"Cái kiếp con người: Sinh lụy tử
Mộng đời khi tỉnh thấy là không"
(J. Leiba)
Hai
câu thơ trên nằm trong bài "Sinh lụy tử" của nhà thơ J. Leiba - Lê Văn Bái. Hoài Thanh trong "Thi nhân Việt Nam" đã nhận định về thơ của Lê Văn
Bái:
..."Chán nản đưa người về tôn giáo. Thơ Leiba hồi sau có bài đượm mùi Phật, mặc dù chưa đúng hẳn với tinh thần đạo Phật. Bài Bến giác chẳng hạn còn có một giọng lạnh lùng, chua chát chưa phải là giọng của kẻ đã dứt hết trần duyên. Cho đến
cái bình tĩnh của nàng Kiều khi ở trong am Giác Duyên lần thứ hai, Leiba cũng chưa có. Tuy thế người gần đạo Phật hơn hết các nhà thơ bây giờ".
(
Thi nhân Việt Nam, NXB
Văn Học Hà Nội, 1988)
Tôi không biết Leiba đã gần đạo Phật như thế nào và ra sao. Tôi thấy mình thích hai câu thơ trên của ông.
"Cái
kiếp con người: Sinh lụy tử". Đó là điều chắc chắn. Nước mắt đã nhỏ xuống quá nhiều cho cái vòng tròn khép kín này. Triết học và tôn giáo cũng đã nói đến cả mấy ngàn năm. Liệu mấy ngàn năm sau có còn nhắc đến?
"Mộng
đời khi tỉnh thấy là không". Đời là một giấc mộng dài. Ai tỉnh mộng? Ai còn mải mê ngủ? Và người tỉnh sẽ thấy gì?"... thấy là không". Cái gì "không"? Tôi đang trên đường tìm cho mình một đáp án. Và tôi tin, đáp án không nằm trong núi sách vở thâm huyền nào của ngôn ngữ thế gian.
Hai câu thơ - một công án của đời người!