Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Bài Mới Nhất trang Văn Học
Điền Email để nhận bài mới

Hơi Thở Căn Bản

Saturday, August 5, 202319:17(View: 2003)
Hơi Thở Căn Bản
Hơi Thở Căn Bản  

Ajahn Lee Dhammadharo 
Diệu Liên Lý Thu Linh

Chánh Niệm Trong Đời Thường

Khi thân yên, ta có thể hiểu biết về thân. Khi tâm tĩnh lặng, ta có hiểu biết về tâm. Khi hơi thở tĩnh lặng, ta có hiểu biết về hơi thở.

- Thông thường, việc ta thở hàng ngày không có gì đặc biệt ngoại trừ việc nó giữ mạng sống cho ta. Nhưng cách thở với sự tỉnh thức có thể làm phát sinh nhiều điều tốt đẹp.

- Hơi thở bình thườnghơi thở của khổ đau, phiền não. Nói cách khác, khi hơi thở vào đạt đến điểm gây khó chịu, nó phải quay trở ra. Khi thở ra, nó lại trở nên khó chịu, nên nó quay trở vào. Kiểu thở này không được gọi là thiền định. Thở trong thiền địnhhơi thở thu thập tất cả nhận thức vào tâm.

- Trạng thái ở trong hiện tại của thân là hơi thở. Trạng thái ở trong hiện tại của tâm là chánh niệm và tỉnh thức. Vì vậy, hãy mang hiện tại của tâm hòa nhập cùng với hiện tại của thân.

- Hơi thở giống như nước. Chánh niệm giống như xà phòng. Tâm giống như quần áo. Nếu bạn không tiếp tục tẩy rửa tâm, nó sẽ bị bẩn.

- Không nên gây áp lực cho hơi thở, nén ép hoặc giữ chặt nó. Hãy để hơi thở ra vào dễ dàng, thoải mái. Bằng cách này, việc hành thiền của bạn sẽ tiến triển suôn sẻ.

- Nếu tâm chưa tĩnh lặng, chỉ cần quan sát hơi thở vào ra mà không cố gắng để ý xem hơi thởthoải mái hay không. Nếu không, tâm sẽ bắt đầu phóng đi.

- Cho dù hơi thở có điều hòa hay không, bạn phải giữ cho chánh niệm của mình điều hòa.

- Hơi thở giống như sóng. Chánh niệm giống như chiếc thuyền. Tâm giống như người ngồi trên thuyền. Nếu sóng hơi thở không tĩnh lặng, thuyền sẽ bị nghiêng hoặc lật nhào, và người trên thuyền sẽ gặp hiểm nguy. Bạn phải giữ cho tâm tĩnh lặng như một chiếc thuyền đã thả neo. Thuyền sẽ không lật, và người trên thuyền sẽ bình yên, tĩnh lặng. Đây là điểm mà tâm bước vào con đường cao quý: Đó là một tâm tự do dũng mãnh, được giải thoát khỏi sự điều khiển của các chướng ngại.

- Hơi thở trong thân không chỉ giới hạnhơi thở vào ra nơi mũi. Hơi thở trong thân lan tỏa đến từng lỗ chân lông, giống như hơi nước bốc lên từ viên đá lạnh. Nó tinh tế hơn nhiều so với không khí bên ngoài. Khi hơi thở bên trong đi ra lỗ chân lông, nó sẽ được phản xạ trở lại cơ thể. Hơi thở này được gọi là hơi thở hỗ trợ. Nó giúp giữ cho thân và tâm mát mẻ, tĩnh lặng. Vì vậy, khi bạn hít vào, hãy để hơi thở lấp đầy bên trong thân; khi bạn thở ra, hãy để nó tỏa ra mọi hướng.

- Khi hít vào, bạn phải cảm nhận được tác động của hơi thở bên trong ở ba phần của cơ thể: (1) phổi và tim; (2) gan, dạ dày và ruột; (3) lồng xương sườn và cột sống. Nếu hơi thở không có tác dụng trên khắp cơ thể, bạn sẽ không nhận được kết quả đầy đủ của sự tập trung.

- Hơi thở nóng là họa. Nó làm phát sinh đau đớn và làm lão hóa thân. Hơi thở mát mang tính xây dựng. Hơi thở ấm áp giống như một liều thuốc.

- Hơi thở bình thường giống như một thứ gì đó gây cảm giác nôn. Hơi thở tinh tế giống như thuốc chữa. Hơi thở ở giữa hai trạng thái này giống như thực phẩm bổ sung.

- Hơi thở bình thường dài và chậm. Hơi thở tinh tế ngắn và nhẹ. Nó có thể xâm nhập vào mọi mạch máu. Đó là hơi thở có chất lượng thượng đẳng.

- Nếu hơi thở nặng nề, bạn có thể giữ nó trong phạm vi giới hạn. Nếu nó nhẹ nhàng, bạn nên lan tỏa nó ra. Nếu nó rất nhẹ đến mức vi tế, bạn không cần phải thở bằng mũi. Bạn có thể ý thức được hơi thở ra vào qua từng lỗ chân lông trên khắp cơ thể.

- Bất cứ nơi nào trong cơ thể bị đau, hãy tập trung vào việc làm cho hơi thở đi qua nơi đó nếu bạn muốn có kết quả. Giả sử bạn bị đau ở đầu gối: Bạn phải tập trung vào việc đem hơi thở đến tận đầu ngón chân. Nếu bạn bị đau ở vai, hãy tập trung hơi thở đi qua cánh tay của bạn.

- Hơi thở khuất phục cơn đau. Chánh niệm khuất phục những trở ngại.

- Khi ta hành thiền, giống như đang xay thóc. Tâm giống như những hạt thóc. Các chướng ngại giống như vỏ trấu. Chúng ta phải xay bể vỏ trấu, sau đó đánh bóng lớp vỏ cám. Cuối cùng chúng ta sẽ có gạo trắng, thơm ngon. Cách để đánh bóng tâm là sử dụng suy nghĩđánh giá có định hướng. Suy nghĩ có định hướng (tác ý) là khi chúng ta tập trung tâm vào việc nhận thức được hơi thở vào, ra, giống như lấy một nắm thóc và cho vào máy xay. Chúng ta phải đảm bảo rằng máy đang ở trong tình trạng tốt. Nếu như ta chỉ nhận thức được hơi thở vào, rồi bị phân tâm với hơi thở ra, thì giống như máy xay đã bị hỏng. Khi điều này xảy ra, ta phải sửa máy ngay lập tức. Nói cách khác, chúng ta sẽ thiết lập lại chánh niệm trên hơi thở và gạt bỏ tất cả các nhận thức khác.

- Theo dõi hơi thởquan sát, lưu ý cẩn thận hơi thở khi chúng ta hít vào, để xem nó như thế nào, để xem liệu nó có thoải mái, dễ dàng và chảy tự do hay không. Sau đó, chúng ta để cho hơi thở tốt lan tỏa khắp cơ thể để xua đuổi cảm giác thở chướng ngại.

- Các yếu tố của jhāna - tầm, tứ, hỷ, lạc - tất cả đều phải được tập hợp lại trong hơi thở nếu bạn muốn đạt đến nhất tâm.

- Giữ ý thức nơi hơi thở là tầm. Biết đặc điểm của hơi thở là tứ, quán sát. Lan truyền hơi thở để nó thấm vào và lấp đầy toàn bộ cơ thể là hỷ. Cảm giác thanh thảnhạnh phúc trong thân và tâm là lạc. Khi tâm được giải thoát khỏi các chướng ngại để nó là một với hơi thở, đó là sự nhất tâm. Tất cả các yếu tố này của jhāna biến chánh niệm thành một yếu tố cho sự thức tỉnh.

- Lan tỏa hơi thở, để cho tất cả các cảm giác của hơi thở lan truyền khắp tất cả các bộ phận của thân - các mạch máu, gân, v.v... - giống như tạo một hệ thống kết nối các con đường qua vùng hoang dã.

- Nếu chúng ta liên tục điều chỉnhcải thiện hơi thở ở các bộ phận khác nhau của cơ thể, thì giống như cắt bỏ các bộ phận chết của cây để nó có thể bắt đầu phát triển trở lại.

- Có hai cách theo dõi hơi thở khi chúng ta hành thiền về hơi thở. Đầu tiên là theo dõi hơi thở vào, ra. Thứ hai là theo dõi các cảm giác hơi thở nội tại (inner breath sensations) cho đến khi bạn có thể truyền chúng tới tất cả các phần của cơ thể đến mức bạn quên đi mọi phóng tâm. Nếu cả thân và tâm đều (cảm thấy) đầy đủ thì cảm giác tự tại, thoải mái là kết quả của sự suy nghĩđánh giá có định hướng của chúng ta. Đây là hành động đúng trong tâm.

- Một trong những lợi ích khi sử dụng hơi thở là các thành phần của cơ thể trở nên thân thiện và hài hòa với nhau. Hơi thở truyền đi khắp cơ thể, khi nó trở nên yên tĩnh, nó mang lại cho bạn cảm giác tách biệt, riêng tư về thể chất. Đây là một trong những lợi ích về thể chất. Đối với những lợi ích tinh thần, chánh niệm trở nên rộng mở. Khi chánh niệm được mở rộng, nhận thức được mở rộng.

Tâm trở nên chững chạc như một người trưởng thành, không lén lút phóng đi như tâm bình thường. Nếu bạn muốn nó suy nghĩ, nó nghĩ. Nếu bạn muốn nó dừng lại, nó dừng lại. Nếu bạn muốn nó đi, nó sẽ đi. Khi tâm được đào tạo tốt, nó sẽ có kiến thức, giống như người học thức. Khi ta đối thoại với nó, sẽ có sự cảm thông. Tâm chưa được đào tạo, giống như một đứa trẻ. Loại tâm này không hiểu những gì bạn nói và thích phóng đi lang thang, không một lời tạm biệt. Bạn không biết nó mang theo những gì khi nó đi, hoặc những gì nó sẽ mang trở lại.

- Khi hơi thở, chánh niệm và tỉnh giác đều được mở rộng, tất cả đều trở thành vững chãi. Chúng không tranh cãi với nhau: thân không cãi nhau với tâm, chánh niệm không cãi nhau với tâm. Đó là lúc chúng ta có thể cảm thấy thoải mái.

- Bạn lan tỏa hơi thở trong lúc theo dõi nó, chánh niệm chạy khắp cơ thể như một sợi dây điện. Giữ cho thân chánh niệm cũng giống như để dòng điện chạy dọc theo dây. Sự tỉnh giác giống như năng lượng đánh thức cơ thể. Nó đánh thức các thuộc tính của đất, nước, lửa và gió để chúng vận hành. Khi các thuộc tính được cân bằng và đầy đủ, chúng sẽ giúp cơ thể thoải mái. Khi thân được nuôi dưỡng bằng hơi thởchánh niệm như thế này, nó sẽ trở nên vững chãi.

- Khi hơi thở tràn đầy cơ thể, nhận thức trở nên tinh tế hơn. Hơi thở từng nhanh sẽ chậm lại. Nếu nó đã từng mạnh mẽ, sẽ trở nên yếu hơn. Nếu nó từng nặng nề, sẽ trở nên nhẹ nhàng - đến mức bạn không cần phải thở, bởi vì thân tràn đầy hơi thở, không có khoảng trống. Giống như nước chúng ta đổ vào một cái bình cho đến khi đầy. Đó là điểm vừa đủ; bạn không cần phải thêm bất kỳ điều gì nữa. Cảm giác tràn đầy này làm phát sinh sự mát mẻ, rõ ràng.

- Có năm cấp độ thở. Cấp độ đầu tiên là cấp độ thô mộc nhất: hơi thởchúng ta hít vàothở ra ở mũi. Cấp độ thứ hai là hơi thở đi qua phổi và kết nối với các tính chất khác nhau của cơ thể, làm phát sinh cảm giác thoải mái hoặc khó chịu. Cấp độ thứ ba là hơi thở có mặt ở khắp cơ thể. Nó không chảy ở đây hay ở kia. Các cảm giác hơi thở từng chảy lên xuống cơ thể, ngừng chảy. Các cảm giác từng chạy về phía trước hoặc phía sau, ngừng chạy. Mọi thứ dừng lại và giữ yên. Cấp độ thứ tư là hơi thở tạo ra cảm giác mát mẻ và nhẹ nhàng. Cấp độ thứ năm là hơi thở thực sự tinh luyện, nhuần nhuyễn đến mức giống như nguyên tử. Nó có thể thâm nhập vào toàn bộ thế giới. Sức mạnh của nó rất nhanh và mạnh mẽ.

- Khi tâm đạt đến mức độ tinh tế, ý thức về “bản ngã” và “tha nhân” của nó sẽ biến mất không còn dấu vết. Nó buông bỏ những chấp trước của nó về thân và ngã, con ngườichúng sinh.
Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 20)
Trong khi một số vị Pháp sư cố gắng hết sức để quảng bá giáo lý của họ – bằng cách viếng thăm các chùa và tu viện khác nhau
(View: 90)
Từ xưa đến nay, chánh ngữ vẫn là yếu tố cần thiết để khẳng định “tính người” trong mỗi cá nhân,
(View: 111)
Sinh, lão, bệnh và tử: những điều này là bình thường. Sinh là bản chất bình thường của sự vật
(View: 153)
Thay đổi, biến động, dịch chuyển vốn là tính chất thường hằngcủa vạn hữu: có sinh ắt có diệt.
(View: 153)
Trong cuộc sống đời thường, mỗi ngày chúng ta phải quyết định hàng trăm, hàng ngàn lần.
(View: 210)
“Thử tại tâm trung xuất hình ư ngoại” Đó là câu nói của cổ nhân, cũng có thể nói: “ Tâm sanh tướng”.
(View: 211)
Khi đề cập đến những người tu trong Phật Giáo, thì chúng ta thấy có phân ra hai khuynh hướng tu học, một số vị thì nghiêng về pháp học, còn số vị khác lại chuyên về pháp hành.
(View: 246)
Người xuất gia mang trên mình một hoài bão lớn là hướng tâm đến giải thoát tự thân và giúp người khác giải thoát.
(View: 228)
Đức Quán Thế Âm trở nên thân thiết trong đời sống của người dân Việt đến mức trong sâu thẳm trái tim của mỗi người...
(View: 321)
Nghe nói đến người tu, tưởng chừng như người ấy làm cái gì to lớn, đội đá vá trời, dời non, lấp biển;
(View: 324)
Ngũ căn và ngũ lực tiếng Phạn là Pancindriya và Pancabala. Indriya có nghĩa là nguồn gốc, khả năng để tất cả các thiện pháp sinh khởi.
(View: 326)
Nếu người nam hay người nữ nào, hành pháp ác bất thiện, phạm giới; thân thành tựu ác hạnh; khẩu, ý thành tựu ác hạnh;
(View: 355)
Tu theo Giáo môn hoặc Thiền môn, họ tuân theo lời dạy của Phật hoặc Tổ sư, bám chặt vào lời nói của Phật hay Tổ ghi chép
(View: 390)
Ăn chay, không ăn thịt, là một truyền thống cao đẹp hơn ngàn năm nay ở nước ta, phù hợp một cách sâu xa với tinh thần sùng cao của Phật giáo.
(View: 397)
Chuyện người tu hành bị ma quỷ nhiễu hại xưa nay không phải là hiếm. Những bậc Thánh tăng còn bị làm hại huống gì phàm tăng.
(View: 414)
Khi thức dậy, điều gì là điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến?
(View: 429)
Đời sống của con người thọ mạng nhiều lắm chỉ trên dưới trăm năm.
(View: 421)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 427)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 442)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 439)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 443)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 491)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 468)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 441)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 425)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 434)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 584)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 460)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 484)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 449)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 502)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tảtừ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 407)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 414)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 494)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 548)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tạichúng taquyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 470)
Đức Phật xuất hiệnhành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 471)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 483)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 549)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 463)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 502)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 654)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 704)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1491)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 750)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 894)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 567)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 562)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 539)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
Quảng Cáo Bảo Trợ
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM