Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Cầu Phật Gia Hộ

15 Tháng Mười Hai 202209:29(Xem: 1760)
Cầu Phật Gia Hộ
CẦU PHẬT GIA HỘ

Minh Ngọc


Những Yếu Tố Tạo Nên Sự Sống Và Sự Chấm Dứt Của Sự Sống

Đi chùa lễ Phật, cầu gia hộ. Trước buổi học Phật pháp, hay lễ hội Phật sựnghi thức đầu tiên đều là “niệm Phật cầu gia hộ”. Bắt đầu niệm hương trước thời khóa tụng cũng đều đọc câu “Cầu Phật từ gia hộ…”. Xuân về cũng thường chúc tụng nhau bằng câu đầu là “Cầu Phật gia hộ”, v.v… Nó trở thành câu cửa miệng quen thuộc của người con Phật. Vậy, Phật là vị Thần bảo hộ cho mọi người ư? Là Đấng quyền năng có thể ban cho mọi người sự an lành hạnh phúc chăng? Hay chỉ là vị Thầy dẫn đường cho chúng sanh?

Trong Tạp A Hàm quyển 46, số 1229 bài kinh Tự Hộ, Vua Ba Tư Nặc đã từng suy nghĩ về vấn đề này và được Phật giải đáp dứt khoát:

“… Bạch Thế Tôn, con một mình ở chỗ yên tĩnh tư duy tự nghĩ: “Thế nào là tự hộ, thế nào là không tự hộ?”. Rồi lại nghĩ: “Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết những người này là không tự hộ. Nếu người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự hộ.

Phật bảo Đại vương:

“Đúng vậy, Đại vương! Đúng vậy, Đại vương! Nếu người nào thân hành ác hạnh, khẩu hành ác hạnh, ý hành ác hạnh, nên biết những người này là không tự hộ, mà nói là hay tự phòng hộ. Tuy nói là tự phòng hộ bằng quân voi, ngựa, xe, bộ, dùng chúng để tự phòng hộ, nhưng thực ra không phải là tự phòng hộ. Vì sao? Vì tuy phòng hộ bên ngoài, nhưng không phòng hộ bên trong. Cho nên Đại vương! Đó gọi là không tự phòng hộ.

Đại vương, Nếu người nào thân hành thiện hạnh, khẩu hành thiện hạnh, ý hành thiện hạnh, nên biết những người này là tự phòng hộ. Tuy họ không dùng quân voi, ngựa, xe, bộ để tự phòng hộ nhưng thực ra là tự phòng hộ. Vì sao? Vì phòng hộ bên trong. Đó gọi là khéo tự phòng hộ, chẳng cần phòng hộ bên ngoài.

Bấy giờ, Thế Tôn lại nói kệ:

Khéo phòng hộ thân khẩu

Và tất cả ý nghiệp

Tự hộ bằng tàm quý

Đó là khéo phòng hộ”.

Nếu thân luôn làm điều tốt đẹp, không hại người, làm tổn thương mạng sống chúng sanh, không trộm cắpxâm phạm sở hữu riêng tư của mỗi người, không tà dâmphá hoại hạnh phúc gia đình người khác; miệng không nói dối gạt ai, không chửi rủa ai, không ly gián ai, không đặt điều đơm đặt ai; ý nghĩ không hận thùganh ghéttham lam ác, thủ đoạntranh chấp hơn thua v.v… thì làm gì có kẻ thù, bạn xấu? Ăn no. Ngủ yên. Đi đứng nằm ngồi, nói năng, im lặng ung dung tự tại. Không âu lo. Không sợ hãi… như trong Kinh Tương Ưng bộ I, 136, Phật nói bài kệ“Khi thức không âu lo./ Khi ngủ chẳng sợ hãi./ Ngày đêm không khởi lên,/ Phiền não bận lòng Ta,/ Ta không thấy tai hại./ Một chỗ nào trên đời”. Thì đâu  cần có bảo vệ bên ngoài, nào quân đội voi ngựa… súng ống quanh mình?! Phật chẳng gia hộ cho ai cả, chỉ tự mình gia hộ cho mình thông qua những hành động, lời nói ý nghĩ thiện mà thôi. Ngược lại, nếu cứ tạo ác nghiệp thân khẩu ý, không biết hổ thẹn ăn năn hối cải, thì có cầu tam thiên chư Phật Bồ tát, đọc thiên kinh vạn quyển, trì vạn vạn thần chú, lạy bách bách hồng danh, lập đàn đàn cầu nguyện… mong quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, gia đình hưng vượng, sự nghiệp hanh thông… gia hộ bên ngoài thì tai họa vẫn triền miên phủ dập đến mình. Vì sao? Vì Phật không là Đấng có quyền năng hóa giải nghiệp báo của chính mình tạo ra.

Trong khá nhiều bài kinh, Phật từng khẳng định sự vô ích của việc cầu xin gia hộ. Như trong Tương Ưng Bộ tập IV, Phật dùng ví dụ người cả đời làm mười điều ác, sau khi mạng chung cầu xin sanh về cõi thiện, khác nào quăng tảng đá vào hồ nước, và cầu nguyện cho chúng nổi lên… Thật không có việc ấy. Hoặc trong Kinh Tăng Chi Bộ III, Phật ví dụ hình ảnh con gà mái ấp trứng. Nếu tu tập không đúng cách mà cứ mong các gà con mổ vỏ trứng thoát ra một cách an toàn và trưởng thành, thì không thể nào được. Hoặc ví dụ người ép cát tìm dầu trong kinh Trung Bộ I, hoặc Kinh Khả Lạc trong Tăng Chi II v. v… Tất cả hầu hết suốt trong các bài kinh Phật dạy đều nói phải quay về chính mình cầu mình gia hộ. Vì sao? Vì Phật không ngoài bản thân mình. Phật là chính mình. Cho đến Sơ tổ Thiền phái Trúc Lâm Việt Nam cũng từng dạy: “Vậy mới hay! Bụt ở trong nhà/ Chẳng phải tìm xa/ Nhân khuẩy bổn nên ta tìm Bụt/ Đến cốc hay chính Bụt là ta” (Cư trần lạc đạo phú - hội 5).

Không những Phật không là thần linh, Đấng quyền năng ban ân thưởng phạt mà Phật còn từng nói các đệ tử đừng mong dựa dẫm nơi ta. Hãy dựa vào chính bản thân mình. “Như vậy này Ananda, Tỳ kheo tự mình là ngọn đèn cho chính mình, tự mình y tựa chính mình, không y tựa một cái gì khác, dùng chánh pháp làm ngọn đèn, dùng chánh pháp làm chỗ nương tựa, không nương tựa một cái gì khác” (Tương Ưng Bộ 5, chương 3, phẩm Ambapàli, phần Bệnh). Chánh pháp là gì? Là chánh quán trên thân, thọ, tâm, pháp; nhiệt tâm, tỉnh giácchánh niệm nhiếp phục tham ưu ở đời… Nói rộng hơn đó là Bát chánh đạocon đường tám nhánh. Thấy biết chánh, suy nghĩ chánh, lời nói chánh, hành động chánh, nghề nghiệp chánh, tinh tấn chánh, nghĩ nhớ chánh và thiền định chánh. Tám chánh này có năng lực gia hộ cho mình. Tám hướng tám vị thần bảo hộ đời mình.

Ngày Xuân đến chùa lễ Phật cầu bình anhạnh phúc đến mình và mọi người, cũng là cầu cho mình và mọi người làm nhiều hơn điều thiện. Làm thiện hoài cả sát na, cả giây, cả phút, cả năm rộng tháng dài, cả hơi thở, cả đời… mỏi mệt… chỉ mong hai chữ bình yên mà còn chưa đủ, chưa được. Vì sao? Vì người xưa từng nói: “Một đời làm thiện, thiện vẫn chưa đầy, một giây làm ác, ác đã có dư”, huống là ba ngày Tết thắp vài nén nhang cầu Phật, mà Phật gia hộ ư?! Hãy thương Phật, đừng biến Phật thành ông thần hộ mệnh. Thương Phật là thương mình, tự hộ lấy mình. Và Phật sẽ bên mình gia hộ mãi mãi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
(Xem: 102)
Một ngày nọ, Phật thấy một vị tăng khóc bên ngoài lối vào Tịnh xá Jetavana Vihara (Kỳ đà tinh xá).
(Xem: 167)
Trong những ngày vừa qua, câu chuyện về một vị sư mang tên T.M.T lan truyền trên mạng xã hội với hình ảnh một vị đầu trần
(Xem: 186)
Lòng từ bi giống như một hạt giống lành đặt vào lòng đất, từng ngày lớn lên thành sự thấu cảm, yêu thương.
(Xem: 171)
Bài bác có nghĩa là phủ nhận một điều gì đó và dùng lý lẽ để chứng minh điều đó là không đúng, theo sự hiểu biết của cá nhân của mình.
(Xem: 262)
Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta gặp phải nhiều áp lực và lo lắng từ công việc, cuộc sống xã hội, về giao tiếp theo truyền thống và trên mạng xã hội.
(Xem: 288)
Là Phật tử, chúng ta thường được nghe giảng “đạo Phật là đạo của từ bi và trí tuệ”, nhưng ý nghĩa thật sự của đạo Phật là gì?
(Xem: 427)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi một cá nhân chúng ta thường không để ý đến hiệu quả của lòng thương trong nhiều trường hợp ứng xử hoặc trong nhiều công việc thường ngày.
(Xem: 318)
Phra Ajaan Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rừng.
(Xem: 326)
Ở đây, này Hiền giả, vị Thánh đệ tử thành tựu lòng tinbất động đối với Đức Phật… đối với Pháp…
(Xem: 395)
húng ta có thân này là do nghiệp. Nghiệp được hiểu đơn giản nhất, đời thường nhất là thói quen.
(Xem: 363)
Trong chùa có một anh câm. Không ai nhớ anh ta đến chùa từ bao giờ, vả lại cũng không mấy người để ý đến anh ta.
(Xem: 351)
Danh và thực trong đời sống xã hội là nói cái tên gọi và thực chất, chức danh và khả năng, danh vị và tài đức.
(Xem: 322)
Theo giáo thuyết nhà Phật, quán tưởng là tập trung tư tưởng để quan sát, phân tích và suy nghiệm một vấn đề, giúp cho thân an và tâm không loạn động, cũng như được chánh niệm.
(Xem: 370)
Theo Phật giáo, hồi hướng được làm với lòng ước nguyện để chuyển đổi những thiện hành trở thành nguyên nhân để giúp một người đạt được toàn giác.
(Xem: 369)
Như người bị trúng tên độc là một trong những ảnh dụ gây ấn tượng mạnh mẽ về những việc cần làm ngay.
(Xem: 293)
Là một công dân, bạn có thể trở nên dễ phục tùng các mệnh lệnh, sẵn sàng nhượng bộ các quyền của bạn hơn vì những lời hứa mơ hồ về sự an toàn.
(Xem: 240)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 288)
Đã xuất gia thì không ai là người ác cả, ác Tỷ kheo dùng để chỉ cho những người xuất gia tiến bộ chậm, chưa chuyển hóa các tập khí xấu ác của chính mình.
(Xem: 309)
Con người khổ đau vì không biết và không thể sống đời sống chân thực (real life). Đời sống chân thựctrong bài này được gọi là “thực tại của đời sống”.
(Xem: 397)
Hiện tại chính là thời kỳ mạt pháp, pháp đã đến đoạn cuối của nó. Phần đông không chú trọng vào sự tu hành,
(Xem: 459)
Hôm nọ lúc Đức Thế Tôn đang giảng dạy ở tu viện Kỳ Viên, có một ông say rượu loạng quạng đi vô và nói "Thế Tôn, Con muốn xuất gia đi tu".
(Xem: 466)
Bốn mươi lăm năm thuyết pháp, Đức Phật đã dày công thiết lập nên lộ trình TU CHỨNG duy nhất, là VĂN - TƯ - TU.
(Xem: 477)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 440)
Chữ “tu” có nghĩa là “sửa đổi” hay “thay đổi”. Sửa chữa những hành vi bất thiện sai lầm để bản thân trở nên tốt đẹplương thiện hơn.
(Xem: 459)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(Xem: 716)
Chết an lànhmong mỏi to lớn và sau cùng của một kiếp nhân sinh. Ngoài đời hằng mong sinh thuận tử an.
(Xem: 683)
Pháp giớivũ trụ được các bậc giác ngộ chứng ngộ.
(Xem: 963)
Một số bài pháp hay nhất mà tôi từng nghe là những bài pháp của Đức Phật.
(Xem: 540)
Huyền thoại truyền thống về cuộc đơi Đức Phật kể lại rằng trong suốt thời niên thiếu và vào tuổi trưởng thành, thái tử Siddhattha
(Xem: 771)
Xã hội ngày nay, đời sống hiện đại phần nào làm con người bị cuốn vào guồng xoay vật chất như “thiêu thân”.
(Xem: 592)
Con đường giải thoát, tức là Bát Chánh Đạo. Có thể gói trọn vào một câu, hay hai câu, hay vài câu được không?
(Xem: 591)
Ái là tâm yêu thích. Người đời thì yêu thích nhiều thứ nên biển ái mênh mông.
(Xem: 470)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(Xem: 582)
Thiền sư Sawaki luôn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc hành thiền hơn là học kinh sách hay tham công án.
(Xem: 557)
Cách đây hơn 2500 năm trước, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã từng dự ngôn
(Xem: 736)
“Sinh ra, tồn tại, suy biến và hoại diệt trong từng thoáng chốc. Thế gian được thấy như thế...”
(Xem: 526)
Một trong những giả định đằng sau Phật giáo đương đại (Contemporary Buddhism) là 'thông điệp' của Phật giáo có thể truyền đến...
(Xem: 909)
Con đường Bồ tát gồm hai sự tích tập trí huệ và tích tập công đức. Hai sự tích tập này đầy đủ thì được gọi là Lưỡng Túc Tôn, bậc hai sự đầy đủ, tức là một vị Phật.
(Xem: 655)
Có người nói thế giới này hư hoại, thật ra thế giới không có hư hoại. Vậy thì cái gì hư hoại?
(Xem: 651)
Buông bỏ là một hạnh lành, không phải người nào cũng làm được. Xả bỏ được bao nhiêu thì nhẹ nhàng và thong dong bấy nhiêu.
(Xem: 1086)
Nhân dịp Năm Mới, tôi xin cảm ơn tất cả những người đã gửi cho tôi những lời chúc tốt đẹp, và tôi xin gửi lời chào đến tất cả chư Huynh Đệ trên khắp thế giới.
(Xem: 749)
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là...
(Xem: 645)
Theo truyền thuyết, rồng là loài vật linh thiêng, có thần thông, có khả năng làm mưa, phun ra khói, lửa, thăng, giáng, ẩn, hiện, biến hóa lớn nhỏ một cách tự tại.
(Xem: 998)
Trí tuệ giống như ánh sáng, và có ba cấp độ:
(Xem: 610)
Chúng ta thường nghe dặn dò rằng, hãy tu đi, đừng nói nhiều, đừng lý luận nhiều, đừng dựa vào chữ nghĩa biện biệt sẽ dễ loạn tâm
(Xem: 730)
Trước khi tìm hiểu chủ đề “Nương thuyền Bát nhã là gì? ”, chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của từ Bát nhã.
(Xem: 713)
Từ “Phật” (Buddha) đã được biết đến và lưu truyền trước khi Đức Phật xuất hiệnẤn Độ.
(Xem: 686)
Đức Phật, Ngài là con người, bằng xương bằng thịt, như bao nhiêu con người khác...nhưng Ngài là một con người giác ngộ, tỉnh thức...
(Xem: 707)
Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc.
(Xem: 701)
Trời có lúc nắng lúc mưa, người có lúc may mắn hoặc xui xẻo. Nhưng không có cái gì tự dưng sinh ra hay mất đi, tất cả đều có lý do của do của nó.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant