Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Ăn chay bảo vệ môi trường sinh thái

Friday, May 27, 201100:00(View: 10343)
Ăn chay bảo vệ môi trường sinh thái

ĂN CHAY BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Tâm Diệu

blankThành phố San Francisco ở California đã trở thành thành phố thứ nhì trên thế giới và đầu tiên của Mỹ có một ngày chính thức trong tuần không ăn thịt. Thành phố Ghent của Bỉ là thành phố đầu tiên trên thế giới đã làm việc này. Phong trào không ăn thịt, ít nhất là một ngày trong tuần hiện đang có khuynh hướng gia tăng tại Hoa Kỳ và các nơi trên thế giới nhằm ủng hộ lối sống lành mạnh, ý thức về môi trường sinh thái, đồng thời kêu gọi sự thức tỉnh của con người về mối liên hệ giữa thói quen ăn uống, sức khỏe và sự biến đổi khí hậu toàn cầu.

Nhiệt độ ấm dần lên của địa cầu, thời tiết biến động nhiều khiến mưa lũ cùng bão lớn, lốc xoáy nhiều hơn và ngày càng khủng khiếp như bão Kathina 2005 ở Hoa Kỳ, bão Nargis 2008 ở Miến Điện, mới đây những trận bão liên tiếp ở vịnh Mexico: Gustav, Hanna, Ike. Nhiều người lo ngại và tìm biện pháp đối phó. Các khoa học gia tìm hiểu nguyên nhân, xác nhận ăn thịttác động lớn đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe con người. Vào năm 2006, báo cáo của LHQ kết luận việc sản xuất và tiêu thụ thịt góp phần làm biến đổi khí hậu qua quá trình tạo chất khí gây hiệu ứng nhà kính của nền công nghệ chăn nuôi súc vật.

Cơ quan Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) xác nhận việc chăn nuôi và giết thịt bò cùng các loại động vật khác chiếm 18% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính qua việc thải phân, xì hơi (trung tiện) và ợ hơi của chúng. Các chất khí gây hiệu ứng nhà kính như methane, cacbon đai ốc xai và nitrous oxide, có liên quan đến tình trạng trái đất nóng dần lên làm biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu gây bão tố thường xuyên, ảnh hưởng đến môi trường sống con người. Theo Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 26-2-2007, mực nước biển dâng cao do hiện tượng trái đất nóng dần lên gây ảnh hưởng mạnh nhất ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, nhất là khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Nước biển tăng lên 5m, Việt Nam có thể mất đi 16% diện tích đất với hơn 35% dân số và khoảng 35% tổng giá trị GDP bị ảnh hưởng. Mực nước tăng 1m có khoảng 10,8% tổng dân số Việt Nam phải chịu ảnh hưởng tổn thất nặng nề. Vì thế ăn chay có thể góp phần vào việc giảm bão tố, lụt lội.

blankTheo báo cáo của FAO, ngành chăn nuôi súc vật đã chiếm hơn 30% diện tích đất trên địa cầu để sản xuất thịt và ngày càng có khuynh hướng gia tăng. Số nông trại nuôi súc vật để làm thức ăn cho con người ngày nay đã gia tăng hơn bốn lần so với năm 1945. Để yểm trợ, con người phải phá hủy cây rừng thiên nhiên, lá phổi thở quý báu của nhân loại. Người ta tính cứ mỗi mẫu rừng phá hủy để làm nhà, làm chợ, làm bãi đậu xe và làm đường thì có đến bảy mẫu rừng bị phá hủy để nuôi súc vật và trồng ngũ cốc cho chúng ăn. Hiện nay ở Hoa Kỳ, phân nửa diện tích đất nông nghiệp được dùng để sản xuất thực phẩm cho ngành chăn nuôi súc vật, 90% tổng sản lượng lúa mì thu hoạch được dùng cho ngành này. Thống kê cho biết, cứ 16 pounds lúa mì cho súc vật ăn mang lại 1 pound thịt và theo Aaron Altshul viết trong tác phẩm Protein: Their Chemistry and Politics (Protein: Hóa học và Chính trị): "Chúng ta sử dụng một mẫu đất (4.046m2) để trồng ngũ cốc cung cấp thực phẩm cho những người không ăn thịt, được sản lượng nhiều hơn gấp 20 lần so với sử dụng đất ấy để sản xuất thịt".

Thịt bò nói riêng và súc vật nuôi để làm thức ăn cho con người nói chung đã và đang tổn hại môi trường sinh thái. Các nhà khoa học đã tính "Cứ mỗi quarter (một phần tư) pound thịt bò bạn ăn là 55 square feet rừng cây nhiệt đới vùng Trung Mỹ bị phá hủy, sự phá hủy này cung cấp 500 pounds khí cạc bon đai ốc xai vào bầu khí quyển". Bác sĩ Neal D. Barnard, chủ tịch Ủy ban Y sĩ trách nhiệm Y khoa Hoa Kỳ nhấn mạnh "Bạn ăn thịt là góp phần vào việc phá hủy môi trường sinh sống trên trái đất dầu bạn biết hay không. Điều bạn làm được là không yểm trợ nền kỹ nghệ sản xuất thịt và bơ sữa Hoa Kỳ".

Ăn chay góp phần vào việc bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng cây xanh.

blankBáo cáo của Liên Hiệp Quốc cho biết có khoảng từ một tỷ đến hơn ba tỷ người sẽ thiếu nước và hàng triệu người sẽ đối mặt với nạn đói cũng như nhiều thảm họa thiên nhiên. Băng trên đỉnh núi Hy Mã Lạp Sơn đang tan nhanh khiến diện tích vùng băng tuyết có thể thu hẹp từ 500 ngàn cây số vuông xuống còn 100 ngàn cây số vuông trước năm 2030. Trong khi đó ngành công nghệ sản xuất thịt lại sử dụng nước nhiều hơn tất cả các ngành công nghệ khác cộng lại, đồng thời thải ra sông rạch, ao hồ chất cặn bã nhiều nhất làm ô nhiễm, ảnh hưởng các nguồn nước thiên nhiên tinh khiết ngày càng cạn dần. Chỉ lò sát sanh lớn tại Nebreska Hoa Kỳ, chuyên sản xuất thịt gà, sử dụng 100 triệu gallon nước mỗi ngày tương đương lượng nước cung cấp cho thành phố có 25.000 dân cư. Trong quyển Population, Resources and Environment (Dân số, Tài nguyên và Môi sinh), tác giả Paul và Anne Ehrlich đã so sánh: Nếu chúng ta muốn thu hoạch 1 pound lúa mì, chỉ cần 60 pound nước nhưng nếu chúng ta muốn sản xuất 1 pound thịt bò, phải tiêu thụ từ 2.500 đến 6.000 pound nước. Ngoài ra, không khí chúng ta thở bị ô nhiễm do khí methane thoát ra từ công nghệ sản xuất thịt. Robins Baskin, tác giả Diet for a New America đã viết rằng mỗi 1,3 triệu súc vật sản xuất khoảng 100 triệu tấn khí methane hàng năm, khí này là một trong ba loại khí do tác dụng nhà kính gây ra ảnh hưởng đến độ ấm nóng trái đất. Do vậy, chúng ta ăn chay sẽ tránh được lượng nước lớn ô nhiễm môi sinh và giảm thiểu khối lượng khí methane thải vào không khí.

Tóm lại, nguyên nhân đưa đến tình trạng biến đổi khí hậu khiến bão tố, lụt lội nhiều hơn, nguồn nước sạch cùng không khí bị ô nhiễm do chính con người gây ra, là mối đe dọa chung liên quan đến môi trường sống hiện nay. Đối với hàng triệu người nghèo đói trên thế giới thì vấn đề biến đổi khí hậu, ảnh hưởng xấu không còn là vấn đề tương lai, đã và đang hủy hoại ước mơ, nỗ lực thoát khỏi cảnh nghèo đói. Thế hệ con cháu chúng ta có nguy cơ bị ảnh hưởng. Tương lai không phải định mệnhtùy thuộc nơi chính chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi tình thế và chiến thắng cuộc chiến chống hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, chống không khí và nước uống bị ô nhiễm, chiến thắng đó đạt được khi toàn thể chúng ta cùng hiệp lực, trong đó có việc tiết giảm nhu cầu ăn thịt, ít nhất là một ngày trong tuần như nhân dân hai thành phố San Francisco ở Hoa Kỳ và Ghent ở Bỉ Quốc đã làm. Dù là Phật tử hay không, dù giàu sang hay nghèo khó, chúng ta cũng có thể góp phần vào việc này bằng tình thương yêu của mình đối với môi trường xung quanh qua những hành động mang tính không sát hại chúng sinh, tôn trọng sự sống của muôn loài từ người, vật cho đến cỏ cây, hoa lá.

Tâm Diệu
Source: thuvienhoasen
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 5)
Khi con gái tôi còn nhỏ, tôi vẫn thường đưa con đến chùa lễ Phật, học tiếng Việt, sinh hoạt văn hóa Việt…
(View: 22)
Điều phi đạo là những việc dẫn đến sự hao tài, thứ nhất đó là đam mê cờ bạc.
(View: 48)
Chu Lợi Bàn Đặc và Ma Ha là hai anh em sinh đôi sinh ra trong một gia đình Bà la môn ở thành Xá Vệ (Sravasti - Ấn Độ).
(View: 51)
Nếu có ai đó hỏi Phật Pháp có gì hay thì những người đệ tử Phật sẽ trả lời như thế nào?
(View: 64)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 96)
Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử do Phật Hoàng Trần Nhân Tông khai sáng trong khoảng cuối thế kỷ 13.
(View: 101)
Trong suốt cả Pháp Bảo Đàn Kinh, là những lời dạy của Lục Tổ, ngài chỉ hai lần nói đến hai chữ “từ bi”:
(View: 350)
Thông thường, người ta thường nghĩ “làm phước” là phải làm điều gì đó to lớn, mang tính cho và nhận bằng những vật phẩm...
(View: 119)
Từ góc độ văn hóa có thể thấy ở Phật giáo Việt Nam nói chung và Thiền phái Lâm tế Chúc Thánh nói riêng, có những giá trị văn hóa tiêu biểu
(View: 195)
Đối với người thế gian, tài sản quý giá nhất của họ chính là gia đình, của cải vật chất, công danh sự nghiệp, nhưng với người xuất gia thì đó là trí tuệ.
(View: 195)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 146)
Nguyễn Du không những là một thi hào lớn của Việt Nam mà còn là nhà Phật học uyên bác. Ông từng viết trong bài thơ “Chiêu Minh Thái Tử Phân Kinh Thạch Đài” lúc đi sứ sang Tàu vào triều Nguyễn, đầu thế kỷ 19 rằng,
(View: 249)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
(View: 193)
Phật giáo trước hết là một tôn giáo, vì thế những tư tưởng của giáo lý Phật giáo không đề cập nhiều tới những vấn đề triết học...
(View: 364)
“… Đêm qua trăng mọc trên đồi, thấy tâm tịch lặng không người, không ta, ai hỏi thì nhấc cành hoa, thấy gì, được thấy, đều xa muôn trùng …”
(View: 268)
Tôi thường thắc mắc tại sao mình dự tính làm điều này thì có khi lại đổi sang làm chuyện khác mà mình không hề suy tính được.
(View: 257)
Sống trong đời này, chúng ta thường hay nghe những ngôn từ bình dị, than thở rằng: “Trần ai - trong cõi tạm, là gì - ra sao?”
(View: 233)
Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn.
(View: 341)
Khi mới vào đạo, điều đầu tiên chúng ta được dạy là không nhìn lỗi của người khác.
(View: 394)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì?
(View: 326)
Ở đời bất cứ sự kiện nào xảy ra cũng có nguyên do của nó. Như bài kinh “Bát Đại Nhân Giác” xuất hiện trên thế gian này cũng không ngoại lệ.
(View: 285)
Hai chữ vô thường rất quen thuộc với mọi người chúng ta, trong đời sống hàng ngày ai ai cũng nghe và nói.
(View: 316)
Tư tưởng nhân quả Phật giáotư tưởng nổi bật trong nhân sinh quan Phật giáo.
(View: 320)
Chúng ta đang chứng kiến những bất ổn xã hội hay thiên tai trên toàn thế giới, Việt Nam không phải là ngoại lệ khi gần đây
(View: 350)
Sống phải có niềm tin, nhưng đừng tin quá vào một người, dù người đó là ai, có địa vị như thế nào trong xã hội.
(View: 332)
Đức Phật đã dạy cho hàng đệ tử về mối tương quan và lợi ích của việc thực hành bốn nhiếp pháp trong Kinh Tăng Chi Bộ,
(View: 367)
Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực.
(View: 377)
“Không làm các việc ác Siêng làm các việc lành Thanh tịnh hoá tâm ý…”
(View: 419)
Việc khấn nguyện, cầu nguyện là một vấn đề tâm linh rất phổ biến của tín đồ mọi tôn giáo và không cứ gì mùa xuân mà việc khấn nguyện...
(View: 476)
Hồi sáng, lúc đi thiền hành ở Xóm Thượng, tôi đi xuôi xuống chùa Sơn Hạ. Mỗi bước chân giúp tôi tiếp xúc với sự sống rất sâu sắc
(View: 458)
Chế độ ăn kiêng của bạn có thể giúp dự đoán bạn sống được bao lâu.
(View: 605)
Đức Phật dạy “Thân người khó được, Phật pháp khó nghe”. Biết điều này, khi được là con Phật, ta sẽ thấy mình thật hạnh phúc vì ...
(View: 441)
Không ít Phật tử đến chùa quy y, học Phật pháp, công quả, tham gia các hoạt động Phật sự, thường theo cảm tình đối với người Thầy ở nơi mình đến hơn là...
(View: 425)
Giữ năm giới là khó, giữ gìn một cách hoàn hảo càng khó hơn. Muốn giữ giới hoàn hảo, trước phải học và thông hiểu về mỗi giới
(View: 390)
Đóng cửa các nẻo đường xấu ác để chúng sanh không bị sa rớt xuống các nẻo địa ngục, quỷ đói, súc sanh.
(View: 541)
“Chớ bảo xuân tàn, hoa rụng hết. Đêm qua sân trước một cành mai”
(View: 465)
Người ta nói uống trà là thú vui tao nhã, thanh cao. Thú vui cuộc đời nói chung có hai loại là thanh cao và không thanh cao.
(View: 358)
Mỗi khi mùa xuân mới về là trời đất lại thanh tân, vạn vật muôn loài thay áo mới nhưng lòng người thì vẫn cũ, vẫn chẳng đổi thay,
(View: 379)
Nếu mùa xuân là cái gì tươi đẹp nhất thì đó phải là vẻ đẹp từ sự biết ơn trong tâm hồn của mỗi người.
(View: 362)
Mùa xuân hải ngoại trời lạnh lắm nhưng lòng người ấm áp vì nhớ về những mùa xuân dân tộc.
(View: 347)
Không biết từ khi nào, có lẽ từ lâu lắm rồi, trà là một trong những thứ không thể thiếu trong các gia đình của người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng.
(View: 544)
Mùa xuân là mùa khởi đầu năm mới. Năm mới thường mở đầu bằng một mùa xuân mơ ước đầy khát vọng, hoài bão.
(View: 339)
Bóng chiều ngã dài, trên sườn đồi, vài sợi mây xanh vươn vấn, tiếc nuối dư hương nhạt nhòa, chạnh lòng băng giá khách tha phương tìm về cố quốc
(View: 371)
Đạo đức học Phật giáo là một hệ giá trị bền vững cùng năm tháng, xuất phát từ tuệ nhãn của bậc Thiện Thệ hơn hai nghìn sáu trăm năm trước.
(View: 317)
Trong Trung luận hay Trung đạo luận hay Trung quán luận (Mulamadhyamakakarika, Căn bản Trung luận tụng), bản văn căn bản của ngài Long Thọ,
(View: 484)
Ngày Tết cũng là dịp để những người con Phật suy nghiệm về lẽ vô thường biến dịch của vạn pháp và của chính thân phận mình.
(View: 442)
Sự tha thứ chữa lành vết thương cho người mà bạn cho là đã xúc phạm và chính bạn, người bị xúc phạm.
(View: 388)
Cuối thế kỉ XIX cờ Phật giáo được thiết kế nhằm tượng trưngđại diện một cách thống nhất cho Phật giáo và được Phật tử trên khắp thế giới sử dụng.
(View: 423)
Ngôn ngữ là hình thái biểu đạt ý tưởng.Tùy mỗi chủng loại có một âm ngữ riêng; âm ngữ của con người thể hiện qua ngôn ngữ ...
(View: 409)
Chúng ta thường đấu tranh với việc chọn món quà nào là hoàn hảo. Chúng ta tập trung sự chú ý của mình chủ yếu vào các đối tượng và sự kiện.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
azipos-point-of-sale-300x300
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều