Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Ngôi Chùa Cổ Trên Đồi Trại Thủy

Wednesday, November 30, 201100:00(View: 14538)
Ngôi Chùa Cổ Trên Đồi Trại Thủy

Ngôi Chùa Cổ Trên Đồi Trại Thủy

 

Cổng chùa khép lại. Khách thập phương đã về. Trong Tịnh thất, ngọn đèn dầu leo lét, bất động trên bàn Phật, cháy suốt ngày lẫn đêm, tạo thành một không gian tĩnh mịch, u huyền. Nơi đó, sáng chiều hai buổi đều đặn lời kinh Kim Cang được trì tụng từ vị sư già nghe mà thấm thía, siêu thoát làm sao: "Hy hữu Thế Tôn! Như Lai thiện hộ niệm chư Bồ Tát, thiện phó chúc chư Bồ Tát. Thế Tôn! Thiện nam tử, thiện nữ nhơn phát A nậu đa la tam niệu tam Bồ đề tâm, vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?" Thật là hy hữu thay, bạch Đức Thế Tôn! Đức Như Lai hay khéo hộ niệm cho các vị Bồ Tát. Khéo phú chúc cho các vị Bồ Tát. Bạch Đức Thế Tôn! Người thiện nam, kẻ thiện nữ phát khởi tâm Bồ đề cầu chứng quả vị vô thượng chánh đẳng, chánh giác, thì làm sao tâm được an trụ, tâm được hàng phục?

Cứ thế, lời kinh khi trầm, khi bổng, lúc nhặt, lúc khoang, hòa cùng tiếng chuông gia trì thấm sâu vào lòng người sống trong ngôi chùa cổ thầm lặng bao thời gian. Dù đêm mưa ngày nắng; dù mùa hạ, mùa đông cuộc sống tương chua, chao mặn vẫn thanh thản như mây trời giăng giăng trên đồi Trại Thủy.

Có ai, khách thập phương một lần viếng thăm ngôi chùa cổ sẽ cảm nhận được từng lối mòn rêu phong, từng vách đá xám xì theo năm tháng, từng vách tường vôi loang lỗ đã được xông ướp bao lời kinh, tiếng kệ, bao hình ảnh thâm trầm, từ tánh đức từ bi của những vị sư già chân tu, thật đức.

Khuya nay, chú tiểu đóng chuông, đã đọc lời kệ rằng:

"Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới

Thiết vi u ám tất giai văn

Văn trần thanh tịnh chứng viên thông

Nhất thiết chúng sanh thành chánh giác..."

Dịch:

Nguyện tiếng chuông này siêu pháp giới

Thiết vi u ám thảy đều nghe

Nghe rồi thanh tịnh chứng viên thông

Tất cả chúng sanh thành chánh giác.

Tiếng chuông đã đi vào lòng người dân Phương Sài, Phước Hải, Xóm Xưởng... một cách êm đềm, an tịnh. Người dân họ sống theo giờ giấc của tiếng chuông chùa cổ để thức dậy giòng gánh, bán buôn. Đúng là Phật pháp tại thế gian, chẳng lìa thế gian để có Phật pháp. Hình ảnh mái chùa, câu kinh lời kệ, tiếng chuông nhịp mõ đã bao đời nuôi lớn những tâm hồn Phật sống chung quanh dưới chân núi. Gầy dựng, bồi đắp niềm tin yêu nơi Phật pháp, người dân làng đem sức sống của mình để cúng dường từng thúng khoai, thúng nếp cho chùa, ủng hộ chúng Tăng. Ấy là tấm lòng, là niềm tin nơi Phật pháp. Thời gianxóa nhòa qua bao cuộc vô thường thiên biến nhưng tấm lòng hộ pháp của dân làng quanh ngôi chùa cổ thì bất di.

Dưới những tàng cây Bồ đề, những rặn cành phượng vĩ, những giàn thanh long đỏ ối đã điểm xuyết cảnh vật nên thơ, dắt dẫn những tâm hồn của bao thi nhân, mặc khách đến viếng cảnh chùa mà nên câu thi phú:

"... Mõ ấm chuông ngân nhạc nhiệm mầu

Lời kinh chưa thuộc được trăm câu

Nhưng tư tưởng niệm Nam Mô Phật

Huyền diệu thoa êm những vết sầu."

(Ngát trầm hương - Tâm Tấn)

Cũng trong tâm hồn văn chương, thi phú ấy, tác giả "Hoa khế lưng đồi" đã viết trong truyện: Màu áo nâu sòng: "Bên cạnh Hòa thượng Trí Thủ, Trí Nghiêm, tôi còn được quen với Hòa Thượng Chí Tín trụ trì chùa Long Sơn nằm sát cạnh trường Bồ Đề. Đứng bên gốc cây sứ hoa vàng nhìn xuống sân trường, nhìn đám học sinh ngây thơ nhảy giỡn hay nhìn đoàn nữ sinh cầm tay nhau chầm chậm bước trên lối đi, nhìn các thầy cô giáo nghiêm trang nề nếp... tôi nghĩ rằng thầy trò chúng tôi đã ghi những nét dễ thương nơi tâm hồn Hòa Thượng. Rồi còn thầy Thích Phước Sơn, Thích Minh Tuệ... Hiệu trưởng của trường; rồi Thích... Thích... nhiều lắm kể sao cho đủ, kể sao cho hết. Và vậy là bao nhiêu khổ đau của cuộc đời tôi như được xoa dịu, tâm hồn tôi như được an ủi..." Ấy chính là Phật pháp tại thế gian, Phật pháp tại ngôi chùa cổ trên đồi Trại Thủy đã giảng dạy cho bao tâm hồn, vơi đi nhiều nỗi niềm đau thương của nhân thế.

Rải rác trên những lối mòn, dưới các bóng cây rậm của những đêm trăng còn in đậm dáng dấp của vị sư già tay lần tràng hạt ung dung thả bộ, một tâm hồn thư thái, an nhiên. Tâm hồn này là sức sống, của ngôi chùa cổ mà trải qua bao thời gian vẫn ẩn tu như chưa hề xao lãng, dầu cuộc sống của thế nhân bao cuộc phế hưng.

Đêm nay trời mưa lớn, gió từ biển khơi thổi mạnh, đập vào sườn núi làm tan tác lá hoa trên đồi, làm gãy đổ những giàn thanh long đã hết trái. Cảnh đời chuyển động. Biển đời chuyển động, dậy sóng muôn trùng lá bay, cành gãy. Điêu linh của đêm mưa bão. Động! Từng sát na động! Từng phút giây động! Bản chất của thế gian, như từ vô lượng kiếp.

Tỉnh! Trong thiền thất của vị sư già, tỉnh! Tỉnh như ngọn đèn dầu yên tỉnh. Sáng mà không lay. Cháy mà không chao động, để nghe lời kinh Kim Cang của khuya nay trầm hùng, thanh thoát của vị sư già đang kiết già trên bồ đoàn:

"Nhất thiết hữu vi pháp

Như mộng, huyễn, bào, ảnh

Như lộ diệc như điển

Ứng tác như thị quán"

Dịch: Tất cả các pháp hữu vi như giấc mộng, như huyễn hóa, như ráng nắng, như ảnh tượng, như sương mai, như điện xẹt. Cần phải thấy biết như vậy.

Mưa tạnh dần, thưa hột. Gió thổi nhẹ, mây tan. Nắng lên dần, sưởi ấm lá hoa triền đồi qua đêm rơi rụng. Mặt trời lên cao, vạn vật sưởi mình trong nắng, tiếp tục vươn lên đầy sức sống. Ngôi chùa cổ muôn đời vẫn còn đó, còn như là chứng tích của thời gian, của bao cuộc vô thường, phế hưng. Của bao lớp người đến đi không định, nhưng luôn vẳng nghe lời kinh mầu nhiệm. Lời kinh lòng, Phật dạy khi xưa:

Gate! Gate! Paragate! Parasamgate! Bodhi svaha!

Nguyên Siêu
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
)
(View: 101)
Phật pháp lớn như biển, tin là con người có khả năng, nghi là khả năng chướng ngại.
(View: 98)
Của báu thế gian chỉ tồn tại khi ta còn thở. Ngay khi chúng ta nằm xuống, chúng sẽ thuộc về người khác.
(View: 114)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”,
(View: 130)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là ...
(View: 117)
Nhiều người hôm nay đang mạnh khỏe, rồi bỗng dưng ngã bệnh và chết ngay hôm sau.
(View: 237)
Con người thường sợ cái chết nên làm mọi cách để níu kéo sự sống, níu kéo bằng tiền bạc, bằng thuốc men, thức ăn, bằng các hoạt động thể chất.
(View: 139)
Vô sanh là một từ được nói trong kinh điển cả hệ Pali và hệ Sanskrit, và trong mọi tông phái, để chỉ giải thoát và giác ngộ.
(View: 130)
Sự sợ hãi là tập tính của con người khi mà những gì bất lợi xảy ra thì kéo theo sự sợ hãi bị ảnh hưởng liên lụy tác động đến mình.
(View: 128)
Trong cuộc sống thì sự vật hiện tượng luôn thay đổi không ngừng, trong sự biến chuyển vô thường không cố định thì bất cứ hiện tượng sự vật...
(View: 158)
Đức Phật dạy chúng ta phát triển giá trị nội tại bằng cách thiền quán về thiện ý, nhưng bạn phải có ý định thực hiện điều đó thì mới thực sự có kết quả
(View: 162)
Mục tiêu của Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka, Gandavyuha) là giúp ta có được cuộc sống an nhiên, tự tại, hạnh phúc ngay ở đây và bây giờ…
(View: 137)
Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh.
(View: 170)
Một thời đức Thế Tôn trú ở Nālandā, tại rừng Pāvārikaṁba. Lúc ấy, thôn trưởng Asibandhakaputta đến gặp Đức Thế Tôn;
(View: 149)
Quá nửa đời người rong ruổi giữa dòng đời, một ngày kia y soi kiếng chợt nhận thấy...
(View: 158)
Khi giác hạnh đã viên mãn thì thọ mệnh Đức Phật tuổi đã bát tuần (80).
(View: 195)
Giới luật là nền tảng căn bản của đạo giải thoát. Người tu nếu không tuân giữ đúng theo giới luật mà Phật đã răn cấm, thì ...
(View: 153)
Thông thường, người thực hành đạo Phật tìm cách tránh thoát cái vô thường, cái sanh diệt để chứng nhập cái không vô thường, cái không sanh không diệt.
(View: 146)
Ở đời có người quan niệm rằng, mình sống làm người, sau khi chết mình cũng sẽ tái sinh làm người ở một cõi nào đó, thậm chí có người còn nghĩ mình về sống dưới suối vàng.
(View: 354)
Con người thường có quan điểm: “mạng sống, sự sống của con ngườivô giá, là giá trị nhất so với sự sống của muôn ngàn loài khác”
(View: 217)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 154)
Tham luận “The Way to World Peace via an Integrated Kantian and Buddhist Perspective” được tác già trình bày tại Diễn Đàn Phật Giáo
(View: 150)
Xuyên qua các nguyên tắc để tạo điều kiện hưng thịnh cho một quốc giathiết lập một xã hội thanh bình, đức Phật cũng có những bài thuyết pháp rất rõ ràng về các lãnh vực chính trị, chiến tranh, hòa bình, điểm này đã được phổ cập hóa trong cộng đồng xã hội. Đức Phật luôn chủ trương bất bạo động, xóa bỏ hận thù, tái lập tình thươngkiến thiết hòa bình chân chánh.
(View: 239)
Bản Ngã Càng Lớn, Sĩ Diện Càng Nhiều, Càng Dễ Bị Tổn Thương.
(View: 305)
Thân mạng chúng tachúng ta không biết yêu thương thì làm sao chúng ta có đủ yêu thương để gửi đến người khác.
(View: 170)
Mỗ là quan chức thường thường bậc trung, tuy chưa phải là đại gia nhưng cũng có thể gọi là gìau sang có máu mặt.
(View: 189)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phòng hộ các căn (bảo vệ các giác quan) được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 231)
Quán tưởngphương pháp Phật tử áp dụng hằng ngày, luyện cả thân tâm, đem lại sự hòa hợp giữa tinh thầnvật chất, giữa con ngườithiên nhiên.
(View: 599)
Hành động phản ánh được ý thức, tính cách của mỗi người, lời nói, suy nghĩ thế nào sẽ biểu hiện ra hành động như thế đó,
(View: 137)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng PhápHội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023
(View: 170)
Đạo Phật được biết đến như một tôn giáo hiền hòa nhất và điều đặc biệtcuộc đời vị lãnh đạo tinh thần tối cao của đạo Phật gắn liền với những cái cây.
(View: 208)
Là một tiến trình tự nhiên của con người và muôn loài, bệnh vốn là một giai đoạn của vòng luân hồi sanh tử, là một phần của quy luật thành - trụ - hoại - không.
(View: 236)
Dĩ nhiên là người phàm chúng ta không ai thấy được địa ngục, trừ Đức Phật và các bậc Thánh La-hán.
(View: 223)
ghiệp là tất cả những hành động có tác ý, biểu hiện thường xuyên bằng thân, khẩu, hay ý.
(View: 165)
Phật giáo không chỉ chủ trương từ bi đối với con người, tôn trọng đối với mọi sinh mệnh mà còn phải bảo vệ môi trường sống thiên nhiên,
(View: 227)
Thật sự chúng ta chỉ có một trách nhiệm, tìm đọc và tìm hiểu những lời Phật dạy thật sự là những lời dạy của đức Phật,
(View: 199)
Trước đây, vào thời niên thiếu, tôi chưa từng tín ngưỡng bất kỳ một tôn giáo nào. Tôi đang đứng giữa ngã tư đường, không Phật cũng không Đạo.
(View: 403)
Mỗi người trong chúng ta, ai cũng có một cái “Tôi” và tính chấp thủ, nhưng có người ý thứcquán chiếu được điều đó
(View: 234)
Cửa vào bất nhị, còn gọi là pháp môn bất nhị, từ xa xưa đã được truyền dạy từ thời Đức Phật, chứ không phải là hậu tác của chư tổ Bắc Tông,
(View: 202)
Nhưng giới khoa học vẫn còn hoang mang trong nhận định thế giới vật chất đời thường là ảo, không có thực thể.
(View: 210)
quan niệm rằng người có danh phận, giàu sang là do phước và cúng dường, hộ trì người có phước thì được phước nhiều hơn?
(View: 219)
Hai từ chiến tranh, không ai trong chúng ta là không nghe đến. Trong quá khứ đã có rất nhiều cuộc chiến tranh xảy ra trên quả địa cầu nầy,
(View: 313)
Kinh Thủ Lăng Nghiêm có tên gọi đầy đủ là :"Kinh Đại Phật Đảnh Như Lai Mật Nhân Tu Chứng Liễu Nghĩa Chư Bồ Tát Vạn Hạnh Thủ Lăng Nghiêm",
(View: 294)
Tôi nhớ lần nào gặp Đại sư cũng thấy Ngài mặt mày hồng hào, tinh thần khang kiện.
(View: 228)
Trong rất nhiều phương pháp tu tập thì phương pháp phòng hộ các căn môn được Đức Phật giảng dạy rất chi tiết.
(View: 250)
Kể từ khi con người biết xử dụng tiền bạc làm đơn vị trao đổi mua sắm đến nay, thì không ai là không cần đến tiền!
(View: 301)
Đối trong nhà Phật thì thế gian gồm có khí thế gianchúng sanh thế gian.
(View: 250)
Đây là một trường hợpThiền sư Thích Nhất Hạnhcộng đồng của Thầy đã thay đổi cuộc đời của một người.
(View: 374)
Tam tam-muội là chỉ cho ba loại định, tức là ba loại pháp môn quán hành của Phật giáo, được xem như là nguyên lý thực tiễn của Thiền định. Định có nghĩa là tâm hành giả trụ vào một đối tượng nào đó khiến cho ý không bị tán loạn, dần dần tâm ý trở nên trong sáng và phát sinh trí tuệ.
(View: 237)
Đời tôi gần giống như cuộc đời của cậu bé mồ côi ở Viện Dục Anh trong văn Vũ Trọng Phụng. Chúng tôi đều sinh ra dưới một ngôi sao xấu. Từ những ngày còn bé tôi đã không có một cái gì để gọi là riêng tư. Đời tôi gắn liền với tập thể, lớn lên và nương tựa vào tập thể.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM