Chile hoàn tất công tác giải cứu 33 thợ mỏ
Các đội cứu cấp Chile đã kết thúc công tác giải cứu 33 thợ mỏ, chấm dứt một cơn ác mộng mà cả nước và toàn thế giới vừa trải qua trong 2 tháng. Các giới chức lấy làm hài lòng là đa số các thợ mỏ này dường như ở trong tình trạng sức khỏe tốt, theo bài tường thuật của thông tín viên VOA Brian Wagner.
Thứ Năm, 14 tháng 10 2010
Hình: AP
Luis Urzua, thợ mỏ cuối cùng được giải cứu khỏi mỏ San Jose gần Copiapo, Chile
Người thợ mỏ cuối cùng được đưa lên mặt đất chưa đầy 24 giờ sau khi công
tác giải cứu bắt đầu ở mỏ San Jose ở bắc bộ Chile. Các giới chức thoạt đầu nghĩ rằng sẽ phải mất tới 48 tiếng đồng hồ để kéo những người thợ qua một cái ống cấp cứu dài 622 mét.
Các đội cấp cứu đã tăng tốc tiến trình trong suốt ngày hôm qua, khiến họ có thể kéo mỗi người thợ mỏ
lên mặt đất trong khoảng 15 phút.
Vào lúc người thợ mỏ cuối cùng
được đưa lên mặt đất, các nhân viên đã hô to: “Tiến lên Chile, chúng ta
sẽ đem cứu được hết anh em thợ mỏ.”
Người cuối cùng được cứu thoát là Luis Urzua, trưởng ca vào lúc toán của ông bị kẹt trong vụ sụt mỏ vào ngày 5 tháng 8.
Ông
Urzua đã bắt tay Tổng thống Sebastian Pinera, cảm ơn ông và nói rằng ông rất tự hào là người Chile vì công tác giải cứu thành công này.
Ông Pinera cảm ơn ông Urzua đã tạo tình đoàn kết giữa những người thợ mỏ và là người cuối cùng được đưa ra khỏi mỏ.
Ông
Pinera nói ông Urzua đã hoàn thành nghĩa vụ, và chính phủ hãnh diện về ông và những người thợ mỏ khác đã bầy tỏ tình huynh đệ và lòng can đảm.
Tổng
thống Pinera đã ở hiện trường trong suốt thời gian cuộc giải cứu để chào mừng từng người thợ mỏ và thân nhân họ. Cùng tham gia với ông còn có Tổng thống Bolivia Evo Morales đã Chile đến hồi sớm hôm qua để gặp ông Carolos Mamani, người mang quốc tịch Bolivia trong nhóm thợ bị nạn.
6
nhân viên cấp cứu, trong đó có các chuyên gia mìn và chuyên viên y tế hải quân đã xuống lòng mỏ để trợ giúp cho công tác giải cứu. Họ là những
người chót ra khỏi mỏ, trên khoang cấp cứu có tên là Phoenix.
Các
kỹ sư hải quân đã chế ra thiết bị này, rộng 1 mét rưỡi, bao gồm một bình dự trữ khí oxy và một hệ thống điện thoại không cần cầm tay để thông tin liên lạc với mặt đất.
Bộ trưởng Y tế Jaime Manalich cho
biết nhiều người thợ mỏ dường như mạnh khoẻ hơn dự tưởng ban đầu. Ông nói mỗi người sẽ được thử nghiệm nhiều thứ, trong đó có chụp quang tuyến
phổi, và theo dõi nhịp tim, và một số người có thể được trị liệu tâm lý, nếu cần.
Một vài người thợ mỏ dự kiến sẽ được phẫu thuật răng
trong những ngày sắp tới để trị viêm và các tình trạng khác. Ông Manalich nói ca trầm trọng nhất là một người thợ bị sưng phổi.
Bộ
trưởng Y tế Chile nói có phần chắc người này sẽ được giữ trong phòng cấp cứu vài ngày để được thở oxy và trị liệu các triệu chứng khác.
Hơn
1.000 ký giả đã đến mỏ than hẻo lánh trong sa mạc Atacama để tường thuật công tác giải cứu. Họ đã cùng với thân nhân các thợ mỏ và các toán
tiếp cứu lập một cộng đồng tạm thời, gọi là Trại Hy Vọng.
Hàng triệu người trên khắp thế giới đã theo dõi công tác giải cứu trên truyền
hình. Tại thủ đô Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho biết ông đã theo dõi cảnh người thợ mỏ đầu tiên được giải cứu, và nói thêm rằng đó là một sự tuyên dương cho công tác gay go của các nhân viên cấp cứu và nhân dân Chile. Ông cảm tạ mọi người trên khắp thế giới đã góp phần vào công tác này, kể cả một đội khoan có cơ sở ở Hoa Kỳ và các chuyên gia của cơ quan Không gian Hoa Kỳ NASA.