Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đản Sinh Của Đức Phật Thích Ca

Tuesday, May 29, 201808:05(View: 9079)
Đản Sinh Của Đức Phật Thích Ca

Đản Sinh Của Đức Phật Thích Ca  

Lê Sỹ Minh Tùng

 
Dan Sinh



Đức Phật
 giáng sinh ở miền Trung Ấn Độ mà hiện nay được gọi là nước Nepal, một nước ở ven sườn dãy Hy mã lạp sơn, là dãy núi cao nhất thế giới  và tiếp giáp với nước Tây tạng. Nguyên Ngài là Thái tử nước Ca-tỳ-la-vệ(Kapilavastu). Phụ hoàng tên là Tịnh Phạn vương Đầu-đà-na (Sudhodana) và Mẫu Hoàng tên là Ma-da (Maya). Họ của Ngài là Kiều-Đáp-Ma  (Gautama), được dịch là Cù-đàm và tên Ngài là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha).

Truyện kể rằng: Một hôm vào lễ vía Tinh Tú, vua Tịnh Phạn mở tiệc vui chơi trong thành Ca-tỳ-la-vệ. Sau khi dâng hương hoa cúng kiến trong cung điện xong, Hoàng Hậu Ma-da cùng gia đình ra ngoài thành để bố thí thức ăn và quần áo cho dân nghèo. Khi trở vềcung an giấc, Hoàng Hậu nằm mộng thấy một con voi trắng sáu ngà từ trên không trung bay xuống và sau đó lấy ngà mà khai hông bên hữu của bà mà chui vào. Hoàng Hậu bèn đem điều chiêm bao này thuật lại cho vua Tịnh Phạn nghe. Vừa nghe xong, nhà vua lấy làm lạ bèn cho mời các nhà tiên tri lỗi lạc đến để đoán mộng. Các nhà tiên tri đoán rằng:”Hoàng Hậu sẽ sanh ra một quý tử có tài đức song toàn”.

Nhà vua rất vui mừng vì nghĩ rằng ngôi báu của Ngài từ đây có người truyền nối. Theo tục lệ của Ấn Độ thì Hoàng Hậu phải trở về nhà của cha mẹ là vua A Nậu Thích Ca (AnuShakya) ở nước Câu-ly (Koly) để cha mẹ chăm sóc trước khi sanh nở. Trên nửa đường đi về nhà cha mẹ, Hoàng Hậu cùng đoàn gia nhân tới vườn hoa Lâm tỳ ni (Lumbini) thì bình minh vừa ló dạng.

Tương truyền rằng vì thấy vườn hoa tươi đẹp nên Hoàng Hậu Ma-da rảo bước ngắm hoa. Trông thấy nhánh hoa “vô ưu” mới nở vừa thơm vừa đẹp và cành lá sum suê nên Hoàng Hậu bèn lại gần và với tay bên phải để hái hoa thì Thái Tử bỗng đâu từ trong hông phải của bà chun ra. Khi đó bỗng nhiên từ dưới đấtmọc lên một đóa hoa sen Thất Bảo lớn như bánh xe mà đỡ cho Ngài. Thái tử vừa giáng sinh thì bước đi bảy bước có bảy đóa sen đỡ chân. Một tay Ngài chỉ lên trời, một tay chỉ xuống đất mà nói rằng:”

Thiên thượng thiên hạ
Duy ngã độc tôn
Vô lượng sinh tử
Ư kim tận hỷ

Có nghĩa là:

Trên trời, dưới trời
Ta là người duy nhất
Kiếp này là kiếp cuối cùng của Ta
Vì không còn sinh tử nữa.

Ngã” ở đây là chấp ngã nghĩa là chấp thân, tâm này thật sự là  “ Ta” và  “Cái Của Ta”. Đức Phật không phủ nhận thân này là ta hay những vật sở hữu mà chúng ta dày công gầy dựng là của ta, nhưng Ngài chỉ nhắc nhở rằng cái Ta hay cái của Ta chỉ là dựa trên quy ước, trên danh nghĩa của cuộc đời thế thôi. Nếucon người chấp cứng vào nó thì đây là những sợi dây vô hình cột chặt con người vào cảnh khổ, không có lối thoát từ kiếp sống này và đến biết bao kiếp sau nữa. Tại sao? Bởi vì khi còn chấp là còn dính mắc, còn bị ràng buộc trong thế gian. Từ chấp ngã mà gốc rễ  tham, sân, si mới có cơ hội phát tác. Tùy theo cường độ tham sân si nhiều hay ít, nặng hay nhẹ mà thọ sanh nơi các cõi trời (thiên thượng) hay đọa ở các cõi địa ngục (thiên hạ). Từ đó, câu “Thiên thượng thiên hạduy ngã độc tôn” có thể hiểu rằng: “Ta từ vô lượngkiếp đến nay, nhiều khi sanh lên các cõi trời, lắm lần đọa vào các địa ngục, đầu dây mối nhợ không do đâu khác hơn là tham, sân, si đẩy đưa đến ngã chấp mà không thấy rõ bản chất “vô ngãduyên sanh” từ thân, tâm đến hoàn cảnh chung quanh”. Đó là lời khai thị và cũng là lời cảnh cáo ngay từ buổi bình minh của đời Ngài.

Trong khi đó, Phật giáo Đại thừa giải thích câu: “Thiên thượng thiên hạDuy ngã độc tôn” là “Trên trời dưới trời, chỉ có ta là tôn quý nhất”. Nhưng tại sao lại là đấng tôn quý nhất? Bởi vì chữ “Ngã” trong câu này có nghĩa là “Chân Ngã” tức là “Phật tánh”. Vì là Phật tánh cho nên trên trờidưới đất không có gì quý bằng.

Bây giờ, hãy lắng nghe Đức Phật diễn tả lại cuộc hành trình đó trong kinh Pháp Cú câu 154:

 “Ta đi lang thang trong vòng luân hồi qua bao kiếp sống, tìm mãi mà chưa  gặp kẻ làm nhà. Nay ta đã gặp ngươi rồi, ngươi đừng hòng cất nhà thêm được nữa, những đòn tay, những cột kèo, những rui mè... của ngươi đã bị mục rã cả rồi...” .

Kẻ làm nhà ở đây là tham lam ái dục, là độc đầu tiên trong tam độc tham, sân, si. Nhà là tấm thân do ngũ uẩn giả hợp. Cột kèo... là những phiền não nhiễm ô. Mục rã rồi nghĩa là Đức Phật đã chinh phục, đã vượt lên trên, đã đứng ngoài sự chi phối của chúng. Nói rõ hơn là Ngài đã thành tựu tuệ giác siêu việt nên không còn bị nghiệp lực đẩy đưa đây đó, lên xuống trong ba cõi sáu đường. Do vậy Ngài tuyên bố câu:

Vô lượng sanh tử, ư kim tận hỷ” nghĩa là vì chưa tìm ra nguyên nhân, nên trải qua vô số kiếp ta phải chịu sanh tử luân hồi. Nay đã thấy rõ nguyên nhân và nhất là đã có phương pháp diệt trừ thì sanh tử luân hồi không còn chi phối ta được nữaVì vậy muốn liễu sanh thoát tử thì bắt buộc phải thực chứng chân lýVô Ngã”.

Tuy nhiênkinh điển Nguyên thủy Pali không hề nói đến việc Thái tử sinh ra từ hông phải của Hoàng hậu Ma-da. Trong Trường Bộ Kinh Tập 1,Kinh Đại Bổn 14 có câu:”Này các Tỳ kheo! Pháp nhĩ là như vậy. Khi vị Bồ-tát Tất Đạt Đa từ bụng mẹ sanh rachư thiên đỡ lấy Ngài trước, sau mới đến loài ngườiPháp nhĩ là như vậy”. Như thế theokinh tạng Nguyên thủy, sự đản sanh của Đức Phật là một con người bình thường, Hoàng hậu Ma-da cũng hoài thai như muôn ngàn thiếu phụ khác. Đến ngày khai hoa nở nhụy, Thái tử Tất Đạt Đa cũng chào đời qua lòng mẹ như mọi đứa trẻ khác trên thế gian này.

Đây là ngày mồng tám tháng tư (624 năm trước Tây lịch). Thái Tử được đặt tên là Tất-Đạt-Đa (Siddhartha) và cũng theo tục lệ của Ấn Độ thì người con phải lấy họ mẹ là Thích Ca. Hoàng Hậu Ma-da tạ thế sau khi sanh Thái tử được bảy ngày. Mặc dầu chết sớm, nhưng Hoàng Hậu rất vui mừng vì đã sanh ra được một quý nhơn và bà nghĩ rằng mình đã làm tròn nhiệm vụ cao quý đó cũng như đã rửa sạch những nghiệp báotrên đời này. Vua Tịnh Phạn giao Thái tử cho em gái của Hoàng hậu là bà Ma-ha-Bà-xà-ba (Mahaprajapati)nuôi dưỡng cho đến khi khôn lớn.

Ngày đản sanh Thái tử, khắp nơi trong thành Ca-tỳ-la-vệ đều vui vẻ lạ thường, khí hậu mát mẻ, cây cỏ đều đơm hoa kết trái, trên không thì chim chóc múa ca và hào quang chiếu sáng cả mười phương. Đức vua cha vui mừng khôn xiết và Ngài cho mời các vị tiên tri đến xem tướng cho Thái tử. Có vị đạo sĩ nổi tiếng tên là A Tư Đà (Asita) lúc đó đang tu trên núi Tuyết sơn, được chư Thiên mách bảo, bèn xuống núiđến cung vua để chào mừng và xem tướng cho Thái tử. Gặp Thái tửđạo sĩ A Tư Đà bỗng nhiên chấp tayvái chào với thái độ hết sức cung kínhĐạo sĩ tuy cười mà vẻ mặt thoáng buồn. Ông nói là rất vui mừng vì :“Thái Tử có 32 tướng tốt xuất hiện nên sau này sẽ thành một vị Thánh”, nhưng ông buồn vì ông tuổi đã quá cao, ắt phải qua đời nên không có cơ hội được trực tiếp giáo huấn bởi vị Thánh nầy để được giải thoát. Nghe xong nhà vua không được vui cho lắm vì Ngài chỉ muốn con mình làm một vị vua để nối dõitông đường mà thôi. Vì thế mà nhà vua muốn đổi số mệnh cho con mình nên đặt tên cho Thái tử là Tất-Đạt-Đa, theo tiếng Phạn có nghĩa là kẻ sẽ giữ chức vị mà mình phải giữ. Chức vị mà nhà vua muốn ám chỉở đây là ngôi vua, nhưng nhà vua đâu có ngờ rằng chức vị sau nầy của con Ngài chính là chức vị Phật.

Khi Thái Tử lên bảy tuổi, nhà vua cho mời tất cả những vị thầy giỏi nhất trong nước để chỉ dạy cho Ngài. Thái tử làu thông các môn văn học và ngôn ngữ học. Ngài tiếp tục chuyển qua môn công kỹ nghệ học, rồi đến Y học. Sau đó Ngài còn hấp thụ cả về Luận lý học cũng như Đạo học. Riêng về Đạo học,Thái tử được dạy về 4 sách của các Thánh Vệ Đà (Veda). Đây là những sách nói về các Thánh của Bà La Môn. Kinh Phật nói rằng chỉ trong khoảng thời gian từ 7 đến 12 tuổi, Thái tử đã làu thông tất cả 5 môn học và 4 sách Vệ Đà trên. Đến năm 13 tuổi, Thái tử bắt đầu học võ thuật. Nhờ có sức khỏephi thườngThái tử học môn gì cũng giỏi. Đặc biệt là môn bắn cung, trong một cuộc hội thi, Thái tử đã bắn một mũi tên xuyên qua 7 lớp trống đồng, trong khi những người giỏi nhất khác chỉ bắn xuyên được ba lớp trống đồng mà thôi. Chẳng bao lâu Thái tử đã trở thành một vị văn võ song toàn khó một ai sánh kip. Song song với sự phát triển về tài năngđức độ của Ngài cũng phát triển một cách vô cùng nhanh chóng và sâu rộngTình thương của Ngài đối với mọi người và mọi vật bao la cao cả.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 47)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 58)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 150)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 214)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 186)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 207)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 221)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 244)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 241)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 279)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 306)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 437)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 915)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 339)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 438)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 302)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 302)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 327)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 350)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 334)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 346)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 353)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 353)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 341)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 338)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 344)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 391)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 367)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 564)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 430)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 419)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 419)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 444)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 428)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 476)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 490)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 569)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 470)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 488)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 627)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 575)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 583)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 599)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 574)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 632)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 678)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 692)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1559)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 697)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 802)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant