Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Đức Tin Người Học Phật

Tuesday, December 27, 202209:21(View: 2583)
Đức Tin Người Học Phật

Đức Tin Người Học Phật

Thích Nguyên Hùng

 Những Yếu Tố Tạo Nên Sự Sống Và Sự Chấm Dứt Của Sự Sống



Niềm tin
 là nguồn nguyên liệu cần thiết cho sự sống. Không có niềm tincon người ta sẽ chết, hoặc sống gần như chết, sống thác loạn, điên cuồng, buông thả, bất cần đời. Nhưng niềm tin là gì và tin vào cái gì? Đó và vấn đề mà mỗi chúng ta phải tự hỏi lại để thẩm định giá trị niềm tin của mình. Nếu tin tưởng vào một điều gì đó mà dẫn đến bế tắc, khủng bốbạo động, mất an ninh, thì đó không phải là niềm tin mà là cuồng tín. Còn tin mà không hiểu điều mình tin là gì thì đó là mê tín. Bạn chắc chắn không phải là hạng người này?

Sau khi thành đạođức Phật ngạc nhiên khi nhận ra rằng: “Tất cả chúng sanh đều vốn có đầy đủ đức tướng của Như Lai”. Rồi Ngài tuyên bố: “Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành”. Đó là sự khởi đầu của niềm tin trong Phật giáoNiềm tin này hoàn toàn xa lạ với nhân loại đương thời, vốn đã có niềm tin in sâu vào tận gốc rễ tâm hồn của mình, rằng con người được sanh ra từ đấng Phạm thiên hay Thượng đế, ở một chi phần nào đó trong cơ thể ngài, để rồi an phận trong cái giai cấp vô lý mà xã hội phân định, tin mọi khổ đau hay hạnh phúc của đời người đều tùy thuộc vào một đấng tạo hóa nào đó có quyền năng ban phước giáng họa…

Khác với niềm tin mù quáng đó, người Phật tử tin Phật là đấng giác ngộ đã thành, được gọi là tín căn, một trong năm pháp tu gọi là Ngũ căn. Kinh Tương Ưng V, đức Phật dạy: “Vị Thánh đệ tử có lòng tin, đặt lòng tin ở sự giác ngộ của Như Lai: Đây là Thế TônNhư LaiỨng CúngChánh Biến TriMinh Hạnh TúcThiện ThệThế Gian GiảiVô Thượng SĩĐiều Ngự Trượng PhuThiên Nhân Sư, Phật”. Tin như thế là hoàn toàn có cơ sở và kiểm chứng được. Đức Phật không bao giờ bắt buộc ai tin một điều gì mà không suy luậnkhông giải thích và không chứng nghiệm được. Ngài nói: “Ai tin ta mà không hiểu ta là phỉ báng ta”. Rõ ràng, tin Phật mà không hiểu được, không biết được đức Phật qua mười hiệu nêu trên thì có nghĩa là phỉ báng Ngài.

Tin Phật là đấng giác ngộ đã thành không phải để tôn thờ, sùng kínhlễ lạy mà để thực hành tu tập theo Ngài, để mình cũng được thành Phật như Ngài, tức là tin vào khả năng thành Phật của chính mình. Điều này thì Khởi tín luận, khi trả lời câu hỏi người Phật tử phải tin vào điều gì, đã ghi: “Bốn sự tin thì một là tin căn bản, là thích thú nghĩ nhớ tâm thể chân như. Hai là tin Phật, rằng ngài có công đức siêu việt, nên mình luôn luôn nghĩ đến sự thân gần, hiến cúng và tôn kính để phát sanh thiện căn, mong được tuệ giác hoàn hảo của ngài. Ba là tin Pháp, rằng pháp ấy có lợi ích vĩ đại, nên mình luôn luôn nghĩ đến sự làm theo các pháp ba la mật. Bốn là tin Tăng, rằng các vị ấy tu hành chính xác để tự lợi lợi tha, nên mình luôn luôn thích thú thân gần Bồ tát tăng để cầu học sự tu hành đúng như sự thật”. Rõ ràng trong bốn sự tin, thì niềm tin nào cũng hướng chúng ta đến sự nỗ lực tinh tấn hay nương tựa vào chính hải đảo của tự thân để thành tựu “tự tánh Tam bảo”, đạt đến cứu cánh giải thoátĐặc biệtniềm tin căn bản phải là tin vào tâm thể chân như của chính mình. Tâm thể chân như chính là bản thể thanh tịnh của chúng sanh, ở đó, Tâm – Phật – Chúng sanh, cả ba đều đồng một thể, không hề sai khác.

Tâm thể chân như ấy là Phật tánh nơi ta và nơi mỗi chúng sanhVì vậyPhật giáo tôn trọng tất cả mọi loài chúng sanh và tin rằng tất cả rồi sẽ thành PhậtNiềm tin ấy là cả một chân trời hy vọngthương yêu và hướng đến xây dựng một thế giới hòa bình, hơn nữa là kiến thiết nhân gian Tịnh độ. Vì rằng, “chúng sanh vốn là Phật đà, dẫu cũng vốn có vô minh, nếu chúng sanh không vốn là Phật đà, thì tu hành cũng không thành Phật đà” (Kinh Viên Giác). Chính niềm tin này là động lực phát triển tâm từ, lòng thương yêu tất cả mọi người và mọi loài nơi mỗi chúng ta, tạo thành nguồn năng lượng cho cuộc sống tươi đẹp, lành mạnh, tràn đầy hy vọng và sự tin tưởngtôn kính lẫn nhau, dù trong hoàn cảnh nào. Không phải đại tướng cướp Angulimàla đã tu tập và chuyển hóa thành A la hán Bất hại, kỹ nữ Liên Hoa Sắc trở thành A la hán có thần thông đệ nhất trong hàng Ni chúng… đã cho chúng ta những niềm tin tươi đẹp đó sao!

Khởi tín luận, như vậy, “đã đưa chúng ta đến tột đỉnh của sự tự tín, xác quyết rằng chúa tể của ta chính là ta đây”. Niềm tin như vậy, đối với chúng sanh từ lâu đã tự đánh mất chính mình, bị mây mờ vô minh che lấpquả thật là khó tin! Cho nên, đối với sự tu tập trong Phật pháp, nhất là sự tu tập đó nhằm đến mục đích giác ngộ thành Phậtniềm tin trở thành vô cùng cần thiết. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Tín là căn nguyên của đạo, là mẹ của mọi công đức, nuôi lớn hết thảy thiện pháp, đoạn trừ lưới nghi, đưa vượt qua dòng nước ái dục, khai thị con đường tối thượng dẫn đến Niết Bàn”. Dù vậy, niềm tin đó không gì khác hơn là tin vào chính mình, tin vào định luật Nhân quả, tin nguyên lý Duyên khởi, tin chân lý của cuộc đời là Tứ diệu đế.

Thật vậy, tin nhân quả cũng là tin vào chính mình. Tin rằng khổ đau hay hạnh phúc là do chính mình tạo ra bằng những hành động, nói năng và suy nghĩ bất thiện hay thiện lành. Đạo Phật không tin vào bất cứ một đấng Thượng đế hay Tạo hóa nào có quyền ban phước giáng họa hay chi phối đời sống của mình, mà chỉ tin vào định luật Nhân quả: gieo nhân nào gặt quả nấy. Trong Tăng Chi bộ kinh, đức Phật dạy: “Ta là chủ nhân của nghiệp, là kẻ thừa tự của nghiệp, nghiệp là thai tạng, nghiệp là quyến thuộc, nghiệp là điểm tựa. Phàm nghiệp nào đã làm, thiện hay ác, ta sẽ thừa tự nghiệp ấy”. Do đó, tin Nhân quả là tin rằng, thành Phật hay thành chúng sanh, sống cuộc đời hạnh phúc hay khổ đau, sang hay hèn, phú quý hay bần tiện… đều tùy thuộc vào chính bản thân mình, có tu tập hay không tu tập. Nhận rõ được quả báo hành vingôn ngữ và ý niệm của chính mình như vậy, chúng ta sẽ không trách người, trách trời, trách đất gì hết, chỉ biết tự trách mình, cho nên không còn khổ đau nữa, trái lại chúng ta sẽ tích cực tu tâm dưỡng tánh, làm sao cho mỗi ngày mỗi tốt đẹp hơn, để cuộc đời được tươi sáng hơn, gia đình được hạnh phúc hơn.

Tin nguyên lý Duyên khởi là do hiểu mà tin. Hiểu rằng mọi sự mọi vật trong vũ trụ vạn hữu đều nương vào nhau mà sanh khởitồn tại và hoại diệt. “Do cái này sanh nên cái kia sanh, do cái này diệt nên cái kia diệt”. Vũ trụ vạn hữu đã nắm tay nhau để đưa chúng ta ra đời. Làm sao chúng ta có thể nói được rằng sự hiện hữu của chúng ta đây lại không có mặt của ngọn cây lá cỏ vô tình kia? Kinh Đoạn Tận Ái cho chúng ta biết, thân thể của con người gồm có nội thân và ngoại thân. Nội thân chính là bốn yếu đất (chất rắn), nước (chất lỏng), gió (hơi thở) và lửa (nhiệt lượng) trong cơ thể của ta. Ngoại thân chính là yếu tố tứ đại bên ngoài chúng ta, tức là môi trường sống. Quả nhiên, bằng con mắt tuệ giácchúng ta thấy, chứ không phải chỉ tin, trong cành cây ngọn cỏ kia đều ẩn chứa sự sống lung linh mầu nhiệm của chính bản thân mình (Nhất tức nhất thiếtnhất thiết tức nhất – Kinh Hoa Nghiêm). Sự hiểu biết này đã đánh tan mọi tư duy hữu ngã, nguyên do của khổ đau sanh tử luân hồi, để đạt đến tuệ giác vô ngã, thấy mình với tha nhân là một, thấy mình với vũ trụ vạn hữu không thể tách rời nhau. Đây là tuệ giác giải thoátTình thương yêu sẽ tràn ngập thế gian này từ niềm tin trí tuệ đó. Và thế giới sẽ hòa bình, nhân gian sẽ thành Tịnh độ, nếu ai cũng được giáo dục để có được sự tin hiểu này.

Không có sự hiện hữu nào lại không có duyên do của nó. Vì vậysự thật hay chân lý của cuộc đời luôn luôn tồn tại theo hai cặp phạm trù: khổ - nguyên nhân của khổ, và hạnh phúc – phương pháp đạt được hạnh phúc. Một sự thật như vậy có cần có niềm tin mới thể nhập được hay chỉ cần có trí tuệ? Cả hai đều cần thiết. Bởi vì, bốn sự thật cao cả (Tứ diệu đế), bao hàm các giáo pháp như Vô thườngVô ngãTánh không, Thật tánh… không thể chỉ hiểu và chấp nhận bằng tư duy và lý luận suông mà được, mà cũng cần phải có niềm tin. Cho nên, luận Đại trí độ mới nói: “Biển Phật pháp mênh mông nhưng có thể thâm nhập bằng tín”. Đức Phật cũng dạy: “Nếu đệ tử của Ta là hạng tuỳ tín tăng thượng, sau khi y vào minh tín, bằng tuỳ thuận pháp trí mà đạt đến cứu cánh” (Kinh Thắng Man). Nghĩa là, cũng có người nhờ vào tín tâm, nghe và tin những điều Phật dạy, rồi cứ y theo đó mà tu tập cho đến khi thấy được Thánh đếTuy nhiên, cũng có người sau khi nghe Phật giảng giảiđủ khả năng tự mình quán sát, phân tích, rồi theo đó mà tu tập để thấy được Thánh đế. Ở trường hợp này, đức Phật khuyến khích: “Pháp của Ta là đến để thấy chứ không phải để tin”.

Cuối cùng, “Ví như nhà vua, tạo lâu đài nơi bên thành, xây đắp chắc chắn, khiến không thể hư nát; bề trong quốc gia yên ổnbề ngoài ngự phòng oán địchPhật tử cũng vậy, phải kiên cố lòng tin tưởng đức Như Lai, khi lòng tin đã vững vàng thì quyết không theo những kẻ sa môn ngoại đạophạm chí ác ma và ác thế gian. Ấy là đã xây dựng được lòng tin như lâu đài bền chắc. Là Phật tử phải bỏ điều ác, điều xấu mà tu các pháp lành” (Kinh Trung A Hàm). Dù vậy, “Người có lòng tin mà không hiểu giáo lý thì dễ tăng trưởng vô minh mờ ám, người hiểu giáo lý mà không lòng tin thì dễ tăng trưởng tà kiến. Cho nên lòng tin và hiểu biết phải cùng đủ mới làm cội gốc tu hành” (Kinh Niết Bàn). Vậy nên, những ai tự cho mình là Phật tử, thì điều trước hết, phải tự tín rằng mình đích thực là “Như Lai chân tử”, có quyền được thừa kế gia sản giàu có của ba đời chư Phật. Gia sản đó chính là Tứ vô lượng tâm, là Sáu ba la mật, là cả bầu trời tự dogiải thoátan lạc tuyệt đối… Xã hội ngày một thác loạn, tham nhũng, khủng bốbạo hành xảy ra khắp nơi; thanh thiếu niên thì hư hỏng, mất gốc, tệ nạn ma túy, mại dâm; thiên nhiên thì ô nhiễmthiên tai... đã khiến cho nhân loại mất hết niềm tin vào cuộc sống. May thay, người Phật tử vẫn có cả một kho tàng giáo lý nhiệm mầu từ bi vô ngã để cống hiến cho cuộc đời niềm tin yêu và hạnh phúc.

Xin chắp tay cầu nguyện cho tất cả chúng sanh đều thành Phật đạo!

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 32)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 40)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 92)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 114)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 183)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 260)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 208)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 232)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 239)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 268)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 262)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 293)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 320)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 452)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1082)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 354)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 447)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 309)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 306)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 334)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 354)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 340)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 354)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 362)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 360)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 350)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 349)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 354)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 401)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 376)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 568)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 434)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 424)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 422)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 445)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 430)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 477)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
(View: 492)
Tánh Không được đồng hóa với như mộng. Đây là điều hệ thống Kinh Đại Bát Nhã thường nói.
(View: 570)
Toàn thể thế giới chúng ta, bên ngoài là thế gian, bên trong là tâm. Tất cả chúng là một biển vô tận của các pháp hữu vi đang vận hành.
(View: 471)
Việc tu tậpthiền viện nhấn mạnh vào việc hoàn thành mọi công tác tốt đẹp. Là tu sĩ, chúng tôi đặt nặng giá trị của việc chánh niệm về những điều bình thường
(View: 488)
Danh vọng nương nơi cái tôi mà tồn tại. Không có cái tôi, danh vọng không hiện hữu.
(View: 633)
Đã tử lâu lắm rồi, người Phật tử đã nghe nói về thời mạt pháp.
(View: 578)
Gần đây chúng ta thấy xuất hiện trên mạng xã hội nhiều bài viết kêu gọi người Phật tử phải cảnh giác với việc “trộm tăng tướng” hay “tặc trụ”.
(View: 584)
Trong nhiều bài pháp tôi đã viết, thì thường đề cập đến vấn đề làm phước, tích phước, tích đức, hay tu thiện... V
(View: 604)
Bố thícúng dường là một trong những hạnh đầu tiên để làm cho cõi này tốt đẹp hơn, và là những bước đi đầu tiên của Phật tử trên đường giải thoát.
(View: 578)
Thuyết âm mưu không phải là vấn đề mới, nó vốn xảy ra từ xa xưa, bên Đông hay bên Tây đều có cả.
(View: 634)
Sự xuất hiện của hành giả Thích Minh Tuệ đã tạo ra một biến động chưa từng có trong lịch sử Phật Giáo Việt Nam.
(View: 686)
Bệnh đau là chuyện tất yếu của con người. Trừ những người có phước đức về sức khỏe sâu dày, còn lại hầu hết đều trải qua bệnh tật.
(View: 694)
Thời thơ ấu, chúng ta ưa thích đọc truyện Cô Ba Cháo Gà Địa Ngục Du Ký, rồi ưa nghe kể chuyện vong nhập, chuyện trừ tà…
(View: 1600)
Con đi Tu là để cầu giải thoát, hàng ngày con chỉ xin ăn một bữa, con không nhận tiền của ai.
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant