Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cuộc Sống Người Tu

Tuesday, December 4, 201808:24(View: 7204)
Cuộc Sống Người Tu

CUỘC SỐNG NGƯỜI TU

Ajaan Fuang Jotiko
Diệu Liên Lý Thu Linh

Cuộc Sống Người Tu

Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, sinh năm 1915 tại tỉnh Chanthaburi, Đông Nam Thái Lan (gần biên giới Campuchia). Mồ côi năm 11 tuổi, ông sống ở nhiều chùa, cho đến năm 20 tuổi được thọ giới xuất gia, về sau trở thành một thiền sư lớn (theo truyền thống tu tập trong rừng) ở Thái Lan.

Tỳ-kheo Thanissaro (Geoffrey DeGraff) người Mỹ, theo học thiền với Ajaan Fuang Jotiko và xuất gia năm 1976 tại Thái Lan. Hiện Tỳ-kheo Thanissaro cũng là thiền sư, chuyên trước tác và giảng dạy về thiền. Tỉnh Giác (Awareness Itself) là một trong những giáo huấn vắn tắt, thiết thực của Thiền sư Ajaan Fuang Jotiko, được Tỳ-kheo Thanissaro soạn tập và dịch từ tiếng Thái sang tiếng Anh. Xin giới thiệu đến bạn đọc xa gần.

 

***

1   “Nhiều người cho rằng tăng sĩ không làm gì cả, nhưng thực ra công việc buông bỏ các uế nhiễm là công việc khó khăn nhất trên đời.  Việc làmthế gian còn có ngày nghỉ, nhưng công việc của người tu không có lúc nào ngơi nghỉ.  Đó là thứ công việc ta phải liên tục thực hành 24 giở một ngày.  Đôi khi người tu sĩ cũng mệt mỏi, nhưng vẫn phải thực hànhNếu không, ai sẽ làm việc đó cho ta?  Đó là bổn phận của ta, chứ không phải của ai khác.  Nếu không, ta sẽ nợ đàng na thí chủ”.

2   “Dầu bạn làm gì, cũng phải trông chừng tâm.  Nếu thấy nó đi lệch đường, hãy dừng ngay lại, dầu bạn đang làm gì, và tập trung sự chú tâm.  Công việc canh giữ tâm lúc nào cũng ưu tiên trước nhất”.

3   “Pháp của Phật là akaliko – vô thời hạnLý do tại sao ta chưa thấu đạt Pháp của ngài là vì ta có quá nhiều thời gian: thời gian cho thứ này, thứ kia, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi, thời gian để ăn, để ngủ…  Cả cuộc đời ta xoay vần quanh quỹ thời gian, và kết cục là ta không có cơ hội để nhìn thấy sự thật rõ ràng bên trong ta.  Nên ta phải biến sự thực hành của mình thành vô thời hạn.  Khi đó, sự thật sẽ hiện lên trong tâm ta”.

4   Thiền sư Ajaan Fuang rất kỹ lưởng trong việc sắp xếp đồ đạc đúng chỗ và giữ chúng sạch sẽ, nên ngài cũng dạy đệ tử phải như thế, vì ngài cũng đã học được những điều này từ các thầy của mình, và ngài đã biết sự ích lợi của chúng.  Ngài nói, “Nếu các con không thể quản được các thứ thô thiễn như thế, thì làm sao có thể quản được những thứ vi tế hơn, như tâm mình?”

5  Vị tăng sĩ mà biết chu toàn các nhu cầu của mình –vệ sinh thất, đun nước tắm, chăm lo bản thân khi bệnh, v.v…- phải là người biết quan sát, vì Ajaan Fuang thường sử dụng mối liên hệ thầy-trò như một phương tiện để dạy bằng hình mẫu.  Thay vì giải thích đồ gì phải để ở đâu hay phải làm những bổn phận nào với đệ tử, ngài thiền sư chỉ để các đệ tử quan sát hành động của mình.  Nếu đệ tử hiểu được ý thầy, ngài không nói gì.  Ngược lại, ngài sẽ trách phạt –nhưng cũng không giải thích phải trái.  Người đệ tử phải tự mình khám phá ra điều đó.  Như Ajaan Fuang nói, “Nếu đến mức độ mà ta phải nói cho con biết điều sai trái, chứng tỏ là thầy trò ta vẫn còn xa lạ”.

6   Một tối, một tăng sĩ ở Wat Dhammasathit nhìn thấy Ajaan Fuang đang một mình, lượm các vỏ cây quanh chỗ xây dựng tháp và sắp xếp lại đàng hoàng.  Ông vội chạy đến làm giúp, rồi hỏi, “Thưa Sư, những việc như thế này, ngài không nên làm một mình.  Còn nhiều người khác nữa.  Sao sư không gọi chúng con đến giúp?”

“Ta đang có người giúp đó chứ,” Ajaan Fuang trả lời trong khi vẫn tiếp tục lượm vỏ cây.

“Ai đâu, thưa sư?”, người đệ tử hỏi, sau khi nhìn quanh và không thấy ai hết.

“Ngươi đó”.

7   Khi tôi trở lại Thái Lan vào năm 1976 để thọ đại giới, Ajaan Fuang cảnh báo tôi hai điều:

1)   “Làm một thiền giả không có nghĩa là chỉ ngồi nhắm mắt.  Làm việc gì con cũng phải sáng suốt”.

2)    “Nếu con muốn học hỏi, con phải suy nghĩ như một kẻ cắp, và phải tìm cách đánh cắp sự hiểu biết cho mình.  Điều đó có nghĩa là con không thể mong đợi sư dạy cho con mọi thứ.  Con phải ghi nhận hành động của sư và lý do hành động –vì tất cả mọi thứ sư làm đều có lý do”.

 

8   Mối liên hệ giữa một tăng sĩ và các thí chủ cần phải cân bằng.  Ajaan Fuang thường nhắc nhở các đệ tử xuất gia của mình như sau, “Hãy nhớ, không ai mướn ngươi làm tu sĩ.  Không phải ta xuất gia để làm tôi tớ cho người”.  Nhưng nếu có tăng sĩ nào phàn nàn rằng những người làm công quả ở chùa không biết nghe lời, ngài sẽ nói, “Con xuất gia để có người phục dịch sao?”

9   “Chúng ta sống nhờ vào sự hỗ trợ của người khác, vì thế không nên làm gì để họ nản lòng”.

10   “Người tu thọ thực phẩm cúng dường, nhưng không tu hành đàng hoàng, sẽ tái sinh làm trâu bò, phải cảy ruộng vất vả để trả món nợ đó”.

11   “Đừng nghĩ rằng những giới luật nhỏ không quan trọng.  Như ngài Ajaan Mun có lần nói, phiến gỗ không bao giờ bay vào mắt, nhưng bụi gỗ thì có thể -chúng có thể làm ta mù mắt”.

12   Các phụ nữ phương Tây thường bực bội khi họ biết rằng tăng sĩ không được phép đụng chạm họ, và họ thường coi đó là bằng chứng cho việc Phật giáo kỳ thị phụ nữ.  Nhưng Ajaan Fuang giải thích điều đó như sau, “Lý do Đức Phật không cho phép tăng sĩ được chạm đến người phụ nữ không phải vì họ có điều gì không tốt.  Nhưng lý do là vì các tăng sĩ có điều không tốt: Họ vẫn còn các tâm uế nhiễm, do đó họ phải được kiềm chế”.

13   Đối với những ai chọn đời sống xuất gia, người khác phái là cám dỗ lớn nhất khiến họ phải rời bỏ con đường đạo.  Nếu Ajaan Fuang dạy các tăng sĩ, ngài sẽ nói, “Phụ nữ giống như dây leo.  Lúc đầu, họ có vẻ mềm yếu, nhẹ nhàng, nhưng nếu con để họ bám vào con, họ sẽ quấn quanh con cho đến khi con không còn cựa quậy, cuối cùng họ sẽ xiết chết con”.

Khi dạy các tu nữ, ngài Ajaan Fuang sẽ cảnh báo họ về đàn ông.  Có lần một tu nữ định rời chùa, về nhà vì biết rằng cha cô đã chuẩn bị cho cô lập gia đình.  Cô thưa chuyện với ngài thiền sư và xin một lời khuyên.  Ngài nói, “Hãy tự hỏi mình.  Con có muốn sống trong rọ hay tự do ở ngoài?”  Kết quả, cô quyết định không chui vào rọ.

14   “Nếu người tăng sĩ nhận thấy mình đang nghĩ về tính dục, hãy sờ tay lên đầu để tự nhắc nhở mình là ai”.

15   Ajaan Fuang thường kể nhiều câu chuyện về thời gian sống với thầy minh, ngài Ajaan Lee.  Một trong những câu chuyện tôi tâm đắc như sau:  Có lần một nhóm đệ tử ở Bangkok của ngài Ajaan Lee tổ chức đi hành thiền với ngài trong rừng.  Họ hẹn gặp tại Hua Lampong, nhà ga chính tại Bangkok, để đáp tàu đi Lopburi ở phương Bắc.  Khi cả nhóm gặp nhau ở sân ga, họ nhận ra rằng có nhiều người mang theo ít nhất hai va-li lớn những đồ ‘cần dùng” cho chuyến đi.  Ngay cả các vị tăng sĩ ở Bangkok cũng mang rất nhiều hành lý.  Thấy vậy, ngài Ajaan Lee không nói gì, chỉ dẫn đoàn đi về hướng Bắc dọc theo đường ray tàu hỏa.  Vì ngài đi bộ, cả nhóm phải đi theo, nhưng chẳng bao lâu thì những người khuân nhiều hành lý bắt đầu than thở, “Thưa Sư, sao ngài bắt tụi con đi bộ?  Tụi con phải mang quá nhiều hành lý nặng!”

Lúc đầu Ajaan Lee không trả lời, nhưng cuối cùng khi vẫn tiếp tục đi bộ, ngài bảo họ, “Nếu nặng, thì khiêng làm gì?”  Khi nhóm đệ tử hiểu ra ý ngài, họ dừng lại, bỏ bớt đi những thứ không cần thiết trong hành lý của mình.  Khi cả nhóm đến trạm tàu kế tiếp, Ajaan Lee nhận thấy họ đã làm gọn

16   “Khi sống trong chùa, hãy xem như ta đang sống một mình.  Điều đó có nghĩa là khi ta đã hoàn tất các trách nhiệm chung với chúng –thọ trai, đọc kinh, quét dọn, vân vân- ta không phải liên hệ với bất cứ ai.  Hãy trở về thất để hành thiền”.

“Khi sống một mình, hãy xem như ta đang sống trong tu viện: Hãy lập thời biểu sinh hoạt, và tuân thủ nó”.

17   Khi tôi đến Wat Asokaram –một tu viện rất lớn- để qua mùa an cư đầu tiên của tôi, Ajaan Fuang bảo, “Nếu người ta hỏi con bằng tiếng Thái, hãy trả lời bằng tiếng Anh.  Nếu họ hỏi bằng tiếng Anh, hãy trả lời bằng tiếng Thái.  Sau một lúc, người ta sẽ mệt mỏi khi nói chuyện với con, họ sẽ để con yên mà hành thiền”.

18   “Cũng tốt, nếu phải sống trong một tu viện mà không phải ai cũng quan tâm đến việc tu hành rốt ráo, vì điều đó dạy con phải dựa vào chính mình.  Ngược lại, nếu con chỉ sống với các vị thiền giả quá nghiêm mật, con sẽ không thể sinh tồn trong bất cứ nơi nào khác”.

19   “Trong tu viện, chúng ta vẫn giữ lại những người khó chịu như một cách để kiểm tra xem nếu các uế nhiễm của ta đã thực sự được xóa bỏ”.

20   “Mục đích của việc tuân giữ các giới luật nghiêm khắc là để bào mòn các uế nhiễm của ta.  Nếu ta chỉ giữ chúng với ý định gây ấn tượng đối với người khác, thì tốt hơn là ta không nên giữ chúng”.

21   Về việc nhịn ăn như một phương cách giúp ta hành thiền tốt hơn: “Với người này, phương cách đó thích hợp, với người khác thì nó có tác dụng ngược lại- họ càng nhịn ăn, thì uế nhiễm của họ càng tăng.  Không phải là ta bỏ đói cái thân, thì các uế nhiễm của ta cũng bị đói, vì chúng không phải đến từ thân.  Chúng từ tâm ta mà ra”.

22   “Trong kinh có đoạn Đức Phật hỏi, ‘Ngày và đêm qua đi, qua đi.  Hiện tại con đang làm gì?’ Vậy ta có câu trả lời gì cho Ngài?”

23   “Nếu ta đi dạy người khác trước khi việc tu tập của mình đã chuẩn, thì ta gây hại nhiều hơn là làm tốt”.

24   “Rèn luyện một thiền sinh cũng giống như rèn một võ sĩ: Ta tấn công ít và không đấm họ quá đau đến độ họ không chịu nổi.  Nhưng khi họ đánh trả, hãy để họ ra đòn thật mạnh”.

25   Lần đầu tiên khi tôi giảng pháp, Ajaan Fuang bảo tôi: “Hãy tưởng tượng con có cây kiếm trong tay.  Nếu có ai trong đám thính giả có ý phán xét con, hãy cắt đầu họ”.

26   Trước đây từ Bangkok đến Wat Dhammasathit, phải mất cả ngày, vì đường sá lúc đó rất xấu và quanh co hơn giờ nhiều.  Một tối, có một phụ nữ mướn xe đi từ Bangkok đến chùa để xin Ajaan Fuang lời khuyên về những vấn đề bà đang gặp phải trong cuộc sống gia đình, rồi sau đôi giờ tư vấn, bà lại lên xe trở về lại chỗ cũ.

Sau đó, Ajaan Fuang nói với tôi, “Cũng có cái hay khi ta sống tận nơi này.  Nếu ta ở gần Bangkok, những người rảnh rỗi, không biết sử dụng thời gian, sẽ đến đây chuyện vãn cả ngày làm mất thì giờ của ta.  Trái lại, dầu chúng ta ở xa xôi, mà Phật tử đã cất công đến đây, chứng tỏ là họ thực sự cần ta giúp đỡ.  Nên dầu phải mất bao nhiêu thời gian với họ, cũng không thành vấn đề”.

27   “Khi có Phật tử đến viếng, sư cho họ ngồi xuống, hành thiền trước để họ biết cách làm cho tâm yên tĩnh.  Sau đó ta mới để họ trình bày vấn đề mà họ quan tâm, muốn chia sẻ với sư.  Nếu ta cố gắng thảo luận các vấn đề mà tâm họ chưa lắng đọng, thì không có cách gì giúp họ hiểu”.

28   “Nếu có người nghĩ là họ đã chứng ngộ, trong khi sự thật không phải vậy, thì ta không nên phí hơi sức cố gắng sửa chữa họ.  Vì nếu họ không có lòng tin ở ta 100% , thì ta càng phân phải trái với họ, họ càng bám chặt vào ý kiến riêng của mình.  Nếu họ có lòng tin nơi ta, thì chỉ cần một hay hai câu nói, họ sẽ thức tỉnh”.

29   Có lần thân phụ của một vị sư đang sống ở chùa của ngài Ajaan Fuang, viết thư khuyên con trai hãy cởi bỏ y áo, trở về nhà, tiếp tục việc học hành, rồi đi làm, gầy dựng gia đình, để có một cuộc sống bình thường, hạnh phúc như bao người khác trên thế giới.  Vị tăng sĩ trình bày việc này với Ajaan Fuang.  Ngài nói, “Cha con nói là hạnh phúc của ông rất đặc biệt- nhưng thực sự loại hạnh phúc đó là gì?  Cũng là đống đồ hôi thối mà con đã để lại đằng sau khi đi xuất gia.  Có thứ hạnh phúc nào tốt hơn hiện tại không?”

 

Diệu Liên Lý Thu Linh -9/2018

(Chuyển ngữ từ tiếng Anh, The Celibate Life, trích từ quyển AWARENESS ITSELF, nguồn:

http://accesstoinsight.org/lib/thai/fuang/itself.html, Metta Forest Monastery, P.O.Box 1409, Valley Center, CA 92082, USA)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 45)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 121)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 140)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 170)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 192)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 223)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 283)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 264)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 263)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 243)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 262)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 289)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 316)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 295)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 302)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 304)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệm ở Tu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 314)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 303)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 297)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 302)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 315)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 325)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 517)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 388)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 384)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 390)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 409)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 401)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 450)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 478)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 550)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 437)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 461)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 574)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 513)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 522)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 540)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 510)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 572)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 591)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 609)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1398)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
(View: 614)
Karma là một từ tiếng Phạn có nghĩa là “hành động”. Một cách đơn giản để hiểu nghiệp là nhìn nó như những khoảnh khắc nhân quả.
(View: 711)
Từ nghệ thuật, có những nhân vật bước ra đời sống. Từ đời sống, cũng có vài con người đi vào nghệ thuật. Nhưng trở thành hình tượng trung tâm
(View: 588)
Làm sao có được hòa bình và hạnh phúc trong thế giới đầy biến độngnghi kỵ như hiện nay?
(View: 668)
Cho tới hôm nay, “hạnh đầu đà” không còn là cụm từ xa lạ. Nhắc đến nó ta sẽ nghĩ ngay đến sư Minh Tuệ, mặc dù ông không phải là người thực hành hạnh này đầu tiên và duy nhất.
(View: 680)
Nhân duyên đưa đến lời dạy này của Đức Phật bắt nguồn từ sự cầu thỉnh chân thành của trưởng giả tên là Kiên Cố(Kevadha)
(View: 668)
Thực ra, chúng ta không cần tới “một Phật Giáo” nào khác cho thế gian hay cho xuất thế gian,
(View: 582)
Thực hành Chánh Phápvì lợi ích chúng sinh, muốn chúng sinh được thoát khổ, an vui.
(View: 684)
Ngay cả vũ trụ cũng không thoát được luật nhân quả, luân hồi (tái sinh.)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant