôn, Thế Tôn đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi, không có duyên, thức không hiện khởi”

Lành thay, chư Tỷ-kheo, lành thay, chư Tỷ-kheo, các Ông hiểu pháp Ta thuyết giảng như vậy! Chư Tỷ-kheo, Ta đã dùng nhiều pháp môn nói thức do duyên khởi. Không có duyên, thức không hiện khởi. Nhưng Tỷ-kheo Sati, con của người đánh cá, không những xuyên tạc Ta vì đã tự chấp thủ sai lạc, còn tự pháp hoại mình và tạo nên nhiều tổn đức, và như vậy sẽ đưa đến bất hạnhđau khổ lâu dài cho kẻ mê mờ ấy”

…. Này các Tỷ-kheo, do duyên mà thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy. Do duyên mắt và các sắc, thức sanh, và thức ấy có tên là nhãn thức. Do duyên tai và các tiếng, thức sanh, và thức ấy có tên là nhĩ thức. Do duyên mũi và các hương, thức sanh, và thức ấy có tên là tỷ thức. Do duyên lưỡi và các vị, thức sanh, và thức ấy có tên là thiệt thức. Do duyên thân và các xúc, thức sanh và thức ấy có tên là thân thức. Do duyên ý và các pháp, thức sanh, và thức ấy có tên là ý thức. Này các Tỷ-kheo, do duyên nào lửa sanh và lửa ấy có tên tùy theo duyên ấy: duyên củi, lửa sanh, lửa ấy gọi là lử ủi. Duyên vỏ gỗ bào, lửa sanh, lửa ấy gọi là vỏ bào. Duyên cỏ, lửa sanh, lửa ấy gọi là lử ỏ. Duyên phân bò, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa phân bò. Duyên trấu, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa trấu. Duyên đống rác, lửa sanh, lửa ấy gọi là lửa đống rác. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, do duyên, thức sanh, và thức ấy có tên tùy theo duyên ấy…”

Suy nghĩ về các loại danh và sắc khác nhau và những nhân duyên cho chúng sinh khởi sẽ giúp chúng ta có cái hiểu đúng về chúng. Tuy nhiên, điều này không giống với kinh nghiệm trực tiếp về chân lý. Chúng ta sẽ hiểu nama và rúpa thực sự là gì khi chúng ta kinh nghiệm trực tiếp các đặc tính khác nhau của chúng khi chúng sinh khởi một lúc tại một thời điểm thông qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

Nama và rúpa sinh và diệt nhanh đến mức chúng ta không nhận ra có các nama và rúpa khác nhau. Chẳng hạn, chỉ tiếp nhận âm thanh là môt khoảnh khắc khác với cái thích hay không thích âm thanh. Chúng ta thường có xu hướng thấy việc ta thích hay không thích gắn chặt với đối tượng mà ta kinh nghiệm quan trọng đến mức ta không nhận biết các đặc tính của danh và sắc xuất hiện tại thời điểm đó. Vì vậy chúng ta không nhận thấy được mọi thứ như chúng là; chúng ta coi thích hay không thích là ta. Thích và không thích chỉ là danh sinh khởi bởi nhân duyên; thích và không thích do tích lũy của mỗi người. Có nhân duyên cho mỗi tâm; không ai có thể làm cho bất kỳ tâm nào sinh khởi tại giây phút này hay giây phút kia.

Chúng ta không chỉ coi tâm là ta, chúng ta cũng còn coi thân là ta. Tuy nhiên, thân bao gồm không gì khác ngoài các sắc pháp sinh và diệt. Có nhiều loại sắc khác nhau. Sắc có thể được kinh nghiệm thông qua thân căn bao gồm cứng, mềm, nóng, lạnh, chuyển động và căng cứng. Tất cả các sắc này đều có thể được kinh nghiệm trực tiếp thông qua thân căn mà không cần phải suy nghĩ về chúng hay đặt tên chúng. Kinh nghiệm trực tiếp về sắc bất cứ khi nào chúng sinh khởi là cách duy nhất để biết rằng chúng là các rúpa khác nhau, rằng chúng ta không nên coi chúng là tự ngã.

Các đặc tính khác nhau của nama và rúpa có thể được biết một lần ở một thời điểm khi chúng xuất hiện thông qua ngũ căn và thông qua ý căn. Chừng nào chúng ta không biết chúng như chúng thật là, chúng ta sẽ coi chúng là ta. Chúng ta không quen hay biết về các hiện tượng của cuộc sống chúng ta; chẳng hạn, chúng ta không quen hay biết về cái thấy. Thấy là một danh chỉ kinh nghiệm những gì xuất hiện qua nhãn căn, tức là đối tượng thị giác. Loại danh này là thực và vì vậy nó có thể được kinh nghiệm. Trước khi chúng ta nghĩ về cái mà ta đã thấy, hẳn phải có kinh nghiệm về cái xuất hiện qua mắt, về đối tượng thị giác đó. Chúng ta vẫn thường chỉ chú ý đến thứ này hay người kia, chúng ta nghĩ đến chúng sau khi đã có cái thấy và vì vậy chúng ta hoàn toàn vô minh về danh – thứ chỉ kinh nghiệm đối tượng thị giác, hay danh thấy. Danh thấy thì hoàn toàn khác với loại danh thích hay không thích đối tượng, hay danh suy nghĩ về đối tượng ấy. Nếu chúng ta không biết cái thấy là gì, chúng ta sẽ coi đó là ta. Cũng như vậy đối với cái nghe, cái nghe chỉ là sự tiếp nhận âm thanh. Khi cái nghe sinh khởi, chúng ta có thể tập hay biết về đặc tính của nó; nó có thể được biết là một loại danh, một thực tại chỉ nhận thức âm thanh qua tai. Dần dần chúng ta sẽ quen thuộc với đặc tính của nghe và khi đó chúng ta sẽ biết nó khác với suy nghĩ và với các loại danh khác. Chúng ta sẽ học rằng nó khác với sắc. Như vậy chúng ta sẽ bớt xu hướng coi nó là ta.

Chúng ta chỉ có thể hay biết một đặc tính của danh hoặc sắc tại mội thời điểm. Chẳng hạn, khi chúng ta nghe, có cả cái nghe và âm thanh, nhưng chúng ta không thể hay biết cái nghe và âm thanh cùng một lúc, vì mỗi citta chỉ nghiệm một đối tượng tại một thời điểm. Có thể có chánh niệm về âm thanh tại một khoảnh khắc và về cái nghe tại một khoảnh khắc khác, vì vậy chúng ta sẽ dần biết rằng các đặc tính của chúng là khác nhau.

Chỉ khi chúng ta tập hay biết về danh hay sắc xuất hiện tại thời điểm hiện tại, chúng ta mới thấy mọi thứ như chúng là. Suy nghĩ về nama và rúpa, nhắc nhở chúng ta về chúng hay đặt tên các thực tại là “nama” và “rúpa” vẫn chưa phải là kinh nghiệm trực tiếp về thực tại. Nếu như chúng ta chỉ nghĩ về danh và sắc và không học cách kinh nghiệm đặc tính của chúng, chúng ta vẫn tiếp tục dính mắc vào chúng và không thể nào xả bỏ được ý niệm về ngã. Đặc tính nào sẽ xuất hiện tại một thời điểm cụ thể thì nằm ngoài khả năng kiểm soát. Chúng ta không thể nào thay đổi thực tại đã xuất hiện. Chúng ta không nên nghĩ rằng nên có chánh niệm về cái nghe trước và sau đó là chánh niệm về suy nghĩ về cái đã được nghe. Những thực tại khác nhau sẽ xuất hiện tại các khoảnh khắc khác nhau và không có trật tự đặc biệt nào mà ta cần theo khi chúng ta chánh niệm về các thực tại.

Lúc ban đầu chúng ta không thể biết sự sinh và diệt của danh và sắc thông qua kinh nghiệm trực tiếp. Chúng ta chỉ cần tập hay biết bất kỳ đặc tính nào của danh và sắc đang biểu lộ. Chẳng hạn, khi có mùi sinh khởi, chúng ta không thể ngừng ngửi được. Tại thời điểm đó, chúng ta có thể học hay biết đặc tính của cái ngửi mà không cố gắng tạo ra nỗ lực nào đặc biệt. Không cần nghĩ về nó hay nhắc bản thân rằng đó là cái ngửi hay đó là danh.

Quan trọng phải nhận thức rằng chánh niệm cũng là một loại danh, nó chỉ sinh khởi khi có đủ nhân duyên thích hợp. Không có cái ngã nào đang chánh niệm hay có thể làm cho chánh niệm sinh khởi theo ý chí của mình. Cái hiểu đúng về sự phát triển của vipassanå là một nhân duyên cho sự sinh khởi của chánh niệm. Sau một khoảnh khắc chánh niệm sẽ có một thời gian dài không có chánh niệm, hoặc sẽ có những khoản khắc chỉ có suy nghĩ về nama và rúpa. Khi mới bắt đầu, không thể có nhiều chánh niệm, nhưng ngay cả một khoảnh khắc chánh niệm ngắn ngủi cũng vô cùng lợi lạc, bởi vì paññå được phát triển thông qua kinh nghiệm trực tiếp về các thực tại là mức độ cao hơn paññå được phát triển thông qua suy nghĩ về các thực tại hay paññå được phát triển trong samatha. Vipassanå là một thiện nghiệp ở mức độ rất cao, vì vipassanå đưa đến sự buông bỏ ý niệm về ngã và cuối cùng dẫn đến diệt trừ phiền não. Bớt lobha, dosa và moha sẽ cũng là niềm hạnh phúc cho cả thế giới.

Trong Tăng chi bộ kinh (Quyển 9, Chương II, Mục 10, Velama), chúng ta đọc rằng Đức Phật khi ngự gần Savatthi, tại Động Jeta, vườn ông Anåthapiùèika, Đức Phật đã nói với Anåthapiùèika về các mức độ khác nhau của các việc thiện sẽ mang đến kết quả tương ứng. Bố thí cho Đức PhậtTăng đoàn, quy y Phật, Pháp, Tăng là những nghiệp thiện ở mức độ cao, nhưng cũng có những nghiệp thiện ở mức độ cao hơn nữa.

Chúng ta đọc như sau:

… và có ai với tâm tịnh tín qui y Phật, Pháp và Tăng, và có ai với tâm tịnh tín chấp nhận học pháp, từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ không đắm say rượu men, rượu nấu… cho đến trong khi khoảnh khắc vắt sữa bò, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia.

… Và có ai từ bỏ không sát sanh, …, và ai tu tập từ tâm giải thoát, cho đến trong khi khoảnh khắc vắt sữa bò, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia

… và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc vắt sữa bò, tu tập từ tâm, và có ai dầu chỉ trong một khoảnh khắc búng ngón tay, tu tập quán vô thường, bố thí này quả lớn hơn bố thí kia.

Nhận thức về vô thường chỉ được phát triển khi có khoảnh khắc chánh niệm về danh hay sắc. Chúng ta có thể ngạc nhiên rằng nhận thức về vô thường còn mang đến kết quả cao hơn các loại thiện pháp khác. Chính tuệ giác sẽ là cái chứng ngộ vô thường về danh và sắc, và loại trí tuệ này có thể thay đổi cuộc đời của chúng ta. Cuối cùng, nó sẽ tận diệt được tham, sân và si. Sẽ đến lúc nào đó, chúng ta phải rời bỏ thế giới này do tuổi già, bệnh tật hay tai nạn. Chẳng phải sẽ tốt hơn sao nếu ta rời bỏ thế giới này với sự hiểu biết về mọi thứ như chúng là, rằng điều ấy sẽ tốt hơn là rời khỏi thế giới này với tâm sân và sự sợ hãi?

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 3978)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Thi Ca Nguyễn Du - HT Thích Như Điển
(Xem: 3155)
Phật Giáo Việt Nam Tại Châu Âu - HT Thích Như Điển
(Xem: 7154)
Tư Tưởng Phật Giáo Trong Văn Học Thời Trần - Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 4018)
Ni Giới Việt Nam Hoằng Pháp tại Hoa Kỳ - Thích Nữ Giới Hương. Hồng Đức Publishing. 2020
(Xem: 3132)
Tác phẩm “Xây dựng hạnh phúc gia đình” của Hòa thượng Thích Thắng Hoan là cẩm nang hướng dẫn xây dựng hạnh phúc cho người Phật tử tại gia.
(Xem: 3920)
Tư tưởng Phật giáo trong văn học thời Lý bản PDF - Nguyễn Vĩnh Thượng
(Xem: 7547)
Dưới Bóng Đa Chùa Viên Giác - hồi ký về một ngôi chùa đã đi vào lịch sử Phật giáo tỉnh Quảng Nam. Viên Giác Tùng Thư 2019 - Nhà xuất bản Liên Phật Hội
(Xem: 5974)
Tôi đặt bút bắt đầu viết "Lời Vào Sách" nầy đúng vào lúc 7 giờ sáng ngày 21 tháng 6 năm 1995 sau khi tụng một thời kinh Lăng Nghiêmtọa thiền tại Chánh điện.
(Xem: 5699)
Có lẽ đây cũng là một trong những viễn ảnh của tâm thức và mong rằng những trang sách tiếp theo sẽ phơi bày hết mọi khía cạnh của vấn đề, để độc giả có một cái nhìn tổng quát hơn.
(Xem: 5778)
Sống Trong Từng Sát Naphương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm.
(Xem: 5550)
Nguyên bản: How to practice the way to a meaningful life. Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma. Anh dịch: Jeffrey Hopkins, Ph. D. Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
(Xem: 7880)
Mối Tơ Vương của Huyền Trân Công Chúa (Phóng tác lịch sử tiểu thuyết vào cuối đời Lý đầu đời Trần) HT Thích Như Điển
(Xem: 12224)
Nhẫn nhục là thù diệu nhất vì người con Phật thực hành hạnh nhẫn nhục thành thục, thì có thể trừ được sân tâm và hại tâm, là nhân tố quan trọng để hành giả thành tựu từ tâm giải thoátbi tâm giải thoát.
(Xem: 6542)
Cảm Đức Từ Bi - tác giả Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6333)
Quyển sách "Hãy làm một cuộc cách mạng" trên đây của Đức Đạt-lai Lạt-ma khởi sự được thành hình từ một cuộc phỏng vấn mà Ngài đã dành riêng cho một đệ tử thân tín là bà Sofia Stril-Rever vào ngày 3 tháng giêng năm 2017.
(Xem: 20364)
Người học Phật có được một tài liệu đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy, dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ tra cứu khi cần...
(Xem: 6982)
Tác phẩm nầy chỉ gởi đến những ai chưa một lần đến Mỹ; hoặc cho những ai đã ở Mỹ lâu năm; nhưng chưa một lần đến California...
(Xem: 6890)
Từ Mảnh Đất Tâm - Huỳnh Kim Quang
(Xem: 6530)
Hôm nay là ngày 10 tháng 6 năm 2015, tại thư phòng chùa Viên Giác Hannover, Đức Quốc, tôi bắt đầu viết tác phẩm thứ 65 của mình...
(Xem: 10545)
Phật giáo ra đời từ một trong những cái nôi của nền văn minh nhân loại - Ấn Độ - và nhanh chóng phổ biến tại các nước phương Đông...
(Xem: 19975)
Trong tập sách nhỏ này tôi đã bàn đến hầu hết những gì mọi người đều công nhậngiáo lý tinh yếu và căn bản của Đức Phật... Con Đường Thoát Khổ - Đại đức W. Rahula; Thích Nữ Trí Hải dịch
(Xem: 19725)
Phật GiáoVũ Trụ Quan (PDF) - Tác giả: Lê Huy Trứ
(Xem: 11114)
Hạnh Mong Cầu (sách PDF) - Lê Huy Trứ
(Xem: 15410)
Nguời quân tử ra làm quan đi vào con đường hành chính, không những ngồi ung dung nơi miếu đường nói truyện văn nhã, để lấy tiếng là người có đức vọng...
(Xem: 16752)
Những ngữ cú của Sư được chép rải rác trong trứ tác của các nhà, nhưng chưa được gom tập. Cho nên vào niên hiệu Nguyên Văn, thiền sư Huyền Khế biên tập và đặt tên là Động Sơn Lục, tàng bản tại Bạch Hoa Lâm.
(Xem: 27002)
Thiền Lâm Bảo Huấn đây chính là phần Ngữ lục. Nội dung của sách Bảo Huấn được chia thành 4 quyển, gồm gần 300 thiên. Mỗi thiên đều là những lời vàng ngọc để răn dạy về cách tu tâm xử thế...
(Xem: 18701)
Quyển Luận này về hình lượng rất bé bỏng, nhưng về phẩm chất thật quí vô giá. Một hành giả nếu thâm đạt ý chí quyển Luận này là đã thấy lối vào Đạo.
(Xem: 15676)
Là một sách tự lực của tác giả người Mỹ Dale Carnegie, được viết vào năm 1948. Bản Việt Ngữ do Nguyễn Hiến Lê dịch năm 1955 tại Sài Gòn và đưa vào tủ sách Học làm người.
(Xem: 22576)
Để góp nhặt hết tất cả những ý niệm tác thành tập sách nhỏ “Tâm Nguyên Vô Đề” này là một lời sách tấn, khuyến khích của Thiện hữu tri thức để lưu dấu một cái gì. Cái uyên nguyên của Tâm... Nguyên Siêu
(Xem: 19501)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia.
(Xem: 18381)
Gió không từ đâu tới; gió cũng đã chẳng đi về đâu. Gió hiện hữu, rồi gió tan biến, xa lìa. Tử sinh cũng như thế. Tuy có đó, tuy mất đó
(Xem: 16221)
Đa số Phật tử Việt Nam thường chỉ học hỏi Phật pháp qua truyền thống Trung Hoa; ít ai để ý đến sự sai biệt căn để giữa khởi nguyên của Phật giáo từ Ấn Độ
(Xem: 25673)
Trăng bồng bềnh trên ngàn thông Và thềm đêm vắng lạnh, khi âm xưa trong veo từ các ngón tay anh đến. Giai điệu cổ luôn khiến người nghe rơi nước mắt, nhưng nhạc Thiền ở bên kia tình cảm.
(Xem: 12911)
Tay Bụt trong tay ta có nghĩa là ta được nắm tay Bụt mà đi. Cũng có nghĩa là trong tay ta đã có tay Bụt. Bụt và ta không còn là hai thực tại riêng biệt.
(Xem: 20115)
Chư Phật cùng tất cả chúng sanh chỉ là một tâm, không có pháp riêng. Tâm nầy từ vô thủy đến nay không từng sanh không từng diệt...
(Xem: 10730)
Bộ Tịnh Độ Thánh Hiền Lục do cư sĩ Bành Tế Thanh cùng cháu là Hy Tốc, người đời Càn Long nhà Thanh sưu tập những truyện niệm Phật được vãng sanh soạn thành.
(Xem: 10050)
Tâm là nguồn sống vô tận và ánh sáng của tâm là ánh sáng vô tận. Tâm lắng yên phiền nãotâm bình đẳng và thanh tịnh vô tận.
(Xem: 10406)
Cuốn sách này được viết ở Thái Lan, nơi tôi đã sống trong một vài năm. Khi tôi gặp người Thái, tôi đã rất ấn tượng trước sự rộng lượng của họ.
(Xem: 11052)
Sách này không ngại phổ biến cho nhiều người cùng đọc. Có thể nhờ đọc nó, người ta có cơ hội bước vào cửa ngõ Chánh pháp...
(Xem: 15259)
Bửu Tạng Luận tác giảTăng Triệu, bài luận này và bộ Triệu Luận đều có ghi trong tập 96 của Tục Tạng Kinh, nhưng bộ Triệu Luận đã lưu hành từ xưa nay...
(Xem: 10873)
Theo truyền thuyết Ấn giáo, thần Vishnu có lần hoá sinh làm một vị vương tử sống bên bờ sông Hằng. Tên ông là Ravana...
(Xem: 19724)
Quyển Hai quãng đời của Sơ tổ Trúc Lâm do chúng tôi giảng giải, để nói lên một con người siêu việt của dân tộc Việt Nam.
(Xem: 11724)
Sư sống vào thời Hậu Lê, người ta quen gọi là Tổ Cầu. Tổ tiên quê ở làng Áng Độ, huyện Chân Phúc. Ông Tổ năm đời của Sư làm quan Quản chu tượng coi thợ đóng thuyền cho triều đình.
(Xem: 10805)
Đây là một quyển sách ghi lại ba ngày thuyết giảng của Đức Đạt-lai Lạt-ma tại thành phố Luân Đôn vào mùa xuân năm 1984, tức cách nay (2014) đúng ba mươi năm.
(Xem: 11265)
108 lời dạy của Đức Đạt-lai Lạt-ma được gom góp trong quyển sách tuy bé nhỏ này nhưng cũng đã phản ảnh được một phần nào tư tưởng của một con người rất lớn, một con người khác thường giữa thế giới nhiễu nhương ngày nay.
(Xem: 10130)
Đức Phật hướng dẫn cần chuyển hóa tâm thức làm cho nỗi đau, phiền não, nghiệp chướng không còn sức sống, lúc đó chúng ta mới đạt được hạnh phúc thật sự.
(Xem: 10581)
Đại sư quả quyết với chúng ta rằng những điều nói ra trong "Chứng Đạo Ca" là để dẫn chúng ta "Chứng thực tướng, không nhân pháp,"
(Xem: 11567)
Suốt hai mươi lăm thế kỷ hiện hữu trên thế gian này, đạo Phật chưa một lần gây tổn thương hoặc làm thiệt hại cho bất cứ một dân tộc, xã hội hay quốc gia nào.
(Xem: 10902)
Chủ yếu Đạo Phật là chỉ dạy chúng sanh giải thoát mọi khổ đau, song lâu đài giải thoát phải xây dựng trên một nền tảng giác ngộ...
(Xem: 11418)
Lăng Già ngời bóng nguyệt, Hoàng Anh đề trác tuyệt, Dị thục thức đã thuần, Ca bài ca bất diệt.
(Xem: 12175)
Bậc Thánh A La Hán, bậc đã thanh lọc tâm, là người không bao giờ còn phải tái sinh trở lại. Nếu tâm của ngài căn bảnthanh tịnh...
(Xem: 11079)
Tiếng đại hồng chung ngân vang như xé tan bầu không khí đang trầm lắng. Đó là báo hiệu cho mọi người chuẩn bị hành lễ của thời khóa Tịnh độ tối...
(Xem: 17800)
Sự Thực Hành Guru Yoga Theo Truyền Thống Longchen Nyingthig
(Xem: 15260)
Bản tiếng Anh của Santideva. A Guide to the Bodhisattva Way of Life; Do Đặng Hữu Phúc dịch sang tiếng Việt dựa theo bản Phạn-Anh.
(Xem: 15746)
Các Tổ sư Thiền có khi hỏi đã không đáp, mà dùng gậy đánh, roi quật, miệng hét như trường hợp Tổ Hoàng BáThiền sư Nghĩa Huyền...
(Xem: 11010)
Thân hình tuy còn ngồi ở nơi thành thị, nhưng phong thái mình đã là phong thái của người sống ở núi rừng. Khi các nghiệp (thân, khẩu và ý) đã lắng xuống thì thể và tính mình đều được an tĩnh...
(Xem: 12127)
Kinh Quán Niệm Hơi Thở là một hệ thống thiền tập rất căn bản của đạo Bụt, là một nghệ thuật vun trồngđiều phục thân tâm tuyệt vời.
(Xem: 11059)
Hồn Bướm Mơ Tiên là tác phẩm mang âm hưởng Phật giáo rất sâu sắc dưới cái nhìn của tác giả.
(Xem: 12114)
Giai Nhân Và Hòa Thượng gồm có 10 truyện ngắn Do Hội Giáo Dục Từ Thiện Sariputtra Xuất bản năm 2006... HT Thích Như Điển
(Xem: 20189)
Quyển sách nầy nhằm giải đáp một phần nào những thắc mắc trên qua kinh nghiệm bản thân của người viết... HT Thích Như Điển
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant