Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới
Bài Mới Nhất

Vu Lan Mùa Dịch

05 Tháng Chín 202018:42(Xem: 2454)
Vu Lan Mùa Dịch
VU LAN MÙA DỊCH

Tiểu Lục Thần Phong

Vu Lan Mùa Dịch

 

Mỗi độ tháng bảy âm lịch về, người con phật laị nao nức chuẩn bị cho mùa hiếu hội. Vu Lan báo hiếu đã trở thành một lễ hội quan trọng trong đạo Phật cũng như truyền thống văn hoá của dân tộc.  Một năm có nhiều ngày lễ nhưng với với con Phật có lẽ ngày tết, ngày lễ Phật đản sanh và lễ Vu Lan là quan trọng nhất

 Không ai biết chắc lễ Vu Lan hình thành và du nhập vào nước ta từ khi nào, nhưng ngày nay đã ăn sâu vào máu thịt không thể thiếu được. Người con Phật vốn lấy hiếu làm đầu, “ Hiếu hạnh vi tiên”. Nho giáo cũng coi trọng chữ hiếu nhưng không trọn vẹn và có phần bất cập, cái hiếu của Nho gia cũng phụng dưỡng cha mẹ nhưng phải nối dõi tông đường, nếu không lập gia đình hoặc không có con là bất hiếu, thậm chí là đaị bất hiếu: “ bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đaị”. Chữ hiếu nhà Phật thì khác, cao cả hơn, trọn vẹn hơn, sâu sắc hơn, “ Hiếu dưỡng phụ mẫu” là nền tảng, là điều tiên quyết của mọi người con Phật, nếu chưa hiếu với cha mẹ thì đừng nói gì đến học Phật, tu Phật.  “ Hiếu dưỡng phụ mẫu” là điều kiện tiên quyết trong tam phướckinh Vô Lượng Thọ đã nói. “Hiếu dưỡng phụ mẫu” không chỉ là chăm lo thân xác, quần áo, cơm nước, thuốc men… và còn phải chú trọng đến tinh thần nữa, lo cho cha mẹ an lạc, hướng dẫn cha mẹ sao cho tinh thần thoải mái, vui vẻ… Nếu cha mẹ đã tin tam bảo, hộ trì tam bảo, nương tựa tam bảo thì quá tốt; còn nếu như cha mẹ chưa có tín tâmtam bảo thì tạo mọi điều kiện để cha mẹ tiếp xúc với tam bảo, tạo niềm tin cho cha mẹ hướng về tam bảo, giúp cha mẹ trồng nhân lành ở tam bảo chẳng hạn như: đưa cha mẹ đi chùa, tụng kinh, niệm Phật, làm công quả, hành hương Phật tích, bố thí…Có như thế mới là trọn hiếu. Cha mẹ cũng như bao người khác, ngoài phần thân còn có tâm thức, cái thân thì chỉ trong vòng trăm năm nhưng thần thức thì vô cùng quan trọng, không chỉ đời này mà nhiều đời khác nữa, việc hướng dẫn tinh thần cho cha mẹ là cách báo hiếu sâu sắc nhất, vì đó là cách giúp cha mẹ tạo được tư lương thiện lành để một khi hết số thì có thể tái sanh vào cõi an lành, có một hậu thế tốt đẹp hơn.

 Chữ hiếu trong nhà phật còn mở rộng ra, không chỉ “ Hiếu dưỡng phụ mẫu” một đời này mà còn hiếu với ông bà tổ tiên đã quá vãng. Bởi vậy lễ Vu Lan ngoài việc báo hiếu cha mẹ hiện tiền mà còn chú nguyện cho cửu huyền thất tổ được siêu sanh tịnh độ

 Lễ Vu Lan xuất phát từ điển tích ngài Mục Liên cứu mẹ thoát khỏi u đồ, sau này có thêm thoắt những yếu tố dân gian bản địa như: chuyện bà Thanh Đề với bánh bao nhân thịt chó… nhưng cốt lõi vẫn là chuyện  báo hiếu của người con Phật, báo hiếu mẹ cha, tưởng nhớ tổ tiên. Chữ hiếu trong nhà Phật lớn lắm, không chỉ hiếu với cha mẹ mình, không chỉ biết ơn với cha mẹ mình mà còn mở rộng ra thành tứ trọng ân: Ơn Phật, đã mở đường sáng, đường giải thoát, đường vượt sanh tử cho chúng sanh. Ơn thầy tổ, truyền trao, chỉ dạy, sách tấn. Ơn quốc độ, đã cưu mang, đã cho mình một nơi sống an cư lập nghiệp. Ơn đàn na tín thí, tất cả mọi người và mọi loài cùng cộng sinh, tác động qua laị lẫn nhau (điều này cũng là lý tương tức, cái này sinh cái kia sinh, cái này diệt cái kia diệt). Mình tồn tại được là nhờ cộng sinh chung với nhau và với muôn loài. Cái ơn mình mang lớn lắm, có ai đó đã viết về công ơn cha mẹ:

Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín công cha

 Cha mẹ được ví như hai vị Phật đầu tiêncủa mỗi con người, nhờ có cha sanh mẹ dưỡng mà ta mới có mặt trên cuộc đời này, nhờ công lao cha mẹ mà ta ăn học nên người, trước khi là một Phật tử thì mình đã là một người con. Bởi vậy công lao cha mẹ to lớn lắm, nói hết lời cũng không tả được. Cha mẹ là hai vị Phật đầu tiên của mỗi con người, có biết ơn cha mẹ, có hiếu với cha mẹ thì mới có thể nói đến biết ơn kẻ khác. Văn học Phật giáocâu chuyện rằng: “ Có anh thanh niên trẻ muốn học Phật, dốc lòng đi tìm Phật. Anh ta chẳng ngại núi non hiểm trở, rừng thiêng nước độc, chẳng ngại đường xa cách trở…đi khắp nơi cầu kiến cao nhân, tham vấn đạo hữu nhưgn vẫn chẳng thõa mãn, vẫn không thấy Phật. Một ngày kia anh ta gặp một vị tăng, ông tăng bảo anh ta quay về nhà, người đầu tiên mà anh gặp ấy chính là Phật! Anh vâng lời quay về, người mẹ già vui mừng cập rập ra mở cửa, mắt mũi kèm nhèm, dép chiếc trái chiếc phải…Anh ta chợt ngộ ra và ôm chầm lấy mẹ: Mẹ chính là vị Phật!”

 Văn học dân gian cũng có cả kho viết về mẹ cha, có lẽ bốn câu lục bát dưới đây là tiêu biểu nhất, đầy đủ nhất, hay nhất… Hầu như ai cũng biết, ai cũng thuộc ( chỉ e lớp trẻ thời 4.0, thời 5G này hình như không có mấy em biết )

 Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

 Hoặc như:

 Con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn

 Cũng có người bảo:” Sao các tu sĩ bỏ cha mẹ mà đi tu? vậy có tròn hiếu không?”. Xin thưa rằng: Đó là cái nhìn cạn cợt, phiến diện, thiếu hiểu biết, thấy gần mà chẳng thấy xa, chấp  nhỏ mà bỏ lớn… Những vị tu sĩ ấy chính là đaị hiếu. Các vị tu sĩ không chỉ lo cha mẹ mình mà còn lo cho cha mẹ khắp thiên hạ. Các vị tu sĩ ấy chính là phước điền cho mọi người, đi tu không gần gũi cha mẹ nhưng ngày đêm đang tạo phước đức cho cha mẹ, lo cho tương lai hậu sanh của cha mẹ , hồi hướng công đức cho khắp pháp giới chúng sanh. Đi tu vừa sử lỗi tự tân, tự thăng tiến vừa chăm lo cho thần thức của cha mẹ đó là cách báo hiếu tích cực nhất, mà không phải ai cũng làm được.

 Mỗi mùa Vu Lan về, người Phật tử về chùa tụng kinh, niệm Phật, cầu siêu, cài hoa báo hiếu cha mẹ, cầu cho ông bà tổ tiên quá vãng, cầu cho khắp pháp giới chúng sanh. Mỗi nụ hoa cài trên áo, nhắc nhở người con Phật về công ơn cha mẹ, về trách nhiệm người con Phật, giờ đây đã trở thành một tập tục đẹp và nhiều ý nghĩa. tiếc rằng năm nay dịch bệnh tràn lan, mọi nguời không thể về chùa được ( có một vài chùa tổ chức lễ Vu Lan nhưng rất giới hạn số lượng người tham gia, vì tuân thủ quy định khoảng cách an toàn của nhà cầm quyền. Phật pháp bất ly thế gian pháp là vậy!). Lễ Vu Lan năm nay sẽ tổ chức trực tuyến, có lẽ đây là lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại ( sau này thì không biết có còn lập laị?). Lễ Vu Lan, lễ báo hiếu tổ chức trực tuyến trên mạng Internet, người Phật tử không thể vân tập về chùa như những năm trước thì tham gia trực tuyến vậy ( tùy duyên mà ). Người Phật tử ở nhà vẫn cứ tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền như công khoá thường lệ, tham gia đóng góp từ thiện, thực hiện phóng sanh bằng cách ăn chay…  sau đó cũng hồi hướng công đức cho cha mẹ, cho ông bà tổ tiên, cho khắp pháp giới chúng sanh. Tất nhiên cũng có người lo lắng, có chút xíu công đứchồi hướng khắp pháp giới chúng sanh thì nhằm nhò gì? Xin thưa rằng: Một đóm sáng loé lên trong đêm tối, một người hướng về hưởng ánh sáng thì đóm sáng ấy chẳng sáng hơn, cũng đóm sáng ấy mà  muôn người hướng về thì đóm sáng ấy cũng chẳng suy đi.

 Vu Lan mùa dịch, mọi người ở nhà có thể tận dụng thời gian ấy mà công phu, đọc sách, đọc kinh điển… cũng là một cách trau dồi trí tuệ. Người học Phật phải biết rằng: Phước không thể cứu, chỉ có huệ mới cứu được mình, phước với huệ phải có cả hai mơi vẹn toàn. Chỉ có phước mà không có huệ thì như voi được đeo anh lạc, tuy no đủ, trang sức đẹp nhưng ngu si. Còn nếu chỉ có huệ mà không có phước, thì chứng đến A La Hán mà ngày ngày ôm bát khất thực về không, chẳng có tí thức ăn nào. Bởi thế mà đức Phật được tôn xưng là bậc “ Lưỡng túc tôn”, hoặc “ Phước trí nhị nghiêm”.

 Lễ Vu Lan gắn liền với tích Mục Kiền Liên, ai ai cũng biết, kinh sách đã viết nhiều, thiết nghĩ không cần lập laị. Ở đây xin nhắc một khiá cạnh khác: Ngài Mục Kiền Liên vốn được tôn xưng là thần thông đệ nhất, nhờ có thần thông mà biết mẹ đọa u đồ. Thần lực của ngài không cứu được nên phải cầu đến thần lực của mười phương tăng. Thần lực mười phương tăng làm cho mẹ ngài chuyển đổi tâm niệm, nhờ chuyển đổi tâm niệmlập tức thoát khỏi u đồ. Cứu độ là giúp cho bà chuyển đổi tâm niệm chứ không phải dùng thần lực nhấc bổng bà ra khỏi u đồ. Khi tâm niệm san tham, bỏn sẻn… thì thức ăn đưa lên miệng lập tức hoá lửa ( lửa sân hận, tham lam, giận dữ…). Khi tâm niệm  chuyển hoá thì cảnh u đồ lập tức thành thanh lương. Điểm này cũng giống như câu kệ:” Hoả diệm hoá hồng liên” vậy!

 Một tâm mười pháp giới, tâm này là Phật, tâm này làm Phật, Một niệm tâm chuyển thì mọi sự chuyển theo. Y báo tùy thuộc vào chánh báo, chánh báo chuyển thì y báo chuyển theo. Địa ngục, thiên đàng cũng một niệm tâm mà ra. Bà mẹ của ngài Mục Kiền Liên khi tâm niệm còn mê thì ở u đồ, khi tâm niệm tỉnh giác thì sanh thiên. Mùa Vu Lan đến, mọi Phật tử, mọi người cùng gởi một tâm niệm thiện lành vào trong hư không, biết đâu chuyển đổi tâm niệm của một chúng sanh nào đó trong u đồ, biết đâu trong số ấy có cha mẹ, ông bà, thân hữu nhiều đời nhiều kiếp của mình.

 Phật giáo sử có một minh chứng hùng hồn về sự chuyển biến thay đổi lớn của y báo khi chánh báo chuyển. Vua Asoka là một bạo chúa, hung hăng hiếu chiến, gây ra bao cảnh núi xương sông máu, khói lửa binh đao…nhưng từ khi một niệm tâm thay đổi, ông đã trở thành một vị vua hiền, một hộ pháp vĩ đaị, ông đem laị thái bình an lạc cho dân, hoằng dương Phật pháp, chính các con ông cũng xuất gia và mang Phật giáo đến Tích lan và sau đó lan truyền qua những quốc gia nam Á khác.

 Tâm chuyển tướng chuyển, tâm tưởng sự thành… lý là thế nhưng thật tế thì ngàn muôn không được một, vô cùng khó. Con người bị cái nhìn lệch lạc ( thiên kiến, biên kiến, kiến thủ…), bị mê mờ vì ngũ dục và  chấp cho là  thật ( tài, sắc, danh, thực, thùy) nên rất khó chuyển. Trong kinh sách Phật có truyện anh chàng Vô Não, y giết người lấy xương ngón tay mà xâu chuỗi, khi gặp Phật thì tỉnh ngộ, hồi tâm chuyển ý, buông đao, theo Phật tu họcchứng thành quả, bởi thế nhà thiền mới nói “Đồ đao lập địa”.

 Lịch sử nước ta cũng có việc tương tự, đời Lê mạt, vua Vĩnh Trị hạ chỉ bãi Phật biếm tăng, trục xuất tu sĩ ra khỏi Thăng Long và đày đi xa. Thiền sư Tông Diễn đã can đảm đứng ra can giánthuyết phục được vua, sau đó vua rút laị chỉ và còn ăn năn sám hối. Vua cho vời những thợ tài hoa nhất tạc một pho tượng Phật ngồi trên lưng vua, vua nguyện lấy thân làm toà. Pho tượng vua quỳ phủ phục dưới đầt làm toà cho Phật ngồi quả là độc đáo nhất của nước ta, có thể nói là độc nhất vô nhị không chỉ của Việt Nam mà có thể cả thế giới ( vì chưa thấy Phật giáo sử nước nào có chuyện vua lấy thân làm toà cho Phật ngồi như thế cả). Ngày nay pho tượng “ Lấy thân làm toà” còn thờ ở chùa Hoè Nhai.

 Trong đời thường, thỉnh thoảng chúng ta cũng nghe đây đó có những đaị ca xã hội đen, những tay anh chị giang hồ có số má, không việc ác nào không dám làm, đâm thuê chém mướn, dắt gái bảo kê, đả thương truy sát, vào tù ra khám… ấy vậy mà bỗng nhiên hoàn lương hướng thiện, giúp người giúp đời, sống ẩn nhẫn thầm lặng, cam chịu cả đàm tiếu lẫn oan trái… Ấy cũng là từ một niệm tâm thay đổi mà ra, niệm trước là ác là sai quấy, niệm sau là thiện lành. Một niệm tâm chuyển thì con người chuyển, hoàn cảnh chuyển!

 Mùa Vu Lan laị về, tiếc rằng năm nay dịch bệnh hoành hành, chùa chiền  không tổ chức lễ được. Phật tử cũng hạn chế về chùa, chỉ còn cách lên mạng trực tuyến mà thôi, âu cũng tùy duyên. Cái quan trọng là tự thân mỗi Phật tử phải thật sự biết ơn cha mẹ, thật sự báo hiếu cha mẹ chứ không phải làm màu, hay chỉ làm mỗi ngày lễ Vu Lan. Mỗi người tự thân tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, hành thiện, phóng sanh… và hồi hướng công đức cho cha mẹ và ông bà quá vãng được siêu thoát, cha mẹ hiện tiền thân an tâm lạc. Cầu cho khắp pháp giới chúng sanh cùng an lạc, cầu cho dịch bệnh sớm qua đi.

 Mùa Vu Lan đến
Dịch bệnh hoành hành khắp chốn
 Hiếu hội năm nay lỗi hẹn
 Mình ở nhà nghĩ nhớ tổ tiên
 Suy tưởng công lao khó nhọc của mẹ cha
 Mùa Vu Lan đến
 Dâng lời khấn nguyện
 Cha mẹ hiện tiền thân an tâm lạc
 Ông bà quá vãng đặng siêu sanh
 Ngày và đêm an lành
 Người và muôn loài sống trong tình thương tỉnh thức
 Mùa Vu Lan đến
 Ánh đạo vàng soi sáng khắp thế gian này
 Trời phương đông mây trắng bay
 Trời phương tây, người con Phật hướng về nguồn cội
 Hiếu hạnh muôn đời không đổi
 Giải thoátmục tiêu tối thượng
 An lạc giữa đời thường
 Lời sư tử hống vang động khắp mười phương

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 08/2020

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 705)
Rằm tháng Bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng Bảy có nhiều ý nghĩa:
(Xem: 869)
Bao tao nhân, mặc khách; bao ngôn ngữ của con người đã không tiếc lời ca tụng về Mẹ. Mẹ của tôi. Mẹ của anh. Mẹ của con và Mẹ của tất cả mọi người.
(Xem: 1856)
Trước nhất cha mẹ là những người ân cần nhất đã cho ta thân người Sau đó, đạo sư ân cần nhất trong việc trình bày giáo thiêng liêng.
(Xem: 1968)
Mẹ là cả một trời thương. Mẹ là cả một thiên đường trần gian.
(Xem: 2231)
Tháng 7 là mùa Vu Lan báo hiếu. Đó là câu chuyện về một đại đệ tử của Đức Phật.
(Xem: 2478)
Cũng như mọi năm, Vu Lan là ngày mới hồi sinh của một chuỗi dài dấu ấn tinh thần đã cũ. Các bậc tu hành Phật giáo xuống lại cuộc đời sau mùa An Cư Kiết Hạ.
(Xem: 2888)
Hôm nay ngày mẹ nhớ thương Con quỳ lạy Phật dâng hương nguyện cầu Cầu xin cho mẹ sống lâu Mẹ là tất cả nhiệm mầu thiêng liêng
(Xem: 3209)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, đó cũng chính là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con Phật, từ khắp bốn phương, nhớ tưởng công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.
(Xem: 12396)
Ngày lễ Vu Lan trong Đạo Phật là ngày “Phật Hoan Hỷ”, ngày “Tự Tứ”. Tăng, Ni tập trung vào sự tu niệm và thỉnh cầu những bậc...
(Xem: 4994)
Lễ Vu Lan báo hiếu không chỉ là ngày dành cho các Phật tử mà đó còn là mùa báo ân, báo hiếu của tất cả những người con dành cho bố mẹ.
(Xem: 3603)
Thế là một mùa Vu-lan nữa lại về trên quê hương xứ sở, khi những cánh hoa tâm đang đua nhau nở rộ, lòng người con Phật lại thổn thức một nỗi niềm tri ânbáo ân.
(Xem: 6150)
Bài viết này đã đăng trên Đặc San Kỷ niệm lể Vu Lan 1989, năm Kỷ Tỵ, của chùa Hoa Nghiêm ở Toronto, Canada.
(Xem: 3388)
Ngày lễ Vu lan nói theo nhà đạo là ngày Tự tứ của chúng Tăng. Chữ Tự tứ nói đủ là Tự tứ thỉnh, nghĩa là ...
(Xem: 6886)
Có rất nhiều bạn trên thế giới hiện nay hoặc vì một lý do nào đó, có thể chủ quan hoặc khách quan, đã mang tâm oán hận cha mẹ, người đã rứt ruột sinh ra mình.
(Xem: 5415)
Đọc trong mùa Vu Lan, cũng là đọc trong tất cả mọi thời. Bởi vì Vu Lan, dựa vào tích Ngài Mục Kiền Liên vào cõi ngạ quỷ tìm cứu mẹ, là nơi lửa cháy không ngừng, nơi đói khát không ngừng
(Xem: 6069)
Cũng như Phật Đản, để phù hợp với cuộc sống, sinh hoạt tại hải ngoại, Vu Lan cũng không còn là ngày mà là mùa. Từ giữa tháng 7 kéo dài cho đến cuối tháng 9 khắp năm châu đâu đâu cũng tưng bừng lễ hội Vu Lan
(Xem: 7002)
Lời Thầy thường dạy, lại bàng bạc không gian “Ta là tiếp nối của Tổ Tiên, Ông Bà, Cha Mẹ. Các Ngài ở trong ta và ta ở trong các Ngài...
(Xem: 6365)
Dường như con người có thể phát tiết ra khả năng kỳ lạ để thích ứng với môi trường và hoàn cảnh sống mà có lẽ chính họ đôi khi cũng không ngờ.
(Xem: 5940)
Mỗi người con của Phật xin hãy tinh tấn tu học để báo đáp thâm ân Tam Bảo; báo đáp ơn sinh thành dưỡng dục; nổ lực góp phần vào xây dựng cộng đồng nhơn loại...
(Xem: 7959)
Không dễ tìm được một chúng sinh nào chưa từng một lần trong quá khứ là mẹ của ngươi…
(Xem: 9902)
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có...
(Xem: 6920)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh.
(Xem: 10253)
Một hôm, Tôn giả Xá Lợi Phất đi trì bình khất thực trong thành Vương Xá, khi ngang qua...
(Xem: 10178)
Tôi nhớ mãi một buổi chiều, Mẹ ngồi bên thềm sân, Cúi xuống, thoang thoáng một nét buồn.
(Xem: 27991)
Tiết Vu Lan bâng khuân nhớ Cha công dưỡng dục, mùa Báo hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao... Thích Hạnh Tuệ
(Xem: 7531)
Trái tim của mẹ tuyệt vời Bao dung che chở trọn đời vì con Dù cho sức mẹ hao mòn Tháng năm vất vả lo tròn tình thâm
(Xem: 11412)
Tôi đã nhận được một món quà tặng quan trọng nhất từ bố tôi: đó là niềm tin về tôn giáo. Suốt đời tôi, tôi sẽ nhớ ơn bố tôi. Vì, bố là vị Bồ Tát của tôi.
(Xem: 10993)
Năm nay, Vu Lan khởi sắc một cách khác thường. Từ ngày 14 âm lịch đến rằm, lượng số người đi lễ như trẩy hội. Một số con đường chính đều bị tắt nghẽn giao thông.
(Xem: 10958)
Đạo Phật dạy về tầm quan trọng của sự kính trọng bố mẹ, và sự báo đáp công ơn bố mẹ.
(Xem: 12067)
Vu lan lại đến.Hiếu hạnh của con trẻ lại được nhắc đến. Nhưng đâu đó cũng thấy hiện lên các tiêu đề nói về việc con giết cha, hãm hiếp mẹ, những nghịch hạnh không ai có thể chấp nhận.
(Xem: 15180)
Tôi thấy tôi mất mẹ, mất cả môt bầu trời…
(Xem: 10462)
"Mẹ, Mẹ là giòng suối dịu hiền. Mẹ, Mẹ là bài hát thần tiên…Là bóng mát trên cao, là mắt sáng trăng sao, là ánh đuốc trong đêm khi lạc lối…"
(Xem: 11575)
Mẹ ơi tháng Bảy về rồi Là mùa hiếu hạnh tuyệt vời lên ngôi Nhớ ơn mẹ đã một đời Tảo tần mưa nắng tô bồi đời con
(Xem: 10441)
Mùa thu với tháng bảy mưa ngâu, với trăng thu diệu vợi, quê hương Việt nam chúng ta với biết bao vẻ đẹp êm đềm qua ánh trăng rằm tháng bảy Vu lan.
(Xem: 10966)
Sau khi đắc quả A-La-Hán, Tôn giả Mục Kiền Liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất.
(Xem: 9910)
Lễ hội Vu lan bồn hay còn được gọi một cách phổ biếnlễ hội Cô hồn là một sự kiện quan trọng ở Trung Quốc vì nó được nối kết với việc thờ cúng tổ tiên.
(Xem: 10246)
Từ hơn mười năm qua, cũng có thể là xa hơn chút nữa, ngày lễ Vu Lan Báo Hiếu hằng năm, đặc biệt là lễ cài hoa hồng, đã có sức lan tỏa mạnh mẻ ra ngoài khỏi khuôn viên những mái chùa Phật giáo
(Xem: 11296)
Theo truyền thuyết nhà Phật, Bà mẹ Mục Kiền Liên Là người không mộ đạo Báng bổ cả người hiền.
(Xem: 10857)
Tháng bảy mùa Vu Lan trời buồn âm u mưa sùi sụt trắng xóa con đê quê mẹ. Tháng bảy mùa Vu Lan mây buồn giăng giăng kín lối con về quê mẹ…
(Xem: 12751)
Rằm tháng 7 - đại lễ Vu Lan, tưởng niệm gương đại hiếu của tôn giả Moggallāna (Mục Kiền Liên) đối với mẹ trong cảnh khổ ngạ quỷ;
(Xem: 24031)
Lòng thương của cha mẹ sẽ pha thêm màu xanh cho bầu trời, tô thêm màu biếc cho đại dương; và gia đình này, trái đất này, với bàn tay chăm sóc của cha mẹ, sẽ là hành tinh xanh, mỹ miều, tươi mát hơn bao giờ.
(Xem: 12477)
Ta còn một dòng sông, dòng sông xưa uốn khúc những nỗi niềm cay cực với bóng mẹ lênh đênh tất tả chuyến đò đời.
(Xem: 10183)
Kinh Vu Lan hiện được dịch ra tiếng Việt và được phổ thơ để các Phật tử dễ đọc tụng và dễ nhớ
(Xem: 28260)
Mùa Vu Lan lại về với người con Phật, mang nhiều ý nghĩa thâm diệu, vừa siêu nhiên của lãnh vực tâm linh, vừa hiện thực với văn hóa nhân gian...
(Xem: 9024)
Lễ Vu Lan là nét đặc biệt của Phật giáo Bắc truyền. Nói cách khác, Vu lan được hình thành và phát triển trong hệ tư tưởng Phật giáo Bắc tông.
(Xem: 6473)
Khi mà bạn có Mẹ hiền Chăm lo cho bạn ngày đêm an phần Những gì bạn muốn bạn cần Mẹ hoan hỉ giúp, xả thân chẳng phiền.
(Xem: 48555)
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹplâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác
(Xem: 10599)
“Chân như Đạo Phật Nhiệm mầu, Tâm trung chữ Hiếu, niệm đầu chữ Nhân, Hiếu là độ được song thân, Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài…”
(Xem: 9817)
Hoài niệm về tấm lòng yêu thương của cha mẹ nhân mùa Vu Lan.
(Xem: 14713)
Mùa Vu-lan báo hiếu vào tiết Trung Nguyên tháng bảy âm lịch hằng năm, xuất phát từ tích ngài Mục-kiền-liên cứu mẹ...
(Xem: 17446)
Trong các sinh hoạt nhân gian của truyền thống ta, tháng bảy là tháng đượm nhiều sắc thái văn chương nhất. Tháng bảy, mưa ngâu, nhịp cầu ô thước bắt qua giải Ngân-hà...
(Xem: 17427)
Rằm tháng bảy theo tục lệ nhân gian Việt Nam gọi là ngày xá tội vong nhân. Ngày rằm tháng bảy có nhiều ý nghĩa...
(Xem: 13000)
Phàm là bậc Sa-môn Thích tử, nhất định phải lấy việc hướng thượng làm tông chỉ, lìa bỏ các duyên, sống đời đạm bạc...
(Xem: 30888)
Tiết Vu Lan bâng khuâng nhớ Cha công dưỡng dục, Mùa Báo Hiếu bùi ngùi thương Mẹ đức cù lao
(Xem: 25423)
Trong hệ thống giáo điển Phật đà, cả Nam truyền và Bắc truyền đều có những bài kinh, đoạn kinh nói về công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ rất là cảm động.
(Xem: 13848)
Con đang ở lại trần gian trong bầu không khí Đạo pháp hơn 2000 năm. Nhưng kinh sách thiên vạn quyển cũng không bằng được sống bên bậc danh Tăng thạc đức trong ngôi nhà Vạn Hạnh.
(Xem: 17334)
cho dù nghiệp quả của thời quá khứ có nghiệt ngã cỡ nào, trong thời hiện tại ta cứ việc làm tốt, bảo đảm tương lai của ta sẽ an lạc...
(Xem: 10838)
Không đo không lường được tình thương, người ta thường lấy vẻ bao la của trời biển để tạm so sánh. Nhưng kỳ thực, trời và biển có những giới hạn, biên tế.
(Xem: 10334)
Vu Lan phiên âm từ Phạn ngữ Ullambana, Trung Hoa dịch là “Giải đảo huyền” có nghĩa là cởi mở những cực hình hay giải thoát những khổ đau trong 3 cảnh giới: địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
(Xem: 23668)
Vào dịp lễ Vu-lan Thắng hội, Phật tử có tục lệ cúng thí người chết. Dưới đây Tập san trích dịch đoạn kinh có liên hệ đến ý nghĩa cúng thí này.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant