Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Lắng Nghe

Tuesday, November 30, 202119:50(View: 2961)
Lắng Nghe
LẮNG NGHE

Nguyên Cẩn

Nẻo Về Của Tâm


Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ chuyện bi thương về cậu học sinh Trường THPT tư thục Nguyễn Khuyến (TP.HCM) nhảy lầu tự tử vì áp lực thành tích học tập, hay chuyện một nữ sinh được đánh giá là ngoan, hiền, học giỏi ở Hà Tĩnh đã tìm đến cái chết vì kết quả học tập giảm sút, không đạt được kết quả như kỳ vọng của cha mẹ và thầy cô..., và còn nhiều câu chuyện như thế.

Trong thư bức thư tuyệt mệnh cho phụ huynh, một nữ sinh ở Bình Dương nhảy xuống đập nước tự vẫn, có đoạn: “Con xin lỗi vì đã không hoàn thành được ước mơ của bố mẹ, làm bố mẹ thất vọng... Nhưng con biết thực lực của con đến đâu. Con học không giỏi từ nhỏ chắc bố mẹ đã biết. Nhưng con vẫn luôn nghĩ rằng phải cố gắng lên nếu không sẽ phụ lòng bố mẹ, làm bố mẹ buồn... Con luôn suy nghĩ rằng phải đậu trường công an hay y cho bố mẹ vui lòng nhưng con thực sự rất mệt, con mệt lắm, con buông xuôi tất cả...".

Lắng nghe con trẻ

Chúng ta tự hỏi đã có ai trong số những phụ huynh ngồi lại, lắng nghe con mình một cách thực sự, hay chúng ta luôn yêu cầu thành tích phải thật cao, thật “hoành tráng” để post lên Facebook khoe con với thiên hạ?

Cảnh báo gần đây cho biết tự tử là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ hai đối với lứa tuổi 15 - 29 tuổi chỉ sau tai nạn giao thông. Tại Việt Nam, tình trạng tự tử ở tuổi vị thành niên đang ngày càng gia tăng nhưng người lớn, các bậc phụ huynh chưa biết cách nhận diện, hỗ trợ và can thiệp.

Tiến sĩ - Bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai, Bộ môn Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết: Theo số liệu của một vài nghiên cứu tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ vị thành niên bị trầm cảm là 26,3%, trẻ có suy nghĩ về cái chết là 6,3%, trẻ lập kế hoạch tự tử là 4,6% và trẻ cố gắng tự tử là 5,8%. Tuy đây chưa phải là nghiên cứu diện rộng mà chỉ trên nhóm nhỏ, điểm nhỏ, nhưng điều đáng nói là phần lớn nguyên nhân dẫn đến tự tử thường do hội chứng trầm cảm.

Trẻ em, vị thành niên bị trầm cảm thường gặp trong các trường hợp gia đìnhvấn đề như áp lực học hành, bố mẹ ly hôn, bản thân trẻ gặp khó khăn, thất bại trong tình yêu, quan hệ bạn bè, bị lạm dụng tình dục... Ngoài ra, các căn bệnh tâm thần như tâm thần phân liệt, hoang tưởng, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách cũng có thể là nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tự sát ở lứa tuổi này.

Trẻ có thể bị dẫn dắt sai lệch khi vô tình tham gia các nhóm kín trên mạng và bị nhiễm những suy nghĩ về cái chết. Đáng lo ngại hơn nữa là thực trạng sử dụng chất gây nghiện ở người trẻ. Ma túy có thể dẫn tới ảo giác, hoang tưởng và dẫn tới những hành vi tự hủy hoại.

Trong thực tế khám chữa bệnh, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Mai rất thường gặp cảnh, con bị trầm cảm nhưng phụ huynh lại thấy là “bình thường”, thậm chí đứa trẻ có ý định tự sát, từng rạch tay rất nhiều nhát mà bố mẹ chỉ coi là biểu hiện của sự thiếu nhận thức, học đòi theo bạn bè. Đó chính là sai lầm đáng tiếc của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, bác sĩ Mai cũng nhấn mạnh rằng, rất ít trẻ nói ra ý định tự sát của mình cho bố mẹ biết. Có trường hợp trẻ nói ra, viết ra lại vấp phải sự thờ ơ của người lớn vì suy nghĩ “nó không dám làm đâu” hoặc “chỉ nói vớ vẩn thôi”.

Nếu cha mẹ quan tâm tới con cái và cùng con chia sẻ với các vấn đề trong cuộc sống, trẻ được hướng dẫn tháo gỡ các vấn đề gặp phải, sẽ không mắc phải tâm lý bi quan hay cực đoan. Ngoài ra, nếu kết nối truyền thông giữa cha mẹ với con cái có trục trặc, không được thường xuyên mà điều này trong thực tế thường gặp thì xã hội cần mở ra những cánh cửa khác cho trẻ có thể trao đổi về những vấn đề của mình.


Hình ảnh Bồ-tát Quán Thế Âm trong Phật giáo được tôn vinh, tán thán với công hạnh lắng nghe, Ngài luôn lắng nghe và chia sẻ, cứu vớt chúng sinh để xoa dịu nỗi đau bất hạnh của muôn loài. Quan trọng hơn, chúng ta phải lắng nghe sự thật dù nó có khó nghe, chướng tai thế nào đi nữa.

Việt Nam vẫn chưa có các cơ sở tư vấn tâm lý trẻ vị thành niên tại các trường học hoặc ở từng khu vực, cộng đồng dân cư. Miền Nam trước đây có chức danh “giáo sư khải đạo”, là các vị mà học sinh gặp trình bày những bức xúc hay khó khăn trong cuộc sống. Chúng ta cũng không có các hình thức tư vấn trực tuyến với mục đích ngăn ngừa việc làm bồng bột do khủng hoảng tâm lý ở người trẻ tuổi.

Nhiều bậc cha mẹ chưa có nhận thức đúng về trầm cảm và tự sát để có thể có ứng xử thích hợp. Người trẻ đang rất cần được lắng nghe. Đã có những cái chết vì người trẻ không tìm thấy lối thoát trong cuộc sống, bơ vơ trong gió bão của cuộc đời, khi tâm hồn hụt hẫng một tình yêu, đánh mất niềm tin vào người lớn, vào xã hội… Để rồi khi họ chết, người lớn lại cảm thấy bất ngờ đầy đau đớn.

Lắng nghe là nhu cầu của tất cả mọi người. Bao nhiêu chuyện hiểu lầm, thù ghét, thậm chí thanh toán lẫn nhau chỉ vì không lắng nghe hay chỉ nghe một phía mà không suy xét trước sau? Chúng ta thường nghe ông bà dạy rằng con người ta sinh ra tự nhiên với hai lỗ tai và một cái miệng, nghĩa là phải nghe nhiều hơn nói. Nhưng có mấy ai chịu nghe? Một cái khó của nghe là phải biết nghe.

Krishnamurti nói rằng “Bạn nghe cách nào đây? Phải chăng bạn nghe thông qua chính những dự phóng tham lam, dục vọng, sợ hãi, âu lo của mình, phải chăng bạn chỉ nghe điều bạn muốn nghe, điều làm bạn hài lòng, thỏa dạ, thấy dễ chịu, tạm thời xoa dịu khổ đau? Nếu bạn chỉ nghe theo dục vọng của mình, rõ ràng bạn chỉ nghe theo tiếng nói của bạn, bạn chỉ nghe theo tiếng nói dục vọng của mình”.

thương yêu thực sự mới biết lắng nghe. “Phần đông chúng ta chỉ biết theo đuổi kết quả, thực hiện mục tiêu, luôn mong muốn chiến thắng và chinh phục cho nên không lắng nghe, chỉ trong lắng nghe, ta mới nghe tiếng ca của từ” (Krishnamurti, Sống thiền 365 ngày - bản dịch của Đào Hữu Nghĩa).

Lắng nghe ước nguyện của dân

Chúng ta vừa trải qua một giai đoạn hết sức khó khăn, và hậu quả vẫn ở trước mắt, khi phải chống chọi với đợt dịch thứ tư tàn phá toàn diện nền kinh tế, ảnh hưởng nghiêm trọng lên các mặt của đời sống xã hội, đặc biệt tại TP.HCM. Nhiều địa phương làm quá mạnh tay do hoảng sợ đại dịch Covid-19 có lúc đã bóp nghẹt cả chuỗi cung ứng hàng hóa.

Người Sài Gòn chưa bao giờ phải nhận những gói an sinh, cứu trợ với nỗ lực của cả xã hội, hệ thống chính trị; đã có dòng người rời vùng “đất lành” mà họ đã tìm tới khi các cơ sở nhà máy, dịch vụ chưa trở lại bình thường, đồng nghĩa với việc thất nghiệp, bằng mọi cách trở về quê hương nghèo khó. Chưa có thống kê chính xác, nhưng chắc chắn nhiều doanh nghiệp bị phá sản, đình đốn hàng loạt, các cửa hàng chưa muốn hay không thể mở lại vì giá thuê nhà, vì nguồn cung còn hạn chế, hệ lụy xăng dầu tăng giá…

Trong hoàn cảnh này, rất cần sự tỉnh giác để lắng nghe tiếng nói của người dân. Hay nói cách khác, việc lắng nghe và điều chỉnh chính sách, xử lý những quyết định chưa phù hợp vì lợi ích của số đông, hơn là cục bộ địa phương, là yêu cầu tối cần thiết để khôi phục kinh tế, ổn định lòng người, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh từng căn dặn: “Muốn cho dân chúng thành thật bày tỏ ý kiến, cán bộ phải thành tâm, phải chịu khó, phải khéo khơi cho họ nói… Như vậy, vừa nâng cao trình độ dân chúng, mà cũng vừa nâng cao kinh nghiệm của mình; và Bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiếnkinh nghiệm của dân, cùng với dân đặt kế hoạch cho thiết thực với hoàn cảnh địa phương, rồi động viên và tổ chức toàn dân thi hành” (“Dân vận”, Sự Thật số ra ngày 15-10-1949, với bút danh X.Y.Z, trích theo tạp chí Xây dựng Đảng, 27-8-2011).

Hơn lúc nào hết, giữa những ngổn ngang giai đoạn vượt qua khó khăn, khôi phục mọi mặt của đời sống xã hội trong trạng thái bình thường mới, người dân trông chờ những chính sách thiết thực, hợp lòng người hơn là các nghị quyết mang tính khẩu hiệu, hô hào. Đó là mong mỏi của dân chúng, động lực để cùng đưa đất nước đi lên trong bối cảnh chung trong khu vực và thế giới.

Hòa thượng Thích Trí Quảng trong một bài giảng đã nhấn mạnh “Hạnh lắng nghe để cứu giúp người hoạn nạn chủ yếu là hạnh của Quan Âm, hay của Bồ-tát sơ địa trở lên. Đức Phật dạy rằng Bồ-tát sơ địanhân gian thường làm người lãnh đạo. Hạnh của Quan Âm dạy các vị Bồ-tát phải tập lắng nghe, trên lắng nghe pháp âm Phật, dưới nghe quần chúng. Học theo hạnh Quan Âm, đầu tiên chúng ta lắng nghe pháp âm Phật để mở mang trí tuệ của chúng ta. Nhưng chúng ta không nghe trực tiếp từ Phật, thì nghe qua kinh sách. Và từ nghe qua kinh điển, sâu sắc hơn, mình nghe được pháp âm Phật”.

***

Chúng ta hiểu rằng lắng nghe là một phương pháp thực tập quan trọng giúp chuyển hóa thân tâm, là nhịp cầu cảm thông giúp cho ta định tĩnh, sáng suốt khai mở trí tuệ để trải rộng tâm từ chia sẻ nỗi khổ, niềm đau với người khác cùng vượt qua nghịch cảnhđến gần hơn với hạnh phúc chân thật của chính mình.

Lắng nghe là một kỹ năng căn bản để kết nối cộng đồng. Lắng nghe để hiểu mình, hiểu người, để trút bỏ những ưu phiền, lạc quan vui sống, xây dựng xã hội tốt đẹp.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 94)
Dùng bè để qua sông, qua sông rồi thì bỏ bè là thí dụ nổi tiếng về pháp phương tiện trong kinh Phật.
(View: 125)
Ông cha ta có câu “gieo nhân nào gặt quả ấy” hay “thiện có thiện báo, ác có ác báo”.
(View: 133)
Các anh chị GĐPT đồng phục áo lam, hoa sen trắng đã nhất tề cung nghinh kim quan Đạo Sư, mà bao lần Đạo Sư đã khuyến thỉnh, sách tấn để giữ trọn phương chăm Bi, Trí, Dũng GĐPT Việt Nam, thể hiện một chút tình, gánh kim quan trên vai để đền ơn đáp nghĩa.
(View: 126)
Đạo Phật do đức Phật Thích Ca mâu Ni (Sakya Muni Buddha) khai sáng ở Ấn Độ. Căn bản của giáo pháp là Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo
(View: 623)
Hình ảnh, âm thanh đi vào cõi vô tung, đồng vọng ngàn sau, bặt tích, hay lưu lộ hình ảnh đôi bạn chân tình nơi chốn hiu hắt bụi đường mà đôi chân không hề mỏi.
(View: 211)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(View: 195)
Nhĩ căn viên thông là khả năng mà Bồ-tát Quán Thế Âmthành tựu được nhờ vào sự tu tập ba phương pháp lắng nghe, tư duy và hành động (Văn, Tư, Tu).
(View: 238)
Người xưa nói “Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”. Dù cho miệng lưỡi thế gian có thế nào chúng ta vẫn an nhiên, “tâm không bị biến đổi, miệng không phát ra lời nói cộc cằn”
(View: 214)
Immanuel Kant (1724-1804) là triết gia vĩ đại, người sáng lập ra nền triết học cổ điển Đức.
(View: 269)
Tu tập hằng ngày chúng ta thường được các vị Thầy hướng dẫn, nhắc nhở nếu muốn giác ngộ, thoát khổ,
(View: 246)
Ven. Pannyavaro là một tu sĩ Phật giáo người Úc, Ngài đã cống hiếncả đời mình tu tập thiền định theo giáo lý Đức Phật.
(View: 238)
Kinh, Luật, Luận của Phật Giáo cả Nam Truyền lẫn Bắc Truyền đọc tụng suốt cả đời cũng không hết. Bởi lẽ lời Phật, lời Tổ quá sâu sắc nhiệm mầu
(View: 717)
“Để được làm người, sinh mệnh đó thực sự may mắn”.
(View: 601)
Quan điểm của Phật giáo nói chung, mọi biến động của đời sống tự nhiên và xã hội đều là biểu hiện của nghiệp, do nghiệp lực của nhân loại hiện hành chi phối.
(View: 611)
Trong Phật giáo Đại thừa, bản chất của sự giác ngộ được gọi là bồ đề tâm, có nghĩa là tâm thức tỉnh.
(View: 570)
Vào thế kỷ trước khi Đức Phật đản sinh, vùng đông bắc Ấn Độ đã trải qua những biến đổi sâu rộng làm định hình lại địa chính trị của khu vực một cách sâu sắc.
(View: 635)
Tâm trí của Đức Phật được gọi là bồ đề tâm, nghĩa đen là “tâm giác ngộ”. Bồ đề tâm có hai khía cạnh
(View: 643)
Hệ thống kinh điển trí huệ (bát nhã) tánh Không thường được xếp thành ba phạm trù: Văn tự Bát nhã, Quán chiếu Bát nhã, và Thật tướng Bát nhã.
(View: 619)
Tăng đoàn thời Đức Phật còn tại thế không những có hai giai cấp quyền quý tại Ấn Độ là Bà La Môn như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, Đại Ca Diếp,…
(View: 569)
Lịch sử truyền thừa của Ni giới ở một số bộ phái Phật giáo nói chung mãi đến hôm nay vẫn còn nhiều vấn đề chưa thể lý giải trọn vẹn.
(View: 574)
Thiện ngữ là nói lời lành, chân thật, nhẹ nhàng, xây dựng, đoàn kết, yêu thương.
(View: 559)
Cuộc sống rất ngắn ngủi, vì thế hãy phá bỏ cái tôi ngớ ngẩn của mình, nhanh chóng tha thứ, tin tưởng yêu thương thật lòng
(View: 641)
Một thời, Thế Tôn trú ở giữa dân chúng Sakka, tại Kapilavatthu, ở khu vườn Nigrodha.
(View: 610)
Bốn pháp giới Sự, Lý, Lý Sự vô ngạiSự Sự vô ngại là những từ ngữ của tông Hoa Nghiêm.
(View: 650)
Sống trên đời, có ai không mang ít nhiều âu lo? Người nghèo thì lo làm thế nào để mọi người trong gia đình mình đủ ăn đủ mặc.
(View: 591)
Trong những chúng đệ tử Phật, thì chúng cư sĩ tại gia chiếm số lượng đông đảo và có những ảnh hưởng nhất định đối với diện mạo của Phật giáo nói chung.
(View: 635)
Hạnh phúc chính là sự bình an của thân thể và sự yên tĩnh của tâm hồn.
(View: 610)
Cái vòng tròn vô hình lại quay trọn môt vòng, mùa thu lại về với đất trời Bắc Mỹ.
(View: 571)
Trong Trung luận của Bồ tát Long Thọ luận giảng về tánh Không, phần nhiều là những câu phủ định.
(View: 598)
Trong năm bộ Nikaya của hệ Pali, Đức Phật thường nói đến sự “không có lõi cứng” của các hiện tượng, từ thân tâm, cho đến thế giớichúng sanh.
(View: 609)
Mỗi người trong cuộc sống này luôn có một thử thách để chinh phụcvượt qua, đó là gì?
(View: 840)
Một trong những hình thức ta nuôi dưỡng phiền giận về chính mình là mặc cảm tội lỗi.
(View: 564)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 471)
Thực tập nhằm tăng cường khả năng tập trung hoặc chú ý đóng một vai trò quan trọng trong hầu hết các truyền thống tôn giáo lớn.
(View: 556)
Trong phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm thứ nhất của Kinh Hoa Nghiêm, các thiên vương, các thần vương cho đến các Đại Bồ tát nói kệ tán thán Phật
(View: 581)
Về pháp thiền quán vô thường tôi chia sẻ hôm nay, tôi sẽ không bàn đến đại vô thường như là cái chết, sự hủy diệt, sụp đổ hay sự chia ly.
(View: 582)
Sau khi quy y Tam bảo, vì muốn tìm cầu tri thức, tôi đã nỗ lực nghiên cứu kinh điển. Kinh Phật mênh mông như biển cả,
(View: 555)
Sống lâu, khỏe mạnh là một phước báu lớn. Nhưng không phải ai cũng có được phước báo này.
(View: 533)
Ăn chay không thực hành trong tâm lý cứng nhắc, khắc nghiệt mà ăn chay cần duy trì trong một tâm thái an lạc, nhẹ nhàng và hạnh phúc!
(View: 517)
Thiểu dục: là ít muốn. Tri túc: là biết đủ. “Thiểu dục tri túc”, tức là ít ham muốn và biết đủ.
(View: 479)
Biết chế ngự tâm thì sẽ giảm đi hoặc chấm dứt hẳn những tham vọng, cuồng nộ, sân hận, bẳn gắt, ganh tỵ, đố kỵ, si mê...
(View: 730)
Con người khi mất đi, vẫn còn âm hồn như trong đạo Phật vẫn luôn nhắc đến thuyết luân hồi,
(View: 494)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(View: 469)
Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ.
(View: 511)
"Một thời Đức Phật du hóa tại thành Vương-xá, trong rừng Trúc, vườn Ca-lan-đa. Bấy giờ, Tôn giả Tam-di-đề cũng đi du hóa ở thành Vương-xá, tại Ôn tuyền lâm.
(View: 551)
"Chánh niệm" - Đó là một từ được bàn tán nhiều khi một người lần đầu tiên tìm hiểu về thiền địnhPhật giáo. Chánh niệm là gì?
(View: 565)
Trí huệ là cái mỗi chúng sanh đều vốn có, chỉ vì bị khuất lấp do những che chướng tạm thời, phiền não chướngsở tri chướng, mà không thấy không biết
(View: 489)
Kinh Vu lan, một bản kinh ngắn nhưng hàm súc, tràn đầy ý nghĩa nhân văn, chan chứa đạo lý, thấm đẫm tình người và đặc biệtgiá trị giáo dục nhân cách với đặc trưng hiếu đạo.
(View: 550)
Đôi khi chúng ta sống cùng nhau, đi ngang đời nhau, đối diệnvới nhau nhưng lại chẳng thấy nhau.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM