Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Phụng Sự Một Mục Đích

Sunday, July 10, 202215:59(View: 3258)
Phụng Sự Một Mục Đích

Phụng Sự Một Mục Đích

Ajaan Lee Dhammadharo


Phước Lạc Thay Sự Xuất Hiện Của Chư Phật 


Ajahn Lee Dhammadharo  (1907–1961), là thiền sư theo truyền thống tu trong rừng của Phật giáo Thái Lan Nguyên thủy (Thai Forest Tradition).
 
Phương châm của sư là, 'Hãy tự mình tốt nhất có thể, và mọi thứ khác sẽ tốt theo.' Nếu bạn không quên mình vì lợi ích của những thứ bên ngoài, bạn phải tốt thôi. Vì vậy, bạn không nên quên mình.  Hãy phát triển giá trị nội tâm cho đến khi bạn thấy vừa lòng.

Người thế gian thường nói: "Đừng lo lắng về việc bạn tốt hay xấu, miễn là bạn có tiền". Điều này hoàn toàn trái ngược với Pháp: "Đừng lo lắng về việc bạn giàu hay nghèo, miễn bạn là người tốt."
****
Những phẩm chất tốt đẹp của bạn, nếu bạn không biết cách sử dụng, chúng có thể làm tổn thương bạn - giống như tiền bạc, tự nó không xấu, nhưng nếu bạn không biết cách chi tiêu một cách khôn ngoan, nó có thể làm hại bạn; hoặc giống như con dao sắc, nếu bạn không biết cách sử dụng, nó có thể gây hại cho bạn. Ví dụ, nếu bạn sử dụng con dao để giết người. Khi bị bắt, bạn sẽ bị tống vào tù hoặc bị xử tử, điều đó có nghĩa là bạn đã sử dụng con dao để tự sát.
****
Mỗi người chúng ta có bốn loại giá trị: hành động thiện, lời nói tốt lànhhành vi đúng đắn và tâm tư thiện lành.  Vì thế, chúng ta phải gìn giữ các giá trị này tốt nhất có thể.
 
Hầu hết chúng ta đều có lòng tốt, nhưng dường như ta không bao giờ mang chúng ra sử dụng. Thay vào đó, chúng ta chỉ thích trưng ra những thứ tồi tệ nhất để sử dụng. Nói cách khác, chúng ta giữ lòng tốt bên trong, nhưng thể hiện ra ngoài khía cạnh tồi tệ nhất của mình - như chén đĩa trong nhà: Những cái tốt chúng ta giữ trong tủ, và chỉ những cái cũ, trầy nứt được đặt trên bàn, vì ta sợ những cái tốt sẽ bị vỡ.  Đối với quần áo tốt cũng thế, ta không dám mặc vì sợ chúng sẽ cũ, ố hoặc rách. Vì vậychúng ta cất kỹ cho đến khi chúng bị mốc hoặc sâu bướm ăn đến nỗi không còn mặc được nữa và trở thành giẻ lau.  Kết quả là, chúng ta không nhận được bất kỳ lợi ích nào từ các vật có giá trịphù hợp với giá trị của chúng. Tương tựnếu chúng ta có bất kỳ sự tốt lành nào trong tâm nhưng không đưa nó vào sử dụng, thì nó không phục vụ mục đích nào cả, cho chính chúng ta hoặc cho người khác - giống như con dao bạn gói chặt cho đến khi bị rỉ sét: Nếu cuối cùng bạn mang nó ra để sử dụng, rỉ sét sẽ đầu độc bạn. Nếu vô tình bị cắt tay, bạn có thể bị uốn ván mà chết.
 
****
Người thông minh biết cách sử dụng cả thiện và ác mà không gây hại. Các vị A-la-hán thậm chí còn sử dụng ô nhiễm của họ sao cho lợi ích. Khi các vị hiền triết sử dụng ngôn ngữ bình thường, chúng cũng có thể phục vụ một mục đích tốt. Trong khi kẻ ngu sử dụng ngôn từ hoa mỹ, chúng cũng có thể là xấu. Nếu họ sử dụng ngôn từ không đẹp, thì còn tệ hại hơn. Một ví dụ về người sử dụng ngôn ngữ bình thường để phục vụ một mục đích tốt là Chao Khun Upali (Siricando Jan)[1]. Một lần, ngài được mời thuyết pháp trong cung điện tại các buổi lễ tang hàng tuần cho một hoàng tử trẻ mà cái chết của người này đã gây ra nhiều đau buồn cho thân tộc. Vào những tuần trước đó, một số vị cao tăng từ Wat Debsirin đã được mời thuyết giảng và tất cả đã tiếp tục nói về việc hoàng tử là một người tốt như thế nào, và thật đáng buồn khi hoàng tử không thể sống để làm nhiều điều tốt hơn cho thế gian. Những lời này càng khiến người thân khóc thương nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi đến lượt Chao Khun Upali thuyết giảng, ông không tiếp tục theo cung cách này.  Thay vào đó, ông bắt đầu với chủ đề chánh niệm về thân, mô tả sự xấu xí, hôi hám của thân, đầy những thứ ghê tởm: đàm, nước tiểu, gàu, mồ hôi, v.v. 'Khi thân hoại, không có điều tốt lành gì về nó,' ngài nói, 'nhưng mọi người ngồi xung quanh khóc lóc, kêu than với những giọt nước mắt chảy xuống má, nước mũi nhỏ xuống cằm. Với khuôn mặt thảm sầu đó, trông không hấp dẫn chút nào."
 
Những lời nói của ngài khiến những người đang khóc lóc rất xấu hổ đến nỗi họ ngừng khóc ngay lập tức, sau đó họ bày tỏ rất nhiều sự ngưỡng mộ đối với Chao Khun Upali và bài giảng của ngài. Đây là lý do tại sao người ta nói rằng người sử dụng miệng lưỡi sắc bén với kỹ năng là một nhà hiền triết tuyệt vờiNếu người ta khôn ngoan, thì bất kể họ nói gì, cũng phục vụ một mục đích tốt đẹp bởi vì họ có ý thức về thời giankhông gian và người họ đang tiếp xúc. Nếu điều ta nói sẽ phục vụ một mục đích, thì ngay cả khi lời nói nghe có vẻ khó chịu, chúng cũng nên được nói ra. Ngược lại, nếu lời nói không phục vụ một mục đích gì, thì ngay cả khi chúng nghe có vẻ dễ chịu, cũng đừng nên nói điều đó.
*     *     *
Các vấn đề của tôn giáo là vấn đề của trái tim. Đừng đi tìm chúng trong bụi cỏ, trong đền thờ hoặc trong các tu viện. Mặc dù người ta có thể hành thiện bằng lời nói và hành động của mình, nhưng đó vẫn là một vấn đề của thế gian. Các vấn đề của tôn giáo yên bình và tĩnh lặng, không có bất kỳ phiền phức hay bận tâm nào. Chúng nhắm đến tâm trí thuần khiết, không bị cản trở và tươi sáng. Với lòng tốt, ta không cần phải làm bất cứ điều gì nhiều cả. Đơn giản chỉ cần ngồi yên, và có sự thanh khiết.
 
Ví dụ có chú sadi nhỏ với phong cách điềm đạman tĩnh khi chú ra ngoài đi khất thực vào một buổi sáng, tình cờ bước vào khu nhà của một người cho vay tiền keo kiệt và vợ anh ta. Cho dù họ có cho bất kỳ thức ăn nào vào bình bát của chú hay không, chú không có chút quan tâm, và chú không hề mở miệng để nói lời nào. Khi chú sadi rời đi – bát của chú vẫn trống rỗng – chú vẫn thông thả, bình tĩnh bước đi.  
 
Vợ của người cho vay tiền, thấy thế trở nên tò mò, nên theo dõi chú sadi từ xa.  Đến một điểm chú sadi đột nhiên cảm thấy phải đi vệ sinh. Chú cẩn thận đặt bát của mình xuống và, dùng chân dọn sạch lá, làm một khoảng trống dưới đất để nước tiểu không chảy tràn lan ra bất cứ nơi nào. Rồi nhìn sang phải, trái và xung quanh để đảm bảo không có người đi qua, chú ngồi xổm xuống để đi tiểu một cách kín đáo, theo đúng quy luật.[2]  Khi xong việc, chú sadi lại dùng chân để che chỗ bẩn bằng cát và lá như trước đó, rồi nhặt bát lên và thông thả đi tiếp.
 
Vợ của người cho vay tiền, vẫn quan sát từ xa , khi nhìn thấy các hành động của chú sadi, cô liền nghĩ rằng có thể chú sadi đã chôn giấu thứ gì có giá trị.  Cô lần mò đến chỗ đó, dùng tay cào bới chỗ mà chú sadi đã lấp cát, và ngửi xem đó là gì – và rồi cô nhận ra đó là nước tiểu.
 
Chú sadi đã xem nước tiểu của mình như thể đó là vàng. "Nếu đó là cái có giá trị hơn thế này," cô nghĩ, "chắc chắn là chú ấy sẽ hết sức quan tâm đến nó. Với cách cư xử như thế này, ta nên nhận chú làm con nuôi của mình. Chắc chắn chú sẽ chăm sóc tài sản của ta để đảm bảo rằng nó sẽ không bị lãng phí.'  Cô ấy về nhà nói lại với chồng mình, người rất ấn tượng với câu chuyện của cô, đã cho người hầu đi mời chú sadi về nhà và thông báo cho chú ấy về ý định của họ.
 
Tuy nhiên, chú sadi đã từ chối lời đề nghị làm người thừa kế của họ, nhưng dạy họ Pháp, giúp cho họ thấy những quả lành của việc thực hành bố thígiới hạnh và thiền định. Người cho vay tiền và vợ đã vô cùng xúc động, bỏ được tính keo kiệt của họ, và xin được quy y Đức Phật, Pháp và Tăng từ ngày đó trở đi.
 
Dần dần, hai vợ chồng đã tiến bộ trong việc giữ giớithiền định và thực hành đúng đắn đến mức cả hai đều có có thể được giải thoát. Sau đó, họ đã cúng dường một khoản tiền lớn để xây dựng một nơi tưởng niệm trên chỗ chú sadi đi tiểu, như một lời nhắc nhở về lòng tốt đã phát triển bên trong họ từ vũng nước tiểu của chú sadi ngày hôm đó.
 
Tóm lại, các vấn đề của tôn giáo là: 'sacitta-pariyodapanam' —làm cho tâm hoàn toàn trong sạchrõ ràng và thuần khiết'Etam buddhana-sasanam' —Đây là cốt lõi của những lời dạy của Đức Phật.
 
______________________
Diệu Liên Lý Thu Linh 6-2022
 
(Chuyển ngữ từ  Thực Phẩm Của Tâm: 18 Pháp Thoại về Việc Luyện Tâm, của Thiền sư Phra Ajaan Lee Dhammadharo. 4 Tháng 11, 1958. 
Nguồn Food for Thought: Eighteen Talks on the Training of the Heart, by Phra Ajaan Lee Dhammadharo.
https://www.dhammatalks.org/ebook_index.html...  )
 
 [1] Chao Khun Upali Gunupamacariya (Jan Siricando), người bạn thời thơ ấu của Ajaan Mun, là một trong những vị tăng có cấp bực cao nhất ở Thái Lan, vào những năm đầu của thế kỷ này.

 

[2] "Không bị bệnh, tôi sẽ không đi đại tiện hoặc đi tiểu trong khi đứng: một giới luật phải giữ."  Một trong những quy luật của các tu sĩ.

"Not being ill, I will not defecate or urinate while standing: a training to be observed." One of the miscellaneous training rules for monks.

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 65)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 154)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 161)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 213)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 211)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 232)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 237)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 269)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 244)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 340)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 335)
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 339)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 366)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 402)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 406)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 435)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 442)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 431)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 436)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 460)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 448)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 450)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 500)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 478)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 455)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 438)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 440)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 602)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 469)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 493)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 457)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 509)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 419)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 418)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 499)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 563)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 505)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 481)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 493)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 607)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 541)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 585)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 666)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 709)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1514)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 769)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 909)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 579)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 583)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 546)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM