Subscribe HoaVoUu Youtube
Kính mời Subscribe kênh
YouTube Hoa Vô Ưu
Sitemap Hoavouu.com
Điền Email để nhận bài mới

Bám Chấp

Saturday, August 26, 202316:46(View: 2385)
Bám Chấp

Bám Chấp

Ajahn Lee Dhammadaro
Diệu Liên Lý Thu Linh 

cam tho

 

Phra Ajahn Lee Dhammadharo (1907-1961), là một trong những vị thiền sư theo truyền thống tu khổ hạnh trong rùng.

*** 

9 Tháng Chín, 1957

Bám chấp là nguyên nhân của mọi đau khổ, phiền não.  Đó là những gì làm phát sinh trạng thái hữu và sinh. Điều đó không an toàn chút nào. Bất cứ điều gì có mặt, có sắc pháp chắc chắn sẽ tạo ra đau khổ. Giống như tiền của ta để người khác nhìn thấy: chắc chắn sẽ có những tên trộm muốn ăn cắp nó. Khi có tiền, bạn sợ mọi người trông thấy chúng. Bạn sợ ngay cả khi họ không thấy. Tương tự, khi chúng ta bám chấp vào năm uẩn như tự ngã của mình trên thế gian, ta sẽ khổ. Khi chết đi, tái sinh sang thế giới khác, đau khổ vẫn không dứt.

Sự bám chấp mà chúng ta cảm nhận có ba loại, hoặc ba khung thời gian: quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong mỗi khung thời giannăm uẩn, có nghĩa là mỗi người có 15 uẩn. Và khi chúng ta có quá nhiều uẩn để đeo mang, không có gì lạ khi chúng ta đau khổ. Hướng tới tương lai, chúng ta bắt đầu tự hỏi: "Nếu tôi sống đến 60, 70 hoặc 80, nó sẽ như thế nào? Nếu tôi rơi vào cảnh nghèo đói, tôi sẽ làm gì?" Khi nghĩ như vậy, chúng ta bắt đầu lo lắng bằng mọi cách. Nếu chúng ta nghĩ về những điều tốt đẹp, chúng ta sẽ bị mê hoặc. Nếu nghĩ về những điều xấu, chúng ta sẽ chán nản. Một số người nghĩ về những điều tồi tệ đến nỗi họ thực sự chán nản và trầm cảm. Đó là vì họ bám vào những suy nghĩ và các mối bận tâm này. Điều này được coi như có năm hòn đá nặng đặt trước mặt chúng ta.

Rồi chúng ta quay nhìn lại phía sau và tự hỏi: "Khi chúng ta chết rồi, con cháu ta sẽ ra sao?" Chúng ta có thể nghĩ đến việc cho chúng một phần tài sản của gia đình, để chúng có thể thiết lập cuộc sống. Nhưng rồi ta lo chúng có thể xuẩn ngốc như thế nào. "Nếu chúng lấy tài sản gia đình cho, đi đánh cược tất cả, chúng ta sẽ làm gì?" Với những suy nghĩ như vậy, chỉ làm cho chúng ta nản lòng. Lúc khác, thì ta lại nghĩ về những phẩm chất tốt đẹp của bản thân, của con cái, ngay trong hiện tại, và điều đó làm cho chúng ta hạnh phúc. Đó là năm viên đá nặng khác. Như thế, tổng cộng chúng ta có năm viên đá ở phía trước, năm viên ở  phía sau và năm viên đá trong hiện tại. Tay phải ta bám vào các hiện tượng vật lý, tay trái ta bám vào các hiện tượng tâm linh. Chúng ta bám vào hình tướng, cảm thọ, nhận thức, cấu trúc tư duyý thức, xem chúng là tự ngã của ta. Như thế, chúng ta mang một gánh nặng bên tay phải, một gánh nặng bên tay trái, và nhiều gánh nặng hơn đặt trên một đòn gánh cột trên vai. Nếu ta tiếp tục mang đeo những thứ này mà không bao giờ đặt chúng xuống, ta sẽ không được gì ngoài khổ đau. Rồi ta bám lấy nỗi khổ, để thêm khổ, đến mức khuôn mặt ta trở nên méo mó và vai ta bị trật khớp.

Đây là lý do tại sao Đức Phật với lòng từ bi đối với chúng sanh, đã dạy chúng ta cago patinissago, buông, từ bỏ. Bất cứ ai không đặt gánh nặng trên vai xuống sẽ không bao giờ thoát khổ. Nếu trước tiên, chúng ta có thể buông bỏ những suy nghĩ về quá khứ và tương lai, mọi thứ sẽ nhẹ nhàng hơn một chút. Nếu chỉ mang mọi thứ trên tay, ta còn có chút hy vọng bước tới phía trước.  Nói cách khác, nếu ta không thực hành thiền định, giữ cho tâm trí tĩnh lặng và tránh xa các chướng ngại, là ta vẫn đang mang đòn gánh trên vai với các gánh nặng ở phía trước và phía sau ta, tất cả chỉ vì chúng ta không thể buông bỏ những suy nghĩ về quá khứ và tương lai. Nghĩ tưởng về quá khứ và tương lai là những thứ ta không nên nghĩ đến. Cho dù đó là chuyện riêng của bản thân, chuyện của con cháu, hay công việc kinh doanh, tài chính của mình: khi hành thiền như thế này thì không cần phải suy nghĩ về bất cứ điều gì cả. Hãy có quyết tâm ngồi yên. Giữ thân thẳng, tập trung vào việc chỉ quan sát hiện tại - hơi thở - và ánh sáng sẽ xuất hiện. Dù tay phải, tay trái của bạn vẫn còn nắm giữ các vấn đề vật chấttâm linh, ít nhất bạn cũng đã đặt gánh nặng trên vai xuống.

Nếu các sắc pháp vẫn còn nặng nề, đó là vì Tử thần liên tục rắc chất độc lên chúng. Thí dụ, đôi mắt của chúng ta: Lúc đầu chúng sáng rõ. Mọi thứ ta nhìn đều sắc nét, sáng tươi. Nhưng sau đó Tử thần rắc chất độc lên chúng, làm cho chúng mù mờ, tối tăm, hoặc làm đục thủy tinh thể của mắt.  Vì vậy, ta phải đi kiểm tra mắt, mua kính cho mắt, nhỏ thuốc vào mắt, hoặc phẫu thuật mắt. Chúng khiến ta đau khổ bằng mọi cách, để đôi mắt nhỏ bé của chúng ta bắt đầu nặng như một nắm tay nằm trên mặt.

Đối với đôi tai của chúng ta, lúc đầu chúng có thể nghe đủ loại âm thanh. Sau đó, Tử thần đến và rắc chất độc lên chúng, để chúng bắt đầu ù cạc hoặc điếc. Chúng ta khó có thể nghe người khác nói, chúng ta không thể hiểu họ đang nói gì, và điều này khiến ta bực bội. Họ nói điều xấu, ta nghe ra tốt. Hoặc họ nói điều tốt, ta nghe ra xấu. Chúng ta nghe, hiểu mọi thứ lệch lạc, đưa đến những cãi vã và bất đồng.

Với mũi của ta cũng thếLúc đầu, nó hoàn hảo.  Nhưng rồi Tử thần rắc chất độc lên đó, để các khối u nẩy sinh và phát triển. Chúng ta phải đi tìm thuốc hít thở, hoặc để các bác sĩ chích điện chữa trị.  Mũi bắt đầu có mùi hôi và làm biến dạng khuôn mặt của ta.

Đối với lưỡi, thân và tâm, chúng chồng chất nỗi đau lên ta cũng giống như thế.  Đây là lý do tại sao chúng ta được dạy, rupam aniccam: tất cả các pháp đều vô thường, luôn biến chuyển.  Nếu chấp vào chúng, ta sẽ khổ.  Da thịt của ta sẽ trở nên nhão, nhăn nheo.  Lưng của ta sẽ còng, và khi chúng ta càng già đi như thế, đó là gánh nặng cho tâm trí ta, gánh nặng cho tâm trí con cháu chúng ta. Ngoài ra, đó cũng sẽ là một gánh nặng về tài chính khi ta cần phải chi tiêu để chăm sóc bản thân.

Bất cứ ai bám víu vào những thứ không ổn định, coi đó là bản ngã thì sẽ đi vào con đường không ổn định. Phần đông bám víu vào thân và những thứ vật chất khác như là tự ngã.  Đôi khi chúng ta bám víu vào các danh pháp - cảm giác, nhận thức, tưởng và ý thức - như là tự ngã.   Điều này được coi như là mang đồ trên cả hai tay. Tuy nhiên, nó vẫn tốt hơngánh vác trên vai, vì với gánh nặng trên tay, ta vẫn có thể ngồi hoặc nằm. Nhưng nếu gánh nặng ở trên vai, ta không thể ngồi mà phải tiếp tục đứng.

lý do này, chúng ta cần rèn luyện tâm trở nên bình an và tĩnh lặng - nói cách khác, để phát triển thiền định.   Khi tâm bình yên, tĩnh lặng, trí tuệ sẽ phát sinh. Khi có trí tuệ, chúng ta sẽ hiểu về sự hiện hữu của mình: Khi mới được sinh ra, chúng ta không mang theo một mảnh vải hay bất cứ thứ gì. Đã đến như thế nào, chúng ta sẽ ra đi theo cách ấy. Chúng ta sẽ không thể mang theo thứ gì, ngoài thiện và ác.  Chúng sẽ đưa ta tái sinh đến nơi tốt hay xấu, hay đến Niết bàn.

Những ai có thể thiền định theo cách này sẽ trở nên nhẹ nhàng, không có gánh nặng, vì họ có thể buông bỏ những gì họ đang mang trên tay. Bằng cách đó, họ sẽ được hạnh phúc, vì họ đã nhận được ba viên ngọc để tô điểm cho mình. Khi đến bờ bên kia, họ sẽ có thể bán chúng với giá tốt. Miễn là họ ở lại đấy, họ sẽ có y phục tốt đẹp để mặc. Bất cứ ai có trí thông minh để thực hành buông bỏ theo cách này, sẽ nhận được tài sảngiá trị ở khắp mọi nơi - như vàng: Bất kể bạn đến quốc gia nào, vàng cũng được công nhận là có giá trị. Nó không giống như tiền giấy, chỉ được công nhận ở đất nước của bạn.

lý do này, khi ta có thể rèn luyện tâm để buông bỏ - để nó được giải phóng khỏi việc bám víu vào tương lai, quá khứhiện tại – thì giống như ta đã nhận được cả một thỏi vàng nguyên chất. Chúng ta sẽ luôn hạnh phúc. Nhưng nếu chúng ta quá dại khờ, lo nắm giữ mọi thứ như của riêng mình, ta sẽ khiến tâm cháy bỏng, không biết đến bất kỳ sự bình an nào.

Đây là lý do tại sao Đức Phật đã cảnh báo chúng ta: Bất cứ ai bám víu vào các sắc pháp hay danh pháp, hay các danh hiệu và tưởng, sẽ phải đeo mang gánh nặng đến nỗi họ không thể cất bước. Cuối cùng, họ sẽ phải chết, mắc kẹt nơi thế gian, giống như con khỉ đánh cắp dưa từ cánh đồng của cặp vợ chồng già và cuối cùng bị vướng trong cái bẫy hắc ín và chết ngay tại chỗ. (…)

Bất cứ sự bám víu nào cũng là một gánh nặng. Chừng nào còn hiện hữu, chúng ta còn khó tìm được chân thiện mỹ đích thực. Khi chết, chúng ta có những gánh nặng làm vướng chân.  Đây là lý do tại sao Đức Phật dạy chúng ta buông bỏ. Không bám víu vào những suy nghĩ về quá khứ, tương lai hay hiện tại. Làm cho tâm giống như nước trên lá sen, không thể thấm vào. Khiến nó đạt đến một phẩm chất không chết, không tái sinh trở lại trong thế giới này hay bất kỳ đâu.  Giải thoát khỏi khổ đau, phiền não, tâm đạt đến sự tự tại cao nhất, tuyệt vời nhất.

Vì vậy, tất cả chúng ta nên cố gắng hết sức để làm nhẹ bớt gánh nặng của mình.

Diệu Liên Lý Thu Linh

(Lược dịch từ CLINGING, sách Starting Out Small: A Collection of Talks for Beginning Meditators - Bắt đầu Từ Những Vụn Vặt: Sưu tập các bài Pháp dành cho thiền sinh mới-  của Ngài Ajaan Lee Dhammadharo)

Send comment
Off
Telex
VNI
Your Name
Your email address
(View: 30)
Khi chúng ta thức dậy vào buổi sáng và nghe radio hoặc đọc báo, chúng ta phải đối mặt với những tin buồn: bạo lực, tội ác, chiến tranh và thiên tai.
(View: 45)
Một trong những đặc điểm của đời sống xuất gia là du hành. Không thường ở một nơi cố định, Tỳ-kheo có thể tùy duyên vân du giáo hóa.
(View: 76)
Trong kinh Duy Thức thuộc tạng kinh phát triển, để chỉ cho sự huân tập thành khối nghiệp lực (A Lại Da Thức và Mạt Na Thức,) được xem là
(View: 116)
Sinh già bệnh chết là bản chất của đời sống con người. Ai cũng phải trải qua tiến trình này vì có sinh ắt có diệt. Có điều việc này đến với mỗi người nhanh chậm khác nhau.
(View: 125)
Những lời chỉ dạy của đức Phật có khả năng chuyển hóa nỗi khổ niềm đau, thành an vui hạnh phúc ngay tại đây và bây giờ bằng sự tin sâu nhân quả
(View: 188)
Có người ở chùa mấy mươi năm mà không ý thức được mình đang ở đoạn đường nào trên con đường mà mình đang đi.
(View: 184)
Quán Thế Âm Bồ Tát có rất nhiều nhân duyên với chúng sanh trong cõi Ta Bà này.
(View: 166)
Có lẽ ai cũng cảm nhận được rằng, cuộc sống này hiếm khi yên bình mà luôn đầy ắp những biến động. Với nghịch cảnh
(View: 176)
Pháp thoại dưới đây Đức Phật dùng hình ảnh gương Pháp (Pháp kính) để khi soi vào vị đệ tử Phật biết chỗ thọ sinh.
(View: 173)
Thói thường, đa số chúng ta những khi sung sướng, cuộc đời đang may mắn thành công, chỉ biết hưởng thụ lợi lộc, chìm đắm trong hoan lạc của ái dục.
(View: 348)
Bài này sẽ viết về một chủ đề: cách tu nào đơn giản nhất cho những người có tâm hồn rất mực đơn sơ.
(View: 218)
Người học Phật rất quen thuộc với ảnh dụ qua sông rồi thì bỏ ngay chiếc bè.
(View: 238)
Triết học Phật giáo luôn chứa đựng những khái niệm sâu sắc và khó hiểu, nhưng cũng mang lại những giá trị tri thức
(View: 231)
Kinh Tứ Niệm Xứ dạy hành giả thiết lập Chánh Niệm trên bốn lãnh vực Thân, Thọ, Tâm, Pháp gọi tắt là Niệm Thân, Niệm Thọ, Niệm Tâm, Niệm Pháp.
(View: 258)
Các vị thánh trong Phật giáo thường được mô tả là từ bi như mẹ hiền, với sự kiên nhẫn vô tận của một người mẹ
(View: 228)
Thu thúc lục căn là làm chủ sáu giác quan khi tiếp xúc với sáu đối tượng trần cảnh.
(View: 253)
Bốn câu thi kệ này được trích trong bài « Kinh Hạnh Phúc » mà đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã nói cách đây đã hơn hai ngàn năm trăm năm,
(View: 314)
Đức Phật đến với cuộc đời không gì khác ngoài chỉ bày cho con người một nếp sống hạnh phúc an lạc.
(View: 432)
Chúng ta ở đây; chúng ta tồn tại và chúng ta có quyền hiện hữu. Ngay cả những sinh vật không có tri giác như hoa cũng có quyền tồn tại.
(View: 325)
Đức Phật xuất hiện và hành đạo nơi xứ Ấn cách nay hơn 26 thế kỷ với hiện thân con người, bậc Giác ngộ trong thế gian.
(View: 324)
Phá kiến là một thuật ngữ trong Phật giáo dùng để chỉ cho việc có quan điểm, giải thích, hướng dẫn sai lạc ý nghĩa chân chính của Phật pháp.
(View: 353)
“Dòng sông ơi! Vẫn thơ mộng như ngày xưa! Tình người ơi! Vẫn đẹp cho đến bao giờ…?”
(View: 407)
Nói sơ tâm, là nói về tâm của người mới học, tâm đơn sơ, tâm như hài nhi trẻ nhỏ, tâm rất mực hồn nhiên, chưa có chút gì là chữ nghĩa dày đặc, không chút gì là kiến thức uyên bác.
(View: 330)
Cái đẹp luôn là đề tài thơ mộng cho con người ta bay bổng, mộng mơ và tương tư không dứt, nó là một phần ý vị của cuộc sống.
(View: 388)
Người tu học Phật đều biết rằng, Bát Chánh đạolà nền tảng quan trọng của toàn bộ giáo pháp Thế Tôn.
(View: 466)
Chúng ta không thể nào trường sanh bất tử, trẻ đẹp, và mạnh khỏe mãi mãi được trên đời.
(View: 579)
Tu hành là gì? Có phải nhất định cần thoát ly cuộc sống, chạy vào trong chùa niệm kinh lạy Phật...
(View: 1262)
Chánh kiến là thấy biết đúng sự thật. Thấy biết về thiện và bất thiện, căn bản của thiện và bất thiện;
(View: 504)
Để đoạn tận tất cả tà kiến thì phải trau dồi chánh kiến. Chánh kiến ở đây là cái gì?
(View: 695)
Thế gian không có cái gì khổ cả, khổ chỉ là những ảo giác của con người.
(View: 437)
Đúng thế, đời là vô thường, huyễn mộng ai ai cũng biết. Nhưng chúng ta không thể nào ngồi im mà thụ động tại chỗ.
(View: 424)
Đức Phật đã dạy các nhà sư nên đi lang thang thế nào? Các bản tiếng Anh thường dùng chữ “wander” để nói về hành vi lang thang.
(View: 440)
Phàm có sinh thì có tử, đó là lẽ thường trong cuộc đời. Vạn sự vạn vật đều vận hành theo quy luật sinh ra, tồn tại, thay đổi, hoại diệt (gọi là sinh, trụ, dị, diệt)
(View: 452)
Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch.
(View: 449)
Cứ mỗi độ Vu Lan lại về với chúng ta, chính lúc đó là mùa Báo Hiếu, không biết bao nhiêu người con, từ khắp bốn phương nhớ tưởng đến công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ…!
(View: 457)
Thỉnh thoảng chúng ta nghe rằng bạn này tu theo Thiền Chỉ, và rồi nghe rằng bạn kia tu theo Thiền Quán.
(View: 464)
Bài pháp thoại này được nói tại một ngày tu Chánh niệmTu viện Tisarana, vào tháng Ba năm 2008.
(View: 459)
Bài viết này được chuyển thể từ một bài báo xuất bản đầu tiên trên Tina Lear's Medium.
(View: 452)
Hình như bất cứ lãnh vực nào, bước vào chuyên sâu, đều luôn có những chướng ngại, hoặc chướng duyên;nhất là hành giả trên con đường tâm linh giải thoát.
(View: 447)
Về câu hỏi, thế nào là thời mạt Pháp? Tôi được nghe câu trả lời của Đức Đạt Lai Lạt Ma trong buổi nói chuyện tại chùa Viên Giác
(View: 453)
Phàm phu thì sống trong thức phân biệt, nên thấy có sanh tử và không ra khỏi. Trái lại, bậc thánh thì sống trong trí và do đó thoát khỏi sanh tử:
(View: 494)
Phàm là người xuất gia ở chốn Tòng Lâm, tự viện, phải sống đời phạm hạnh, nghiêm trì giới luật đã thọ, giữ gìn oai nghi tế hạnhtrang nghiêm tự thân, kính trên nhường dưới, từ ái với mọi người.
(View: 486)
Bất cứ trong một tổ chức nào, từ chính trị đến xã hội, từ Tôn giáo đến đoàn thể…đều cần có một lý thuyết nền tảng vững chắc để làm cơ sở triển khai mọi sinh hoạt.
(View: 651)
Mỗi ngày trong cơ thể ta đều có những tế bào cũ chết đi và những tế bào mới sinh ra nhưng có bao giờ chúng làm đám tang hay tổ chức sinh nhật cho chúng đâu
(View: 532)
Chúng ta thường nghe nói rằng Thiền Tổ Sư là dạy pháp vô niệm, vô tâm.
(View: 520)
Như lý tác ý là khởi nghĩ, hướng tâm về mọi sự vật và hiện tượng đúng như lời dạy của Đức Phật.
(View: 514)
Một thời Đức Phật trú tại nước Xá-vệ, ở trong Thắng Lâm, vườn Cấp Cô Độc. Bấy giờ Thế Tônnói với các Tỳ-kheo:
(View: 535)
Thân là thân thể của con người. Niệm là ghi nhận, quan sát. Xứ là lĩnh vực, là đề mục để hành giả quan sát tu tập.
(View: 520)
“Chiếc áo không làm nên nhà sư”, nghĩa bóng của nó như một lời nhắc nhở mọi người, đừng vội đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài.
(View: 548)
Có phải bây giờ đã tới thời mạt pháp? Hay là sắp tới thời mạt pháp?
Quảng Cáo Bảo Trợ
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Get a FREE Online Menu and Front Door: Stand Banner Menu Display for Your Restaurant