Chánh Tri Kiến Thấy Biết Như ThậtQuan ĐiểmĐúng Đắn
Quảng Tánh
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ...
Một thời, Thế Tôndu hành giữa dân chúng Kosala, dạy các Tỷ kheo:
Này các Tỷ kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra. Thế nào là sáu?
Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lạiquan điểm lạc khổ do tự mình làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lạiquan điểm lạc khổ do người khác làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lạiquan điểm lạc khổ do tự mình làm, do người khác làm. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lạiquan điểm lạc khổ không do tự mình làm, do tự nhiên sanh. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lạiquan điểm lạc khổ không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Người đầy đủ tri kiến không thể trở lui lạiquan điểm lạc khổ không do tự mình làm và không do người khác làm, do tự nhiên sanh. Vì cớ sao?
Này các Tỷ kheo, đối với người có đầy đủ tri kiến, nhân và các pháp do nhân sanh đã được khéo thấy.
Này các Tỷ kheo, có sáu trường hợp này không thể xảy ra.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ III, chương 6, phẩm Mát lạnh, phần Tự làm, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.256)
LỜI BÀN: Trước vô vàn biến độngthuận nghịch trong cuộc đời, con người thường truy tìm cái nguyên do, vì đâu mà nên nỗi, rồi vui buồn, than vãn, trách mình và trách người. Khi thắng lợi thì vui sướng, tự hào rằng sự thành công này là nhờ mình; khi thất bại thì buồn bực bởi mất mát, thua thiệt này là do người, hoặc do mình một phần, hoặc do tự nhiên, số phận v.v…
Với tuệ giácThế Tôn, người đầy đủ tri kiến thì không có những quan điểm như thế bởi họ đã thấu suốt quy luậtDuyên sinh. Mọi sự vận hành, biến đổi của thân, tâm và thế giới đều bị chi phối bởi duyên sinh. Nói cách khác, nhân-duyên-quả với mối tương hệ chằng chịt, trùng trùng là nền tảng hình thành mọi hiện hữu. Do vậy, tất cả những vui buồn, được mất, hơn thua, thành công, thất bại… trên cuộc đời này đều không chỉ đơn thuần là do mình, do người hay do tự nhiên mà có. Nhận thức được sự thật này là thành tựu chánh tri kiến, có tuệ giác và vượt qua mọi khổ đau do nhận thức và quan điểmsai lầm tạo nên.
Thế Tôn từng dạy, những ai đến với giáo pháp của Ngài là để thấy chứ không phải để tin. Chính quan điểm đúng đắn, sự thấy biết chính xác sẽ dẫn đường cho tư duy và hành động đúng đắn, hướng đến Chân Thiện Mỹ. Vì thế, nỗ lựcthiền quán để thấy rõ bản chất của các pháp là duyên sanhvô ngã là một trong những nội dung tu tập quan trọng hàng đầu. Trong 37 phẩm trợ đạo thì Bát Thánh đạo quan trọng nhất và trong Bát Thánh đạo thì chánh kiến là cốt tủy, bởi thấy được duyên khởi trong mọi sự sanh thành, hoại diệt chính là thấy Pháp, mà thấy Pháp tức thấy Như Lai.
Thơ là chữ viết, nhưng thơ cũng là giữa những dòng chữ. Thơ là lời nói ra, nhưng thơ cũng là giữa những lời nói ra, hiển lộ cả trước và sau lời nói ra.
Thế giới trong thế kỷ 21: Nhìn qua lăng kính Phật giáo - Bài giảng của Tiến Sĩ Lancaster tại trường Đại Học University of the West, California vào tháng 10/2020.
Từ thời thơ ấu, chúng ta đã biết thiện ác, tốt xấu là gì. Ăn cơm vung vãi đầy bàn là xấu, dơ dáy không tắm rửa là xấu, viết chữ cẩu thả là xấu, ăn nói thô tụcchửi thề là xấu…Và ngược lại là tốt.
"Thế giới là rỗng không. Nhận thức này tôi đã thâu lượm được trong khi nghiên cứuPhật giáo, hay nóichính xác hơn: từ các tham khảo những lời dạy của Đức Phật...
We use cookies to help us understand ease of use and relevance of content. This ensures that we can give you the best experience on our website. If you continue, we'll assume that you are happy to receive cookies for this purpose.