Giáo pháp hay kinh điển là lời dạy của Đức Phật, đó là chân lý, là sự thật, là những gì Đức Phật chứng ngộ, khám phá và tuyên thuyết, mang lại sự an lạc giải thoát cho người hành trì.
Kinh là kho tàng vô giá, đưa con người đến an lạc, giải thoát, Niết-bàn. Thế nhưng trong rất nhiều bài kinh, Đức Phật dạy giáo pháp như chiếc bè dùng để qua sông. Chúng ta có thể thấy lời tuyên bố này trong kinh Kim cang thuộc văn hệ Bát-nhã: “Nhất thiết Tu-đa-la như tiêu nguyệt chỉ”, tạm dịch: Hết thảy kinh điển như ngón tay chỉ mặt trăng. Đức Phật nhấn mạnh hơn: “Nhữ đẳng Tỳ-kheo, tri ngã thuyết pháp như phiệt dụ giả, pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp”. Nghĩa là: Này các Tỳ-kheo, các ông nên biết giáo pháp của Ta giống như chiếc bè đưa người qua sông; Chánh pháp còn xả, huống gì phi pháp. Dân gian thường nói, qua sông ắt phải lụy đò. Bởi nhớ ơn chiếc thuyền đưa người sang sông, nên người lên bờ rồi mà lòng vẫn còn luyến thương, tiếc nuối. Đó là tình cảm thường ngày, người đời ai cũng vậy.
Nhưng ở đây Đức Phật tỏ một thái độ cương quyết để người học Phật cần phải phân định rõ ràng, đâu là phương tiện, đâu là cứu cánh. Do có nhiều người lầm tưởng phương tiện là cứu cánh nên chấp vào phương tiện mà bỏ mục tiêu. Nhiều người tụng kinh hàng ngày, trì kinh và lạy kinh nhưng không hiểu kinh nói gì, lại chấp rằng mình tụng mấy vạn biến, lạy mấy bộ kinh rồi khoe khắp thiên hạ để chứng tỏ mình có tu. Mà tụng kinh, trì kinh để hiểu nghĩa lý lời dạy của Phật trong kinh rồi thực hành theo mới đúng là hành giả tu học Phật chơn chánh. Thành ra, kinh Kim cang dùng phủ định biện chứng của mình để đập vỡ các khái niệm chấp thủ của chúng sanh. Cú đập vỡ khái niệm này có thể làm rúng động những người bình thường, nhưng đó là tông chỉ của người học đạo chơn chánh. Không chỉ trong kinh điển Đại thừa, mà kinh điển Phật giáo Nguyên thủy cũng nói tương tự.
Kinh Ví dụ con rắn (Kinh Trung bộ, số 22) cũng có nội dung và ảnh dụ chiếc bè: “Này các Tỳ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: ‘Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn’. Chư Tỳ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, người đó suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn’. Chư Tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Chư Tỳ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Chư Tỳ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỳ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn’. Chư Tỳ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỳ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỳ-kheo, các ông cần hiểu ví dụ cái bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp”.
Kinh A-lê-tra, (Kinh Ngũ hạ phần kiết, 205) giải thích: “Ta thường nói cho các thầy nghe về thí dụ chiếc bè như thế nào, để các thầy biết xả bỏ chứ không phải để chấp thủ? Hiểu giáo pháp một cách sai lạc, người ta có thể đi vào cố chấp, từ cố chấp người ta đi sâu vào sai lầm, gây đau khổ cho mình và cho người”.
Đức Phật dạy: “Này các vị! Hãy nghe, hiểu và hành giáo pháp một cách thông minh. Như thế giáo pháp mới đưa đến một lợi ích thiết thực. Một người bắt rắn giỏi biết cách dùng một cái cây có nạng và chặn vào phía cổ của con rắn và cuối cùng nắm bắt được rắn ở chỗ cổ của nó. Nếu không biết bắt rắn mà nắm lấy rắn ở lưng hay ở đuôi thì người có thể bị rắn quay lại cắn tay. Học hỏi giáo lý, cũng phải học hỏi thông minh như là bắt rắn vậy.
Này các vị! Giáo lý là phương tiện chỉ bày chân lý, đừng chấp phương tiện là chân lý. Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Không có ngón tay ấy thì quý vị không biết hướng của mặt trăng, nhưng nếu quý vị nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì vĩnh viễn quý vị không thấy được mặt trăng.
Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. Chiếc bè rất cần thiết, nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia. Một người thông minh khi sang tới bờ bên kia rồi không bao giờ dại dột đội chiếc bè lên đầu mà đi. Này quý vị! Giáo pháp ta dạy là chiếc bè đưa quý vị vượt qua bờ sinh tử. Quý vị phải sử dụng chiếc bè để qua bờ sinh tử mà không nên nắm giữ chiếc bè. Quý vị cần hiểu rõ ví dụ này để đừng bị kẹt vào giáo pháp, để có khả năng buông bỏ được giáo pháp. Này quý vị! Giáo pháp còn cần được buông, huống hồ là giáo pháp hiểu sai. Giáo pháp hiểu sai không phải là giáo pháp.
Này quý vị, tất cả những giáo pháp mà quý vị đã học như Tứ diệu đế, Bát Chánh đạo, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, vô thường, vô ngã, khổ, không, vô tướng, vô tác… tất cả những giáo pháp quý vị phải học hỏi và thực tập một cách thông minh và khôn khéo. Hãy sử dụng những giáo pháp ấy để đi tới giải thoát, nhưng đừng bị kẹt vào những giáo pháp ấy”. (Đường xưa mây trắng, Thích Nhất Hạnh)
Giáo pháp của Như Lai không phải là chân lý nhưng không rời chân lý. Như ngón tay chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng. Người chưa biết mặt trăng phải nương theo ngón tay để thấy mặt trăng. Chân lý không thể nghĩ bàn, nên không thể dùng lời nói và suy luận diễn tả được. Chúng ta không nên chấp vào lời nói, văn tự mà phải nương theo đó để tìm hiểu chân lý, như người nương theo ngón tay để thấy mặt trăng. Nếu chỉ lo chăm chú nhìn ngón tay thì không thể thấy mặt trăng.
Đức Phật tiếp tục dạy: “Này các thầy, giáo lý là chiếc bè đưa người qua sông, từ bờ mê đến bờ giác. Người mê phải dùng bè để vượt sông sinh tử. Nhưng khi đến bờ giác rồi, chiếc bè trở nên vô dụng, chiếc bè phải bỏ, chứ không đội chiếc bè lên đầu mà đi”.
Và mục tiêu của kinh có thể ví như là tấm bản đồ dẫn dắt chúng sanh đi ra khỏi những phiền não khổ đau, hướng đến một đời sống hòa bình an lạc trong hiện tại và xa hơn nữa là thoát khỏi tam giới đến Niết-bàn vô thượng. Nhưng vì chúng sinh khác biệt về tâm tánh, về trình độ nên cũng có nhiều kinh (sự chỉ dẫn) khác nhau, tức nhiều pháp phương tiện khác nhau. Đức Phật là vị đại lương y, trước khi Ngài diễn nói, Ngài quán sát thính chúng, biết căn cơ của người nghe pháp để đưa ra những giáo pháp thích hợp nhằm chữa cho họ hết tâm bệnh. Mỗi lời giáo huấn của Ngài đều nhắm vào một mục đích nào đó, dành cho một đối tượng thính chúng nào đó và ở một quốc độ hay thời gian nào đó, để tháo gỡ cái kẹt cho họ. Và vì tâm vọng tưởng của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp, nơi thế giới hiện tượng, nên Đức Phật thấy thật khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng.
Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện dẫn dắt chúng sinh qua bờ an vui giải thoát.
Thành ra, cốt yếu của người học Phật đó là dùng phương tiện để đạt đến cứu cánh. Niết-bàn, giác ngộ, giải thoát là mục đích của sự tu hành. Nếu tu mà không hướng đến mục tiêu cao quý đó thì luống công vô ích mà thôi.
Thích Trung Định
Nhưng ở đây Đức Phật tỏ một thái độ cương quyết để người học Phật cần phải phân định rõ ràng, đâu là phương tiện, đâu là cứu cánh. Do có nhiều người lầm tưởng phương tiện là cứu cánh nên chấp vào phương tiện mà bỏ mục tiêu. Nhiều người tụng kinh hàng ngày, trì kinh và lạy kinh nhưng không hiểu kinh nói gì, lại chấp rằng mình tụng mấy vạn biến, lạy mấy bộ kinh rồi khoe khắp thiên hạ để chứng tỏ mình có tu. Mà tụng kinh, trì kinh để hiểu nghĩa lý lời dạy của Phật trong kinh rồi thực hành theo mới đúng là hành giả tu học Phật chơn chánh. Thành ra, kinh Kim cang dùng phủ định biện chứng của mình để đập vỡ các khái niệm chấp thủ của chúng sanh. Cú đập vỡ khái niệm này có thể làm rúng động những người bình thường, nhưng đó là tông chỉ của người học đạo chơn chánh. Không chỉ trong kinh điển Đại thừa, mà kinh điển Phật giáo Nguyên thủy cũng nói tương tự.
Kinh Ví dụ con rắn (Kinh Trung bộ, số 22) cũng có nội dung và ảnh dụ chiếc bè: “Này các Tỳ-kheo, ví như có người đang đi trên con đường lớn dài, đến một vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Người đó tự suy nghĩ: ‘Đây là vùng nước rộng, bờ bên này nguy hiểm và hãi hùng, bờ bên kia an ổn và không kinh hãi, nhưng không có thuyền để vượt qua hay không có cầu bắc qua từ bờ này đến bờ kia. Nay ta hãy thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá, cột lại thành chiếc bè, và dựa trên chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân, có thể vượt qua bờ bên kia một cách an toàn’. Chư Tỳ-kheo, rồi người đó thâu góp cỏ, cây, nhánh, lá cột lại thành chiếc bè, và nhờ chiếc bè này, tinh tấn dùng tay chân vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Khi qua bờ bên kia rồi, người đó suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta, nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân để vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy đội chiếc bè này trên đầu hay vác nó trên vai, và đi đến chỗ nào ta muốn’. Chư Tỳ-kheo, các ông nghĩ thế nào? Chư Tỳ-kheo, nếu người đó làm như vậy, thì có làm đúng với sở dụng của chiếc bè chăng?
- Bạch Thế Tôn, không.
- Chư Tỳ-kheo, người đó phải làm thế nào cho đúng sở dụng của chiếc bè? Ở đây, chư Tỳ-kheo, người đó sau khi vượt qua bờ bên kia, có thể suy nghĩ: ‘Chiếc bè này lợi ích nhiều cho ta. Nhờ chiếc bè này, ta tinh tấn dùng tay chân đã vượt qua bờ bên kia một cách an toàn. Nay ta hãy kéo chiếc bè này lên trên bờ đất khô, hay nhận chìm xuống nước, và đi đến chỗ nào ta muốn’. Chư Tỳ-kheo, làm như vậy, người đó làm đúng sở dụng chiếc bè ấy. Cũng vậy, này chư Tỳ-kheo, Ta thuyết pháp như chiếc bè để vượt qua, không phải để nắm giữ lấy. Chư Tỳ-kheo, các ông cần hiểu ví dụ cái bè... Chánh pháp còn phải bỏ đi, huống nữa là phi pháp”.
Kinh A-lê-tra, (Kinh Ngũ hạ phần kiết, 205) giải thích: “Ta thường nói cho các thầy nghe về thí dụ chiếc bè như thế nào, để các thầy biết xả bỏ chứ không phải để chấp thủ? Hiểu giáo pháp một cách sai lạc, người ta có thể đi vào cố chấp, từ cố chấp người ta đi sâu vào sai lầm, gây đau khổ cho mình và cho người”.
Đức Phật dạy: “Này các vị! Hãy nghe, hiểu và hành giáo pháp một cách thông minh. Như thế giáo pháp mới đưa đến một lợi ích thiết thực. Một người bắt rắn giỏi biết cách dùng một cái cây có nạng và chặn vào phía cổ của con rắn và cuối cùng nắm bắt được rắn ở chỗ cổ của nó. Nếu không biết bắt rắn mà nắm lấy rắn ở lưng hay ở đuôi thì người có thể bị rắn quay lại cắn tay. Học hỏi giáo lý, cũng phải học hỏi thông minh như là bắt rắn vậy.
Này các vị! Giáo lý là phương tiện chỉ bày chân lý, đừng chấp phương tiện là chân lý. Ngón tay chỉ mặt trăng không phải là mặt trăng. Không có ngón tay ấy thì quý vị không biết hướng của mặt trăng, nhưng nếu quý vị nhận lầm ngón tay là mặt trăng, thì vĩnh viễn quý vị không thấy được mặt trăng.
Giáo lý là chiếc bè đưa người sang sông. Chiếc bè rất cần thiết, nhưng chiếc bè không phải là bờ bên kia. Một người thông minh khi sang tới bờ bên kia rồi không bao giờ dại dột đội chiếc bè lên đầu mà đi. Này quý vị! Giáo pháp ta dạy là chiếc bè đưa quý vị vượt qua bờ sinh tử. Quý vị phải sử dụng chiếc bè để qua bờ sinh tử mà không nên nắm giữ chiếc bè. Quý vị cần hiểu rõ ví dụ này để đừng bị kẹt vào giáo pháp, để có khả năng buông bỏ được giáo pháp. Này quý vị! Giáo pháp còn cần được buông, huống hồ là giáo pháp hiểu sai. Giáo pháp hiểu sai không phải là giáo pháp.
Này quý vị, tất cả những giáo pháp mà quý vị đã học như Tứ diệu đế, Bát Chánh đạo, Tứ niệm xứ, Thất giác chi, vô thường, vô ngã, khổ, không, vô tướng, vô tác… tất cả những giáo pháp quý vị phải học hỏi và thực tập một cách thông minh và khôn khéo. Hãy sử dụng những giáo pháp ấy để đi tới giải thoát, nhưng đừng bị kẹt vào những giáo pháp ấy”. (Đường xưa mây trắng, Thích Nhất Hạnh)
Giáo pháp của Như Lai không phải là chân lý nhưng không rời chân lý. Như ngón tay chỉ mặt trăng, ngón tay không phải là mặt trăng. Người chưa biết mặt trăng phải nương theo ngón tay để thấy mặt trăng. Chân lý không thể nghĩ bàn, nên không thể dùng lời nói và suy luận diễn tả được. Chúng ta không nên chấp vào lời nói, văn tự mà phải nương theo đó để tìm hiểu chân lý, như người nương theo ngón tay để thấy mặt trăng. Nếu chỉ lo chăm chú nhìn ngón tay thì không thể thấy mặt trăng.
Đức Phật tiếp tục dạy: “Này các thầy, giáo lý là chiếc bè đưa người qua sông, từ bờ mê đến bờ giác. Người mê phải dùng bè để vượt sông sinh tử. Nhưng khi đến bờ giác rồi, chiếc bè trở nên vô dụng, chiếc bè phải bỏ, chứ không đội chiếc bè lên đầu mà đi”.
Và mục tiêu của kinh có thể ví như là tấm bản đồ dẫn dắt chúng sanh đi ra khỏi những phiền não khổ đau, hướng đến một đời sống hòa bình an lạc trong hiện tại và xa hơn nữa là thoát khỏi tam giới đến Niết-bàn vô thượng. Nhưng vì chúng sinh khác biệt về tâm tánh, về trình độ nên cũng có nhiều kinh (sự chỉ dẫn) khác nhau, tức nhiều pháp phương tiện khác nhau. Đức Phật là vị đại lương y, trước khi Ngài diễn nói, Ngài quán sát thính chúng, biết căn cơ của người nghe pháp để đưa ra những giáo pháp thích hợp nhằm chữa cho họ hết tâm bệnh. Mỗi lời giáo huấn của Ngài đều nhắm vào một mục đích nào đó, dành cho một đối tượng thính chúng nào đó và ở một quốc độ hay thời gian nào đó, để tháo gỡ cái kẹt cho họ. Và vì tâm vọng tưởng của chúng sinh luôn luôn dính mắc vào các pháp, nơi thế giới hiện tượng, nên Đức Phật thấy thật khó nói về cái mà Ngài đã chứng ngộ, chẳng hạn như nói về Phật tánh, chân tâm, vốn không hình tướng, không số lượng.
Nếu nói chúng sinh có Phật tánh là chấp trước, nói không có Phật tánh là hư vọng, nói Phật tánh cũng có cũng không là nói trái ngược nhau, nói Phật tánh chẳng có chẳng không là hý luận. Nên Phật mới dùng các pháp thế gian phương tiện dẫn dắt chúng sinh qua bờ an vui giải thoát.
Thành ra, cốt yếu của người học Phật đó là dùng phương tiện để đạt đến cứu cánh. Niết-bàn, giác ngộ, giải thoát là mục đích của sự tu hành. Nếu tu mà không hướng đến mục tiêu cao quý đó thì luống công vô ích mà thôi.
Thích Trung Định
Bài đọc thêm:
Chiếc Bè Chánh Pháp (Thích Nữ Hạnh Huê)
Từ chuyện cái bè qua sông, Đức Phật chỉ ra một thói xấu khó bỏ khiến con người khổ sở (Thanh Hương)- Tag :
- Thích Trung Định
Send comment