Đời Hậu Chu, thời Ngũ Quý (905-955), ở tỉnh Hồ Nam vùng sông Tiêu Tương có nàng Ý Nương, con gái của Lương công. Nàng có sắc đẹp lại hay chữ. Ở trọ nhà có chàng Lý Sinh, một hàn sĩ mỹ mạo tuấn tú. Nhân một đêm Trung Thu, Ý Nương thưởng trăng bỗng gặp Lý Sinh. Trai tài gái sắc gặp nhau, trao đổi tâm tình. Từ đó cả hai thường tìm cáchlui tới. Lương công biết được, tức giận đuổi Lý Sinh đi. Ý Nương lấy làm đau đớn, từ đó
sinh ra bịnh tương tư triền miên, mới làm bài khúc "Trường tương tư" mong gởi nguồn tâm sự cho người yêu biết. Trong bài có những câu rất lâm
ly ai oán: Người ta bảo sông Tương rất sâu, Nhưng chưa bằng nguồn tương tư Sông sâu còn có đáy, Tương tư không bờ bến. Chàng ở đầu sông Tương, Thiếp ở cuối sông Tương. Tương tư không gặp mặt, Cùng uống nước sông Tương. Hồn mơ bay chẳng tới Chỉ thiếu một điều chết. Ta vào cửa tương tư, Mới biết tương tư đau khổ! Nguyên văn: Nhân
đạo Tương Giang thâm, Vị để tương tư bán. Giang thâm chung hữu để; Tương tư vô biên ngạn. Quân tại Tương Giang đầu, Thiếp tại Tương Giang vĩ. Tương tư bất tương kiến, Đồng ẩm Tương Giang thủỵ Mộng hồn phi bất đáo, Sở khiếm duy nhất tử. Nhập ngã tương tư môn, Tri ngã tương tư khổ! Lý
Sinh tiếp được, đọc xong, cảm xót vô cùng, đầm đìa nước mắt. Chàng chạy
nhờ mai mối đến năn nỉ với Lương ông, kể lể mối tình đầu, xin hỏi nàng làm vợ. Ông trước còn dùng dằng, sau đọc được khúc "Trường tương tư" của
con, lấy làm cảm động nên đành vui lòng cho Sinh thành mối lương duyên. Trong
"Đoạn trường tân thanh" có câu: Sông Tương một giải nông sờ, Bên
trông đầu nọ, bên chờ cuối kia. Và trong "Chinh phụ ngâm", bản dịch của bà Đoàn Thị Điểm cũng có câu: Chốn Hàm Dương, chàng còn ngoảnh lại, Bến Tiêu Tương, thiếp hãy trông sang...
Một mùa an cư, sau khi mãn hạ, đức Thế tôndu hànhmột mìnhthăm viếng các trú xứ của những tỳ kheo, để biết lối sống của họ, việc tu hànhtiến thoái của họ. Chính nhân những cuộc du hành này mà có lần Ngài đã tâm sự với thị giả Nàgita:
Đang đọc sách bỗng nghe một tiếng “cộp” từ nhà bếp vọng lên, Khổng Tử ngừng đọc, liếc mắt nhìn xuống… thấy Nhan Hồi từ từ mở vung, lấy đũa xới cơm cho vào tay...
Ngày ấy có một ông thượng thư đầu triều nổi tiếng là người nghiêm khắc và hách dịch. Ông có tính nóng như lửa. Đã thế ông lại có quyền "tiền trảm hậu tấu"...
Một hôm em bé ngồi trong bóng cây trú nắng, gió cũng thổi mát quá, em ngủ quên, đến lúc thức dậy, thì đàn trâu đã đi mất. Em tìm khắp cánh đồng mà chẳng thấy.
Ngày xưa, ở xã Đại An gần cù lao Huân tỉnh Khánh Hòa có một đôi vợ chồng già không có con cái. Ông bà ở trong một căn nhà lá dựng bên vách núi, làm nghề trồng dưa.
Ngày xưa, có một hoàng tử muốn cưới một nàng công chúa, nhưng công chúa phải cho ra công chúa, phải hoàn thiệntoàn mỹ. Hoàng tử bèn chu du khắp thiên hạ để kén vợ.
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.