Mùa mưa là mùa chư Tăng Ni bắt đầu thực hiện phận sự an cư.
Khi buông bớt các duyên bên ngoài, hoặc theo chúng an cư tập trung hay tự mình phát nguyệnan cư tại chỗ, tưởng chừng như không làm được việc gì to tát mà thực tế thì người tu đã làm được việc rất quan trọng, đó là góp phần “làm cho Chánh pháptăng trưởng không tổn giảm”.
Người tu ngày nay do nhiều nguyên nhân mà bị ngoại duyênchi phối và hướng ngoại rất nhiều. Vì mải mê hướng ngoại nên có không ít những chướng ngại đạo đã xảy ra. Về tự lợi cho bản thân thì không thể chuyên tu giới, định, tuệ. Về lợi tha giúp đời cũng không có pháp lạcgiải thoát để trao truyền, khiến cho Chánh pháp ngày càng tổn giảm, không tăng trưởng.
“Một thời Phật ở trong núi Kỳ-xà-quật, thành La-duyệt cùng với chúng Đại Tỳ-kheo.
(…) Này các Tỳ-kheo, lại có bảy pháp làm cho Chánh pháptăng trưởng không tổn giảm. 1-Ưa ít việc, không ưa nhiều việc, thời Chánh pháptăng trưởng không bị tổn giảm. 2-Ưa yên lặng, không ưa nói nhiều. 3-Bớt sự ngủ nghỉ, tâm khônghôn muội. 4-Không tụ họp nói việc vô ích. 5-Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức. 6-Không kết bè bạn với người xấu ác. 7-Ưa ở một mình nơi chỗ nhàn tịnh, núi rừng. Này Tỳ-kheo, được như vậy, thời Chánh pháp sẽ được tăng trưởng, không bị tổn giảm”.
(Kinh Trường A-hàm, kinh Du hành [trích])
Thiết tưởng làm cho Chánh pháp hưng thịnh là một việc kỳ vĩ, khó làm nhưng theo Thế Tôn thì lại khá đơn giản, bắt nguồn từ nơi chuyển hóabản thân của những người nhân danhđệ tử Phật, nhất là chư vị xuất gia.
Trước hết là không ưa nhiều việc. Người tu ngày nay có rất nhiều việc, dường như ai cũng hết sức bận rộn với Phật sự dày kín lịch. Vấn đề là tại sao Thế Tôn lại khuyến cáo Tăng Ni có nhiều việc lại khiến cho Chánh pháp bị tổn giảm? Có lẽ quá bận rộn với việc phụ mà quên đi việc chính, cấp thiết là giải thoát chăng? Có thể vì lo phụng sựchúng sinh mà quên đi bản thân mình chăng? Việc phụng sựchúng sinh cũng giống như cứu người đang đuối nước. Nếu chưa biết bơi thì chẳng những không cứu được người mà cả hai phải chịu chết chìm.
Chỉ cần yên lặng, bớt sự ngủ nghỉ, không tụ họp nói việc vô ích, không kết bạn với người xấu thì đã làm cho Chánh pháptăng trưởng. Người tu có các biểu hiện này là hướng ngoại, phóng dật, bị chướng ngạithiền định; là không biết sống một mình. Tự họ không thiết lập được an lạc, giải thoát thì sẽ không giúp người sống an lạc và giải thoát.
Quan trọng là “Không tự khen ngợi khi mình thiếu đức”. Người mà tự biết mình là ai, đang ở đâu trên đường đạo thì đó là biết tàm quý. Nếu thiếu đức mà luôn tự khen mình, không biết hổ thẹn với mình cùng người (tàm) và chẳng sợ hãiquả báo (quý) thì người ấy chưa xứng đáng làm người, nói chi làm thầy và kỳ vọng vào hàng hiền thánh.
Nhất là hạnh độc cư, ưa thích ở nơi núi rừng nhàn tịnh để chuyên tâmtu tập thiền định sẽ khiến cho Chánh pháptăng trưởng không tổn giảm. Thiền định có thể xem là cốt tủy của pháp hànhPhật giáo. Nếu đánh mất hạnh viễn ly, không sống an yên những nơi thanh vắng thì khó giữ tròn giới hạnh, thanh tịnhnội tâm và tỏ sáng tuệ giác.
Như người vào rừng mà không lấy được lõi cây chỉ mang về cành lá, người tu mà không thành tựu được giới định tuệ thì dù có làm gì đi nữa cũng không khiến Chánh pháp hưng thịnh. Do vậy, những ai biết buông bỏngoại duyên, thực hành phận sự an cư, trau dồi giới định tuệ thì đã góp phần to lớn “làm cho Chánh pháptăng trưởng không tổn giảm”.
Sau khi Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, bài kinh Ngài dạy đầu tiên đó là bài kinh Vô Ngôn. Cốt lõi của bài kinh là lòng biết ơn.
Trong kinh Trung A-hàm, kinh Trưởng lão thượng tôn buồn ngủ[1] đề cập đến một loại phiền não thường xuất hiện trong quá trình tu tập của bất kỳ ai, đó là phiền não buồn ngủ
Trên thế gian này, không có bất kỳ sự tồn tại nào mang ý nghĩa độc lập mà có thể xuất hiện, muốn tồn tại được chính là nhờ vào các mối quan hệ hỗ tương tạo nên
Pháp Thủ Nhãn lấy Kinh Hoa Nghiêm làm bộ sườn của sự học hỏi gọi là Lý. Thực hành theo pháp 42 Thủ Nhãn của chú Đại Bi là Sự, là nền tảng của Thủ Nhãn.
“Phật chủng tùng duyên khởi” – giống Phật do duyên sanh. Không phải chỉ có tạo “duyên” là được mà phải có chủng tử (hạt giống) đã gieo trong nhiều đời nhiều kiếp.
Trong gần 60 năm qua, tôi đã làm việc với rất nhiều nhà lãnh đạo của các chính phủ, công ty và các tổ chức khác nhau. Qua đó, tôi thấy xã hội của chúng ta đã phát triển và thay đổi như thế nào.
Theo Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểmhạnh phúc khác nhau, nhưng tất cả không ngoài hai phạm trù: hạnh phúc từ kinh nghiệm và cảm thọgiác quan trong cuộc sống
Tiếng chuông điểm dứt Bát Nhã Tâm Kinh như hoà vào không gian tĩnh lặng khiến làn gió thoảng qua cũng dịu dàng ngân theo lời kinh vi diệu “ … Sắc tức thị không. Không tức thị sắc …”
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.